intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này có mục đích đo lường sự dẫn truyền của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu thông qua chuỗi giá cả, kết hợp với tìm hiểu những đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam nhằm đánh giá mức độ hỗ trợ về giá đối với xuất khẩu của chính sách tỷ giá hiện tại. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng ổn định và bền vững hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN ANH THƯ HIỆU ỨNG DẪN TRUYỀN TỪ TỶ GIÁ ĐẾN GIÁ XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN ANH THƯ HIỆU ỨNG DẪN TRUYỀN TỪ TỶ GIÁ ĐẾN GIÁ XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. JAMES RIEDEL ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Đây là bài nghiên cứu chính sách của cá nhân tôi, do đó không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Anh Thư
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Luận văn này là món quà gửi đến ba tôi, người đã trải qua quá trình đấu tranh với bệnh tật và qua đời trong thời gian tôi thực hiện luận văn, cũng là lời cảm ơn sâu sắc nhất tôi gửi đến gia đình, những người đã luôn bên cạnh, tin tưởng và ủng hộ tôi thực hiện lựa chọn của mình. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS. James Riedel và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tâm hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành hướng nghiên cứu cũng như có những lời góp ý, phản biện và lời khuyên hết sức chân thành để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, nơi tôi được đào tạo dưới môi trường học thuật tự do và văn minh, đồng thời nhận được sự giảng dạy, giúp đỡ, hỗ trợ tận tình của các Thầy, Cô cùng các anh chị cán bộ, trợ lý và cô chú phục vụ trong suốt thời gian tôi học tập tại đây. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến anh Trương Minh Hòa, người đã giới thiệu Chương trình cho tôi và là nguồn chia sẻ lớn đối với tôi trong thời gian học tập tại đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người anh, chị đồng nghiệp ở Công ty Hưng Thịnh và bạn bè của mình, đặc biệt là lớp MPP8 đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tác giả Nguyễn Anh Thư
  5. -iii- TÓM TẮT Nghiên cứu đo lường mức độ dẫn truyền của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu theo cách tiếp cận chuỗi giá cả, kết hợp tìm hiểu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhằm đánh giá tác động của chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá lên giá xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu phụ thuộc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu một cách ổn định hơn. Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết cơ chế dẫn truyền tỷ giá sang giá sản phẩm cuối cùng thông qua chuỗi giá cả do Laflèche (1996) đề xuất, kết hợp sử dụng mô hình định lượng Véctơ tự hồi quy cấu trúc SVAR để đo lường truyền dẫn các cú sốc. Kết quả định lượng cho thấy: khi chưa xem xét đến cú sốc giá nhập khẩu, cú sốc tỷ giá tăng lên 1% làm giá xuất khẩu giảm 0,44% ngay trong quý xảy ra cú sốc và giảm dần sau đó. Điều chính tăng tỷ giá tác động có lợi đến giá xuất khẩu. Khi bổ sung giá nhập khẩu vào mô hình, cú sốc tỷ giá tăng lên 1% làm giá xuất khẩu giảm 0,21% tại quý xảy ra cú sốc và sau hai quý giá xuất khẩu lại tăng lên 0,24%. Kết quả này hàm ý rằng yếu tố nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu đã làm hạn chế các tác động có lợi của chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá sau hai quý khi có cú sốc tỷ giá xảy ra. Điểm thú vị khác từ kết quả nghiên cứu là mặc dù giá nhập khẩu có tác động khá lớn đến giá sản xuất thì giá sản xuất có tác động khá khiêm tốn và chậm lên giá xuất khẩu. Điều này hàm ý tỷ lệ các yếu tố nhập khẩu trong giá hàng hóa xuất khẩu khá lớn, trong khi hàm lượng các yếu tố nội địa và giá trị gia tăng còn thấp; đồng thời thể hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam có xu hướng hấp thụ các biến động bất lợi của tỷ giá do lợi thế cạnh tranh nhờ giá thấp. Dựa vào kết quả nghiên cứu, để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng ổn định cần phải gia tăng hàm lượng các yếu tố nội địa và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu nhằm gia tăng hiệu quả của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu. Với mục tiêu như vậy, các chính sách chính phủ có thể xem xét là: (i) Đưa tỷ giá về giá trị thực nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời giảm cầu hàng nhập khẩu nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập khẩu, tạo điều kiện để gia tăng hàm lượng nội địa; và (ii) Thu hút FDI một cách trọng điểm, gắn kết với chính sách công nghiệp ưu tiên của quốc gia nhằm tạo ra sự lan toả công nghệ và tri thức từ các doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội, đưa doanh nghiệp nội vào chuỗi giá trị toàn cầu.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii DANH MỤC HỘP ......................................................................................................... viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu........................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ................... 4 1.6 Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ..................................... 6 2.1 Hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá lên giá cả .......................................................... 6 2.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 6 2.1.2 Cơ chế dẫn truyền ............................................................................................ 6 2.2 Ý nghĩa của sự dẫn truyền tỷ giá đối với các biến vĩ mô thực ........................... 9 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá ............................................... 10 2.3.1 Các yếu tố vĩ mô............................................................................................. 10 2.3.2 Các yếu tố vi mô............................................................................................. 11 2.4 Lược khảo các nghiên cứu trước ...................................................................... 12 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 12 2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 14 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 16 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 16 3.2 Mô hình ............................................................................................................ 16 3.2.1 Giới thiệu mô hình ......................................................................................... 16
  7. -v- 3.2.2 Các biến được lựa chọn trong mô hình ......................................................... 17 3.3.3 Các bước tiến hành ước lượng ...................................................................... 18 3.3 Dữ liệu .............................................................................................................. 19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................... 21 4.1 Biến động tỷ giá ở Việt Nam ........................................................................... 21 4.1.1 Chế độ tỷ giá ở Việt Nam .......................................................................... 21 4.1.2 Biến động gần đây của tỷ giá.................................................................... 21 4.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu ở Việt Nam ............................................................. 24 4.2.1 Cán cân thương mại thâm hụt .................................................................. 24 4.2.2 Tỷ lệ nhập khẩu tư liệu sản xuất lớn ......................................................... 25 4.2.3 Giá trị gia tăng thấp ................................................................................. 26 4.2.4 Phụ thuộc FDI .......................................................................................... 27 4.2.5 Năng lực sản xuất nội địa suy yếu ............................................................ 31 4.3 Kết quả ước lượng của mô hình cơ bản 5 biến ................................................ 33 4.3.1 Ước lượng hàm phản ứng đẩy (IRFs) ....................................................... 34 4.3.2 Phân tích phương sai (FEVD) .................................................................. 36 4.4 Kết quả ước lượng của mô hình 6 biến ............................................................ 37 4.4.1 Ước lượng hàm phản ứng đẩy (IRFs) ....................................................... 37 4.4.2 Phân tích phương sai (FEVD) .................................................................. 40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................. 42 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 42 5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................................. 43 5.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 46 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 51
  8. -vi- DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ERPT Exchange rate pass-through Sự dẫn truyền tỷ giá DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại LCP Local currency pricing Định giá theo đồng tiền nước nhập khẩu MVA Manufacturing value added Giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế tạo NVL Nguyên vật liệu PCP Producer currency pricing Định giá theo đồng tiền nhà sản xuất/nhà xuất khẩu VAR Vector Auto Regression Véctơ tự hồi quy SVAR Structal Vector Auto Véctơ tự hồi quy cấu trúc Regression TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổng cục Thống kê Việt Nam XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  9. -vii- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Giá trị xuất khẩu, Tốc độ tăng GDP, Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và Tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam ........................................................................................... 1 Hình 1.2 Tác động của giảm giá nội tệ đến DNXK năm 2010 ......................................... 3 Hình 2.1 Cơ chế dẫn truyền tỷ giá sang giá cả ................................................................. 7 Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá ............................................... 10 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 16 Hình 4.1 Biến động tỷ giá giai đoạn 2011-2015 ............................................................. 22 Hình 4.2 Tỷ giá hiệu dụng đa phương thực và danh nghĩa của Việt Nam, Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2000-2015 .................................... 23 Hình 4.3 Giá trị XNK và cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015 .......... 24 Hình 4.4 Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 ................................. 25 Hình 4.5 Cơ cấu xuất khẩu và cán cân thương mại phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2015.............................................................................................. 28 Hình 4.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu đổi với hàng hóa và nguyên liệu sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối cùng ........................................................................................ 31 Hình 4.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu đổi với hàng hóa và nguyên liệu sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối cùng ........................................ Error! Bookmark not defined. Hình 4.8 Chỉ số tỷ giá thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 ........................ 33 Hình 4.9 Phản ứng đẩy của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá ..................................... 34 Hình 4.10 Phản ứng đẩy tích luỹ của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá ...................... 35 Hình 4.11 Phân tích phương sai đối với biến động của giá xuất khẩu mô hình 5 biến .. 36 Hình 4.12 Phản ứng đẩy của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá mô hình 6 biến .......... 37 Hình 4.13 Mức phản ứng tích lũy của các chỉ số giá đối với cú sốc tỷ giá tăng 1% tại quý 0 và quý 2 ................................................................................................ 39 Hình 4.14 Phản ứng đẩy tích luỹ của các chỉ số giá với nhau theo chuỗi giá cả ............ 39 Hình 4.15 Kết quả phân tích phương sai biến động giá xuất khẩu mô hình 6 biến ........ 41
  10. -viii- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các mặt hàng XK chủ yếu và NVL nhập khẩu tương ứng năm 2015 ............... 2 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình Véctơ tự hồi quy dạng cấu trúc (SVAR) .................. 19 Bảng 4.1 Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo bình quân đầu người (MVA) ................. 27 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Rủi ro phụ thuộc nguyên vật liệu ...................................................................... 26 Hộp 4.2 Hệ sinh thái doanh nghiệp của Việt Nam không lành mạnh............................. 31
  11. -61- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam là một quốc gia có mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Bằng chứng cho điều này là độ mở nền kinh tế của Việt Nam hiện tại khá lớn và tăng với tốc độ rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2016 ở mức khá cao, đạt con số 18,5%/năm. Quy mô kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 5,4 lần từ 32,5 tỷ USD năm 2005 lên 175,9 tỷ USD vào năm 2016. Cũng trong giai đoạn này, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế biến động theo từng giai đoạn, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm và lên tới 91,6% vào năm 2016. Định hướng của Việt Nam muốn hội nhập kinh tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là rất rõ ràng khi liên tục ký kết và là một trong những quốc gia sở hữu rất nhiều hiệp định thương mại tự do.1 Hình 1.1 Giá trị xuất khẩu, Tốc độ tăng GDP, Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và Tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam 91.6 Tỷ USD 200 100.0 % 80.7 83.8 180 77.1 72.7 73.8 80.0 160 65.3 140 56.3 57.2 60.0 120 100 34.2 40.0 26.5 22.5 80 18.2 15.3 13.8 7.9 8.6 20.0 60 40 (8.9) - 20 - (20.0) 2005 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị xuất khẩu Xuất khẩu/GDP Tốc độ tăng xuất khẩu Nguồn: Tổng cục thống kê, 2005-2017 1 Chi tiết xem Phụ lục 1.
  12. -2- Với vai trò quan trọng như vậy của xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng luôn là một trong các mục tiêu chính trong điều hành chính sách. Về phương diện lý thuyết, hỗ trợ xuất khẩu là một trong các cơ sở để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá (đồng VND giảm giá). Khi các yếu tố khác không đổi, đồng nội tệ tăng giá sẽ làm hàng hoá trong nước đắt tương đối so với hàng hoá nước ngoài, do đó khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Ngược lại, đồng nội tệ giảm giá sẽ hạn chế nhập khẩu và tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất khẩu. Tuy vậy, điều chỉnh tăng tỷ giá tiềm ẩn nguy cơ kích thích giá cả tăng lên do sự tăng giá đến từ các sản phẩm nhập khẩu. Đây gọi là hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá vào giá cả. Mặc dù có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, sức cạnh tranh của xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay còn yếu do quá lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, kể cả ở những ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may và thuỷ sản. Sự phụ thuộc nguyên phụ liệu nước ngoài trong sản xuất xuất khẩu đã và đang là một thực tế ở Việt Nam, thể hiện phần nào qua Bảng 1.1. Ví dụ, để có được 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may, Việt Nam đã nhập khẩu 13 tỷ USD vải và xơ, sợi dệt các loại chưa kể đến các nguyên phụ liệu khác và máy móc thiết bị. Tương tự, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bảng 1.1 Các mặt hàng XK chủ yếu và NVL nhập khẩu tương ứng năm 2015 Xuất khẩu Nhập khẩu Trị giá Tăng trưởng Trị giá Tăng trưởng Mặt hàng (triệu so với 2014 Mặt hàng (triệu so với 2014 USD) (%) USD) (%) Xơ, sợi dệt các 3.142 10 Dệt may 22.802 16,6 loại Vải các loại 10.154 7,8 Nguyên phụ liệu Giày dép 12.007 16,3 4.689 6,7 dệt may, da giày Thuỷ sản 1.068 0,1 Thuỷ sản 6.569 -16,1 Thức ăn gia súc, 3.391 4,2 nguyên liệu Điện tử, máy Điện tử, máy 15.608 36,5 23.123 23,4 tính, linh kiện tính linh kiện Điện thoại các Điện thoại các 30.166 27,8 10.594 24,8 loại và linh kiện loại và linh kiện
  13. -3- Tổng trị giá 87.152 56.161 Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan về Hàng hoá xuất khẩu, 2015 Theo Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử ở Việt Nam của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2010, có 44,4% doanh nghiệp xuất khẩu cho biết có doanh thu tốt hơn nhờ chính sách tỷ giá, 35,6% cho rằng giảm giá đồng nội tệ không có tác động và 20% cho rằng có tác động xấu. Cũng theo doanh nghiệp, nguyên nhân của tác động này là do sự giảm giá tiền đồng làm tăng chi phí nhập khẩu, cụ thể 69,2% doanh nghiệp cho rằng không bị tác động và 26,9% bị tác động xấu bởi yếu tố nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Hình 1.2 Tác động của giảm giá nội tệ đến DNXK năm 2010 Doanh thu xuất khẩu Tích cực Vay ngoại tệ Không tác động Tác động tiêu cực Nhâp khẩu nguyên liệu đầu vào 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh của DNXK ở Việt Nam, 2010 Từ những điều trên dẫn tới nghi ngờ rằng tác động thực tế của chính sách điều chỉnh tỷ giá nhằm hỗ trợ xuất khẩu có thể sẽ không được hiệu quả như kỳ vọng của nhà điều hành chính sách. Tăng trưởng xuất khẩu nhờ giá giảm từ tác động của việc giảm giá đồng nội tệ có thể sẽ giảm đi do những tác động bất lợi của giá cả tăng kéo theo trong những giai đoạn sau.2 Do biến động tỷ giá tăng có thể truyền dẫn từ giá nhập khẩu đến giá xuất khẩu thông qua chuỗi giá cả, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu ở Việt Nam có khả năng khiến cho giá xuất khẩu không giảm như kỳ vọng khi đồng nội tệ giảm giá. Từ đó, dẫn tới làm suy giảm năng lực cạnh tranh về giá của hàng hóa xuất khẩu. 2 Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP Việt Nam (2013), Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu
  14. -4- Xuất phát từ thực tiễn này, nghiên cứu thực nghiệm về sự truyền dẫn của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh phụ thuộc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu trở nên cần thiết, nhằm góp phần đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Với thực tiễn nêu trên, nghiên cứu này có mục đích đo lường sự dẫn truyền của biến động tỷ giá sang giá xuất khẩu thông qua chuỗi giá cả, kết hợp với tìm hiểu những đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam nhằm đánh giá mức độ hỗ trợ về giá đối với xuất khẩu của chính sách tỷ giá hiện tại. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng ổn định và bền vững hơn. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Mức độ dẫn truyền từ biến động tỷ giá đến giá xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015 là bao nhiêu? (2) Với mức độ dẫn truyền đo lường được, chính sách tỷ giá đã hỗ trợ về giá đối với xuất khẩu như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa biến động tỷ giá và giá xuất khẩu ở Việt Nam theo cách tiếp cận hiệu ứng dẫn truyền thông qua chuỗi giá cả. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá tác động của chính sách tỷ giá lên xuất khẩu ở khía cạnh giá cả trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015. 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng khung phân tích thể hiện cơ chế dẫn truyền từ tỷ giá đến giá sản phẩm cuối cùng do Laflèche (1996) đề xuất, theo đó có hai cơ chế truyền dẫn trực tiếp và truyền dẫn gián tiếp từ tỷ giá đến giá của sản phẩm cuối cùng. Nghiên cứu này tập trung đánh giá sự dẫn truyền theo cơ chế trực tiếp. Sử dụng mô hình Véctơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR), nghiên cứu tiến hành đo lường hệ số dẫn truyền của tỷ giá đến giá xuất khẩu thông qua chuỗi giá cả, kết hợp với phân tích
  15. -5- định tính tìm hiểu bối cảnh tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK). 1.6 Cấu trúc luận văn Luận văn này bao gồm 5 chương. Trong đó, ở Chương 1 tác giả sẽ giới thiệu đề tài, xác định bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu một cách ngắn gọn. Chương 2 giới thiệu khung phân tích, các khái niệm lý thuyết liên quan và tổng quan kết quả của các nghiên cứu trước. Chương 3 tiến hành thiết kế nghiên cứu, bao gồm mô tả chi tiết mô hình nghiên cứu định lượng, dữ liệu sử dụng và các bước tiến hành nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu cùng các phân tích, thảo luận cho kết quả tìm được. Cuối cùng, các kết luận của nghiên cứu và khuyến nghị chính sách sẽ được trình bày ở Chương 5.
  16. -6- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá lên giá cả 2.1.1 Khái niệm Về góc độ lý thuyết, thuật ngữ sự dẫn truyền tỷ giá (Exchange rate pass-through, ERPT) đầu tiên được nghiên cứu và sử dụng bởi Kreinin (1977). Theo đó, dẫn truyền tỷ giá được định nghĩa là sự chuyển dịch biến động tỷ giá vào giá cả nhập khẩu, được xác định bởi phần trăm thay đổi của giá nhập khẩu (đo lường theo đồng tiền nước nhập khẩu) khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi một phần trăm. Sự dẫn truyền tỷ giá được gọi là hoàn toàn khi đồng nội tệ mất giá 1% sẽ dẫn đến giá nhập khẩu tăng tương ứng 1%. Ngược lại, nếu giá nhập khẩu tăng nhỏ hơn 1% được gọi là sự dẫn truyền tỷ giá không hoàn toàn và không có sự dẫn truyền tỷ giá nếu giá nhập khẩu không tăng. Sự dẫn truyền không hoàn toàn từ tỷ giá sang giá nhập khẩu vi phạm Luật một giá3 ngoài những yếu tố chi phí vận chuyển, phân phối, thuế và rào cản thương mại, hàng hóa không đồng nhất còn do hành vi điều chỉnh lợi nhuận biên của nhà xuất khẩu trước biến động tỷ giá, hay còn gọi là hành vi định giá theo thị trường (Price-to-market - PTM, Krugman, 1987). Tới lượt nó, hành vi này lại chịu tác động của độ co giãn theo cầu, độ co giãn theo cung và cấu trúc chi phí của doanh nghiêp. Theo Goldberg và Knetter (1996), điều kiện để biến động tỷ giá dẫn truyền hoàn toàn sang giá nhập khẩu là (i) thị trường cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận biên là không đổi và bằng không, và (ii) chi phí biên hoặc giá bán là không đổi. 2.1.2 Cơ chế dẫn truyền Không dừng lại ở định nghĩa ban đầu, biến động tỷ giá theo nhiều kênh truyền dẫn không chỉ tác động đến giá nhập khẩu mà còn đến giá sản xuất, giá xuất khẩu và giá cả tiêu dùng trong nước. Tăng tỷ giá (làm đồng nội tệ yếu đi so với ngoại tệ) làm tăng giá 3 Luật một giá (Law of One price) là một khái niệm kinh tế: các hàng hóa giống nhau sẽ được bán với giá như nhau khi tính bằng một đồng tiền trên các thị trường khác nhau.
  17. -7- nhập khẩu khi với cùng một giá nhập khẩu bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu phải trả nhiều nội tệ hơn để mua ngoại tệ, dẫn tới giá bán tính bằng nội tệ ở thị trường trong nước cao hơn, gây áp lực tăng giá sản xuất, dẫn tới tăng giá hàng hóa cuối cùng. Hình 2.1 Cơ chế dẫn truyền tỷ giá sang giá cả Biến động tỷ giá (Nội tệ mất giá) Trực tiếp Gián tiếp Giá NVL đầu vào nhập khẩu Tăng cầu sản xuất nội địa và tăng xuất khẩu Chi phí sản xuất tăng Cầu lao động tăng (Tiền lương tăng) Giá sản phẩm cuối cùng tăng Nguồn: Laflèche, 1996 Cơ chế dẫn truyền trực tiếp được dựa trên quan sát rằng có một bộ phận lớn hàng hoá nhập khẩu trở thành hàng hoá trung gian để sản xuất thành phẩm cuối cùng (cả trong nước và xuất khẩu). Trước khi được tiêu thụ trong nước hoặc đưa đi xuất khẩu, hàng hoá cuối cùng phải đi qua chu trình sản xuất và phân phối. Những yếu tố mang tính nội địa như chi phí lao động và chi phí phân phối như kho bãi, vận chuyển và chi phí bán lẻ có tác dụng “pha loãng” các yếu tố nhập khẩu trong giá của hàng hóa cuối cùng. Càng về cuối chu trình sản xuất và phân phối, mức độ phản ứng của giá cả hàng hóa đối với biến động của tỷ giá sẽ càng giảm dần. Vì vậy, do nằm ở các giai đoạn sản xuất và phân phối khác nhau, các chỉ số giá nhập khẩu (Import Price Index, IPI), sản xuất (Production Price Index, PPI), tiêu dùng (Consumer Price Index, CPI) và xuất khẩu (Export Price Index, XPI) có cấu thành các yếu tố nhập khẩu giảm dần, do đó tương ứng sẽ phản ứng giảm dần đối với biến động của tỷ giá.
  18. -8- Điều này có nghĩa là những biến động tỷ giá có thể thông qua giá các yếu tố sản xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến giá sản xuất và giá bán của hàng hóa cuối cùng. Đây gọi là sự truyền dẫn của tỷ giá theo chuỗi giá cả. Tỷ trọng các yếu tố đầu vào nhập khẩu càng lớn thì sự truyền dẫn của tỷ giá đến giá sản phẩm cuối cùng theo đó cũng càng lớn. Sự truyền dẫn này mang tính một chiều, những thay đổi hay cú sốc của giá nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến giá cả ở phía sau trong chuỗi giá cả là giá sản xuất, giá tiêu dùng và giá xuất khẩu (với độ trễ phù hợp). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mức độ phản ứng của mỗi loại giá cả đối với nội tệ giảm giá sẽ tương ứng hoàn toàn chặt chẽ với hàm lượng các yếu tố nhập khẩu so với các yếu tố nội địa trong từng loại giá. Nghĩa là, sự dẫn truyền tỷ giá thường không hoàn toàn. Điều này, như đã đề cập ở trên, còn phụ thuộc nhiều vào hành vi điều chỉnh giá bán hay là thay đổi lợi nhuận biên trước các biến động tỷ giá của doanh nghiệp. Người bán thường không thể chuyển hết các biến động tỷ giá bất lợi vào khách hàng. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu (người bán và người mua) thường chia sẻ với nhau tác động từ biến động tỷ giá, tuy nhiên với tỷ lệ như thế nào tùy thuộc vào cấu trúc thị trường, đặc điểm hàng hoá, độ co giãn của cung cầu và thế thương lượng của hai bên. Giá xuất khẩu chịu tác động từ biến động tỷ giá theo hai hướng ngược chiều nhau. Một mặt, khi tỷ giá tăng lên đồng nội tệ mất giá sẽ làm giá xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối, nâng tính cạnh tranh về giá của hàng hoá xuất khẩu nước nhà trên thị trường thế giới. Trong khi đó, giá nhập khẩu sẽ đắt hơn một cách tương đối so với hàng hoá trong nước. Mặt khác, theo chuỗi sản xuất và phân phối, hàng hoá xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào nhập khẩu tăng lên và các chi phí khác do gia tăng nhu cầu sản xuất thay thế cho hàng nhập khẩu vốn đang đắt hơn tương đối do biến động tỷ giá. Vì vậy, tỷ giá tăng theo cơ chế truyền dẫn này sẽ làm giá xuất khẩu tăng lên, tuy nhiên sẽ có độ trễ vì các nhà sản xuất luôn cần thời gian để điều chỉnh giá cả và kế hoạch sản xuất. Về mặt gián tiếp, các cú sốc tỷ giá có thể tạo ra sự thay đổi tương đối của giá cả các mặt hàng nội địa và nhập khẩu, từ đó tạo ra một sự dịch chuyển chi tiêu giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước. Người tiêu dùng và cả nhà sản xuất sẽ có xu hướng chuyển sang hàng nội địa (bao gồm hàng hóa tiêu dùng và cả nguyên vật liệu sản xuất), dẫn tới làm tăng giá các yếu tố sản xuất nội địa. Mức độ dẫn truyền của tỷ giá vào giá
  19. -9- hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ càng lớn thì mức độ thay thế hàng nhập khẩu theo đó sẽ càng cao. 2.2 Ý nghĩa của sự dẫn truyền tỷ giá đối với các biến vĩ mô thực Sự dẫn truyền của tỷ giá hối đoái lên các chỉ số giá thu hút được sự quan tâm nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, và ngày càng có vai trò quan trọng trong bối cảnh thị trường thế giới ngày càng mở và hội nhập, dẫn tới mặt trái là các nền kinh tế sẽ dễ tổn thương hơn đối với các cú sốc bên ngoài. Khi có biến động tỷ giá, giá nhập khẩu sẽ có sự thay đổi tương đối với giá xuất khẩu, dẫn tới cầu nội địa đối với hàng nhập khẩu cũng như cầu thế giới đối với hàng xuất khẩu thay đổi, qua đó thay đổi cán cân thương mại. Theo Devereux và Engel (2002), nếu mức độ dẫn truyền của tỷ giá vào giá nhập khẩu là thấp, mức độ giá tương đối thay đổi thấp dẫn tới mức độ thay thế hàng nhập khẩu càng ít, thì tỷ giá cần có những điều chỉnh đủ lớn để đưa nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng sau những cú sốc cơ bản. Ví dụ, khi có cú sốc làm giảm nguồn cung của hàng hóa nước ngoài hoặc cú sốc tăng chi phí sản xuất trong nước, thì cần có một sự điều chỉnh tăng tỷ giá đủ lớn để nâng giá tương đối của hàng hóa nhập khẩu, từ đó giảm cầu hàng hóa một cách hợp lý. Devereux và Engel (2002) cũng cho rằng các yếu tố như sự dẫn truyền tỷ giá lên giá cả, chi phí phân phối khác nhau giữa các hàng hóa và sự xuất hiện của các nhân tố nhiễu trên thị trường tài sản có thể dẫn tới sự dẫn truyền tỷ giá thấp. Điều này khiến tỷ giá biến động mà không hề tác động đến nền kinh tế thông qua tác động đến những biến vĩ mô cơ bản khác. Cụ thể, những biến động trong tiêu dùng, GDP, lãi suất thực, cán cân tài khoản vãng lai hầu như không phản ứng trước biến động tỷ giá. Nói cách khác, biến động tỷ giá sẽ bị ngắt kết nối với nền kinh tế thực nếu sự dẫn truyền tỷ giá là thấp. Theo Edward (2006), nghiên cứu sự dẫn truyền tỷ giá có nhiều ý nghĩa đối với dự báo lạm phát và đưa ra các hàm ý chính sách tiền tệ. Nếu sự dẫn truyền từ biến động tỷ giá lên lạm phát là lớn, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc các chính sách giảm giá đồng tiền có thể gây ra bất ổn về lạm phát hoặc có những phản ứng kịp thời khi có cú sốc tỷ giá. Ngược lại, nếu sự dẫn truyền tỷ giá tương đối thấp, điều chỉnh tỷ giá có thể trở thành công cụ của chính sách tiền tệ với các mục tiêu như tăng trưởng, xuất khẩu…
  20. -10- 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá Theo Campa và Goldberg (2002), sự dẫn truyền tỷ giá vào giá cả là một hiện tượng mang tính chất vừa vĩ mô vừa vi mô, do đó chịu ảnh hưởng của cả hai nhóm yếu tố này. Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tỷ giá Vĩ mô Vi mô Chiến lược Lạm phát định giá Độ lớn của Cấu trúc nền kinh tế ngành Chính sách tiền tệ Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu trước 2.3.1 Các yếu tố vĩ mô Lạm phát đóng vai trò quan trọng đối với sự dẫn truyền tỷ giá, trong đó môi trường lạm phát càng cao và dai dẳng thì khi chi phí sản xuất tăng lên nhà sản xuất có xu hướng đẩy các khoản chi phí gia tăng do biến động tỷ giá vào giá bán sản phẩm cuối cùng nhiều hơn, dẫn tới sự dẫn truyền tỷ giá cao hơn (Taylor, 2000). Ngược lại, trong môi trường lạm phát thấp thì sự dẫn truyền tỷ giá vào giá cả sẽ thấp đi. Độ lớn của nền kinh tế theo Mann (1986) sẽ có tác động ngược chiều đối với sự dẫn truyền tỷ giá. Đối với nền kinh tế càng lớn thì nhu cầu nhập khẩu càng lớn. Khi tỷ giá biến động tăng (đồng nội tệ giảm giá), giá nhập khẩu tăng lên sẽ làm nhu cầu nhập khẩu của nước này giảm đi, do đó làm giảm giá nhập khẩu của thế giới. Do vậy, mức dẫn truyền tỷ giá vào giá cả ở nền kinh tế lớn sẽ giảm hơn so với nền kinh tế nhỏ không ảnh hưởng gì đến giá thế giới. Đối với nước nhỏ như Việt Nam, nhiều khả năng sự dẫn truyền của tỷ giá vào giá nhập khẩu sẽ cao do Việt Nam là nước chấp nhận giá. Môi trường chính sách tiền tệ: Sự dẫn truyền tỷ giá vào giá cả sẽ lớn hơn ở những quốc gia có chính sách tiền tệ linh hoạt và tỷ giá biến động nhiều hơn (Bacchetta và van
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2