intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung xác định NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT (được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh) và mô hình kim cương trong lý thuyết về cụm ngành của Micheal E. Porter để xác định thế mạnh, những nhân tố cản trở sự phát triển cụm ngành du lịch. Qua đó đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển và nâng cao năng suất cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ VĂN PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------- LÊ VĂN PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017. Tác giả luận văn Lê Văn Phúc
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền đạt, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Với lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Huỳnh Thế Du, TS Lê Việt Phú đã có những buổi trao đổi thú vị trong giai đoạn định hƣớng ban đầu về luận văn của tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi đến TS Vũ Thành Tự Anh lời cảm ơn sâu sắc vì Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, tƣ vấn và khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã hợp tác chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động viên, đặc biệt là các thành viên MPP8, các anh chị cựu học viên đã trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành nghiên cứu.
  5. -iii- TÓM TẮT Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biển và quần thể di tích lịch sử đa dạng, đặc biệt với hai di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch. Du lịch Thừa Thiên Huế luôn đƣợc xem nhƣ là ngành kinh tế mũi nhọn, đƣợc thể hiện rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Trung Ƣơng và địa phƣơng. Tuy nhiên, kết quả phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng: lƣợng khách quốc tế đến địa phƣơng có xu hƣớng chững lại, doanh thu du lịch sụt giảm, chi tiêu của du khách thấp và ngành du lịch chỉ đóng góp một phần nhỏ trong thu ngân sách địa phƣơng. Đứng trƣớc thực trạng này, nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi chính sách: (i) Những nhân tố then chốt nào đóng vai trò thúc đẩy hoặc cản trở NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế? và (ii) Cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế?. Thông qua đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế và khuyến nghị những chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành này. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên mô hình kim cƣơng của Michael E.Porter cùng với việc thu thập thông tin nhằm kiểm định một cách thận trọng các giả thuyết đƣợc đƣa ra, các tiêu chí đƣợc so sánh với địa phƣơng lân cận là Quảng Nam. Kết quả cho thấy, sự phát triển cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế gặp phải nhiều cản trở, xuất phát từ các nguyên nhân: (i) quy hoạch phát triển du lịch dàn trải trên tất cả các loại hình, (ii) sự kém hiệu quả của các thể chế liên quan đến sự phát triển của cụm ngành, đặc biệt là chính quyền địa phƣơng và các bên liên quan, dẫn đến các chƣơng trình liên kết, quảng bá du lịch kém hiệu quả và môi trƣờng kinh doanh có nhiều trở ngại, (iii) sự thiếu hụt về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các điểm vui chơi giải trí và cuộc sống về đêm và (iv) sự hạn chế về vốn đầu tƣ cho hoạt động du lịch cũng nhƣ cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của du khách. Với các nút thắt này, nghiên cứu tập trung đề xuất bốn nhóm gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh ngành du lịch Thừa Thiên Huế: (i) địa phƣơng cần xác định lại quy hoạch phát triển du lịch với các mức độ ƣu tiên từng loại hình, với nền tảng là du lịch di sản văn hóa, (ii) thúc đẩy liên kết và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh trong phát triển du lịch, (iii) đa dạng hóa và cải thiện chất lƣợng các sản phẩm du lịch và (iv) thu hút vốn đầu tƣ và cải thiện cơ sở hạ tầng trong phát triển du lịch địa phƣơng.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...............................................................................vii DANH MỤC HỘP ................................................................................................................ ix DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ x CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.6. Nguồn thông tin....................................................................................................... 5 1.7. Cấu trúc của nghiên cứu .......................................................................................... 5 CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 6 2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ............................................................................ 6 2.2. Lý thuyết về cụm ngành .......................................................................................... 7 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch ........... 9 2.4. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 11 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................................ 12 3.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào .............................................................................. 12 3.1.1. Nguồn tài sản vật chất .................................................................................... 12 3.1.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 16 3.1.3. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 18 3.1.4. Nguồn kiến thức............................................................................................. 20 3.1.5. Nguồn vốn...................................................................................................... 21 3.2. Bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh ................................................................. 23
  7. -v- 3.2.1. Tổng quan PCI ............................................................................................... 24 3.2.2. Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ....................... 26 3.3. Các điều kiện cầu .................................................................................................. 29 3.4. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan ........................................................ 35 3.4.1. Các thể chế hỗ trợ .......................................................................................... 35 3.4.2. Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan .......................................................... 38 3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế .............. 43 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................................... 48 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 48 4.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 48 4.2.1. Đối với quy hoạch phát triển du lịch. ............................................................ 48 4.2.2. Đối với vấn đề liên kết và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh trong phát triển du lịch. .......................................................................................................... 49 4.2.3. Đối với việc đa dạng hóa và cải thiện chất lƣợng các sản phẩm du lịch ....... 50 4.2.4. Đối với việc thu hút vốn đầu tƣ trong phát triển du lịch và cải thiện cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng ................................................................................................................ 50 4.3. Hạn chế của luận văn ............................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 52 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 56
  8. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á CIEM Central Institute for Economic Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Management Trung Ƣơng ESRT Environmentally and Socially Chƣơng trình Phát triển Năng lực Du Responsible Tourism lịch có Trách nhiệm với Môi trƣờng và Xã hội EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ILO International Labour Tổ chức lao động quốc tế Organization JICA The Japan International Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Cooperation Agency KOIKA The Korea International Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc Cooperation Agency NLCT Năng lực cạnh tranh MOWCAP Memory of the World Ủy ban Ký ức thế giới khu vực Châu Committee for Asia/Pacific Á – Thái Bình Dƣơng PCI Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT-Huế Thừa Thiên Huế UBND Ủy ban nhân dân USAID United States Agency for Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ International Development UNESCO United Nations Educational Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo Scientific and Cultural dục của Liên Hiệp Quốc Organization VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp and Industry Việt Nam VKTTĐ TB Vùng Kinh tế Trọng điểm Trung Bộ VTV Đài truyền hình Việt Nam
  9. -vii- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 3.1: 5 yêu cầu quan trọng nhất đối với du lịch tại TT-Huế và Quảng Nam .................... 32 Hình 1.1: Khách du lịch quốc tế đến một số thành phố có di sản thế giới đƣợc công nhận bởi UNESCO giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................................... 2 Hình 1.2: Doanh thu du lịch (cơ sở lƣu trú và lữ hành) của các tỉnh TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015 ............................. 3 Hình 1.3: Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phƣơng ..................................................... 6 Hình 2.2: Mô hình Kim cƣơng Porter .................................................................................... 8 Hình 2.3: Mạng lƣới hoạt động cụm ngành du lịch ............................................................. 10 Hình 3.1: Đánh giá cơ sở hạ tầng ở các tỉnh thuộc VKTTĐ TB 2016....................................... 18 Hình 3.2: Số lƣợng và trình độ lao động ngành du lịch từ năm 2012 đến năm 2015 .......... 19 Hình 3.3: Đào tạo lao động tại TT-Huế so với Quảng Nam và trung vị cả nƣớc năm 2015 ............................................................................................................................................. 21 Hình 3.4: Vốn đầu tƣ tính theo giá so sánh 2010 trên địa bàn tỉnh TT-Huế và Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2015.................................................................................................. 22 Hình 3.5: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010, tổng thu ngân sách và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2015 của các tỉnh thuộc VKTTĐ TB (tỷ đồng) .................................................................................................................................... 23 Hình 3.6: Tổng quan PCI của TT-Huế và các tỉnh thuộc VKTTĐ TB................................ 24 Hình 3.7: Các chỉ tiêu thành phần PCI của tỉnh TT-Huế năm 2013 và 2016 ...................... 25 Hình 3.8: Đánh giá của du khách đối với chất lƣợng dịch vụ của cơ sở lƣu trú.................. 26 Hình 3.9: Lƣợt khách đến tỉnh TT-Huế năm 2008 - 2015 ................................................... 29 Hình 3.10: Các địa điểm tham quan phổ biến của khách du lịch tại TT-Huế...................... 30 Hình 3.11: Các điểm đến mà khách du lịch sẽ viếng thăm cùng với TT-Huế ..................... 31 Hình 3.12: Các hoạt động khách du lịch sẽ tham gia khi đến TT-Huế ................................ 32 Hình 3.13: Đánh giá của du khách về tầm quan trọng và sự hài lòng đối với các khía cạnh du lịch TT-Huế..................................................................................................................... 33 Hình 3.14: Đánh giá của du khách về chất lƣợng dịch vụ tại các địa điểm tham quan, du lịch ............................................................................................................................................. 34
  10. -viii- Hình 3.15: Các kênh tiếp cận thông tin về du lịch TT-Huế của du khách ........................... 36 Hình 3.16: Thống kê cơ sở lƣu trú tại TT-Huế .................................................................... 38 Hình 3.17: Cơ cấu doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ lƣu trú, ăn uống của tỉnh TT-Huế và Quảng Nam .......................................................................................................................... 39 Hình 3.18: Thời gian lƣu trú của khách du lịch theo từng tỉnh............................................ 39 Hình 3.19: Cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế ........................................................................ 43 Hình 3.20: Mô hình Kim cƣơng của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế ................................ 44 Hình 3.21: Chẩn đoán ngành du lịch của TT-Huế ............................................................... 47
  11. -ix- DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Cơ sở hạ tầng tại TT-Huế còn nhiều hạn chế ....................................................... 17 Hộp 3.2: Nguồn nhân lực tại địa phƣơng đáp ứng đƣợc nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng ............................................................................................................................................. 19 Hộp 3.3: Sự cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp du lịch .............................................. 27 Hộp 3.4: Liên kết du lịch chƣa phát huy hiệu quả ............................................................... 28 Hộp 3.5: Đồ lƣu niệm và quà tặng du lịch TT-Huế còn khá đơn điệu ................................ 41
  12. -x- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Chi tiêu khách du lịch tại Thừa Thiên Huế và Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 ............................................................................................................................................. 56 Phụ lục 1.2: Các doanh nghiệp đóng góp ngân sách hàng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 ..................................................................................................................................... 56 Phụ lục 1.3: Mẫu khảo sát, phƣơng pháp và nội dung phỏng vấn ....................................... 57 Phụ lục 2.1: Mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến ........................................................... 66 Phụ lục 2.2: Mô hình cụm du lịch: năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ................. 66 Phụ lục 2.3: Cụm ngành du lịch tại Tunisia ......................................................................... 67 Phụ lục 2.4: Trình bày các giả thuyết nghiên cứu................................................................ 68 Phụ lục 3.1: Thực trạng lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến năm 2015 ..................................................................................................................................... 73 Phụ lục 3.2: Các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế ....................... 74 Phụ lục 3.3: Vốn đầu tƣ trên địa bàn của các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ ............................................................................................................................................. 75 Phụ lục 3.4: Tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ giai đoạn 1988 - 2016 .......................................................................................................................... 76 Phụ lục 3.5: Danh sách các dự án FDI đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch tại Thừa Thiên Huế tính đến hết năm 2015 .......................................................................................................... 77 Phụ lục 3.6: Chỉ số PCI các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 2016 ....... 80 Phụ lục 3.7: Tiêu chí đánh giá “Chi phí gia nhập thị trƣờng” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016 ......................................................................................................... 80 Phụ lục 3.8: Tiêu chí đánh giá “Cạnh tranh bình đẳng” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016.............................................................................................................................. 81 Phụ lục 3.9: Tiêu chí đánh giá “Chi phí thời gian” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016.............................................................................................................................. 82 Phụ lục 3.10: Tiêu chí đánh giá “Tính năng động” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016.............................................................................................................................. 82 Phụ lục 3.11: Thị trƣờng khách du lịch quốc tế lớn đến Thừa Thiên Huế .......................... 83 Phụ lục 3.12: Các đề án, dự án trọng điểm Du lịch của Thừa Thiên Huế ........................... 84
  13. -xi- Phụ lục 3.13: Các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tƣ trong Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Thừa Thiên Huế ............................................................................................................ 84 Phụ lục 3.14: Các dự án của chính phủ và tổ chức quốc tế tài trợ giai đoạn 1992 - 2014 ... 85 Phụ lục 3.15: Các dự án tiêu biểu do các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại Thừa Thiên Huế ....................................................................................................................................... 89 Phụ lục 3.16: Tình hình phát triển cơ sở lƣu trú tại Thừa Thiên Huế từ năm 2010 - 2016 .......... 90
  14. -1- CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thừa Thiên Huế (TT-Huế) là một tỉnh ven biển miền Trung, là nơi hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biển và quần thể di tích lịch sử đa dạng, có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch. Cụ thể, tỉnh đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ sông Hƣơng, núi Ngự, vƣờn quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Tam Giang và một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, Lăng Cô. Bên cạnh đó, địa phƣơng còn chứa đựng trong mình Quần thể di tích cố đô, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn đƣợc Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tất cả những lợi thế này giúp địa phƣơng có thể phát triển thành một cụm ngành du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch di sản văn hóa và thiên nhiên. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năn 2030 xác định TT-Huế là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Theo đó, phát triển du lịch TT-Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô, Cảnh Dƣơng, Bạch Mã, Tam Giang (Tổng cục Du lịch, 2013). Về phía tỉnh TT-Huế, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2013 – 2030 đã xác định mục tiêu “tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đƣa TT-Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực, đến năm 2030 xây dựng TT-Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới” (Ủy ban nhân dân (UBND) TT-Huế, 2013). Mặc dù du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều lợi thế tiềm năng, nhƣng kết quả phát triển du lịch TT-Huế vẫn khá khiêm tốn so với kỳ vọng. Tuy lƣợng khách và doanh thu du lịch tăng bình quân tăng lần lƣợt là 10,83%/năm và 15%/năm (Sở Du lịch TT-Huế, 2016), nhƣng khả năng thu hút khách quốc tế của tỉnh khá thấp khi so sánh với một số thành phố có di sản văn hóa đƣợc UNESCO công nhận ở trong nƣớc và khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn 2011 – 2015, lƣợng khách quốc tế đến địa phƣơng chỉ cao hơn tỉnh Ninh Bình và Luang Prabang – Lào, gần bằng 50% Quảng Nam, 40% Hà Nội, 35% Siem Reap - Campuchia và 22% so với BaLi – Indonesia (Hình 1.1). Không những vậy, lƣợng khách quốc tế đến tỉnh đang có xu hƣớng chững lại, đi ngƣợc với xu hƣớng tăng trƣởng ở các thành phố Vientiance, Luang Prabang, Bali, Quảng Nam và Hà Nội.
  15. -2- Ngoài ra, so với một số địa phƣơng lân cận hoặc một số địa phƣơng có di sản thế giới đƣợc UNESCO công nhận, doanh thu du lịch bình quân của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 chỉ xấp xỉ Quảng Nam, 1/2 Đà Nẵng, 1/10 Hà Nội và chỉ cao hơn Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình. Không những vậy, doanh thu du lịch của tỉnh có dấu hiệu sụt giảm vào năm 2015 (Hình 1.2). Điểm đáng chú ý là doanh thu du lịch năm 2015 của Quảng Nam và Đà Nẵng vƣợt xa TT-Huế, mặc dù cả 3 địa phƣơng đều có mức xuất phát điểm tƣơng đƣơng nhau vào năm 2010. Thêm vào đó, kết quả điều tra chi tiêu của Tổng cục Thống kê cho thấy chi tiêu khách du lịch đến TT-Huế thấp hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, thậm chí chi tiêu của khách du lịch quốc tế còn có xu hƣớng giảm mạnh sau năm 2006 (Phụ lục 1.1). Không những vậy, lƣợng khách lƣu trú (cả quốc tế và nội địa) ở TT-Huế còn chứng kiến sự sụt giảm sau năm 2014. Hình 1.1: Khách du lịch quốc tế đến một số thành phố có di sản thế giới đƣợc công nhận bởi UNESCO giai đoạn 2011 – 2015 4500000.0 4000000.0 Khách du lịch quốc tế (lƣợt khách) 3500000.0 3000000.0 2500000.0 2000000.0 1500000.0 1000000.0 500000.0 .0 2011 2012 2013 2014 2015 TTHue Quảng Nam Ninh Bình Hà Nội Vientiance Siem Reap Luang Prabang Bali Nguồn: Tổng hợp số liệu Niên giám thống kê TT-Huế, Ninh Bình, Quảng Nam và Hà Nội, Cục Phát triển Du lịch Lào, Bộ Du lịch Campuchia, Văn phòng Du lịch Bali,
  16. -3- Hình 1.2: Doanh thu du lịch (cơ sở lƣu trú và lữ hành) của các tỉnh TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015 6000000.0 Doanh thu du lịch (Triệu VND) 5000000.0 4000000.0 3000000.0 2000000.0 1436527.0 1558863.20 1483390.0 1105310.20 1230890.0 919675.0 1000000.0 .0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thừa Thiên Huế Quảng Bình Quảng Nam Đà Nẵng Thanh Hóa Ninh Bình Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê từ Niên giám thống kê tỉnh TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Ninh Bình. Tóm lại, vẫn còn một chặng đƣờng dài để đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ mục tiêu đề ra của tỉnh TT-Huế (trên thực tế, số thu ngân sách của tỉnh trong những năm qua chủ yếu đến từ bia, xăng dầu và xi măng (Phụ lục 1.2)). Nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến du lịch TT-Huế chƣa phát triển mạnh nhƣ: hạn chế trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, thiếu hụt các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu hụt nguồn lao động du lịch có đủ năng lực, liên kết vùng trong phát triển du lịch chƣa đạt hiệu quả…. Đứng trƣớc tình hình này, TT-Huế cần phải đánh giá lại tiềm năng, xác định những nhân tố then chốt cản trở và thúc đẩy năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành du lịch, nhằm có những giải pháp phát triển đúng hƣớng và bền vững cho du lịch trong tƣơng lai.
  17. -4- 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung xác định NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế. Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT (đƣợc chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh) và mô hình kim cƣơng trong lý thuyết về cụm ngành của Micheal E. Porter để xác định thế mạnh, những nhân tố cản trở sự phát triển cụm ngành du lịch. Qua đó đề xuất định hƣớng, chiến lƣợc nhằm phát triển và nâng cao năng suất cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (i) Những nhân tố then chốt nào đóng vai trò thúc đẩy hoặc cản trở NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế? (ii) Cần phải làm gì để nâng cao NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch của tỉnh TT-Huế. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT (đƣợc chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh) và mô hình kim cƣơng trong lý thuyết về cụm ngành của Micheal E. Porter. Nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu thống kê và dữ liệu thứ cấp, kết hợp với kết quả phỏng vấn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, khảo sát khách du lịch, các cơ quan quản lý và những nhà hoạch định chính sách cấp Tỉnh để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành du lịch. Bên cạnh đó, thông tin thu thập đƣợc tác giả sử dụng nhằm kiểm định một cách thận trọng các giả thuyết đã đƣợc đặt ra về một số nhân tố chủ chốt cản trở hoặc thúc đẩy NLCT cụm ngành. Trên cơ sở đó, khuyến nghị những chính sách phù hợp nhằm nâng cao NLCT cho cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế.
  18. -5- Hình 1.3: Phƣơng pháp nghiên cứu Sở Du lịch, Tài Chính, Hiệp MÔ HÌNH hội Du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ du lịch… Dữ liệu Chính thứ cấp quyền Niên giám thống kê, Dự án Bối cảnh EU, AusAis, VCCI cho CL và Cạnh tranh Các Điều Các điều kiện Nhân tố đầu vào kiện cầu Khảo sát du khách Các ngành Cn hỗ trợ và Dữ liệu liên quan Phỏng vấn doanh nghiệp sơ cấp Phỏng vấn chính quyền Nguồn: Tác giả tự vẽ 1.6. Nguồn thông tin Nguồn thông tin thứ cấp: phân tích, tổng hợp dữ liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh TT-Huế và các tỉnh thành Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (VKTTĐ TB), Sở Du lịch, Chi cục Thuế, Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ… và thông tin từ sách báo, tạp chí, đề tài khác. Nguồn thông tin sơ cấp: phỏng vấn các nhà cung cấp dịch vụ nhƣ cơ sở lữ hành, cơ sở đào tạo nghề du lịch, cơ sở lƣu trú, quán ăn, khách du lịch trong và ngoài nƣớc, các cơ quan chức năng có liên quan (Phụ lục 1.3). 1.7. Cấu trúc của nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc trình bày thành 5 chƣơng. Trong đó, Chƣơng 1 giới thiệu về bối cảnh và vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin dự kiến. Chƣơng 2 trình bày mô hình NLCT, mô hình kim cƣơng về cụm ngành của Michael E.Porter và khảo lƣợc các nghiên cứu trƣớc đây. Chƣơng 3 đƣợc tiến hành nhằm phân tích thực trạng cụm ngành du lịch TT-Huế. Kết luận và các khuyến nghị chính sách sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng 4.
  19. -6- CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh Nhiều nghiên cứu trên thế giới lý giải NLCT của quốc gia dƣới nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, NLCT: (i) là một hiện tƣợng kinh tế vĩ mô, đƣợc chi phối bởi các nhân tố nhƣ tỷ giá hối đoái, lãi suất hay thâm hụt ngân sách của chính phủ, (ii) là một hàm số của lao động giá rẻ và dồi dào, (iii) phụ thuộc vào việc sở hữu các tài nguyên thiên nhiên dồi dào và (iv) phụ thuộc sự can thiệp về mặt chính sách của chính phủ hay sự khác biệt trong phƣơng pháp quản lý. Tuy nhiên, hầu hết các giả thuyết đƣợc đƣa ra để giải thích về NLCT quốc gia đều không hoàn toàn thỏa đáng và đầy đủ. Bằng những lập luận thuyết phục, Micheal E. Porter (2008) đã chỉ ra khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT của quốc gia hay địa phƣơng là năng suất. Năng suất là giá trị sản lƣợng do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra trong một đơn vị thời gian. Hay nói một cách khác, năng suất là khả năng tạo ra các hàng hóa và dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực con ngƣời, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia, là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vƣợng bền vững (CIEM, ACI, 2010). Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phƣơng NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP Môi trƣờng kinh Trình độ phát triển Hoạt động và chiến doanh cụm ngành lƣợc của doanh nghiệp NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG Hạ tầng kỹ thuật Chính sách tài khóa, Hạ tầng văn hóa, giáo (GTVT, điện, nƣớc, đầu tƣ, tín dụng, cơ dục, y tế, xã hội viễn thông) cấu kinh tế CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƢƠNG Tài nguyên tự nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phƣơng Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)
  20. -7- Theo đó, NLCT của quốc gia đƣợc quyết định bởi ba nhóm nhân tố: (i) NLCT vĩ mô, không thực sự tác động trực tiếp đến năng suất nhƣng tạo điều kiện cho các yếu tố thúc đẩy năng suất đƣợc phát huy, (ii) NLCT vi mô, tác động trực tiếp đến năng suất, mô tả cách thức các công ty hoạt động và các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động của công ty và (iii) các lợi thế tự nhiên, không tác động đến năng suất nhƣng có mối quan hệ mật thiết trong việc tạo ra sự thịnh vƣợng quốc gia. Tuy nhiên, do đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tỉnh TT-Huế nên khuôn khổ lý thuyết sẽ đƣợc điều chỉnh theo khuôn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phƣơng của TS. Vũ Thành Tự Anh (Hình 1.1). Trong đó, NLCT của địa phƣơng đƣợc quyết định bởi ba nhóm nhân tố chính. Trƣớc hết, các yếu tố sẵn có của địa phƣơng bao gồm tài nguyên tự nhiên, vị trí địa lý và quy mô của địa phƣơng. Thứ hai, NLCT ở cấp độ địa phƣơng bao gồm (i) chất lƣợng hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, (ii) chất lƣợng hạ tầng kỹ thuật và (iii) chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng hay cơ cấu kinh tế. Cuối cùng, NLCT ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm môi trƣờng kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và hoạt động, chiến lƣợc của doanh nghiệp. 2.2. Lý thuyết về cụm ngành Theo Micheal E. Porter (1998), tính phức tạp và năng suất mà các công ty dựa vào để cạnh tranh ở một địa điểm chịu tác động mạnh của chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh, đƣợc đánh giá thông qua bốn đặc tính tổng quát, bao gồm: (i) các đặc điểm nhân tố đầu vào, (ii) bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh, (iii) các điều kiện cầu và (iv) các ngành hỗ trợ và liên quan. Các đặc tính này đƣợc mô tả thông qua bốn góc của một hình thoi và đƣợc gọi là mô hình Kim cƣơng Porter. Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh, nhằm hƣớng đến cải thiện năng suất. Cụm ngành không những tạo thành một mặt của mô hình Kim cƣơng là các ngành hỗ trợ và liên quan, mà còn thể hiện mối tƣơng tác giữa bốn mặt với nhau. Theo đó, “cụm ngành là xu hƣớng các công ty, nhà cung ứng chuyên biệt, nhà cung cấp dịch vụ liên quan, doanh nghiệp trong những ngành liên kết, và cả những hiệp hội (nhƣ các trƣờng đại học, cơ quan tiêu chuẩn, hiệp hội thƣơng mại) tập trung quy tụ về một vùng địa lý, theo những lĩnh vực cụ thể, có cạnh tranh nhƣng cũng có hợp tác với nhau” (Micheal E. Porter, 1998). Cụm ngành tác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2