Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá về tình hình cân đối ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 2014
lượt xem 5
download
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2014. Đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng về môi trường kinh doanh thông qua chỉ số PCI; PAPI và chính sách phát triển kinh tế xã hội để giải thích nhằm tại sao mức độ tự chủ ngân sách Nghệ An thấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá về tình hình cân đối ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ĐẶNG VĂN QUẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005-2014 Chuyên ngành: Chính sách công LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP.Hồ Chí Minh - Năm 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Đặng Văn Quảng
- -ii- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh. Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hình thành định hướng nghiên cứu, phương pháp và những ý kiến sâu sắc qua từng buổi thảo luận để tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn tiến sỹ Huỳnh Thế Du đã có những đóng góp vô cùng hữu ích vào đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô giảng dạy tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình, miệt mài truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian kể từ khi tôi còn bỡ ngỡ bước chân vào ngôi trường Fulbright cho đến nay. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Đặng Văn Quảng
- -iii- TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong giai đoạn 2005-2014, thu ngân sách tỉnh Nghệ An phụ thuộc phần lớn vào nguồn bổ sung từ ngân sách trung ương với tỷ trọng trung bình 63%. Nguồn thu ngân sách nội địa thấp, thiếu tính ổn định, bền vững. Thu từ bán quyền sử dụng đất còn chiếm tỷ trọng cao. Trong khi đó khai thác tài nguyên với trình độ công nghệ lạc hậu, đóng góp cho ngân sách thấp, gây lãng phí tài nguyên quốc gia. Các khoản thu bền vững như thu thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Chi tiêu ngân sách chưa thực sự hiệu quả. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn với 58% dẫn đến chi đầu tư phát triển tỷ trọng thấp so với các địa phương khác. Mặc dù xác định trọng tâm của tỉnh là phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao tuy nhiên chi tiêu khoa học công nghệ thấp.Thành phần kinh tế nhà nước mặc dù nhận được nhiều sự ưu ái trong đầu tư và phát triển. Tuy nhiên đóng góp vào vào nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với vai trò chủ đạo trong định hướng phát triển. Là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với khu vực miền Tây Nghệ An rộng lớn, với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, việc chi ngân sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội cho khu vực miền Tây làm cho việc tập trung nguồn lực tạo ra các vùng, khu kinh tế trọng điểm để thúc đẩy, phát triển kinh tế chưa thực hiện được. Khả năng cân đối thu, chi ngân sách của tỉnh vì vậy thấp. Trong những năm qua, mặc dù Nghệ An đã có những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên chính sách thu hút đầu tư của tỉnh chưa có hiệu quả. Những rào cản môi trường đầu tư như chi phí không chính thức, khả năng tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý làm cho nhà đầu tư tiếp cận những tỉnh có môi trường kinh doanh tốt hơn. Việc thu hút doanh nghiệp đến đầu tư, những người có kỹ năng đến làm việc và người giàu đến ở còn hạn chế. Khả năng tạo nguồn thu thuế ổn định, bền vững để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ công chưa thực hiện được. Trước những vấn đề đó đặt ra cho chính quyền tỉnh phải tăng tính chủ động trong việc tạo nguồn thu. Mục tiêu trước hết đảm bảo cho chi thường xuyên, kế tiếp là tăng nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Tăng cường thu ngân sách từ các nguồn có tiềm năng và còn dư địa chính sách như thuế thu nhập cá nhân. Trong các khoản thu từ thuế liên quan đến đất
- -iv- và bất động sản như thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ trong hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế hiện nay được tham chiếu và sử dụng khung giá chung của tỉnh. Do đó, tỉnh cần khảo sát và ban hành bảng giá đất của tỉnh saocho phù hợp và sát với giá trị thực của đất. Chính quyền tỉnh cũng cần tập trung cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh hướng tới sự thông thoáng, thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Từng bước minh bạch hóa thông tin, giảm chi phí không chính thức, chi phí thời gian thực hiện các quy định cho các doanh nghiệp.
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................................... iii MỤC LỤC.......................................................................................................................................... v DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 1. Bối cảnh chính sách ................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 5. Nguồn thông tin ......................................................................................................................... 3 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, TÍNH BỀN VỮNG NGÂN SÁCH VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ ........................................................................................ 4 1.1 Về ngân sách nhà nước và phân chia nguồn thu ngân sách nhà nước...................................... 4 1.2 Tính bền vững của ngân sách nhà nước. ................................................................................. 5 1.2.1 Tính bền vững của thu ngân sách. ..................................................................................... 5 1.2.2 Tính bền vững của chi ngân sách. ..................................................................................... 5 1.3 Về chính sách thu hút đầu tư của các địa phương. ................................................................... 6 1.4 Tổng quan về một số nghiên cứu trước về quyết định đầu tư của doanh nghiệp. .................... 7 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU THU, CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005-2014.............................................................................................................. 8
- -vi- 3.1 Giới thiệu tổng quát về tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 8 3.2. Tổng quan về thu chi ngân sách tỉnh Nghệ An ....................................................................... 9 3.2.1 Tổng quan về tình hình cân đối ngân sách giai đoạn 2005 - 2014 .................................... 9 3.2.2 Cơ cấu thu chi Nghệ An so sánh với các tỉnh ................................................................. 10 3.2.3 Chi ngân sách Nghệ An cho các huyện, thành, thị .......................................................... 11 3.3. Đánh giá về tình hình thu ngân sách Nghệ An giai đoạn 2005-2014 .................................... 12 3.3.1 Phân tích tổng thể nguồn thu NSNN trên địa bàn ........................................................... 12 3.3.2 Nguồn thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................ 15 3.4. Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 21 3.4.1 Phân tích tổng thể chi NSNN tỉnh Nghệ An ................................................................... 21 3.4.2 Về chi ngân sách thường xuyên ...................................................................................... 22 3.4.3 Chi đầu tư phát triển ........................................................................................................ 24 CHƯƠNG 4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................................................................................ 26 4.1 Thực trạng và chính sách phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An. ......................................... 26 4.2 Đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh ......................................................................... 31 4.2.1 Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh ................................................................................ 32 4.2.2 Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh .................................................... 33 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................... 36 5.1. Kết luận ................................................................................................................................. 36 5.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 40 PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 43
- -vii- DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt CN : Công nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DV : Dịch vụ FDI : (Foreign direct investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : (Gross domestic product) Tổng sản phẩm quốc nội KT-XH : Kinh tế - xã hội NN : Nông nghiệp NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTƯ : Ngân sách trung ương Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành PAPI chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (Provincial Competitiveness PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index) Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI : and Industry Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân
- -viii- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An ................................................................ 2 Bảng 4.1. Định hướng cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế ................................................................ 26 Bảng 4.2 Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế .................................................................................... 27 Bảng 4.3 Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế............................................................................... 29 Bảng 4.4 Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế ......................................... 29 Bảng 4.5 Cơ cấu số lượng doanh nghiệp theo ngành kinh tế ........................................................... 29 Bảng 4.6 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ............................................................................... 30 Bảng 4.7 Cơ cấu số lượng lao động trong doanh nghiệp theo thành phần kinh tế ........................... 30 Bảng 4.8 Cơ cấu số lượng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế ................................................... 31 Bảng 4.9 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .................................................................................. 32 Bảng 4.10 Điểm các chỉ số thành phần PCI của Nghệ An qua 5 năm 2011- 2015 ......................... 33 Bảng 4.11 Điểm các chỉ số thành phần PAPI của Nghệ An qua 5 năm 2011- 2015 ....................... 33 Bảng 4.12 Xếp hạng các chỉ số thành phần của Nghệ An năm 2015 ............................................... 34
- -ix- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cơ cấu thu chi ngân sách Nghệ An ..................................................................................... 1 Hình 3.1Bản đồ tỉnh Nghệ An............................................................................................................ 8 Hình 3.2 Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn và chi ngân sách ........................................................... 9 Hình 3.3 Tỷ lệ bổ sung từ ngân sách Trung ương với tổng thu NSNN............................................ 10 Hình 3.4 Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa Trung ương và địa phương của các tỉnh tự chủ về ngân sách .................................................................................................................................................. 11 Hình 3.5 Chi ngân sách Nghệ An cho các huyện, thành, thị ............................................................ 12 Hình 3.6 Cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước.............................................................................. 13 Hình 3.7 Nguồn thu nội địa theo sắc thuế ........................................................................................ 15 Hình 3.8 Cơ cấu thu ngân sách nội địa theo sắc thuế....................................................................... 16 Hình 3.9 Thu ngân sách nội địa theo nhóm nguồn thu .................................................................... 17 Hình 3.10 Cơ cấu thu ngân sách nội địa nhóm nguồn thu ............................................................... 17 Hình 3.11 Thu thường xuyên ........................................................................................................... 18 Hình 3.12 Cơ cấu thu thường xuyên ................................................................................................ 18 Hình 3.13 Thu đặc biệt ..................................................................................................................... 19 Hình 3.14 Cơ cấu thu đặc biệt .......................................................................................................... 19 Hình 3.15 Thu phân chia .................................................................................................................. 19 Hình 3.16 Cơ cấu thu phân chia ....................................................................................................... 19 Hình 3.17 Thu ngân sách nội địa theo thành phần kinh tế ............................................................... 20 Hình 3.18 Thu phân chia .................................................................................................................. 21 Hình 3.19 Cơ cấu thu phân chia ....................................................................................................... 21 Hình 3.20 Cơ cấu chi ngân sách địa phương.................................................................................... 22 Hình 3.21 Chi thường xuyên ............................................................................................................ 23 Hình 3.22 Chi đầu tư phát triển........................................................................................................ 24
- -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1. Bối cảnh chính sách Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển, phía tây giáp Lào. Theo Quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 “Xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc; tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; từng bước hiện đại; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân được nâng cao, nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.” Tuy nhiên, qua nửa chặng đường thực hiện quy hoạch, năm 2013, Bộ chính trị làm việc với Nghệ An về 10 năm phát triển (2003-2013) và đã đánh giá Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ bằng 70% của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu còn chậm; chất lượng, hiệu quả còn thấp; một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa có dự án lớn mang tính đột phá. Một số dự án trọng điểm chậm phát huy hiệu quả. Đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, sức cạnh tranh thấp.. Hình 1.1 Cơ cấu thu chi ngân sách Nghệ An Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu UBND tỉnh Nghệ An, Quyết toán NSNN năm 2005-2014
- -2- Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GDP thực tế (tỷ đồng) 17.200 19.941 23.178 30.549 35.118 42.196 56.148 60.107 66.340 73.958 GDP so sánh 2005 (tỷ đồng) 17.200 18.859 20.241 21.695 23.336 25.679 28.817 28.247 29.247 31.322 Tốc độ tăng GDP (%) - 9,64% 7,33% 7,18% 7,56% 10,04% 12,22% 1,98% 3,54% 7,10% Dân số (nghìn người) 2.895 2.900 2.905 2.912 2.919 2.928 2.941 2.958 2.978 3.037 Chỉ số CPI 8,29% 7,48% 8,30% 22,97% 6,88% 9,19% 18,58% 9,21% 6,60% 4,09% CPI so với 2005 100,00 105,74 114,51 140,81 150,49 164,32 194,84 212,79 226,83 236,12 Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2005-2015; Niên giám thống kê Việt Nam 2010-2014. Trong những năm qua, Nghệ An là tỉnh nhận được nhiều ưu đãi trong phát triển kinh tế. Là tỉnh mà nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ gấp đôi thu ngân sách trên địa bàn. Địa phương cũng có các chính sách để thúc đẩy, thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Từ năm 2009 đến nay, hàng năm tỉnh luôn tổ chức Hội thảo gặp mặt nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay tỉnh vẫn chưa thực sự có sự đột phá trong phát triển kinh tế; mức độ thâm hụt ngân sách hàng năm lớn (Trung ương hỗ trợ 63% ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2005-2014). Trước những vấn đề trên, việc nghiên cứu về cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh Nghệ An và tìm ra nguyên nhân khiến khả năng tự cân đối ngân sách của tỉnh Nghệ An thấp là hoạt động cấp thiết. Do đó, đề tài “Đánh giá về tình hình cân đối ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2014” được thực hiện để tìm ra hướng giải quyết cho những vướng mắc trong hoạt động huy động, sử dụng ngân sách và thu hút vốn đầu tư. Từ đó tăng khả năng tự cân đối ngân sách cho Nghệ An trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2014. Đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng về môi trường kinh doanh thông qua chỉ số PCI; PAPI và chính sách phát triển kinh tế xã hội để giải thích nhằm tại sao mức độ tự chủ ngân sách Nghệ An thấp. Trên cơ sở đó để đưa ra các khuyến nghị chính sách. Cụ thể các mục tiêu gồm: (i) Phân tích, đánh giá thực trạng thu, chi ngân sách của tỉnh Nghệ An; (ii) Phân tích, đánh giá chất lượng về môi trường kinh doanh thông qua chỉ số PCI và PAPI; và (iii) Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu thâm hụt ngân sách cho Nghệ An trong thời gian tới.
- -3- 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Cấu trúc thu, chi ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2014 là như thế nào? (ii) Nguyên nhân nào làm khả năng tự cân đối ngân sách của tỉnh Nghệ An thấp? (iii) Nghệ An cần những chính sách nào để nâng cao được khả năng cân đối ngân sách của tỉnh? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ngân sách nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 đến 2014. Ngân sách nhà nước tại các tỉnh có điều kiện tương đồng: Thanh Hóa; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị. 5. Nguồn thông tin Dữ liệu thứ cấp: số liệu được công bố từ Bộ Tài chính; Tổng cục Thống kê, Báo cáo và số liệu từ UBND tỉnh Nghệ An; Sở Tài chính Nghệ An; Cục thuế Nghệ An. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày bao gồm 5 chương. Trong đó, Chương 1 giới thiệu về luận văn. Chương 2 trình bày một số khái niệm, tính bền vững ngân sách và vấn đề thu hút đầu tư. Chương 3 phân tích về tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn và đánh giá tính bền vững. Chương 4 trình bày chính sách phát triển kinh tế xã hội và đánh giá chất lượng về môi trường kinh doanh tỉnh. Chương 5 nêu kết luận và các khuyến nghị chính sách.
- -4- CHƯƠNG 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, TÍNH BỀN VỮNG NGÂN SÁCH VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ Chương này tác giả sẽ trình bày một số khái niệm về ngân sách nhà nước và phân chia nguồn thu ngân sách địa phương; chính sách thu hút đầu tư của địa phương và tổng quan về một số nghiên cứu trước. Tại thời điểm nghiên cứu luận văn, mặc dù đã ban hành Luật ngân sách nhà nước 2015; có hiệu lực từ 01/1/2017. Tuy nhiên, do số liệu nghiên cứu trong bài viết trong giai đoạn 2005-2014. Do đó, một số khái niệm vẫn được trình bày theo Luật ngân sách nhà nước 2012. 1.1 Về ngân sách nhà nước và phân chia nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo điều 1, Luật ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2002: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Ngân sách nhà nước hiện nay bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó việc phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã (Điều 4 Luật NSNN 2002). Về phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP) gồm: nguồn thu NSTƯ hưởng 100%, các nguồn thu NSĐP hưởng 100% và các nguồn thu chia sẻ giữa trung ương và địa phương. Tệ phần trăm phân chia các nguồn thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: được ổn định trong thời gian từ 3 - 5 năm (thời kỳ ổn định ngân sách), được xác điṇh trong năm đầu của thời kì ổn định do Ủy ban Thường vụ Quốc hôị quyết định (Điều 16 Luật NSNN 2002).
- -5- 1.2 Tính bền vững của ngân sách nhà nước. Nghiên cứu của CIEM (2013) nêu định nghĩa bền vững ngân sách: là tình trạng ngân sách luôn có khả năng cung cấp cho Nhà nước những công cụ tài chính khả dụng; trong bất kỳ tình huống nào, thu, chi và nợ NSNN đều được nhà nước kiểm soát một cách chủ động; trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều không đẩy Nhà nước vào tình trạng vỡ nợ, mất ổn định, mất an toàn tài chính. Khi nói đến bền vững NSNN, các chính sách thu, chi tài chính và nợ công sẽ được xem xét chi tiết. Cũng theo nghiên cứu trên cho rằng: khi NSNN đạt tới sự bền vững thì các chính sách thu, chi tiến triển ổn định, an toàn, vững mạnh, không chứa đựng những nguy cơ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng, không dẫn đến đổ vỡ hoặc khủng hoảng ngân sách. Tính bền vững ngân sách được đánh giá dựa trên các yếu tố như khả năng thanh toán; tính thanh khoản; tính dễ bị tổn thương; bảo đảm tăng trưởng bền vững; tính ổn định; tính công bằng trong việc sử dụng NSNN. Như vậy, các định nghĩa và nguyên tắc trên cho thấy ngân sách bền vững phải thể hiện trên cả hai mặt bền vững thu ngân sách và bền vững chi ngân sách: 1.2.1 Tính bền vững của thu ngân sách. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, nguồn thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế bền vững thể hiện trong việc không có nguồn thu có tính tạm thời, bất thường như khai thác tài nguyên không tái sinh; đất đai, viện trợ. Theo Rosengard và nhóm tác giả (2006) khi xem xét cơ cấu nguồn thu đã phân chia: Các khoản thu phân chia là các khoản được phân chia giữa chia giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là khoản thu bền vững. Các khoản thu thường xuyên cũng là thu bền vững trừ khoản thu thuế trước bạ và thu thuế môn bài. Các khoản thu đặc biệt như thu từ bán tài sản nhà nước (Tài nguyên); bán quyền sử dụng đất; xổ số kiến thiết thì không bền vững. 1.2.2 Tính bền vững của chi ngân sách.
- -6- Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động chi ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, công trình do địa phương quản lý mà không có khả năng thu hồi vốn. Hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Như vậy, chi NSNN trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế. Chi ngân sách địa phương địa phương hiện nay với hai nhiệm vụ chính là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Các nghiên cứu cho rằng: Chi tiêu ngân sách hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế. Từ đó, tạo nguồn thu tiềm năng trong tương lai. Mặt khác, chi ngân sách phải có sự cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chính quyền địa phương nếu sử dụng quá nhiều nguồn lực cho chi thường xuyên sẽ khó thực hiện những dự án lớn giúp cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng. (Brodjonegoro, 2006). Ngoài ra, tốc độ tăng chi ngân sách không được vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế bền vững (Rosengard và đtg, 2006) 1.3 Về chính sách thu hút đầu tư của các địa phương. Paul Perterson (1981) cho rằng: các địa phương chỉ mong các doanh nghiệp đến đầu tư, những người có kỹ năng đến làm việc và người giàu đến ở. Nếu có những điều này thì kinh tế địa phương sẽ phát triển, thu được thuế cho các dịch vụ công. Nếu doanh nghiệp ăn nên làm ra thì họ có khả năng đóng thuế nhiều hơn, môi trường kinh doanh và dịch vụ công tốt sẽ tiếp tục thu hút được ba đối tượng nêu trên. Như vậy bằng việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo ra nguồn thu tốt trong tương lai và với chính sách chi tiêu hiệu quả tạo ra vòng xoáy trôn ốc tích cực, làm cho nên kinh tế của địa phương đó phát triển. Đối với những địa phương khả năng tự cân đối ngân sách thấp thì việc gia tăng nguồn thu và chính sách chi tiêu hiệu quả sẽ từng bước tạo cân đối ngân sách tại địa phương, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách trung ương. Để phục vụ cho việc đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân
- -7- doanh. Từ năm 2005, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Hoa Kỳ US-Aid xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI với 10 chỉ số thành phần (Xem phụ lục 2). Ngoài ra, để đánh giá về chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính công cấp tỉnh. Hiện có chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) với 6 chỉ số thành phần (Xem phụ lục 2). Giúp các tỉnh nhận thức được đánh giá của người dân về hoạt động của bộ máy và có những biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công. Đây có thể xem là điều kiện cần để các địa phương xem xét, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó thu hút doanh nghiệp đầu tư. 1.4 Tổng quan về một số nghiên cứu trước về quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Cung và nhóm tác giả (2004) giải thích tại sao các tỉnh phía bắc không tăng trưởng nhanh hơn cho rằng sự khác biệt là do đất đai. Các tỉnh phía Bắc có xu hướng hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, khiến giá đất ở đó cao hơn hẳn một số các tỉnh khác ở phía Nam. Khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản như đất đai có ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu McKinsey & Company (2008) cho rằng: Đối với các doanh nghiệp, quan tâm chính của họ là lợi nhuận cuối cùng chứ không phải chi phí cao hay thấp. Nếu mức lợi nhuận vẫn tốt thì họ tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh thay vì chuyển địa điểm đi nơi khác. Đồng quan điểm này, (Economist 2013a) cho rằng: Sưu cao thuế nặng đã không làm các doanh nghiệp và người lao động nản lòng vì họ có được các dịch vụ công, môi trường kinh doanh, môi trường sống tốt. Tóm tắt chương 2: Chương 2 đã trình bày một số khái niệm về ngân sách nhà nước và phân chia nguồn thu ngân sách địa phương; cơ sở về tính bền vững của ngân sách nhà nước; chính sách thu hút đầu tư của địa phương. Đồng thời cũng nêu lên việc đánh giá tính bền của nguồn thu ngân sách theo sắc thuế hiện hành bằng việc phân chia nhóm nguồn thu để đánh giá tính bền vững của các khoản thu. Đánh giá chi ngân sách bền vững dựa trên cân đối ngân sách thu chi của địa phương và việc thực hiện các khoản chi trong phát triển kinh tế của địa phương.
- -8- CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU THU, CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005-2014 Tại chương này, tác giả giới thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An và phân tích cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2014 nhằm làm rõ về tình hình cân đối ngân sách trên địa bàn. 3.1 Giới thiệu tổng quát về tỉnh Nghệ An Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 300 km ở phía Bắc, thành phố Đà Nẵng 470 km. Có hệ thống đường bộ Bắc Nam và Đông Tây chạy qua, đường tàu hỏa xuyên Việt, sân bay và có cảng biển Cửa Lò. Hình 3.1Bản đồ tỉnh Nghệ An Nguồn: Nhà xuất bản Bản đồ (2013)
- -9- Là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, khu vực miền núi rộng lớn và địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên khó khăn, có xuất phát điểm kinh tế thấp. Vị trí địa lý của Nghệ An chưa phát huy lợi thế kinh tế, với khoảng cách 300-500 km so với vùng kinh tế trung tâm là Hà Nội ở phía Bắc và Đà Nẵng ở phía Nam là quá xa, chi phí vận tải lớn, thời gian đi lại quá dài để thiết lập sự phân công chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp. 3.2. Tổng quan về thu chi ngân sách tỉnh Nghệ An 3.2.1 Tổng quan về tình hình cân đối ngân sách giai đoạn 2005 - 2014 Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014, mặc dù tốc độ tăng nguồn thu ngân sách địa bàn giai đoạn tăng cao, trung bình là 10% năm. Tuy nhiên nguồn thu này tốc độ tăng không ổn định và có xu hướng ngày càng giảm. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn cũng chỉ đáp ứng được 37% tổng chi ngân sách địa phương. Hàng năm, ngân sách trung ương phải đổ về gần 63%. Hình 3.2 Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn và chi ngân sách Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu UBND tỉnh Nghệ An, Quyết toán NSNN năm 2005-2014
- -10- Nhìn vào đồ thị tương quan giữa thu ngân sách và chi ngân sách ta cũng thấy, có sự gia tăng giữa thu ngân sách và chi ngân sách. Thu ngân sách tỉnh càng lớn thì chi ngân sách càng lớn. Đặc biệt từ năm 2010 thì nguồn ngân sách trung ương bổ sung cho tỉnh càng lớn. Với việc bổ sung từ ngân sách trung ương nhiều như vậy, mặc dù được giao quyền thực hiện chi tiêu ngân sách nhưng lệ thuộc vào ngân sách quốc gia. Tính ổn định của nguồn bổ sung này thấp trong bối cảnh trong cả nước có rất nhiều tỉnh thâm hụt đều thâm hụt ngân sách như Nghệ An. Việc huy động nguồn lực cho hoạt động kinh tế xã hội vì thế gặp khó khăn, việc lập và triển khai kế hoạch hàng năm khó thực hiện do chậm trễ. 3.2.2 Cơ cấu thu chi Nghệ An so sánh với các tỉnh Khi so sánh với các tỉnh hiện tại trong khu vực Miền Trung trong giai đoạn 2009-2013, tỷ lệ bổ sung ngân sách từ Trung ương các tỉnh: Hà Tĩnh 61%; Thanh Hóa: 64%; Quảng Bình: 60%. Tỉnh Quảng Trị tỷ lệ bổ sung từ ngân sách Trung ương là 47%. Nguyên nhân do các năm 2009 và 2010 bổ sung ngân sách thấp chỉ chiếm 28%. Tuy nhiên từ giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ bổ sung đều với tỷ trọng 60%. Như vậy, có sự tương đồng giữa Nghệ An với các tỉnh trong khu vực về tỉ lệ bổ sung ngân sách hàng năm. Như vậy, việc phụ thuộc ngân sách Trung ương có thể một phần nguyên nhân khách quan do khu vực địa lý. Hình 3.3 Tỷ lệ bổ sung từ ngân sách Trung ương với tổng thu NSNN Đơn vị tính: % Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Bộ tài chính, Quyết toán NSNN năm 2009-2013
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 57 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn