Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
lượt xem 3
download
Luận văn đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên thông qua việc xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của tỉnh BRVT, phân tích lựa chọn cụm ngành tiềm năng có thể trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách nâng cao NLCT của tỉnh gắn với phát triển cụm ngành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔI NGỌC ĐOAN THÙY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT THÔI NGỌC ĐOAN THÙY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Thôi Ngọc Đoan Thùy
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cũng như truyền cho tôi cảm hứng học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đinh Công Khải. Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, gợi mở cách tiếp cận đề tài để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng trân trọng cảm ơn thầy Phan Chánh Dưỡng và thầy Trần Tiến Khai đã trực tiếp đóng góp ý kiến cho bản luận văn. Luận văn này đã không thể hoàn thành nếu không được sự hướng dẫn và góp ý của các Thầy. Bên cạnh đó, tôi chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác tại cơ quan nhà nước, hiệp hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin, số liệu để tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn học viên MPP5 và các anh, chị đang công tác tại trường Fulbright đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thôi Ngọc Đoan Thùy
- iii TÓM TẮT Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào. Lợi thế này đã giúp Tỉnh đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong giai đoạn 1992-2005 và vươn lên vị trí thứ hai trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam về quy mô GDP vào năm 2005. Nhưng từ năm 2006, khi sản lượng khai thác dầu khí suy giảm nhanh thì vị thế kinh tế của Tỉnh trong cả nước và trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giảm theo. Trước thực trạng này, Bà Rịa – Vũng Tàu đã định hướng một số lĩnh vực ưu tiên phát triển là công nghiệp, dịch vụ cảng biển, hậu cần (logistics), du lịch, dầu khí, vận tải, hàng hải… với hy vọng những lĩnh vực này có thể thay thế cho vai trò của dầu khí trong thời gian qua. Tuy nhiên trong giới hạn nguồn lực địa phương, việc đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực sẽ làm phân tán nguồn lực. Do đó Bà Rịa – Vũng Tàu cần lựa chọn lĩnh vực nào có tiềm năng nhất để tập trung phát triển thành động lực tẳng trưởng mới của Tỉnh. Nhằm góp phần tìm lời giải đáp cho vấn đề trên, luận văn áp dụng khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương và lý thuyết cụm ngành để xác định những nhân tố thúc đẩy hay cản trở năng lực cạnh tranh của Tỉnh và lựa chọn cụm ngành có tiềm năng phát triển nhất. Sau đó luận văn sẽ phân tích mô hình kim cương cụm ngành tiềm năng để tìm ra giải pháp để phát triển cụm ngành. Kết quả phân tích cho thấy, lợi thế lớn nhất của Bà Rịa – Vũng Tàu là vị trí địa lý và tài nguyên biển đảo mà không địa phương nào trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có được. Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương duy nhất trong Vùng có thể xây dựng được cảng nước sâu tiếp nhận tàu tải trọng trên 100.000 ngàn tấn. Đây là lợi thế trời cho để xây dựng ở Bà Rịa – Vũng Tàu cụm ngành logistics mà trọng tâm là dịch vụ logistics vận tải. Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài nhất so với các tỉnh trong Vùng và là địa phương duy nhất trong Vùng có bãi cát vàng và có đảo. Đây là những tiền đề để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển cụm ngành du lịch gắn liền với biển đảo. Như vậy cụm ngành logistics và cụm ngành du lịch là hai cụm ngành có tiềm năng phát triển nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, có khả năng kích thích các yếu tố tiềm lực kinh tế của Tỉnh cùng phát triển. Bên cạnh vị trí địa lý và tài nguyên biển đảo, hạ tầng kỹ thuật thuộc loại tốt nhất Vùng, trình độ phát triển cụm ngành và chính sách tài khóa là ba lợi thế của Tỉnh.
- iv Trở lực lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của Tỉnh là môi trường kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là rào cản về tiếp cận đất đai, cạnh tranh không bình đẳng và tính năng động của lãnh đạo Tỉnh. Ngoài ra, vấn đề lao động và chất lượng nguồn nhân lực, trình độ doanh nghiệp cũng như quy mô địa phương là ba trở ngại của Tỉnh. Phân tích mô hình kim cương cụm ngành logistics cho thấy ngoài lợi thế tự nhiên thì hầu hết các nhân tố còn lại trong mô hình kim cương đều bất lợi đối với năng lực cạnh tranh cụm ngành. Những trở ngại chính mà cụm ngành logistics BRVT đang đối mặt là: (i) định hướng công nghiệp hóa của Tỉnh và nhận thức của chính quyền địa phương về khái niệm cụm ngành; (ii) tính kém chuyên nghiệp của thể chế, tổ chức, nhân lực trong ngành; (iii) CSHT logistics còn yếu, thiếu kết nối và không đồng bộ. Từ kết quả phân tích, luận văn đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tỉnh và phát triển cụm ngành logistics. Các khuyến nghị tập trung vào cải thiện các nhân tố quyết định môi trường kinh doanh, sự quyết tâm của lãnh đạo Tỉnh trong lựa chọn động lực tăng trưởng tạo sự phát triển bền vững, các giải pháp phát triển cụm ngành logistics gồm thúc đẩy hình thành mối liên kết vùng, tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, hình thành hành lang pháp lý cho ngành logistics và tăng cường vai trò Hiệp hội. Bên cạnh những kết quả nêu trên, luận văn còn một số hạn chế sau: (i) chưa phân tích cụm ngành du lịch và phân tích cụm ngành logistics chưa sâu, đây có thể là hướng phát triển tiếp theo của đề tài; (ii) các khuyến nghị chỉ dừng lại ở mức gợi ý trên cơ sở kết quả nghiên cứu gắn với mục tiêu đề ra; chưa đi sâu phân tích chi tiết để thiết kế chiến lược, lộ trình, phương thức thực hiện.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... x DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3 1.5 Khung phân tích ........................................................................................................... 3 1.5.1 Khung phân tích NLCT địa phương ...................................................................... 3 1.5.2 Cụm ngành............................................................................................................. 5 1.6 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.7 Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ........................................................................................................................... 7 2.1 Các yếu tố về lợi thế tự nhiên ...................................................................................... 7 2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................. 7 2.1.2 Khí hậu .................................................................................................................. 7
- vi 2.1.3 Quy mô địa phương ............................................................................................... 8 2.1.4 Phân bổ đất ............................................................................................................ 8 2.1.5 Tài nguyên biển-đảo .............................................................................................. 9 2.1.6 Tài nguyên nước và Hệ thống sông ngòi ............................................................... 9 2.1.7 Tài nguyên rừng................................................................................................... 10 2.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương..................................................................... 10 2.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội ............................................................................................ 10 2.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................... 12 2.2.3 Chính sách kinh tế địa phương ............................................................................ 15 2.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp ................................................................. 19 2.3.1 Môi trường kinh doanh ........................................................................................ 19 2.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành ............................................................................ 21 2.3.3 Hoạt động và chiến lược của DN ........................................................................ 22 2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh BRVT và xác định cụm ngành tiềm năng .... 24 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỤM NGÀNH LOGISTICS ........ 27 3.1 Các điều kiện nhân tố đầu vào ................................................................................... 27 3.1.1 Nguồn tài sản vật chất ......................................................................................... 27 3.1.2 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 27 3.1.3 Nguồn vốn ........................................................................................................... 29 3.1.4 Nguồn nhân lực ................................................................................................... 29 3.2 Các điều kiện cầu ....................................................................................................... 30 3.3 Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh ................................................................ 30 3.4 Các ngành hỗ trợ và liên quan .................................................................................... 32 3.4.1 Hải quan............................................................................................................... 32 3.4.2 Các thể chế hỗ trợ ................................................................................................ 33
- vii 3.4.3 Hệ thống giáo dục đào tạo ................................................................................... 34 3.4.4 Hiệp hội ............................................................................................................... 34 3.5 Đánh giá cụm ngành logistics .................................................................................... 34 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 36 4.1 Kết luận ...................................................................................................................... 36 4.2 Gợi ý chính sách ......................................................................................................... 37 4.2.1 Cải thiện các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng môi trường kinh doanh ...... 37 4.2.2 Lựa chọn động lực tăng trưởng tạo ra sự phát triển bền vững ............................ 37 4.2.3 Phát triển cụm ngành logistics ............................................................................. 38 4.3 Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 40 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 44
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB Đông Nam Bộ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng GTVT Giao thông vận tải IIP Index of Industrial Production Chỉ số sản xuất công nghiệp HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế KCN Khu công nghiệp KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam KTXH Kinh tế-xã hội NGTK Niên giám thống kê NLCT Năng lực cạnh tranh NSLĐ Năng suất lao động PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TCTK Tổng cục Thống kê TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI and Industry Việt Nam Vietnam Household Living Điều tra mức sống hộ gia đình Việt VHLSS Standards Survey Nam
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tác động của ngành dầu khí đến tăng trưởng và vị thế kinh tế của BRVT ........... 2 Bảng 1.1 Chỉ số ICT index Năm 2013 của các tỉnh trong Vùng KTTĐPN ...................... 14 Bảng 2.2 Tỷ trọng dịch vụ trong GDP các tỉnh Vùng KTTĐPN năm 2011 ........................ 15 Bảng 2.3 Cơ cấu DN đang hoạt động ở BRVT (đến 31/12/2012) ....................................... 23 Bảng 2.4 Kết quả xác định cụm ngành tiềm năng ............................................................... 26 Bảng 3.1 Chỉ số năng lực Logistics của các quốc gia ASEAN ........................................... 31
- x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 của các tỉnh Vùng KTTĐPN .. 1 Hình 1.2 Khung phân tích NLCT địa phương ....................................................................... 4 Hình 1.3 Mô hình kim cương Porter ...................................................................................... 5 Hình 2.1 Chỉ số cơ sở hạ tầng năm 2013 của các tỉnh trong Vùng KTTĐPN ..................... 12 Hình 2.2 Đánh giá CSHT điện, viễn thông tỉnh BRVT (kém nhất = 0, tốt nhất = 100) ...... 14 Hình 2.4 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh BRVT......................................................... 15 Hình 2.5 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế...................................................................... 16 Hình 2.6 Năng suất lao động tỉnh BRVT phân theo khu vực kinh tế (giá so sánh 1994) ... 16 Hình 2.7 Phân tích dịch chuyển cấu phần 2002-2011 ......................................................... 17 Hình 2.8 Cơ cấu thu ngân sách tỉnh BRVT (không tính dầu thô) ....................................... 18 Hình 2.9 Cơ cấu chi ngân sách tỉnh BRVT ......................................................................... 19 Hình 2.10 Các chỉ số thành phần của PCI tỉnh BRVT ........................................................ 20 Hình 2.11 Hiện trạng và xu hướng phát triển các cụm ngành ............................................. 22 Hình 2.12 Số DN toàn tỉnh năm 2012 phân theo ngành kinh tế .......................................... 24 Hình 2.13 Đánh giá các nhân tố quyết định NLCT của tỉnh BRVT .................................... 25 Hình 3.1 Chi phí logistics so với GDP của một số nước ..................................................... 31 Hình 3.2 Sơ đồ cụm ngành logistics tỉnh BRVT ................................................................. 35
- xi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kết quả phỏng vấn .............................................................................................. 44 Phụ lục 2. Các tuyến hàng hải Châu Á – Châu Âu .............................................................. 45 Phụ lục 3. Bản đồ thể hiện vị trí Vùng KTTĐPN ................................................................ 46 Phụ lục 4. Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh BRVT .................................................. 47 Phụ lục 5. Sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Côn Đảo ............................................. 48 Phụ lục 6. Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh Vùng KTTĐPN ............................. 49 Phụ lục 7. Cơ cấu dân số, lao động và di cư các tỉnh vùng KTTĐPN năm 2012 ................ 49 Phụ lục 8. GDP các tỉnh trong Vùng KTTĐPN (giá so sánh năm 1994, tỷ đồng) .............. 50 Phụ lục 9. Số học sinh phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên 1000 dân của tỉnh BRVT ........................................................................................... 51 Phụ lục 10. Một số chỉ tiêu về lao động của các tỉnh Vùng KTTĐPN ................................ 52 Phụ lục 11. GDP bình quân đầu người của tỉnh BRVT ....................................................... 53 Phụ lục 12. GDP bình quân đầu người cả nước ................................................................... 53 Phụ lục 13. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo thu nhập các tỉnh vùng KTTĐPN (%) ...................... 54 Phụ lục 14. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất (lần) ... 54 Phụ lục 15. Hiện trạng hệ thống cảng biển tỉnh BRVT ....................................................... 55 Phụ lục 16. Hệ thống giao thông ngoại vùng ....................................................................... 57 Phụ lục 17. Hệ thống giao thông kết nối .............................................................................. 58 Phụ lục 18. Các chỉ số thành phần PCI 2013 của các tỉnh, thành Vùng KTTĐPN ............. 59
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Theo số liệu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BRVT) có trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên lớn nhất nước (93,3% trữ lượng dầu và 16,2% trữ lượng khí của cả nước). Với lợi thế này, ngành công nghiệp khai thác dầu khí đã trở thành động lực phát triển kinh tế của BRVT ngay từ những ngày đầu thành lập Tỉnh. Trong 15 năm 1991-2005, nhờ khai thác dầu khí, GDP của Tỉnh tăng trưởng bình quân 13,55%/năm, đưa BRVT trở thành tỉnh có quy mô kinh tế lớn trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN)1. Năm 2005, BRVT đóng góp 1/5 GDP toàn Vùng; GDP bình quân đầu người đạt 7.050 USD2, gấp 11 lần bình quân chung cả nước3. Bước sang giai đoạn 2006-2010 (là thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế), trong khi các địa phương trong Vùng KTTĐPN đều tăng trưởng trên 10%/năm thì BRVT chỉ tăng trưởng 1,65%4, thấp hơn rất nhiều so với bình quân của Vùng và bình quân cả nước. Hình 1.1 Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 của các tỉnh Vùng KTTĐPN Tây Ninh 14,16% Bình Dương 14,05% Đồng Nai 13,55% Bình Phước 13,19% Long An 11,74% TP.HCM 11,17% Tiền Giang 10,90% Vùng KTTĐPN 10,13% Cả nước 7,01% BRVT 1,65% Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2009; NGTK Việt Nam và NGTK các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐPN năm 2011. 1 Gồm tám tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), BRVT, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang và Long An. 2 UBND tỉnh BRVT (2012a). 3 GDP bình quân đầu người của cả nước năm 2005 là 638 USD (Theo báo cáo KTXH Việt Nam giai đoạn 2001-2005, TCTK). 4 Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 được tính theo phương pháp bình quân nhân.
- 2 Chính do sản lượng khai thác dầu khí sụt giảm đã làm chậm lại tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh, làm giảm vị thế kinh tế của Tỉnh trong cả nước và trong Vùng KTTĐPN, như minh họa trong Bảng 1.1 dưới đây. Bảng 1.1 Tác động của ngành dầu khí đến tăng trưởng và vị thế kinh tế của BRVT Chỉ tiêu 1992 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sản lượng khai thác 5,50 14,99 14,1 11,21 10,37 8,72 8,47 8,45 dầu thô (triệu tấn) Đóng góp của dầu khí 75,58 43,48 46,23 39,18 36,49 29,60 24,09 23,23 trong GDP (%) Tốc độ tăng trưởng (3,01) (0,67) (6,41) 2,00 1,25 13,03 8,75 GDP (%) Tốc độ tăng trưởng (19,69) 5,63 (20,7) (4,99) (17,88) (7,99) 4,85 GDP dầu khí (%) Tốc độ tăng trưởng 15,44) (5,52) 5,88 6,51 12,24 21,86 9,99 GDP trừ dầu khí (%) Tỷ trọng GDP BRVT/ 9,03 8,29 7,15 6,86 6,6 6,98 7,16 GDP cả nước Tỷ trọng GDP BRVT/ 19,99 18,03 15,36 14,18 13,30 13,39 13,13 GDP Vùng KTTĐPN Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2009; NGTK Việt Nam và NGTK các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐPN năm 2011. Như vậy, ngành công nghiệp khai thác dầu khí, vốn dựa vào nguồn tài nguyên không tái sinh, là ngành không có triển vọng trong dài hạn. Thực trạng này đòi hỏi BRVT phải nhanh chóng tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thay thế cho vai trò của dầu khí trong thời gian qua. Với vị trí cửa ngõ hướng ra biển Đông của Vùng KTTĐPN, BRVT có tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của cả Vùng và phát triển các ngành kinh tế biển. Nhận định này được thể hiện trong mục tiêu phát triển của Tỉnh đến năm 2020: “Phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng tỉnh BRVT thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại”; “…phát huy lợi thế biển, bờ biển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ… tập trung phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, hậu cần (logistics), du lịch, dầu khí, vận tải, hàng hải và các dịch vụ khác tạo bước phát triển đột phá về dịch vụ…”. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh BRVT lần thứ V (2010)
- 3 Như vậy, định hướng phát triển của Tỉnh dàn trải trên nhiều lĩnh vực trong cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ, do đó nguồn lực của Tỉnh sẽ không được sử dụng hiệu quả. BRVT cần xác định lĩnh vực nào có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng mới của Tỉnh để tập trung phát triển, mang lại sự thịnh vượng bền vững cho BRVT. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên thông qua việc xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của tỉnh BRVT, phân tích lựa chọn cụm ngành tiềm năng có thể trở thành động lực phát triển kinh tế của Tỉnh, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách nâng cao NLCT của Tỉnh gắn với phát triển cụm ngành. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những nhân tố cối lõi nào quyết định NLCT của tỉnh BRVT? Câu hỏi 2: Cụm ngành nào có tiềm năng phát triển trở thành trụ cột kinh tế của BRVT? Câu hỏi 3: Cần phải làm gì để nâng cao NLCT của Tỉnh gắn với phát triển cụm ngành? 1.4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là NLCT của tỉnh BRVT. Phạm vi nghiên cứu là tỉnh BRVT trong mối tương quan với các tỉnh Vùng KTTĐPN. Thời gian nghiên cứu nằm trong giai đoạn 2002 – 2011 (một số nội dung cập nhật số liệu đến 2012, 2013). Giai đoạn 10 năm là phù hợp để nghiên cứu diễn biến của nền kinh tế và cũng phù hợp với sự sẵn có của nguồn số liệu. 1.5 Khung phân tích Luận văn sử dụng khung phân tích NLCT địa phương, do TS. Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh từ khung phân tích NLCT quốc gia của Porter (1990, 1998, 2008). 1.5.1 Khung phân tích NLCT địa phương Theo khung phân tích, NLCT của địa phương được quyết định bởi ba nhóm nhân tố như Hình 1.2. Nhóm thứ nhất “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương” bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và quy mô địa phương.
- 4 Hình 1.2 Khung phân tích NLCT địa phương NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP Trình độ phát triển Hoạt động và chiến lược Môi trường kinh doanh cụm ngành của DN NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG Hạ tầng văn hóa, Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, Chính sách tài khóa, giáo dục, y tế, xã hội điện, nước, viễn thông) đầu tư, tín dụng, cơ cấu CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2013) Nhóm thứ hai “NLCT ở cấp độ địa phương”, bao gồm: (i) chất lượng hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; (ii) các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Nhóm thứ ba “NLCT ở cấp độ DN”, là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của DN, bao gồm: Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng (CSHT) kỹ thuật; Trình độ phát triển cụm ngành và chiến lược của DN. Trong nhóm nhân tố thứ ba, chất lượng môi trường kinh doanh được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát tạo nên bốn góc của Mô hình Kim cương Porter5 như Hình 1.3. Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc xác định thứ tự ưu tiên, hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất. 5 Porter (2008)
- 5 Hình 1.3 Mô hình kim cương Porter Chính sách kinh tế, Các quy định và động lực thị trường, trợ cấp, khuyến khích đầu tư và năng giáo dục, định hình Chính suất, độ mở và mức độ cạnh nhu cầu, thiết lập các phủ Bối cảnh cho chiến tranh trong nước tiêu chuẩn lược và cạnh tranh Mức độ đòi hỏi và khắt khe của Các yếu tố Điều kiện yếu khách hàng và điều kiện cầu tố đầu vào nhu cầu nội địa Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng Ngành công nghiệp hỗ cao Sự có mặt của các trợ và liên quan nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2013) 1.5.2 Cụm ngành Cụm ngành thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt của mô hình Kim cương, phản ánh tác động liên kết và tác động lan tỏa giữa các DN và các tổ chức có liên quan trong cạnh tranh. Trình độ phát triển cụm ngành phân tích sự tập trung về mặt địa lý của các DN, các tài sản chuyên môn, hoặc các tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Thông thường, cụm ngành sẽ bắt đầu với sự trỗi dậy của các DN then chốt, từ đó thu hút các DN cạnh tranh khác, các DN ở khâu trước, khâu sau, và các dịch vụ hỗ trợ. Khi quy mô hiệu quả đã đạt được, các tác động tương hỗ sẽ giúp duy trì sự phát triển của cụm ngành. Cụm ngành thường hình thành khi thỏa mãn một số điều kiện trong bốn điều kiện sau: Điều kiện 1. Cụm ngành có một lượng đủ lớn các công ty nội địa hoặc chi nhánh công ty nước ngoài đã vượt qua phép thử của thị trường. Điều kiện 2. Cụm ngành có một số lợi thế đặc thù hay thế mạnh đặc biệt trong bốn yếu tố của Mô hình Kim cương Porter (như nhu cầu đặc thù, tài năng đặc biệt, vị trí địa lợi …). Điều kiện 3. Cụm ngành có sự hiện diện của công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới đã có những đầu tư quan trọng, đồng thời có cam kết mở rộng hoạt động. Điều kiện 4. Có thế mạnh trong các cụm ngành liên quan gần gũi.
- 6 1.6 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo quy trình sau: Bước 1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp để có nhận định sơ bộ về NLCT của tỉnh BRVT, các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến NLCT và cụm ngành tiềm năng. Tổng hợp thông tin còn thiếu để chuẩn bị nội dung phỏng vấn. Các nguồn thông tin và dữ liệu chính bao gồm: NGTK (Việt Nam, tỉnh BRVT, các tỉnh Vùng KTTĐPN); Chỉ số PCI; Chỉ số HNKTQT cấp địa phương; các quy hoạch, báo cáo của tỉnh BRVT; các điều tra chuyên đề của TCTK. Bước 2. Phỏng vấn lãnh đạo và chuyên viên các sở ngành, hiệp hội6 có liên quan đến nội dung phân tích để có thêm thông tin nhằm minh chứng, giải thích, khẳng định hay điều chỉnh những nhận định có được từ bước 1, sau đó phân tích cụm ngành tiềm năng. Bước 3. Căn cứ vào kết quả phân tích ở bước 1 và bước 2 để đề xuất một số khuyến nghị chính sách phát huy NLCT của tỉnh gắn với phát triển cụm ngành tiềm năng. 1.7 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm bốn chương. Chương 1 nêu bối cảnh chính sách, giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 đánh giá các nhân tố quyết định NLCT theo khung lý thuyết, từ đó nhận diện các yếu tố cốt lõi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của Tỉnh và xác định các cụm ngành tiềm năng. Bảy trong chín nhân tố trong khung phân tích sẽ được tập trung phân tích là: (1) tài nguyên thiên nhiên; (2) vị trí địa lý; (3) quy mô địa phương; (4) hạ tầng xã hội, văn hóa, giáo dục; (5) CSHT giao thông vận tải, điện, nước, viễn thông, khu công nghiệp (KCN), cảng biển; (6) chất lượng của các chính sách tài khóa, đầu tư, cơ cấu kinh tế; (7) môi trường kinh doanh. Chương 3 tập trung phân tích cụm ngành tiềm năng được xác định từ Chương 2 để tìm ra thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển cụm ngành, làm cơ sở cho các khuyến nghị ở Chương 4. Chương 4 đề xuất một số khuyến nghị chính sách để nâng cao NLCT của tỉnh gắn với phát triển cụm ngành tiềm năng dựa trên kết quả phân tích từ Chương 2 và Chương 3. Chương này cũng đưa ra kế hoạch cụ thể và những khó khăn khi triển khai chính sách cũng như nêu ra một số hạn chế của đề tài. 6 Xem Phụ lục 1.
- 7 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1 Các yếu tố về lợi thế tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý BRVT tiếp giáp với biển Đông, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế nối liền bắc nam và đông tây của thế giới7, nơi chiếm hơn 85% vận chuyển thương mại quốc tế8. Vũng Tàu là điểm cuối của đường xuyên Á AH1 (Quốc lộ 51) nối liền Việt Nam với các nước ASEAN qua cửa khẩu Mộc Bài. BRVT nằm trong hành lang giao thông phía nam của GMS (Vũng Tàu – Hồ Chí Minh – Phnômpênh – Siem Riep – Bangkok). Như vậy, BRVT không chỉ là cửa ngõ hướng ra biển Đông của Vùng KTTĐPN mà còn của cả Campuchia. Đây là vị trí địa lý lý tưởng để xây dựng cụm ngành logistics ở tỉnh BRVT. BRVT nằm trong vùng KTTĐPN, gồm sáu tỉnh Đông Nam Bộ (ĐNB) và hai tỉnh Tây Nam Bộ. Vùng KTTĐPN được xem là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, chiếm hơn 52% GDP, trên 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước, độ mở kinh tế của Vùng có xu hướng tăng cao. Tỷ trọng xuất khẩu trên GDP của Vùng tăng từ 33% năm 2005 lên đến 39% năm 20109 chứng tỏ nhu cầu trao đổi hàng hóa và nguyên vật liệu giữa Vùng KTTĐPN với thị trường thế giới ngày một tăng. Đây sẽ là nguồn hàng dồi dào cho hệ thống cảng biển và cụm ngành logistics ở BRVT. 2.1.2 Khí hậu BRVT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cao (27C) và ổn định, số giờ nắng cao, ít xảy ra hạn hán hay lũ lụt nên thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, du lịch, giao thông vận tải. Tuy nhiên, do là tỉnh ven biển nên về lâu dài BRVT sẽ chịu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với ngành du lịch, các công trình xây dựng, cảng, đường giao thông và cư dân sinh sống ven bờ của Tỉnh10. 7 Xem Phụ lục 2 8 UBND tỉnh BRVT (2011a) 9 Viện Kinh tế Việt Nam (2014) 10 Chi tiết xem Phụ lục 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn