Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hiện tượng lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ cách tiếp cận lý thuyết trò chơi
lượt xem 4
download
Nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn kéo dài qua nhiều năm, khiến Việt Nam luôn ở thế thụ động mỗi khi bị chính phủ Hàn Quốc áp lệnh ngừng tuyển dụng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm giải quyết và cải thiện tình trạng này, để hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hiệu quả cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hiện tượng lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ cách tiếp cận lý thuyết trò chơi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG DUNG HIỆN TƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM BẤT HỢP PHÁP TẠI HÀN QUỐC TỪ CÁCH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT --------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG DUNG HIỆN TƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM BẤT HỢP PHÁP TẠI HÀN QUỐC TỪ CÁCH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. Hồ Chí Minh năm 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các số liệu và các đoạn trích dẫn tôi đã sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và độ chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Dung
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của tập thể các thầy cô giáo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và tập thể MP8. Đặc biệt, tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, người đã truyền cho tôi cảm hứng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và thực hiện nghiên cứu một cách khoa học, đồng thời kịp thời điều chỉnh, góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện để luận văn này được hoàn thiện nhất. Cuối cùng, tôi không thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu luận văn nếu không nhận được sự hỗ trợ tuyệt vời từ gia đình tôi, ba mẹ và chồng cùng các con tôi. Các anh chị đồng nghiệp và lãnh đạo tại cơ quan cũng là nguồn động viên liên tục, giúp tôi hoàn thành chặng đường này và đạt được kết quả cao nhất trong khả năng của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tất cả mọi người./.
- iii TÓM TẮT Một tỷ lệ lớn người lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, bất chấp việc chính quyền hai nước đặt ra các quy định nhằm giảm thiểu và xử phạt những trường hợp này. Mặc dù giai đoạn nghiên cứu được giới hạn trong vòng 5 năm từ 2009 đến 2013 do hạn chế về số liệu, nhưng những phát hiện có thể giải thích cho một hiện tượng đã tồn tại qua một thời gian dài và chưa có hướng giải quyết. Những phân tích trong bài nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hệ quả tỷ lệ lao động bất hợp pháp cao đến từ cả ba phía: chủ lao động Hàn Quốc, người lao động Việt Nam và chính quyền hai nước. Sử dụng lý thuyết trò chơi làm công cụ để mô hình hóa hiện tượng này, đề tài chỉ ra động cơ kinh tế của các bên cùng với những lỗ hổng thể chế hiện tại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rất nhiều lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đang làm việc bất hợp pháp. Chủ lao động là tác nhân tạo nên nhu cầu đối với lao động bất hợp pháp. Nếu chủ lao động tuyển lao động bất hợp pháp, phản ứng tốt nhất của người lao động là làm việc và cư trú bất hợp pháp. Nếu người lao động làm việc và cư trú bất hợp pháp, phản ứng tốt nhất của chủ lao động là tuyển lao động bất hợp pháp. Đề tài thực hiện ước tính lợi ích của hai bên dựa trên xác suất bị bắt, các hình phạt và lợi ích hàng tháng. Các kết luận về bài toán cho thấy chủ lao động chỉ cần thuê tuyển 01 lao động bất hợp pháp trong vòng 0,7 ngày, lợi hơn ích của anh ta sẽ lớn hơn khi không thuê tuyển, cho dù người lao động đó có bị phát hiện hay không. Người lao động cũng sẽ đạt đến điểm hòa vốn sau khi làm việc bất hợp pháp một thời gian không quá dài là 5,6 tháng. Chính phủ Hàn Quốc do chịu sức ép từ khu vực doanh nghiệp và áp lực thiếu lao động trong nước, không thể mạnh tay với các chủ lao động vi phạm. Các cơ quan liên quan phía Việt Nam cũng không thể giải quyết triệt để do thiếu cơ sở và biện pháp để cưỡng chế, bên cạnh thực tế là nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc vẫn rất lớn. Trạng thái cân bằng của trò chơi là điểm “tuyển; trốn” của chủ lao động và người lao động chính là câu trả lời cho hiện tượng hàng loạt lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc. Để giải quyết tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc, đề tài khuyến nghị các biện pháp khắc phục những điểm yếu về thể chế để từ đó làm giảm động cơ kinh tế của các bên. Thứ nhất, chính phủ Việt Nam có thể xác lập lại vị thế khi đàm phán và gây sức ép ngược lại với chính phủ Hàn Quốc trong việc xử lý tình trạng này, tránh thế bị động như
- iv hiện nay. Theo đó, hướng xử lý hiệu quả nhất là đề nghị chính phủ Hàn Quốc kiên quyết trong việc xử lý các chủ lao động Hàn Quốc thuê tuyển người bất hợp pháp, cụ thể là tăng xác suất bị bắt và chế tài xử phạt, thay vì hướng vào người lao động Việt Nam như hiện nay. Xác suất này có thể được tăng bằng cách quy định bắt buộc người lao động bất hợp pháp khi bị bắt phải khai ra chủ tuyển dụng của mình. Thứ hai, cần phải giảm thu nhập kỳ vọng của người lao động Việt Nam bằng cách tăng khả năng bị bắt, hình phạt khi vi phạm và cưỡng chế thực hiện mạnh mẽ hơn so với hiện nay. Ngoài ra, đối với việc tuyển dụng lao động, không nên tuyển tập trung ở một địa phương hay một khu vực cục bộ nào đó quá nhiều để làm tăng chi phí bỏ trốn của người lao động. Cuối cùng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mở rộng thị trường XKLĐ hoặc ngừng đưa người sang những quốc gia có thị trường chợ đen về lao động.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................................ iii DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................................ 1 1.2 Vấn đề chính sách ................................................................................................................... 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................ 5 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................. 5 1.5 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH.................................... 7 2.1 Lịch sử EPS.............................................................................................................................. 7 2. 2 Các vấn đề về xuất khẩu lao động ........................................................................................ 9 2.3 Lý thuyết trò chơi .................................................................................................................. 10 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ............................................................... 13 3.1. Xây dựng mô hình ........................................................................................................... 13 3.1.1 Các giả định .................................................................................................................... 13 3.1.2 Các giai đoạn trong mô hình ........................................................................................... 13 3.2 Thuyết minh mô hình ........................................................................................................... 14 3.2.1 Các quyết định dưới góc nhìn của chủ lao động ...................................................... 15 Giai đoạn 1: chủ lao động quyết định tuyển hay không tuyển lao động BHP ......................... 15 3.2.2. Các quyết định dưới góc nhìn của người lao động: ....................................................... 17 Giai đoạn 2: Người lao động quyết định trốn hoặc không trốn................................................ 17 3.2.3. Tác động của chính quyền trong trò chơi ....................................................................... 19 3.3 Ước tính lợi ích các bên ........................................................................................................ 23 3.4 Kết luận về trò chơi ............................................................................................................... 31 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 34 4.1 Kết luận .................................................................................................................................. 34 4.2 Kiến nghị ................................................................................................................................ 35
- vi 4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................................ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 38 PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 40
- vii DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT BHP Bất hợp pháp Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Bộ VLLĐ Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc EPS Hệ thống Cấp phép Việc làm HRD Cơ quan Phát triển Nhân lực Hàn Quốc QLLĐNN Cục Quản lý Lao động ngoài nước TTLĐNN Trung tâm Lao động Ngoài nước XNC Xuất nhập cảnh XKLĐ Xuất khẩu lao động
- viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Báo cáo của Văn phòng Quản lý Lao động EPS Việt Nam- Trung tâm Lao động Ngoài nước- Bộ LĐTB&XH................................................................................................. 40 Phụ lục 2 Danh sách các xã tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc năm 2017 ........ 46 Phụ lục 3: Quy trình thực hiện chương trình EPS .............................................................. 54 Phụ lục 4: Tỷ lệ chi phí lao động gián tiếp trên tổng chi phí lao động của các ngành tại Hàn Quốc từ năm 2009 đến 2013. ....................................................................................... 56 Phụ lục 5: Thông tin về chính sách miễn, giảm xử phạt đối với người lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc ................................................................................................. 57 Phụ lục 6. Nội dung phỏng vấn chuyên gia ......................................................................... 59 Phụ lục 7. Bảng câu hỏi phỏng vấn người lao động ........................................................... 62 Phụ lục 8. Bảng tổng hợp nội dung trả lời phỏng vấn......................................................... 64 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các thị trường XKLĐ lớn của Việt Nam năm 2014………………………………….1 Hình 1.2. Tỷ lệ lao động Việt Nam đi Hàn Quốc trên tổng số lao động xuất khẩu ............... 2 Hình 1.3 . Ngành nghề làm việc của người lao động khi ở nước ngoài ................................ 2 Hình 1.4: Tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước theo chương trình EPS tính đến hết tháng 9/2015 ...................................................................................................... 4 Hình 3.1: Sơ đồ trò chơi của chủ lao động và người lao động ........................................... 14 Hình 3. 2 Chi phí lao động từ năm 2009 đến 2013 ............................................................. 16 Hình 3. 3 Sơ đồ các kết cục.................................................................................................. 25 Hình 3. 4 Mô hình trò chơi với các ước tính lợi ích ............................................................ 31 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Xác suất bị bắt của lao động bất hợp pháp ở Hàn Quốc ..................................... 20 Bảng 3.2 Bảng tính lợi ích của người lao động và chủ lao động bằng cách suy luận ngược ............................................................................................................................................. 26
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Theo dòng chảy của xu hướng toàn cầu hóa, lao động từ các quốc gia có thể dịch chuyển từ nơi này qua nơi khác theo quy luật cung - cầu, tạo ra hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ). Ở cấp vĩ mô, XKLĐ là hoạt động kinh tế chiến lược, đóng góp vào nguồn thu của quốc gia, giải quyết việc làm giúp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, đồng thời góp phần phân phối nguồn lực lao động hiệu quả hơn. Ở cấp vi mô, XKLĐ giúp nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, giúp họ tích lũy vốn để cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng giáo dục và chăm sóc y tế nhờ vào nguồn kiều hối được gửi về trong nước. Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia nhận lượng kiều hối lớn nhất trên thế giới, với lượng kiều hối riêng năm 2010 đạt 8 tỉ USD (Ngân hàng Thế giới, trích trong IOM & Bộ LĐTB&XH, 2013), cho thấy XKLĐ là hoạt động có hiệu quả kinh tế cao của quốc gia. Việt Nam đã bắt đầu đưa người đi XKLĐ từ những năm 1980, và đặc biệt đẩy mạnh từ sau năm 2000. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường XKLĐ Việt Nam trở nên sôi động với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2014. Số lao động Việt Nam lần đầu tiên đạt kỷ lục khi vượt mức 100.000 lao động/năm, tức tăng trưởng 21,2% so với năm trước. Hình 1.1. Các thị trường XKLĐ lớn của Việt Nam năm 2014 Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
- 2 Hiện nay, Việt Nam đang XKLĐ sang 29 thị trường, trong đó 3 thị trường có số lượng tiếp nhận với quy mô lớn nhất là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hình 1.1. cho thấy ba thị trường này chiếm tới hơn 83% tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam năm 2014. Tuy nhiên, nếu xét riêng thị trường Hàn Quốc, Hình 1.2 cho thấy từ năm 2011 đến 2015, tỷ lệ lao động Việt Nam mà Hàn Quốc tiếp nhận liên tục giảm từ 18% xuống 5%, mặc dù tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng. Hình 1.2. Tỷ lệ lao động Việt Nam đi Hàn Quốc trên tổng số lao động xuất khẩu Tỷ lệ lao Tổng số XKLĐ theo thị trường động đi Năm lao động Hàn Quốc/ xuất khẩu Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Tổng số 2011 81.412 34.998 6.373 15.049 18% 2012 80.320 30.500 8.800 9.200 11% 2013 88.000 46.000 9.600 5.500 6% 2014 106.840 62.018 19.893 6.975 7% 2015 115.980 67.121 27.010 6.019 5% Nguồn: Cục Quản lý Lao động Ngoài nước Ngoài ra, theo thống kê của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (QLLĐNN) (Hình 1.3), có tới 90% các lao động của Việt Nam đi làm việc ở các nước dưới dạng lao động phổ thông, chủ yếu làm công nhân trong các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, giúp việc gia đình hoặc công nhân xây dựng. Do XKLĐ sẽ vấn tiếp tục là hướng đi cho Việt Nam trong những năm tới, nhằm tận dụng nguồn lực lao động dồi dào và thu hút vốn cho nền kinh tế, cần thiết phải nghiên cứu về vấn đề này để cải thiện hiệu quả của hoạt động XKLĐ hiện nay. Hình 1.3 . Ngành nghề làm việc của người lao động khi ở nước ngoài Nguồn: Cục QLLĐNN trong IOM & Bộ LĐTB&XH (2013)
- 3 1.2 Vấn đề chính sách Lao động Việt Nam có thể sang Hàn Quốc theo đường chính thức qua chương trình cấp phép lao động mới (EPS) hoặc phi chính thức, bằng cách kết hôn giả, đi du lịch rồi bỏ trốn để ở lại làm việc bất hợp pháp (BHP). Nếu lựa chọn EPS, lao động phổ thông chỉ có thể đi XKLĐ thông qua Trung tâm Lao động Ngoài nước (TTLĐNN). Đây là đơn vị duy nhất được Bộ LĐTB&XH ủy quyền cho phép đưa người đi lao động tại Hàn Quốc. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ đề cập và phân tích thị trường lao động chính thức theo chương trình EPS. Theo báo cáo của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (Bộ VLLĐ), năm 2016, tại Hàn Quốc có hơn 277.000 người nước ngoài đang làm việc trong khuôn khổ chương trình EPS. Trong đó, Việt Nam có tỷ lệ người lao động cao nhất với 40.483 người, tương đương 14.61%, bao gồm cả hợp pháp và BHP. Tỷ lệ người lao động Việt Nam theo chương trình EPS cư trú BHP tại Hàn Quốc năm 2016 là 37.9%, cao nhất trong số các quốc gia phái cử. Cụ thể, trong khi tỷ lệ trung bình là 14.5% thì Việt Nam cao gấp 2.5 lần, tiếp theo là Trung Quốc với 36.9%, Mông Cổ (29.6%) và Đông Timo (22%) (Phụ lục 1). Lao động BHP hay lao động bỏ trốn, theo định nghĩa tại Quyết định 1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, là những người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn. Từ năm 2012 cho đến nay, Hàn Quốc đã có những động thái mạnh tay hơn đối với vấn đề người Việt Nam cư trú BHP. Năm 2012, Hàn Quốc không còn tiếp tục tổ chức thi để xét tuyển lao động Việt Nam theo chương trình EPS đối với 63 tỉnh thành do tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn hoặc cư trú BHP đã vượt quá 55%. Hàn Quốc chỉ đồng ý tiếp nhận trở lại với điều kiện Việt Nam có giải pháp để giảm tỷ lệ này. Hình 1.4 cho thấy, giai đoạn từ quý IV /2014 đến hết quý III/2015 chứng kiến sự sụt giảm về tỷ lệ lao động BHP do Hàn Quốc tăng cường truy quét mạnh và cả hai nước đều đưa ra các chính sách khoan hồng. Phía Hàn Quốc đã khuyến khích người lao động nước ngoài tự nguyện về nước bằng cách miễn phạt tiền và không cấm tái nhập cảnh. Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng cho phép miễn xử phạt các lao động Việt Nam đang cư trú BHP tại Hàn Quốc trở về nước trước 31/12/2015 theo Nghị quyết số 62/NĐ-CP ngày 7/9/2015. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Hàn Quốc đồng ý ký kết
- 4 một thỏa thuận đặc biệt nhưng thời hạn chỉ còn một năm chứ không ký kết lâu dài như trước. Tuy nhiên, năm 2016 và 2017, Hàn Quốc vẫn tiếp tục yêu cầu tạm dừng tuyển dụng lao động từ các tỉnh thành có tỷ lệ bỏ trốn cao (Phụ lục 2). Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm, hàng ngàn người lao động đã hoàn thành quy trình thủ tục nhưng mất cơ hội đi XKLĐ Hàn Quốc, gây lãng phí nguồn lực lớn. Hình 1.4: Tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước theo chương trình EPS tính đến hết tháng 9/2015 Nguồn : Cục Quản lý lao động ngoài nước Tình trạng lao động BHP cao gây thiệt hại về kinh tế và xã hội cho cả hai nước. Đối với Việt Nam, việc một lực lượng lao động lớn hàng năm không được đi Hàn Quốc gây ra sự lãng phí nguồn lực một cách vô ích. Các cơ quan quản lý của Việt Nam không thể lên kế hoạch hay phân bổ lực lượng lao động này sang các thị trường khác như Đài Loan, Nhật Bản hay các nước Trung Đông mỗi khi Hàn Quốc tạm dừng tuyển dụng. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng về mặt uy tín quốc gia và quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc khi để hiện tượng này kéo dài qua nhiều năm. Đối với Hàn Quốc, việc lao động làm việc BHP thay vì hợp pháp sẽ gây thiệt hại kinh tế đối với những chủ doanh nghiệp đã bỏ chi phí thuê tuyển lao động hợp pháp. Người lao động cũng không có bảo hiểm sức khỏe, thân thể và nghề nghiệp, khiến
- 5 thiệt hại mà chính phủ Hàn Quốc phải chịu khi rủi ro xảy ra là rất lớn. Quan trọng hơn, tình trạng này gây ra những hệ lụy về mặt trật tự xã hội vì số lượng lao động BHP này không được quản lý bởi bất cứ cơ quan nào của Hàn Quốc. Hàn Quốc vốn là thị trường truyền thống của Việt Nam, và vẫn sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng trong những năm tới. Những dự báo về dân số đều chỉ ra Hàn Quốc sẽ tiếp tục trong tình trạng thiếu hụt lao động trong ít nhất 30 năm tới, do vậy sẽ tiếp tục cần tuyển lao động nước ngoài để bù đắp cho nguồn cầu trong nước. Hàn Quốc được dự báo sẽ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 100.000 lao động mỗi năm và tổng cộng khoảng 1,5 triệu lao động từ 2030 đến 2050 (S. Kim, 2014). Đặc biệt, so với các thị trường khác, Hàn Quốc có ưu điểm là tiền lương cao hơn, trung bình khoảng 1.000 đến 1.200 USD/tháng (IOM & Bộ LĐTB&XH, 2013) và Hàn Quốc cũng không quá “khó tính” trong việc sử dụng lao động nước ngoài. Hàn Quốc là thị trường có tính đại diện cao, kết quả phân tích được kỳ vọng có thể lý giải hiện tượng lao động BHP ở các nước khác như Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia, những nước Châu Á có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và pháp luật. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Trước những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn kéo dài qua nhiều năm, khiến Việt Nam luôn ở thế thụ động mỗi khi bị chính phủ Hàn Quốc áp lệnh ngừng tuyển dụng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm giải quyết và cải thiện tình trạng này, để hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hiệu quả cao hơn. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu như trên, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời hai câu hỏi chính có nội dung như sau: (1) Tại sao mặc dù có nhiều biện pháp được thực hiện nhưng người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc vẫn bỏ trốn với tỷ lệ cao như hiện nay? (2) Nếu vẫn muốn tiếp tục hoạt động XKLĐ với Hàn Quốc, chính phủ Việt Nam phải làm gì?
- 6 1.5 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ việc Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở các địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao, đề tài sẽ áp dụng lý thuyết trò chơi để mô hình hóa nhằm lý giải tại sao trong điều kiện như hiện nay, luôn luôn tồn tại một tỷ lệ lao động bỏ trốn. Mô hình được thiết kế theo dạng thức trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo, bao gồm hai giai đoạn. Hai người chơi chính là chủ lao động và người lao động đều biết trước hàm lợi ích của nhau, cũng như biết trước lịch sử của trò chơi. Ở giai đoạn thứ nhất, chủ lao động là người ra quyết định với hai lựa chọn: tuyển lao động BHP hoặc không tuyển lao động BHP. Người lao động ra quyết định ở giai đoạn thứ hai với hai quyết định: bỏ trốn để làm lao động BHP hay không bỏ trốn để duy trì trạng thái lao động hợp pháp. Các khả năng có thể xảy ra dựa trên từng quyết định sẽ được lượng hóa thành lợi ích ròng của hai bên. Đối với dạng thức bài toán này, phương pháp tìm điểm cân bằng sẽ là quy nạp ngược từ kết cục cuối cùng. Từ kết luận của bài toán, đề tài sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm thay đổi thế cân bằng của bài toán này. Bài nghiên cứu được cấu trúc gồm 4 chương. Chương I giới thiệu tóm tắt về hoạt động XKLĐ của Việt Nam, bối cảnh làm nảy sinh vấn đề chính sách. Chương này cũng trình bày về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu để đạt được mục tiêu đã nêu. Trong chương II, đề tài sẽ giới thiệu về nội dung chương trình EPS, đồng thời tóm lược các nghiên cứu đi trước về XKLĐ và lý thuyết trò chơi. Chương 3 sẽ đưa ra mô hình và thuyết minh mô hình theo khung lý thuyết trò chơi để có được kết luận về bài toán. Cuối cùng, chương 4 sẽ giành cho các kết luận tổng thể và khuyến nghị chính sách đối với vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Lịch sử EPS Cuối những năm 1990, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu có sự phân mảng rõ rệt giữa ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghiệp thâm dụng lao động. Lao động không kỹ năng hoặc kỹ năng thấp có xu hướng làm việc trong ngành dịch vụ hơn là ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Điều này khiến Hàn Quốc rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, đặc biệt là với những công việc “3D” mang đặc điểm chung là dơ bẩn, nguy hiểm và khó khăn. Doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc phải sử dụng lao động nước ngoài, hoặc phải chuyển đến nơi có mức lương thấp hơn để tiếp tục tồn tại (Chang, Seok, & Baker, 2008). Tiền thân của EPS là hai chương trình ra đời từ những năm 1990 nhưng cũng không thể kiểm soát số lượng lao động BHP. Chương trình Thực tập sinh Công nghiệp ra đời năm 1991 với mục tiêu nâng cao tay nghề cho nhân viên của các công ty con của các tập đoàn Hàn Quốc ở nước ngoài, được đưa tới nước này thông qua Liên đoàn các Doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc. Tới năm 1993, Hàn Quốc đưa ra Chương trình Đào tạo Công nghiệp và Kỹ thuật để nhập khẩu lao động. Chương trình EPS- Employment Permit System hay Hệ thống Cấp phép Việc làm, cho phép lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc, giúp họ được hưởng các chế độ bình đẳng như những người lao động Hàn Quốc chứ không còn là thực tập sinh như trước. Chương trình này hướng tới bốn mục tiêu: (i) giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) ngăn ngừa nhập cư không thường xuyên và nâng cao minh bạch trong thuê tuyển; (iii) đáp ứng nhu cầu của các chủ lao động; và (iv) bảo vệ nhân quyền của người lao động nhập cư. Chương trình này được Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn năm 2003 và có hiệu lực năm 20041. EPS đã nhận được đánh giá tốt của cộng đồng quốc tế và giành giải nhất trong chuỗi giải thưởng dành cho các dịch vụ công tốt nhất trên thế giới của Liên Hợp Quốc năm 2011(Ishizuka, 2013). Có thời điểm, do nhu cầu lao động cao, số lượng lao động BHP lên đến 87% tổng số lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (Korea Labour Institute, 2003). EPS ra đời đã làm giảm đáng kể số lượng lao động BHP và giảm chi phí đi XKLĐ của người lao động. Chi phí này 1 http://www.colab.gov.vn/tin-tuc/641/Gioi-thieu-chuong-trinh-EPS.aspx
- 8 đã giảm từ mức trung bình 3,509 USD/người năm 2001 xuống mức 941 USD/người (Park, 2017). Những nguyên tắc tương đối nghiêm ngặt của EPS đối với người lao động và chủ lao động đã góp phần mang lại nhiều lợi ích cho lao động nước ngoài nhưng đồng thời gây cản trở cho họ, trong khi vẫn không xóa bỏ được toàn bộ số lượng lao động BHP. Theo quy định của EPS, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển được lao động trong nước mới được phép tuyển lao động nước ngoài và chỉ với số lượng nhất định. Quy trình này trải qua nhiều giai đoạn và tốn nhiều thời gian của các chủ doanh nghiệp. Việc giới thiệu và quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến người lao động nước ngoài do Bộ VLLĐ Hàn Quốc thực hiện. Bộ này sẽ ký Bản ghi nhớ với các nước phái cử để tiếp nhận lao động đến Hàn Quốc làm việc. Việt Nam được chon là 1 trong 15 nước tham gia chương trình này. Theo quy định của EPS, người lao động Việt Nam chỉ được phép làm việc trong bốn lĩnh vực gồm sản xuất, xây dựng, đánh bắt và nông nghiệp. Thời hạn hợp đồng thông thường là ba năm, nhưng nếu được gia hạn, tổng thời gian dài nhất mà một người lao động được phép lưu trú tại Hàn Quốc sẽ là 4 năm 10 tháng. Khi visa hết hạn, người lao động phải rời khỏi Hàn Quốc và không thể tái nhập cảnh sau ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, người lao động không thể tự do thay đổi nơi làm việc mà chỉ được chuyển việc trong một số trường hợp nhất định như doanh nghiệp giải thể, chậm trả lương, đối xử không công bằng hay vi phạm các điều khoản hợp đồng. Tại Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nước (TTLĐNN) được Bộ LĐTB&XH giao nhiệm vụ là cơ quan phái cử lao động, có nhiệm vụ phối hợp tổ chức thi tiếng Hàn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký dự tuyển và đưa thông tin vào hệ thống của Hàn Quốc để giới thiệu cho doanh nghiệp Hàn Quốc. Toàn bộ hoạt động này được thực hiện theo mục tiêu phi lợi nhuận, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho người lao động. Tương tự, Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) được Bộ VLLĐ giao nhiệm vụ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giới thiệu cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động. Người lao động đủ trình độ tiếng Hàn chỉ phải đóng một khoản phí khoảng 1.200 USD cho tất cả các chi phí cần thiết trước khi sang Hàn Quốc. Từ năm 2013, người lao động bắt buộc phải ký quỹ 100.000.000 đồng tại Ngân hàng Chính sách và Phát triển Việt Nam trước khi đi để hoàn thành quy trình thủ tục (Phụ lục 3).
- 9 2. 2 Các vấn đề về xuất khẩu lao động Về lý thuyết nền tảng của xuất khẩu lao động, nghiên cứu “Các quan hệ lao động và người lao động nhập cư” (Seok, 2008) cho rằng đây là quá trình lao động dịch chuyển xuyên biên giới và diễn ra đáp ứng lại sự thay đổi của các cơ hội làm việc trong hệ thống kinh tế toàn cầu, được thúc đẩy bởi thu nhập cao hơn, được tạo điều kiện bởi các chính sách xuất nhập cảnh (XNC) của nhà nước, được dàn xếp bởi các mạng lưới và thể chế nhập cư, và bị ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh xã hội và kinh tế ở quốc gia đến. Điều này cho thấy ở cấp vĩ mô, nguyên nhân của XKLĐ là cơ hội việc làm thay đổi. Ở cấp vi mô, đó là thu nhập cao hơn. Ở cấp trung gian, phương tiện nhập cư, cụ thể là các mạng lưới và thể chế nhập cư chuyển các cơ hội nhập cư thành các động cơ nhập cư. Nghiên cứu trên đã cũng đã thực hiện khảo sát với 740 mẫu để tìm ra lý do bỏ trốn, bao gồm năm nhóm sắc tộc là người Trung Quốc gốc Hàn Quốc (122 người), Trung Quốc (108 người), Việt Nam (147 người), Indonesia (222 người) và Philippine (141 người) để tìm hiểu lý do người lao động chọn làm việc ở Hàn Quốc, quan hệ lao động và sự điều chỉnh về mặt xã hội của họ. Lý do người lao động Việt Nam muốn ở lại Hàn Quốc là lý do liên quan đến thu nhập, khác với người Trung Quốc là vì cơ hội việc làm. Lao động từ các nước Đông Nam Á muốn trở về nước hầu hết đều do “nhớ nhà hơn là do thu nhập”. Cũng tìm hiểu lý do bỏ trốn, nghiên cứu“Các nhân tố ảnh hưởng khiến lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc” do Bộ LĐTB&XH thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã chỉ ra nhiều phát hiện quan trọng. Theo kết quả phỏng vấn sâu 243 người lao động Việt Nam đã và đang làm việc tại Hàn Quốc, có bốn nhóm nhân tố chính dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, do nhận thức và ý thức của người lao động còn hạn chế, bao gồm động cơ kinh tế là chênh lệch lương lớn giữa Hàn Quốc và Việt Nam, chi phí xuất cảnh cao, trình độ văn hóa thấp nên nhận thức pháp luật kém và ý thức về lợi ích tập thể kém. Thứ hai, do còn tồn tại nhu cầu sử dụng lao động di cư không có giấy tờ hợp pháp của các chủ sử dụng lao động tại Hàn Quốc, quy trình tuyển dụng lao động mất thời gian và tốn kém, xử phạt nhẹ. Thứ ba, công tác tuyển dụng và quản lý lao động của Việt Nam còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc pháp lý. Cuối cùng, do các nhân tố liên quan đến môi trường và thể chế, chính sách và công tác quản lý người lao động di cư của Hàn Quốc. Đối với vấn đề lao động bỏ trốn, nghiên cứu “Xuất khẩu lao động quốc tế ở Việt Nam và tác động của chính sách ở các nước tiếp nhận” (Ishizuka, 2013) chỉ ra rằng chi môi giới
- 10 bất hợp pháp, chi phí trước khi xuất cảnh cao và tình trạng thất nghiệp của lao động về nước là ba nhân tố khiến người lao động không nhận được nhiều lợi ích như kỳ vọng. Hơn nữa, tiền đặt cọc không những không hiệu quả mà còn không công bằng. Tiền đặt cọc làm tăng gánh nặng kinh tế đối với người lao động, và khiến cho nỗi lo sợ mất tiền đặt cọc của họ lớn hơn việc đòi hỏi quyền lợi, làm xuất hiện nghịch lý là gia tăng động cơ làm việc BHP của người lao động. Về các yếu tố xác định tiền lương của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, nghiên cứu “Thị trường lao động của người lao động nhập cư tại Hàn Quốc” (Sang, 2004) đã thực hiện hồi quy OLS với 3,499 mẫu trong khu vực sản xuất và 817 mẫu trong khu vực xây dựng tại Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động BHP có mức lương theo giờ cao hơn thực tập sinh hợp pháp là 24%. Ngoài ra, đối với người lao động nước ngoài, trình độ giáo dục không ảnh hưởng tới mức lương, nhưng số giờ làm việc có ảnh hưởng lớn. Về nguyên nhân các chủ doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động BHP, nghiên cứu của Viện lao động Hàn Quốc năm 2003 với tiêu đề “Khảo sát về việc làm và quản lý người lao động” đã có những phát hiện thú vị. Thông qua khảo sát 846 doanh nghiệp Hàn Quốc, bao gồm 600 doanh nghiệp sử dụng lao động hợp pháp và 246 doanh nghiệp sử dụng lao động BHP, nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ chính yếu khiến doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài BHP là do: “khó tìm lao động trong nước”, tiếp đến là lý do “lao động nước ngoài chăm chỉ và trung thành”, “tiền lương thấp hơn”, “họ dễ bảo hơn”, “họ có thể làm việc nhiều giờ hơn”. Khảo sát cũng cho thấy “rào cản ngôn ngữ” và “khác biệt văn hóa” là hai khó khăn ảnh hưởng lớn nhất đến việc hoàn thành các nhiệm vụ của lao động nước ngoài. 2.3 Lý thuyết trò chơi Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng, một công cụ để nghiên cứu các tình huống ra quyết định hay chiến lược có liên quan tới nhiều bên, trong đó quyết định của mỗi bên ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của bên khác. Nói cách khác, lý thuyết này nghiên cứu lựa chọn hành vi tối ưu của mỗi bên khi chi phí và lợi ích của mỗi chiến lược không cố định mà phụ thuộc vào chiến lược của người chơi khác. Mục tiêu chính của lý thuyết trò chơi là để xác định chiến lược tối ưu cho mỗi người chơi. Một chiến lược là một quy luật hay một kế hoạch hành động để người chơi có thể chơi trò chơi đó (Rubinfeld, 2014). Các quyết định mang tính chiến lược, tức là những quyết định có tính đến phản ứng và hành động của người chơi còn lại, sẽ mang đến lợi ích ròng cho người chơi. Lợi ích này
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn