Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Giá trị sử dụng nước tưới và chính sách giá thủy lợi ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này ước tính giá trị của việc sử dụng nước tưới, so sánh với mức thu và cách thức thu thủy lợi phí để làm rõ nguyên nhân thất bại của chính sách thủy lợi phí. Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách giá thủy lợi ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Giá trị sử dụng nước tưới và chính sách giá thủy lợi ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HÀ DIỆU LINH GIÁ TRI ̣SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI VÀ CHÍ NH SÁCH GIÁ THỦY LỢI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- HÀ DIỆU LINH GIÁ TRI ̣SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI VÀ CHÍ NH SÁCH GIÁ THỦY LỢI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VIỆT PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn này do tôi thực hiê ̣n. Những trích dẫn và số liê ̣u sử du ̣ng trong luâ ̣n văn dựa trên các thông tin đáng tin câ ̣y đươ ̣c công bố trong và ngoài nước. Nô ̣i dung chiń h của luâ ̣n văn đươ ̣c rút ra từ quá triǹ h nghiên cứu với đô ̣ chính xác cao nhấ t trong pha ̣m vi hiể u biế t của tôi. Luâ ̣n văn này không nhấ t thiế t phản ánh quan điể m của trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh hay Chương triǹ h giảng da ̣y kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả Hà Diêụ Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Chương triǹ h Giảng da ̣y kinh tế Fulbright, các thầ y cô và anh chi,̣ ba ̣n bè lớp MPP8 đã đồ ng hành cùng tôi trong những tháng ngày ho ̣c tâ ̣p đáng nhớ. Bằ ng tiǹ h cảm trân tro ̣ng nhấ t, tôi xin cảm ơn thầ y Lê Viê ̣t Phú - người đã hướng dẫn, chỉ da ̣y cho tôi không chỉ kiế n thức ho ̣c thuâ ̣t mà còn nhiề u kinh nghiê ̣m thực tiễn về chiń h sách môi trường. Cảm ơn thầ y đã dành thời gian quý giá, tâ ̣n tình dẫn dắ t hỗ trơ ̣ tôi thực hiê ̣n luâ ̣n văn này. Những đóng góp của thầ y có ý nghiã quan tro ̣ng đố i với luâ ̣n văn và công viê ̣c nghiên cứu của tôi. Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn chú Chu Thái Hoành đã có những nhâ ̣n xét và bổ sung thông tin giúp tôi thực hiê ̣n luâ ̣n văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn thầ y Trầ n Xuân Duy đã cung cấ p số liê ̣u bản đồ và dành thời gian hỗ trơ ̣ tôi thực hiê ̣n các phân tić h liên quan đế n GIS ứng du ̣ng. Tôi xin cảm ơn anh Lê Tro ̣ng Hải (IPSARD) và chi Hoa ̣ ̀ ng Lưu Thu Thủy (IG, VAST), anh Nghiêm Đồ ng (Công ty Thủy lơ ̣i Sông Đáy) đã hỗ trơ ̣ thông tin, dữ liê ̣u để tôi thực hiê ̣n luâ ̣n văn này. Xin cảm ơn những anh chi ̣ở ISPONRE, ba ̣n bè ở FETP đã đồ ng hành cùng tôi, giúp đỡ tôi trong quá triǹ h thực hiê ̣n luâ ̣n văn. Cuố i cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia điǹ h, bố me ̣ tôi với tiǹ h cảm sâu sắ c nhấ t. Tác giả Hà Diêụ Linh
- iii TÓM TẮT Trong bố i cảnh khan hiế m nước, nước tưới sử dụng trong sản xuất nông nghiệp cầ n được định giá và chi trả hợp lý để khuyế n khích hành vi tiế t kiê ̣m, phân bổ nguồn nước tố i ưu, và đảm bảo sự bền vững của hoạt động cung cấp dịch vụ thủy lơ ̣i. Từ năm 1984, Viê ̣t Nam đã có chiń h sách thủy lơ ̣i phi,́ tuy nhiên chính sách này không thành công trong công tác hành thu. Đến năm 2009, Chiń h phủ miễn thủy lơ ̣i phí đối với nông hộ sản xuất, dẫn đến việc người dân trồ ng loại cây thâm du ̣ng nước, đặc biệt là cây lúa. Hê ̣ quả là nhu cầ u nước tưới tăng, ngân sách thêm áp lực đầ u tư cho hệ thống thủy lơ ̣i trong khi chi phí vận hành thiếu thốn. Những thấ t ba ̣i trên được nhận định là do chính sách thủy lơ ̣i phí thiế u đánh giá hợp lý về giá tri ̣sử du ̣ng (GTSD) nước tưới. Nghiên cứu này tiń h toán GTSD của nước tưới nhằ m làm rõ nguyên nhân thấ t ba ̣i của chiń h sách thủy lơ ̣i phí cũ, từ đó đưa ra khuyến nghị đối với chiń h sách giá thủy lơ ̣i đang được xây dựng ở Việt Nam. Bằng cách tiế p câ ̣n hàm sản xuất, mô hình Ricardian và đinh ̣ giá thu ̣ hưởng, tác giả ước lươ ̣ng GTSD của nước tưới thông qua giá tri sa ̣ ̉ n lươ ̣ng là [505; 1325] nghìn VNĐ/ha; thông qua giá tri ̣ lơ ̣i nhuâ ̣n là [263; 922] nghiǹ VNĐ/ha. Kế t quả ước tiń h GTSD nước tưới từ chênh lê ̣ch giá đấ t đươc̣ tưới và không tưới là [13,925; 38,248] nghìn VNĐ/ha tuy nhiên ít tiń h tin câ ̣y do thị trường đất nông nghiệp phức tạp, thông tin thiếu minh bạch có thể dẫn tới ước lươ ̣ng thiên lê ̣ch. Kế t quả tiń h toán GTSD nước tưới cho thấ y chính sách thủy lơ ̣i phí cũ không thành công do mức thu 1,830 - 4,527 nghiǹ đồ ng/ha/năm, cao hơn khoảng 4 lầ n so với GTSD nước tưới. Viê ̣c sử dụng nước tưới từ hệ thống thủy lợi cho cây hàng năm không đem la ̣i giá tri gia ̣ ́ tăng đáng kể để nông dân chi trả tiề n nước. Tài chính thủy lơ ̣i là thiế u bề n vững, khi mà GTSD nước tưới chỉ bù đắ p được khoảng 19% - 22% chi phí thủy lơ ̣i cầ n thiế t. Kế t quả nghiên cứu cũng cho thấ y GTSD của nước tưới có mức dao động lớn giữa các nông hộ, dẫn đến quy đinh ̣ mô ̣t mức giá nước tưới cố đinh ̣ khó lòng đa ̣t đươ ̣c sự đồ ng thuâ ̣n của nông dân. Từ kế t quả phân tích GTSD nước tưới và bấ t câ ̣p của chính sách thủy lơ ̣i phí như trên, tác giả đưa ra 3 hàm ý chính sách giá thủy lơ ̣i đang xây dựng ở Viê ̣t Nam. Thứ nhấ t, Chính phủ nên thu đầ y đủ GTSD nước tưới đố i với cây hàng năm, không hỗ trơ ̣ chi phí tưới cho cây trồ ng thâm du ̣ng nước và có GTSD của nước tưới thấ p. Thứ hai, chính sách giá thủy lơ ̣i không nên quy định một mức giá nước tưới cố định mà nên được thiết kế dựa trên hơ ̣p đồ ng
- iv giao lươ ̣ng nước cố đinh ̣ cho mỗi hê ̣ thố ng thủy nông. Nông dân trong cùng một hê ̣ thố ng tự thỏa thuâ ̣n chia sẻ chi phí tưới dựa theo nhu cầu sử dụng. Cơ chế này sẽ ta ̣o ra môi trường để nông dân tự thỏa thuâ ̣n với nhau về chi phí tưới dựa trên lơ ̣i ić h biên và khuyế n khích hành vi tiế t kiê ̣m do bi ̣ ràng buô ̣c về lươ ̣ng nước sử dụng trong cùng một hê ̣ thố ng. Cuối cùng, Chính phủ nên thực hiện đánh giá lựa chọn cây trồng có GTSD nước tưới cao hơn và khuyến khích nông dân chuyển đổi loại cây trồng đối với những vùng trồng cây thâm dụng nước có GTSD nước tưới thấp. Từ khóa: đi ̣nh giá nước tưới, giá tri ̣ kinh tế , giá trị sử dụng nước tưới, chính sách giá thủy lợi
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...........................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................viii 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồ n dữ liệu .................................................................... 5 1.5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………………………6 2.1. Mô ̣t số thuâ ̣t ngữ liên quan ............................................................................................. 6 2.2. Cơ sở lý thuyế t về ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng của nước tưới .......................................... 6 2.2.1. Lý thuyế t đinh ̣ giá nước hiê ̣u quả ............................................................................ 6 2.2.2. Các cách tiế p câ ̣n trong ước tiń h giá tri ̣sử du ̣ng nước tưới ..................................... 8 2.2.3. Mô hiǹ h lý thuyế t ước tính giá tri ̣sử du ̣ng nước tưới ............................................. 9 2.3. Lươ ̣c khảo nghiên cứu về ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng của nước tưới ............................. 13 2.3.1. Lươ ̣c khảo các nghiên cứu quố c tế ........................................................................ 13 2.3.2. Lươ ̣c khảo các nghiên cứu ở Viê ̣t Nam ................................................................. 16 2.4. Thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng tưới trong ngành trồ ng tro ̣t ở Viê ̣t Nam .................................... 18
- vi CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌ NH NGHIÊN CỨU ................................................. 21 3.1. Thiế t kế mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 21 3.2. Mô hiǹ h ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng của nước tưới ........................................................ 22 3.2.1. Mô hiǹ h ước lươ ̣ng và phát biể u giả thuyế t ........................................................... 22 3.2.2. Nguồ n dữ liê ̣u và chiế n lươ ̣c cho ̣n biế n ................................................................. 23 3.2.3. Phương triǹ h hồ i quy ............................................................................................. 25 3.3.Phương pháp ước lươ ̣ng giá trị sử dụng nước tưới ........................................................ 27 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 29 4.1. Đă ̣c điể m mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 29 4.2. Kế t quả ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng nước tưới................................................................ 31 4.2.1. Kế t quả ước lươ ̣ng giá tri ̣sử dung nước tưới từ hàm sản lươ ̣ng............................ 32 4.2.2. Kế t quả ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng nước tưới từ hàm lơ ̣i nhuâ ̣n ............................ 33 4.2.3. Kế t quả ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng nước tưới từ chênh lê ̣ch giá đấ t ...................... 35 4.2.4. Tổ ng hơ ̣p, đố i chiế u kế t quả ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng nước tưới của ba mô hiǹ h ……………. .................................................................................................................... 36 4.3. So sánh kế t quả ước lươ ̣ng giá tri sư ̣ ̉ du ̣ng của nước tưới ............................................ 38 4.3.1. So sánh với kế t quả của các nghiên cứu khác........................................................ 38 4.3.2. So sánh với thủy lơ ̣i phí và chi phí cung ứng tưới ................................................. 39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................. 42 5.1. Kế t luâ ̣n ......................................................................................................................... 42 5.2. Hàm ý chiń h sách giá thủy lơ ̣i ...................................................................................... 43 5.3. Ha ̣n chế và hướng nghiên cứu mở rô ̣ng........................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 46 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 50
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Tiế ng Anh GTSD Giá tri ̣sử du ̣ng Use Value ĐBSH Đồng bằ ng Sông Hồ ng Red River Delta ĐBSCL Đồ ng bằ ng Sông Cửu Long Mekong River Delta O&M Vâ ̣n hành & Bảo trì Operation and Maintain FC Chi phí cố đinh ̣ Fixed costs VC Chi phí biế n đổ i Variable costs
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌ NH VẼ Hiǹ h 1.1. Diê ̣n tić h và nhu cầ u tưới năm 2001, 2010 và dự báo năm 2020……………….. 1 Hiǹ h 2.1: Đinh ̣ giá biên và đinh ̣ giá trung biǹ h……………………………………………..7 Hiǹ h 2.2. Mố i quan hê ̣ giữa nhiê ̣t đô ̣ và năng suấ t cây trồ ng…………………………… 11 Hiǹ h 2.3: Tỷ lê ̣ diê ̣n tić h trồ ng tro ̣t theo loa ̣i cây trồ ng…………………………………… 19 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………… 21 Hình 3.2: Khung logic ước tính GTSD nước tưới bằ ng 03 cách tiế p câ ̣n…………………. 21 Hình 3.3: Các yế u tố ảnh hưởng đế n giá đấ t, sản lươ ̣ng và lơ ̣i nhuâ ̣n trên đấ t……………. 22 Hình 4.1: Đă ̣c điể m phân bố của mẫu nghiên cứu………………………………………… 29 Hiǹ h 4.2: Sơ đồ lich ̣ sử chiń h sách thủy lơ ̣i phí từ năm 1962 – 2012…………………….. 40 Bảng 2.1: Năng suấ t nước ta ̣i mô ̣t số hê ̣ thố ng thủy lợi ờ Viê ̣t Nam, Trung Quố c và Ấn Đô ̣.. 20 Bảng 3.1. Các giả thuyế t của ba mô hình ước lươ ̣ng giá tri ̣sử du ̣ng của nước tưới…… . .22 Bảng 4.1: Giá tri ̣ trung biǹ h của giá đấ t/sản lươ ̣ng/lơ ̣i nhuâ ̣n đố i với nhóm đươ ̣c tưới và không tưới………………………………………………………………………………. ..30 Bảng 4.2: Tỷ lê ̣ % thay đổ i của sản lươ ̣ng/lơ ̣i nhuâ ̣n/giá đấ t khi đươc̣ tưới và không đươ ̣c tưới………………………………………………………………………………………..32 Bảng 4.3: Kế t quả tính toán giá tri ̣sản lươ ̣ng biên của nước tưới……………………… .32 Bảng 4.4: Kế t quả tiń h toán giá tri ̣lơ ̣i nhuâ ̣n biên của nước tưới………………………. .33 Bảng 4.5: Tiń h toán giá tiề m ẩ n của nước tưới trong giá đấ t…………………………… .35 Bảng 4.6: Giá tri ̣sử du ̣ng của nước tưới từ chênh lê ̣ch giá đấ t (nghiǹ đồ ng/ha)…………36 Bảng 4.7: Tổ ng hơ ̣p kế t quả ước lươ ̣ng GTSD nước tưới từ 03 mô hiǹ h ………………..37 Bảng 4.8: So sánh kế t quả GTSD của nước tưới với các nghiên cứu khác……………… 38 Bảng 4.9: So sánh kế t quả GTSD của nước tưới với thủy lơ ̣i phi… ́ …………………….. 40 Bảng 4.10: So sánh kế t quả GTSD nước tưới chi phí cung ứng tưới……………………. 41
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀ I 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách Trong suố t giai đoa ̣n 2005-2016, nông nghiê ̣p thể hiê ̣n vai trò quan tro ̣ng đố i với kinh tế Viê ̣t Nam khi đóng góp xấ p xỉ 20% cơ cấ u tổ ng sản phẩ m trong nước. Đây là ngành kinh tế mang la ̣i gầ n 50% tổ ng viê ̣c làm và đảm bảo sinh kế cho gầ n 70% người dân ở nông thôn. Nông nghiê ̣p luôn tăng trưởng dương qua các năm với tố c đô ̣ khoảng 2% - 4%1. Song song với tăng trưởng nông nghiê ̣p, Viê ̣t Nam chứng kiế n sự gia tăng nhu cầ u đầ u vào cho ngành này, đă ̣c biê ̣t là tài nguyên nước. Khai thác nước cho nông nghiê ̣p chiế m trên 80% tổ ng lươ ̣ng khai thác nước mă ̣t (Brown, 2009). Điề u này phản ánh thực tế khi phầ n lớn diê ̣n tić h tưới của Viê ̣t Nam phu ̣c vu ̣ cho mu ̣c đích trồ ng lúa2 – mô ̣t loa ̣i cây trồ ng thâm du ̣ng nước với nhu cầ u tưới gấ p 25 lầ n so với tổ ng lươ ̣ng nước tưới cho cây trồ ng ca ̣n (Nguyễn Xuân Tiê ̣p, 2005). JICA (2010) dự báo tổ ng diê ̣n tić h tưới cho nông nghiê ̣p sẽ tăng gầ n gấ p đôi cho tới năm 20203, nhu cầ u tưới đươ ̣c dự báo tăng 1.2 lầ n, từ 50 tỉ m3 năm 2010 đế n 62 tỉ m3 năm 2020, tâ ̣p trung chủ yế u ta ̣i lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồ ng và Thái Bin ̀ h. ̀ h 1.1. Diêṇ tích và nhu cầ u tưới năm 2001, 2010 và dự báo năm 2020 Hin Diện tích tưới (100000 ha) Nhu cầu tưới (tỉ m3/năm) 70 60 50 40 30 20 10 0 2001 2010 2020 Nguồ n: Tác giả tổ ng hợp, tính toán từ dự báo của JICA (2010) 1 Tác giả thu thâ ̣p số liê ̣u sản xuấ t nông nghiê ̣p trong giai đoa ̣n 2005 – 2016 từ Tổ ng cu ̣c Thố ng Kê 2 Khoảng 40% diê ̣n tích đấ t trồ ng tro ̣t ta ̣i Viê ̣t Nam sử du ̣ng cho trồ ng lúa (Niên giám thố ng kê, 2014) 3 Lưu vực sông Cửu Long phải đảm bảo tưới cho 2.2 triê ̣u ha đấ t nông nghiê ̣p (tăng từ 1.8 triê ̣u ha năm 2010). Lưu vực sông Hồ ng và Thái Bình phải đảm bảo tưới cho 1.3 triê ̣u ha đấ t nông nghiê ̣p vào năm 2020 (từ 1.12 triê ̣u ha năm 2010).
- 2 Trong khi đó, tài nguyên nước của Viê ̣t Nam đang đố i mă ̣t với nhiề u áp lực suy giảm. Trên 60% lươ ̣ng nước mă ̣t đươ ̣c sản sinh từ bên ngoài lañ h thổ 4 khiế n Viê ̣t Nam gă ̣p rủi ro thiế u nước, đă ̣c biê ̣t là khi các quố c gia thươ ̣ng nguồ n phát triể n thủy điê ̣n. Báo cáo môi trường quố c gia về tài nguyên nước (2012) nhâ ̣n đinh ̣ mực nước và lưu lươ ̣ng trung biǹ h trên các con sông trong giai đoa ̣n 2006 – 2011 có xu hướng giảm rõ rê ̣t. Bên ca ̣nh đó, tình tra ̣ng biế n đổ i khí hâ ̣u khiế n nhiê ̣t đô ̣ tăng, mùa mưa ngắ n, mùa ca ̣n đế n sớm hơn gây suy giảm nguồ n nước. Đă ̣c điể m điạ lý Viê ̣t Nam khiế n phân bố nước không đồ ng đề u theo không gian, thời gian gây nên lũ lu ̣t thường xuyên và khô ha ̣n trong thời gian dài5. Nhu cầ u tưới lớn trong khi tài nguyên nước bi suy ̣ giảm khiế n Viê ̣t Nam phải đố i mă ̣t với sự khan hiế m nước rõ rê ̣t trong thời gian gầ n đây. Nông nghiê ̣p tăng trưởng âm, khoảng - 0.18% vào 6 tháng đầ u năm 2016 do tác đô ̣ng từ thiên tai, ha ̣n hán. Đồ ng bằ ng sông Hồ ng thiếu nước, thậm chí nhiều nơi đất đai màu mỡ bị bỏ hoang vì không có nước tưới. Từ năm 2009, Viê ̣t Nam có gần 80,000 ha thiếu nước và gần 6,000 ha đấ t phải chuyển đổi sang các cây trồng chịu hạn. Để có nước tưới cho những diện tích cây vụ đông chủ lực như ngô, đậu, khoai tây, nông dân phải làm đường ống dài dẫn nước từ sông, ao hoặc khoan giếng hút nước. Tây Nguyên đố i mă ̣t với tiǹ h tra ̣ng ha ̣n hán kéo dài khiế n người dân chă ̣t bỏ cây cà phê. Ha ̣n, mă ̣n diễn ra ngày càng nghiêm tro ̣ng ở Đồ ng bằ ng sông Cửu Long ảnh hưởng tới 70% diê ̣n tić h lúa. Áp lực lên tài nguyên nước, sự khan hiế m nước tưới và nhu cầ u tưới trong tương lai đòi hỏi khai thác, phân bổ và sử du ̣ng nước tưới hiê ̣u quả. Hầ u hế t các quố c gia (nhóm OECD, Phillipines, Trung Quố c…) đã áp du ̣ng cơ chế giá nước tưới như mô ̣t giải pháp quản lý nước bề n vững. Nông dân cầ n phải trả mức giá hơ ̣p lý cho nước tưới, phản ánh giá tri gia ̣ tăng mà nó ta ̣o ra cho xã hô ̣i và chi phí cơ hô ̣i của viê ̣c sử du ̣ng nó cho mu ̣c đić h tưới mà không cho mu ̣c đić h khác. Giá nước tưới sẽ là phương thức khuyế n khić h người dân sử du ̣ng tiế t kiê ̣m và phân bổ nước tố i ưu. Song song với đó, thông qua cơ chế giá, các công ty cung ứng dich ̣ vu ̣ tưới có nguồ n doanh thu để thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng khai thác, phân phố i nước đầ y đủ, kip̣ thời cho các mu ̣c đić h sử du ̣ng. 4 Lưu vực sông Hồ ng có 50% nguồ n nước ngoa ̣i lai trong khi đó lưu vực sông Mê Công có đế n 90% dòng chảy từ quố c tế . 5 Lươṇ g nước mă ̣t tâ ̣p trung 60% ở đồ ng bằ ng sông Cửu Long, 20% ở các vùng đồ ng bằ ng khác. Nước dồ n vào mùa mưa trong khi chỉ có 20% đế n 30% dòng chảy vào mùa khô (kéo dài từ 6-9 tháng).
- 3 Từ năm 1984, Viê ̣t Nam có chiń h sách thủy lơ ̣i phí như mô ̣t nỗ lực thu tiề n sử du ̣ng nước của người dân, chi trả cho hoa ̣t đô ̣ng cung ứng dich ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i. Tuy nhiên, về bản chất, phí thủy lợi không phải là giá nước tưới. Thủy lơ ̣i phí là phí dich ̣ vu ̣ nước thu từ các tổ chức, cá nhân sử du ̣ng nước hoă ̣c làm dich ̣ vu ̣ từ công trình thủy lơ ̣i cho mu ̣c đích sản xuấ t nông nghiê ̣p để góp phầ n chi phí cho viê ̣c quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vê ̣ công trình thủy lơ ̣i6. Do vâ ̣y, thủy lơ ̣i phí chỉ tiế p câ ̣n từ phiá cung trong khi giá nước tưới cầ n đảm bảo tính thị trường, dựa trên cung và cầu nước tưới. Thực tế cho thấ y, những thiế u vắ ng trong xem xét phía cầ u hay là giá tri ̣ sử du ̣ng (GTSD) của nước tưới đã gây nên những bấ t câ ̣p trong chiń h sách thủy lơ ̣i phi.́ Trước năm 2009, chiń h sách thủy lơ ̣i phí gă ̣p khó khăn trong công tác hành thu. Theo báo cáo của Cục Thủy lợi, trước năm 2001, tổ ng nơ ̣ đo ̣ng thủy lơ ̣i phí của các hơ ̣p tác xã nông nghiê ̣p đố i với công ty thủy nông là khoảng 280 tỷ đồ ng, tâ ̣p trung vào các tỉnh giàu đã có công trình thủy lơ ̣i hoàn chin̉ h (Thái Biǹ h, Thanh Hóa, Bắ c Ninh…). Đế n năm 2002, Nhà nước đưa chủ trương xóa nợ 160 tỷ đồng cho các tỉnh nợ đọng thủy lơ ̣i phi,́ dẫn đến tình trạng không công bằng cho các tin̉ h trả đủ (chủ yế u là tin̉ h nghèo). Từ đó, tư tưởng ỷ la ̣i của hô ̣ nông dân, hơ ̣p tác xã nông nghiê ̣p, Ủ y ban nhân dân ở các tin̉ h này càng làm viê ̣c thu thủy lơ ̣i phí khó khăn hơn7. Với nỗ lực hỗ trơ ̣ ngành nông nghiê ̣p, kể từ năm 2009, miễn thủy lợi phí được áp dụng, Nhà nước đứng ra trả hầ u hế t chi phí cho hoa ̣t đô ̣ng thủy lơ ̣i8. Tuy nhiên, sau mô ̣t thời gian thực hiê ̣n, chính sách này tiế p tu ̣c biể u hiê ̣n nhiề u bấ t câ ̣p. Thứ nhấ t, nông dân không trực tiế p chi trả tiề n nước nên không có đô ̣ng lực tưới tiế t kiê ̣m cũng như ít có quyề n lực giám ̣ vu ̣ thủy nông. Thứ hai, tài chính thủy lơ ̣i thiế u bề n vững do phu ̣ thuô ̣c nguồ n ngân sát dich sách ha ̣n he ̣p trong khi nhu cầ u đầ u tư thủy lơ ̣i liên tu ̣c gia tăng. Những yêu cầ u thủ tu ̣c giải ngân, phân cấ p quản lý thủy lơ ̣i phức ta ̣p9 ảnh hưởng tới công tác tưới tiêu đầ y đủ, kip̣ thời và đầ u tư cải thiê ̣n hiê ̣u quả công trình thủy lơ ̣i. Điề u tra của Đỗ Văn Quang (2014) ta ̣i 466 hô ̣ thuô ̣c ĐBSH cho thấ y 13.31% hô ̣ không đươ ̣c tưới kip̣ thời, 15.03% hô ̣ cho rằ ng cung cấ p nước chưa đầ y đủ. Nhiề u hê ̣ thố ng công triǹ h thủy lơ ̣i lớn đã hoàn thành công trình đầ u 6 Điề u 2, Pháp lê ̣nh số 32/2001/PL-UBTVQH10 về Khai thác và bảo vê ̣ công trình thủy lơ ̣i 7 Tổng hợp báo cáo nợ đọng thủy lợi phí 2002, Cục Thủy lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 Nhà nước trả chi phí cho các công trình thủy lơ ̣i đươ ̣c Nhà nước đầ u tư. Các chi phí thủy lơ ̣i nô ̣i đồ ng do nông dân tự chi trả. 9 Các điạ phương gian lâ ̣n diê ̣n tích tưới để tăng kinh phí; công ty thủy nông đươ ̣c cấ p ngân sách nhưng không thực hiê ̣n phân cấ p quản lý công trình cho các tổ chức dùng nước hay hơ ̣p tác xã để quản lý nô ̣i đồ ng (Nguyễn Xuân Lan, 2010).
- 4 mố i kênh chiń h nhưng chưa có công trình điề u tiế t nước, kênh mương nô ̣i đồ ng nên chưa khai thác hế t năng lực thiế t kế (Đoàn Thế Lơ ̣i, 2017). OCCA (2017) đánh giá năng lực của nhiề u công triǹ h thủy lơ ̣i chỉ ở mức 60% công suấ t thiế t kế dẫn đế n cấ p thoát nước chưa chủ đô ̣ng10, chưa đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u sản xuấ t và cũng gây thấ t thoát nước11. Những bấ t câ ̣p trong chiń h sách thủy lơ ̣i phí củng cố thêm sự cầ n thiế t phải có mô ̣t cơ chế giá nước tưới không chỉ xem xét phiá cung mà còn tiế p câ ̣n phiá cầ u, dựa trên giá tri sư ̣ ̉ du ̣ng của nước tưới. Thời gian gầ n đây, Viê ̣t Nam đang bước đầ u chuyể n đổ i từ phí thủy lơ ̣i sang ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i. Quố c hô ̣i ban hành Luâ ̣t Thủy lơ ̣i mới có hiê ̣u lực từ tháng 8/2017 chỉ giá dich rõ rằ ng: “giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường”. Nhà nước là chủ thể thực hiê ̣n đinh ̣ giá. Khả năng thanh toán của người sử du ̣ng là mô ̣t trong những căn cứ đinh ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i. Trong bố i cảnh này, những ước tính GTSD ̣ giá sản phẩ m, dich của nước tưới là cầ n thiế t để làm cơ cở cho chính sách giá dich ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Xuấ t phát từ bố i cảnh thực tiễn trên, nghiên cứu này ước tiń h giá tri ̣của viê ̣c sử du ̣ng nước tưới, so sánh với mức thu và cách thức thu thủy lợi phí để làm rõ nguyên nhân thấ t ba ̣i của chiń h sách thủy lơ ̣i phi.́ Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chiń h sách giá thủy lơ ̣i ở Viê ̣t Nam. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu “giá tri ̣sử du ̣ng của nước tưới là bao nhiêu?” sau đó đố i chiế u với chính sách thủy lơ ̣i phí và đưa ra hàm ý cho chiń h sách giá thủy lơ ̣i. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên nước tưới. Trong đó, “nước tưới” đươ ̣c xác đinh ̣ là nguồ n nước mă ̣t hoă ̣c nước ngầ m đươ ̣c phu ̣c vu ̣ cho mu ̣c đić h trồ ng tro ̣t. Tác giả nhâ ̣n thấ y thực tra ̣ng nguồ n thông tin hiê ̣n nay chỉ có dữ liê ̣u tưới sử du ̣ng nước mă ̣t, nguồ n 10 Khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống mức dưới 2m, hầu hết các trạm bơm không hoạt động được, nhưng khi điều chỉnh mực nước lên đến trên 2.5m nhiều trạm bơm lớn như La Khê (Hà Tây cũ) cũng không thể vận hành hết số máy hiện có theo thiết kế, vì cửa khẩu bị bồi lắng, không đủ nước vào (Nguyễn Xuân Tiê ̣p, 2005). 11 ̉ Ơ Viñ h Phúc, tỉ lệ thất thoát nước chung cho toàn tỉnh vào khoảng 45% xấ p xỉ 130 triệu m3/năm vào năm 2008. Nguồ n http://nongnghiep.vn/canh-bao-that-thoat-nuoc-post42683.html | NongNghiep.vn truy câ ̣p ngày 06/11/2016
- 5 dữ liê ̣u tác giả tiế p câ ̣n đươ ̣c là thực tra ̣ng tưới đố i với cây hàng năm. Do vâ ̣y, trong luâ ̣n văn này, tác giả tâ ̣p trung ước lươ ̣ng GTSD của nước tưới đố i với cây hàng năm. Pha ̣m vi không gian: Viê ̣t Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồ n dữ liệu Nghiên cứu sử du ̣ng phương pháp đinh ̣ lươ ̣ng để lươ ̣ng hóa GTSD của nước tưới đố i với cây hàng năm. Nghiên cứu cũng sử du ̣ng phương pháp phỏng vấ n sâu. Tác giả phỏng vấ n chuyên gia nhằ m nhâ ̣n đinh ̣ về mức đô ̣ hơ ̣p lý của kế t quả tiń h toán GTSD của nước tưới. Để đưa ra hàm ý chính sách, tác giả phỏng vấ n sâu nhân viên mô ̣t số công ty thủy lơ ̣i nhằ m có thông tin về hoa ̣t đô ̣ng cung ứng thủy lơ ̣i. Nguồ n dữ liê ̣u chính để thực hiê ̣n nghiên cứu này bao gồ m: Dữ liê ̣u Điề u tra tiế p câ ̣n nguồ n lực hô ̣ gia đình nông thôn (VARHS) năm 2014; dữ liê ̣u nhiê ̣t đô ̣, lươ ̣ng mưa trung bình tháng ta ̣i các tra ̣m khí tươ ̣ng năm 2014; dữ liê ̣u về chi phí tưới thu thâ ̣p ta ̣i Công ty TNHH Mô ̣t thành viên Đầ u tư phát triể n thủy lơ ̣i Sông Đáy. 1.5. Cấu trúc luận văn Luâ ̣n văn gồ m 5 chương. Chương 1, tác giả giới thiê ̣u đề tài bao gồ m bố i cảnh nghiên cứu, mu ̣c tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đồ ng thời làm rõ đố i tươ ̣ng, pha ̣m vi, phương pháp và dữ liê ̣u cho nghiên cứu. Chương 2, tác giả tổ ng quan cơ sở lý thuyế t, thực tiễn của đề tài đồ ng thời lươ ̣c khảo các nghiên cứu liên quan. Chương 3, tác giả thiế t kế mô hiǹ h nghiên cứu bao gồ m: triǹ h bày quy triǹ h nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lươ ̣ng GTSD của nước tưới. Chương 4, tác giả trình bày nô ̣i dung và kế t quả nghiên cứu, bao gồ m: đă ̣c điể m của mẫu nghiên cứu, kế t quả ước lươ ̣ng GTSD của nước tưới. Tác giả kiể m đinh ̣ đố i sánh kế t quả này với mô ̣t số nghiên cứu khác, đồ ng thời đố i chiế u với thủy lơ ̣i phí ở Viê ̣t Nam và chi phí cung ứng tưới. Chương 5. Kế t luâ ̣n và hàm ý chiń h sách, tác giả tổ ng kế t đáp án cho câu hỏi nghiên cứu của đề tài và đưa ra hàm ý chiń h sách. Trong chương này, tác giả cũng đưa ha ̣n chế và hướng mở rô ̣ng của đề tài.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU 2.1. Mô ̣t số thuâ ̣t ngữ liên quan “Nước tưới” trong luâ ̣n văn này là nguồ n nước mă ̣t dùng cho hoa ̣t đô ̣ng trồ ng tro ̣t đươ ̣c cung ứng thông qua dich ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i. Tác giả không tiế n hành lươ ̣ng giá đố i với hoa ̣t đô ̣ng tưới bằ ng nước ngầ m, nước sông suố i ao hồ hay nước mưa. “Giá tri ̣sử du ̣ng của nước tưới” là giá tri ̣sản xuấ t tăng thêm đươ ̣c quy đổ i thành tiề n do sử du ̣ng mô ̣t đơn vi ̣nước tưới. “Giá nước tưới” là số tiề n phải trả cho viê ̣c sử du ̣ng nước tưới từ dich ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i. Giá nước tưới nên phản ánh GTSD của nước tưới (phía cầ u) đồ ng thời phản ánh chi phí của viê ̣c cung ứng, phân phố i nước tưới (phía cung). “Chi phí tưới” là số tiề n đầ u tư, duy trì hoa ̣t đô ̣ng của công ty cung ứng dich ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i (bao gồ m cả công lao đô ̣ng quy đổ i thành tiề n, chi phí khấ u hao và chi phí laĩ vay). 2.2. Cơ sở lý thuyế t về ước lươ ̣ng giá tri sư ̣ ̉ du ̣ng của nước tưới 2.2.1. Lý thuyế t đinh ̣ giá nước hiêụ quả Tsur (2003) xây dựng lý thuyế t đinh ̣ giá nước hiê ̣u quả, xem xét (1) cầ u nước tưới từ hàm sản xuấ t mà nước như mô ̣t yế u tố đầ u vào; và (2) cung nước tưới từ hàm chi phí cung cấ p ̣ vu ̣ thủy lơ ̣i mà nước tưới như mô ̣t sản phẩ m đầ u ra. dich Ở phía cầ u, giá tri sa ̣ ̉ n lươ ̣ng biên hoă ̣c giá tri lơ ̣ ̣i nhuâ ̣n biên từ viê ̣c tưới thể hiê ̣n GTSD biên của nước tưới. Với giá nước là w, giá sản phẩ m trồ ng tro ̣t là p, sản lươ ̣ng là q, cầ u nước tưới của nông dân như sau: qi(w) = ∑𝑚 -1 12 𝑗=1 𝑓𝑖𝑗 (w/p) . Ở phía cung, chi phí cấ p nước tưới bao gồ m chi phí cố đinh ̣ (Fixed costs - FC) và chi phí biế n đổ i (Variable costs – VC). FC là các chi phí không phu ̣ thuô ̣c vào lươ ̣ng nước cung cấ p như: chi phí khấ u hao, khoản thanh toán laĩ , chi phí lao đô ̣ng và quản lý cố đinh. ̣ VC bao gồ m chi phí thay đổ i theo lươ ̣ng nước cung cấ p như: chi phí bơm nước, lao đô ̣ng ta ̣m thời, chi phí vâ ̣n hành và bảo trì. Tổ ng chi phi cung cấ p mô ̣t lươ ̣ng q nước tưới là: 12 Chi tiế t về hàm cầ u nước tưới xem ta ̣i Phu ̣ lu ̣c 1
- 7 TC(q) = VC(q) + FC. Để tố i đa hóa lơ ̣i nhuâ ̣n, nhà cung cấ p sẽ phân phố i nước ta ̣i qw = MC’(w) và hưởng lơ ̣i nhuâ ̣n hoa ̣t đô ̣ng là: Πhoa ̣t đô ̣ng = wqw – VC(qw). tổ ng lơ ̣i nhuâ ̣n, hay là lơ ̣i nhuâ ̣n kinh tế trên mỗi đơn vi nươ ̣ ́ c là: Π/qw = w – AC(qw). Do vâ ̣y, nế u w < AC(qw) thì hoa ̣t đô ̣ng của công ty thủy lơ ̣i không đủ để bù đắ p FC và lơ ̣i ̀ , công ty quyế t đinh nhuâ ̣n âm. Tuy nhiên, xét trong ngắ n ha ̣n thì FC là chi phí chim ̣ dựa trên chi phí biế n đổ i VC và nước vẫn đươ ̣c cung cấ p miễn là lơ ̣i nhuâ ̣n hoa ̣t đô ̣ng dương. Thiế t lâ ̣p giá nước tưới dựa trên cung cầ u tưới, tức là tố i đa hóa phúc lơ ̣i xã hô ̣i thỏa mañ lơ ̣i ić h biên của người tiêu dùng bằ ng với chi phí biên của cung ứng nước. pf’(qw) = MC(qw) w* = MC (giá nước theo quy tắ c chi phí biên). Hin ̀ h 2.1: Đinh ̣ giá biên và đinh ̣ giá trung bin ̀ h H $/m3 MC AC w# w* pf’(q) q(w#) q(w*) m3 Nguồ n: Tsur (2003) Đinh ̣ giá theo quy tắ c chi phí biên thỏa mañ mu ̣c tiêu hiê ̣u quả tuy nhiên không đảm bảo bề n vững tài chiń h cho công ty thủy lơ ̣i. Trên thực tế , khi MC nằ m dưới đường cong AC thì doanh thu từ giá w* không đủ để bù đắ p chi phí của nhà cung ứng nước. Ngoài ra, đinh ̣ giá
- 8 theo quy tắ c chi phí biên là phức ta ̣p bởi chi phí biên thay đổ i theo các quyế t đinh ̣ tưới tiêu, điề u kiê ̣n điạ lý, khác biê ̣t trong ngắ n ha ̣n và dài ha ̣n (Spulber, 1994). Do vâ ̣y, giá nước có thể đươ ̣c xác đinh ̣ ta ̣i giao điể m của hàm cầ u nước và đường chi phí trung biǹ h w# = AC(q) (giá nước theo quy tắ c chi phí trung biǹ h). Tuy nhiên, trong trường hơ ̣p chỉ dùng w#, Tsur & Dinar (2003) chỉ ra rằ ng phúc lơ ̣i của người nông dân và nhà cung cấ p nước tưới giảm so với quy tắ c chi phí biên. 2.2.2. Các cách tiế p câ ̣n trong ước tính giá tri sư ̣ ̉ du ̣ng nước tưới Ước tính GTSD nước tưới là cầ n thiế t để giải quyế t phía cầ u của đinh ̣ giá nước tưới hiê ̣u quả. Tác giả hê ̣ thố ng la ̣i từ Conradie & Hoang (2002) và Sahibzada (2012) bố n cách tiế p câ ̣n để ước lươ ̣ng GTSD nước tưới là: (1) tiế p câ ̣n phầ n dư (residuals imputation); (2) tiế p câ ̣n hàm sản xuấ t (the production function); (3) cách tiế p câ ̣n đinh ̣ giá thu ̣ hưởng (hedonic pricing) và (4) cách tiế p câ ̣n thi ̣trường (market pricing). Đố i với cách tiế p câ ̣n phầ n dư, mô hiǹ h lý thuyế t nề n tảng là mô hình Ricardian thường được sử dụng để ước tính ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và tưới tiêu tới hoạt động trồng trọt. Mô hình này xuất phát từ David Ricardo (1772-1823) với lý thuyế t lơ ̣i thế so sánh của đất. Trong đó, “đă ̣c lơ ̣i kinh tế đấ t” thể hiê ̣n chênh lê ̣ch năng suấ t của mảnh đấ t này với mảnh đấ t kia trong điề u kiê ̣n đố i tươ ̣ng sử du ̣ng như nhau, loa ̣i cây trồ ng canh tác và các yế u tố đầ u vào, phương thức canh tác là như nhau. Giá tri ̣ đấ t đai khi đó phản ánh năng suấ t trên đấ t. Đă ̣c lơ ̣i kinh tế đấ t có đươ ̣c là do đóng góp của yế u tố cố đinh ̣ như nước, đô ̣ màu mỡ… gắ n liề n với đấ t. Mô hiǹ h Ricardian giả đinh ̣ trong mô ̣t thi ̣trường ca ̣nh tranh hoàn hảo, nông dân ra quyế t đinh ̣ sản xuấ t dựa trên chi phí biên bằ ng lơ ̣i ić h biên. Hay nói cách khác, tổ ng chi phí từ các yế u tố đầ u vào biế n đổ i chiń h xác bằ ng tổ ng doanh thu từ sản xuấ t nông nghiê ̣p, khi đó lơ ̣i nhuâ ̣n kinh tế bằ ng 0. Nế u mô ̣t mảnh đấ t đem la ̣i lơ ̣i nhuâ ̣n kinh tế dương, phầ n dư thừa có đươ ̣c là do các yế u tố sản xuấ t cố đinh ̣ hay đă ̣c điể m của đấ t, có thể bao gồ m cả tưới tiêu. Như vâ ̣y bằ ng cách tiế p câ ̣n dư thừa hay là mô hiǹ h Ricardian, GTSD của nước tưới có thể đươ ̣c bóc tách từ giá tri ̣đấ t đai hoă ̣c lơ ̣i nhuâ ̣n ròng trên đấ t. Đố i với cách tiế p câ ̣n hàm sản xuấ t, GTSD của nước tưới đươ ̣c bóc tách từ giá tri sa ̣ ̉ n lươ ̣ng dựa trên trên quan điể m nước như mô ̣t yế u tố đầ u vào. Trong khi mô hình Ricardian vấp phải những tranh luận bởi sự thay đổi giá cả lương thực ảnh hưởng tới lơ ̣i nhuâ ̣n và giá đấ t
- 9 (mà phụ thuộc mạnh mẽ vào giá lương thực thế giới) (Quiggin & Horowitz, 1999) thì tiế p câ ̣n hàm sản xuấ t giúp loa ̣i bỏ những ảnh hưởng về giá nông sản. Đố i với cách tiế p câ ̣n đinh ̣ giá thu ̣ hưởng, GTSD của nước tưới đươ ̣c tiń h từ chênh lê ̣ch giá đấ t đươ ̣c tưới và không đươ ̣c tưới. Với giả đinh ̣ thi ̣ trường đấ t đai là ca ̣nh tranh hoàn hảo, giá đấ t phản ánh khả năng sinh lời của đấ t không chỉ ở hiê ̣n ta ̣i mà cả sinh lời kì vo ̣ng ở tương lai. Cách tiế p câ ̣n này dựa trên lý thuyết thuộc tính hàng hóa của Lancaster (1966), sự sinh lời của đấ t do các yế u tố đă ̣c điể m gắ n liề n với đấ t như: sẵn có nước, chấ t lươ ̣ng và vi ̣ trí đấ t. Do vâ ̣y, giá tri cu ̣ ̉ a nước đươ ̣c vố n hóa vào giá đấ t và thể hiê ̣n thông qua sự khác biê ̣t về giá đấ t. Cách tiế p câ ̣n này tương đồ ng với mô hiǹ h Ricardian, lươ ̣ng hóa GTSD nước tưới từ chênh lê ̣ch giá đấ t đai (trong tiế p câ ̣n phầ n dư). Mô ̣t điể m cầ n chú ý là, các cách tiế p câ ̣n khác ước tiń h GTSD nước tưới từ lơi ̣ nhuâ ̣n ròng hay sản lươ ̣ng chỉ đánh giá đươ ̣c GTSD nước hiê ̣n ta ̣i, trong khi cách tiế p câ ̣n đinh ̣ giá thu ̣ hưởng (thông qua giá đấ t) còn bao hàm cả giá tri ̣cơ hô ̣i sử du ̣ng nước ở tương lai. Đố i với cách tiế p câ ̣n giá thi ̣trường, GTSD nước tưới có thể đươ ̣c ước tiń h bằ ng cách cha ̣y mô ̣t hàm cầ u với giá và lươ ̣ng nước trong thực nghiê ̣m. Cách tiế p câ ̣n này đòi hỏi thi trươ ̣ ̀ ng nước tưới đươ ̣c vâ ̣n hành để có thể thu thâ ̣p thông tin lich ̣ sử về giá và lươ ̣ng nước. Thực tế cho thấ y, phương pháp này ít đươ ̣c sử du ̣ng do it́ quố c gia có thi trươ ̣ ̀ ng nước tưới. Với nguồ n dữ liê ̣u hiê ̣n có, tác giả lươ ̣ng hóa GTSD nước tưới dựa trên 03 cách tiế p câ ̣n: (1) cách tiế p câ ̣n phầ n dư, bóc tách GTSD nước tưới từ lơ ̣i nhuâ ̣n ròng của sản xuấ t nông nghiê ̣p thông qua mô hiǹ h Ricardian; (2) cách tiế p câ ̣n đinh ̣ giá thu ̣ hưởng và mô hình Ricardian mở rô ̣ng, bóc tách GTSD nước tưới từ giá tri ̣ đấ t đai; (3) cách tiế p câ ̣n hàm sản xuấ t, bóc tách GTSD nước tưới từ sản lươ ̣ng trồ ng tro ̣t. Phầ n dưới đây, tác giả trình bày mô hiǹ h lý thuyế t cu ̣ thể đố i với từng cách tiế p câ ̣n. ̀ h lý thuyế t ước tính giá tri sư 2.2.3. Mô hin ̣ ̉ du ̣ng nước tưới 2.2.3.1. Giá tri ̣ sử dụng của nước tưới bóc tách từ lợi nhuận ròng sản xuấ t nông nghiê ̣p Dựa trên lâ ̣p luâ ̣n rằ ng viê ̣c sử du ̣ng nước tưới có mối quan hệ mật thiết với sự thay đổi khí hậu13, mô hiǹ h Ricardian lươ ̣ng hóa GTSD của nước tưới thông qua thay đổ i lơ ̣i nhuâ ̣n ròng trong điề u kiê ̣n thay đổ i khí hâ ̣u và tưới tiêu (Mendelsohn, 1994). Nông dân cố gắ ng tố i đa 13 Việc sử dụng của nước tưới phụ thuộc một cách chặt chẽ vào yếu tố khí hậu. Một cách đơn giản nhất, nông dân cần sử dụng nhiều nước hơn vào mùa khô và ít hơn (thậm chí không cần tưới) vào mùa mưa.
- 10 hóa lơ ̣i nhuâ ̣n bằ ng cách lựa cho ̣n các phương án trồ ng tro ̣t, và kế t hơ ̣p các yế u tố sản xuấ t (bao gồ m tưới) trong điề u kiê ̣n thời tiế t nhấ t đinh ̣ (Mendelsohn, 1994). Cụ thể như sau: Max π = ∑𝑖 𝑃𝑞𝑖 𝑄𝑖 (𝑋𝑖 , 𝐿𝑖 , 𝐾𝑖 , 𝐼𝑅𝑖 , C, W, S) – ∑𝑖 𝑃𝑥 𝑋𝑖 - ∑𝑖 𝑃𝐿 𝐿 - ∑𝑖 𝑃𝐾 𝐾𝑖 - ∑𝑖 𝑃𝐼𝑅 𝐼𝑅𝑖 Với π là lợi nhuận ròng mỗi ha, Pqi là giá thị trường của sản phẩm trồng trọt, Qi là hàm sản lượng trồng trọt. PxXi là chi phí đầu vào hằng năm như hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho mỗi loại cây trồng i; PLLi là chi phí lao động cho mỗi loại cây trồng i; và PKLK là chi phí vốn mỗi loại cây trồng i như chi phí máy móc và thiết bị thu hoạch cho mỗi vụ; C là các thành phần đại diện cho đặc điểm khí hậu; S là đặc điểm đất; IR là các lựa chọn tưới; W là sự sẵn có nước tưới. 2.2.3.2.Giá tri ̣ sử dụng của nước tưới bóc tách từ chênh lê ̣ch giá đấ t nông nghiê ̣p ̣ i thửa đấ t thể hiê ̣n lơ ̣i nhuâ ̣n ròng hiê ̣n ta ̣i trên đấ t và lơ ̣i nhuâ ̣n kỳ vo ̣ng từ sử du ̣ng Giá tri mỗ đấ t trong tương lai (Mendelsohn, 1994). Mô hình Ricardian mở rô ̣ng hồ i quy các yế u tố ảnh hưởng tới giá đấ t, từ đó ước tiń h giá tri ̣biên của viê ̣c tưới thông qua chênh lê ̣ch giá cả giữa mảnh đấ t đươ ̣c tưới và không đươ ̣c tưới. Với giả đinh ̣ thi ̣trường đấ t đai là ca ̣nh tranh hoàn hảo, giá tri ̣đấ t biể u hiê ̣n như mô ̣t da ̣ng hàm của lơ ̣i nhuâ ̣n ròng trên đấ t như sau: VA = ∫Pr e –δt dt = ∫[∑i𝑃i𝑄i (𝑋, C, S, G) − ∑ RX]e –δt dt Với VA là giá đấ t nông nghiê ̣p/ha, Pr là lơ ̣i nhuâ ̣n ròng/ha; Pi là giá thi ̣trường của cây trồ ng; Qi là sản lươ ̣ng sản xuấ t. X là biế n chi phí đầ u vào không tính đấ t; C là biế n về khí hâ ̣u (nhiê ̣t đô ̣, lươ ̣ng mưa); S là biế n về đă ̣c điể m đấ t (nước tưới, ha ̣ng đấ t, đô ̣ dố c đấ t); G là biế n nhân khẩ u ho ̣c và khả năng tiế p câ ̣n thi trươ ̣ ̀ ng của hô ̣; R là chi phí giá cả của yế u tố đầ u vào. t là thời gian theo năm và δ là suấ t chiế t khấ u trung biǹ h năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 55 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 71 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn