Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông
lượt xem 6
download
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố quyết định đến NLCT của Đăk Nông, từ đó nhận dạng các lợi thế so sánh nhằm phát huy các lợi thế đó, đồng thời nhận diện những điểm yếu cản trở sự phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, đề tài tiếp tục đánh giá sâu hơn về NLCT của ba mũi nhọn chiến lược địa phương đề ra có phù hợp với các lợi thế địa phương đồng thời nhận diện cụm ngành có thể trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HỒ HOÀNG NGÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HỒ HOÀNG NGÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH ĐĂK NÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Công Khải TP. Hồ CHÍ MINH, NĂM 2017
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân do tôi thực hiện. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả thực hiện của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Luận văn này không nhất thiết thể hiện quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hoặc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Công Khải đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề cương và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị ở bộ phận thư viện và các anh chị nhân viên của Chương trình, bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu hữu ích. Cuối cùng, xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình đã động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hồ Hoàng Ngân
- -iii- TÓM TẮT Đắk Nông là một tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên, đƣợc tách ra từ tỉnh Đăk Lăk từ năm 2004. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trƣởng bình quân của tỉnh chậm lại, năng lực cạnh tranh suy giảm, luôn nằm ở nhóm có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp nhất cả nƣớc. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, tỉnh đã định hƣớng ba lĩnh vực mũi nhọn phát triển trong thời gian tới: (i) công nghiệp bôxit-nhôm; (ii) du lịch sinh thái; (iii) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong bối cảnh giới hạn về nguồn lực đầu tƣ, việc đề ra quá nhiều trọng điểm phát triển sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ. Bên cạnh đó, định hƣớng phát triển cùng lúc ba cụm ngành cần đƣợc xem xét một cách cẩn trọng về cả tính hiệu quả và khả thi, liệu sự phát triển cụm ngành này có cản trở sự phát triển bền vững của các cụm ngành còn lại không? Sử dụng khung phân tích Porter cho thấy, năng lực cạnh tranh Đăk Nông đang ở mức thấp so với các tỉnh khác trong khu vực. Lợi thế lớn nhất của tỉnh là tài nguyên thiên nhiên và trở ngại lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Đăk Nông đó là chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Với hiện trạng này, một mặt đòi hỏi Đăk Nông phải cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh đồng thời cần xác định đƣợc cụm ngành tiềm năng trong điều kiện giới hạn về nguồn lực để mang lại hiệu quả đầu tƣ cao nhất. Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cho thấy cụm ngành bôxit không phải là cụm ngành có thể trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế địa phƣơng. Bên cạnh đó, cụm ngành bôxit còn có tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của cụm ngành nông nghiệp. Cụm ngành du lịch sinh thái của địa phƣơng mới ở dạng tiềm năng, mặc dù tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng đóng góp vào GDP tỉnh rất nhỏ, mặt khác với hạn chế lớn về cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch nghèo nàn, sự cạnh tranh lớn từ hai địa phƣơng có tài nguyên du lịch tƣơng đồng là Đăk Lăk và Lâm Đồng. Vì vậy, để phát triển cụm ngành du lịch cần đầu tƣ lớn, thời gian dài trong điều kiện nguồn lực có hạn hiện nay thì trong tƣơng lai gần chƣa thể tập trung nguồn lực của tỉnh cho phát triển du lịch. Đăk Nông là tỉnh đứng thứ 3 cả nƣớc về diện tích và sản lƣợng cây cà phê và hồ tiêu do đó tỉnh đã có lợi thế sẵn về quy mô đối với cụm ngành cây công nghiệp lâu năm. Bên cạnh đó, cây cà phê và hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, đặc điểm lao động địa phƣơng. Dựa vào các phân tích trên cho thấy, trong
- -iv- thời gian tới, Đăk Nông cần tập trung nguồn lực của địa phƣơng cho cụm ngành cây công nghiệp lâu năm - đây là cụm ngành đã và tiếp tục có thể trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế của địa phƣơng. Từ kết quả phân tích, luận văn đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh: (i) cải thiện cơ sở hạ tầng tập trung vào hạ tầng giao thông, thông tin và hạ tầng thủy lợi; (ii) khuyến khích trƣờng Đại học Tây Nguyên hoặc các trƣờng đại học tƣ nhân mở cơ sở đào tạo tại chỗ nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng; (iii) cải cách khu vực công thông qua tăng cƣờng sự trao đổi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp; minh bạch hóa thủ tục, đấu thầu công khai,… Để phát triển cụm ngành cây công nghiệp lâu năm gồm có: (i) cải thiện công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ; (ii) tăng cƣờng mối liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và ngƣời nông dân trong chuỗi giá trị; (iii) mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tạo thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm; (iv) đẩy mạnh liên kết vùng với tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng; (v) tăng cƣờng vai trò hiệp hội tại địa phƣơng.
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................................viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5 Khung phân tích ............................................................................................................... 4 1.5.1 Khung phân tích NLCT địa phƣơng ............................................................................. 4 1.5.1.1 Năng lực cạnh tranh địa phƣơng ................................................................................ 4 1.5.1.2 Phân tích cụm ngành .................................................................................................. 5 1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 6 1.7 Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 7 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH ĐĂK NÔNG ............................................................................................... 8 2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông ...................................................... 8 2.1.1 Tăng trƣởng GDP và dịch chuyển kinh tế .................................................................... 8 2.1.2 Xuất nhập khẩu ............................................................................................................. 9 2.1.3 Dân số, lao động và việc làm ...................................................................................... 10 2.1.3.1 Dân số, lao động ...................................................................................................... 10 2.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động ................................................................................... 11 2.1.4 Thu nhập bình quân đầu ngƣời ................................................................................... 12 2.2 Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông .................................. 13 2.2.1 Các yếu tố sẵn có của địa phƣơng .............................................................................. 13 2.2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................... 13 2.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 13 2.2.1.2.1 Tài nguyên đất ...................................................................................................... 13 2.2.1.2.2 Khí hậu .................................................................................................................. 13 2.2.1.2.3 Tài nguyên rừng .................................................................................................... 13
- -vi- 2.2.1.2.4 Tài nguyên nƣớc ................................................................................................... 14 2.2.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản ......................................................................................... 14 2.2.1.2.6 Tài nguyên phát triển du lịch ................................................................................ 14 2.2.1.3 Quy mô địa phƣơng ................................................................................................. 15 2.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phƣơng .................................................................... 16 2.2.2.1 Hạ tầng xã hội .......................................................................................................... 16 2.2.2.1.1 Giáo dục (Phân tích chi tiết tại PL6)..................................................................... 16 2.2.2.1.2 Y tế (Phân tích chi tiết tại PL7). ........................................................................... 16 2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................. 17 2.2.2.2.1 Hạ tầng giao thông ................................................................................................ 17 2.2.2.2.2 Hạ tầng điện, nƣớc, viễn thông ............................................................................. 17 2.2.2.3 Chính sách kinh tế địa phƣơng ................................................................................ 18 2.2.2.3.1 Chính sách tài khóa ............................................................................................... 18 2.2.2.3.2 Chính sách đầu tƣ phát triển và thu hút đầu tƣ (Phân tích chi tiết PL10) ............ 21 2.3.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp ................................................................. 21 2.2.4 Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông ............................................ 24 3.1 Hiện trạng phát triển các cụm ngành của tỉnh Đăk Nông ............................................. 27 3.2 Cụm ngành bôxit tỉnh Đăk Nông ................................................................................... 28 3.2.1 Sơ đồ cụm ngành khai thác bôxit ................................................................................ 28 3.2.1 Các yếu tố đầu vào ...................................................................................................... 29 3.2.1.1 Tài sản vật chất ........................................................................................................ 29 3.2.1.2 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................... 29 3.2.1.2.1 Hạ tầng giao thông ................................................................................................ 29 3.2.1.2.2 Hạ tầng điện .......................................................................................................... 29 3.2.1.2.3 Nguồn nƣớc .......................................................................................................... 30 3.2.1.3 Nguồn vốn................................................................................................................ 30 3.2.2 Các điều kiện cầu ........................................................................................................ 31 3.2.2.1 Thị trƣờng trong nƣớc .............................................................................................. 31 3.2.2.2 Thị trƣờng thế giới ................................................................................................... 31 3.2.3 Bối cảnh chiến lƣợc và cạnh tranh .............................................................................. 32 3.2.3.1 Bối cảnh cạnh tranh ................................................................................................. 32
- -vii- 3.2.3.2 Những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trƣờng đặt ra đối với phát triển cụm ngành khai thác bauxite tại Đăk Nông............................................................................................ 32 3.2.3.2.1 Vấn đề kinh tế ....................................................................................................... 32 3.2.3.2.2 Vấn đề sử dụng đất ............................................................................................... 33 3.2.3.2.3 Vấn đề dân cƣ, bản sắc văn hóa ............................................................................ 34 3.2.3.2.4 Vấn đề về môi trƣờng ........................................................................................... 34 3.2.4 Vai trò của Chính phủ ................................................................................................. 34 3.2.5 Công nghiệp phụ trợ ................................................................................................... 35 3.2.6 Tổng quan năng lực cạnh tranh cụm ngành bôxit ....................................................... 37 3.3 Cụm ngành cây công nghiệp lâu năm ............................................................................ 37 3.3.1 Các yếu tố đầu vào ...................................................................................................... 40 3.3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 40 3.3.2 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................................. 40 3.3.3 Nguồn nhân lực ........................................................................................................... 40 3.3.4 Các yếu tố điều kiện cầu ............................................................................................. 40 3.3.5 Bối cảnh cạnh tranh .................................................................................................... 44 3.3.5.1 Thị trƣờng thế giới ................................................................................................... 44 3.3.5.2 Cạnh tranh trong nƣớc ............................................................................................. 46 3.3.6 Các ngành và thể chế hỗ trợ ........................................................................................ 47 3.3.7 Vai trò của Chính phủ- Chính quyền địa phƣơng ....................................................... 48 3.3.8 Hiệp hội ngành nghề ................................................................................................... 48 3.3.9 Tổng quan năng lực cạnh tranh cụm ngành cây công nghiệp lâu năm ....................... 50 3.4 Cụm ngành du lịch sinh thái .......................................................................................... 50 3.5 Kết quả xác định cụm ngành tiềm năng của tỉnh Đăk Nông ......................................... 52 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................... 53 4.1 Kết luận ......................................................................................................................... 53 4.2 Khuyến nghị chính sách ................................................................................................. 54 4.2.1 Cải thiện năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông ............................................................ 54 4.2.2 Phát triển cụm ngành cây công nghiệp lâu năm ......................................................... 54 4.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 56 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 59
- -viii- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1: Tốc độ tăng trƣởng GDP tỉnh Đăk Nông qua các năm ......................................... 1 Hình 1-2: GRDP của 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2005-2015............................................. 2 Hình 1-3: Bảng xếp hạng chỉ số PCI của Đăk Nông qua các năm ....................................... 2 Hình 1-4: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phƣơng................................................. 5 Hình 1-5: Mô hình kim cƣơng ............................................................................................... 6 Hình 1-6: Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7 Hình 2-1: Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế Đăk Nông .................................................... 8 Hình 2-2: Cơ cấu kinh tế Đăk Nông phân theo loại hình kinh tế .......................................... 9 Hình 2-3: Trị giá hàng xuất khẩu tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2005-2015 ................................ 9 Hình 2-4: Cơ cấu XNK tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2005-2015 ............................................. 10 Hình 2-5: Cơ cấu lực lƣợng lao động tỉnh Đăk Nông năm 2015 ......................................... 11 Hình 2-6: Cơ cấu lực lƣợng lao động tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010-2015 ....................... 12 Hình 2-7: Thu nhập bình quân đầu ngƣời các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2010-2014 ....... 12 Hình 2-8: Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI năm 2016 của khu vực Tây Nguyên ........................... 17 Hình 2-9: Thu chi ngân sách địa phƣơng khu vực Tây Nguyên năm 2014 ......................... 19 Hình 2-10: Thu chi ngân sách bình quân đầu ngƣời khu vực Tây Nguyên năm 2014 ........ 19 Hình 2-11: Cơ cấu thu ngân sách địa phƣơng của Đăk Nông 2007-2015 ........................... 20 Hình 2-12: Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Đăk Nông (2007-2015) ........................................... 21 Hình 2-13: Chỉ số PCI tỉnh Đăk Nông năm 2013-2016 ...................................................... 22 Hình 2-14: Chỉ số NLCT các tỉnh khu vực Tây Nguyên (2007-2016) ................................ 23 Hình 2-15: Các chỉ tiêu đánh giá môi trƣờng kinh doanh khu vực Tây Nguyên năm 2016 24 Hình 2-16: Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông ...................................... 25 Hình 3-1: Trình độ phát triển cụm ngành của tỉnh Đăk Nông ............................................. 27 Hình 3-2: Sơ đồ cụm ngành khai thác bôxit Nhân Cơ ......................................................... 28 Hình 3-3: Dự báo giá nhôm trên thị trƣờng thế giới của chủ đầu tƣ và WB (2016-2030) .. 33 Hình 3-4: Mô hình kim cƣơng cụm khai thác boxit Nhân Cơ- Đăk Nông .......................... 36 Hình 3-5: Cơ cấu sản lƣợng cà phê cả nƣớc và vùng Tây Nguyên năm 2015 .................... 37 Hình 3-6: Quy mô, tỷ trọng, tốc độ tăng trƣởng sản phẩm thuộc ngành trồng trọt tỉnh Đăk Nông..................................................................................................................................... 38 Hình 3-7: Cơ cấu sản lƣợng cà phê cả nƣớc và vùng Tây Nguyên năm 2015 .................... 39
- -ix- Hình 3-8: Cơ cấu sản lƣợng tiêu cả nƣớc và vùng Tây Nguyên năm 2015 ......................... 39 Hình 3-9: Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam qua các năm ............................ 41 Hình 3-10: Mƣời thị trƣờng xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam năm 2015 ....................... 41 Hình 3-11: Diễn biến tiêu thụ cà phê thế giới tại một số thị trƣờng .................................... 42 Hình 3-12: Tình hình tiêu thụ cà phê trong nƣớc qua các năm ........................................... 43 Hình 3-13: Tình hình tiêu thụ tiêu thế giới giai đoạn 1995-2014 ........................................ 43 Hình 3-14: Các thị trƣờng nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam năm 2015 ........................ 44 Hình 3-15: Sản lƣợng- giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam ............................................ 44 Hình 3-16: Mƣời thị trƣờng xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới năm 2015 ........... 45 Hình 3-17: Giá ngƣời trồng cà phê Robusta nhận đƣợc tại các nƣớc xuất khẩu giai đoạn 2010-201 .............................................................................................................................. 45 Hình 3-18: Tình hình xuất khẩu các loại cà phê của Việt Nam (2013-2016) ...................... 46 Hình 3-19: Giá bán cà phê Robusta của các tỉnh khu vực Tây Nguyên niên vụ 2016/17- 2015/16 ................................................................................................................................ 47 Hình 3-20: Sơ đồ cụm ngành cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Đăk Nông ....................... 49 Hình 3-21: Lƣợt khách và doanh thu du lịch Đăk Nông giai đoạn 2006-2015 ................... 51 Hình 3-22: Lƣợt khách và doanh thu du lịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên năm 2015 ...... 51 DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Diện tích, dân số các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên ........................................ 15 Bảng 2-2: Một số chỉ tiêu về y tế tại các địa phƣơng trong nhóm so sánh năm 2015 ......... 16 Bảng 2-2: Kết quả xác định cụm ngành tiềm năng của tỉnh Đăk Nông .............................. 52 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Nông ..................................................................... 59 Phụ lục 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đăk Nông 2004-2015 ....................... 60 Phụ lục 3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của tỉnh Đăk Nông 2004-2015 ...................... 60 Phụ lục 4: ỷ lệ lao động qua đào tạo các tỉnh khu vực Tây Nguyên (2010-2015)............... 60 Phụ lục 5: GDP bình quân thu nhập đầu ngƣời tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2004-2015 ........ 61 Phụ lục 6: Hạ tầng giáo dục ................................................................................................. 61
- -x- Phụ lục 7: Hạ tầng y tế tỉnh Đăk Nông ................................................................................ 62 Phụ lục 8: Hạ tầng viễn thông tỉnh Đăk Nông ..................................................................... 63 Phụ lục 9: Chính sách tài khóa tỉnh Đăk Nông .................................................................... 63 Phụ lục 10: Chính sách đầu tƣ phát triển và thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Đăk Nông .... 64 Phụ lục 11: Mức độ tinh thông của doanh nghiệp ............................................................... 64 Phụ lục 12: Phân tích một số chỉ tiêu thành phần PCI của Đăk Nông................................. 65 Tiếp cận đất đai .................................................................................................................... 65 Thiết chế pháp lý.................................................................................................................. 66 Cạnh tranh bình đẳng ........................................................................................................... 66 Tính năng động của chính quyền địa phƣơng ...................................................................... 67 Phụ lục 13: Dự báo nhu cầu nhôm kim loại thị trƣờng trong nƣớc đến năm 2030 ............. 68 Phụ lục 14: Nhu cầu sử dụng các sản phẩm liên quan đến nhôm của Viêt Nam ................. 68 Phụ lục 15: Quốc gia sản xuất Aluminum lớn nhất thế giới năm 2014 ............................... 69 Phụ lục 16: Bảng giá nhôm thực tế trong giai đoạn từ 2009-2017 ...................................... 69 Phụ lục 17: Bảng dự báo giá nhôm ...................................................................................... 70 Phụ lục 18: Các ƣu đãi Chính phủ dành cho đối với cụm ngành bôxit ............................... 71 Phụ lục 19: Phân tích công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Đăk Nông đối với cụm ngành bôxit .... 71 Phụ lục 20: Phân tích tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam – Brazil - Colombia .............. 72 Phụ lục 21: Diện tích, sản lƣợng, năng suất các tỉnh trồng cà phê và hồ tiêu dẫn đầu tại Việt Nam năm 2015 ............................................................................................................. 74 Phụ lục 22: Chi phí sản xuất 1 ha cà phê ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên.......................... 74 Phụ lục 23: Lƣợt khách du lịch đến Đăk Nông trong giai đoạn từ 2006-2015 .................... 75 Phụ lục 24: Tăng trƣởng lƣợt khách và doanh thu du lịch giai đoạn từ 2006-2015 ............ 75 Phụ lục 25: Tăng trƣởng lƣợt khách du lịch 5 tỉnh Tây Nguyên năm 2014 ........................ 75 Phụ lục 26: Một số chỉ tiêu du lịch 5 tỉnh Tây Nguyên năm 2015 ...................................... 76
- -xi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GRDP Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa bàn Product GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ICO International Coffee Hiệp hội cà phê thế giới Organization LLLĐ Lực lƣợng lao động LME London Metal Exchange Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn KT-XH Kinh tế - Xã hội Nhóm so sánh Nhóm đối thủ cạnh tranh tiềm năng của tỉnh Đăk Nông gồm có các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. NLCT Năng lực cạnh tranh NGTK Niên giám thống kê NSNN Ngân sách nhà nƣớc NSĐP Ngân sách địa phƣơng MPI VietNam institute for Viện Chiến lƣợc – Bộ Kế hoạch và development strategies Đầu tƣ PCI Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index IPC International Pepper Hiệp hội hồ tiêu thế giới Community UBND Ủy ban nhân dân Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- -1- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Đăk Nông là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đƣợc tách từ tỉnh Đăk Lăk vào năm 2004. Trong giai đoạn đầu thành lập, với xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng hầu nhƣ chƣa có gì và nguồn nhân lực thiếu thốn. Đăk Nông đã từng bƣớc khắc phục và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của địa phƣơng. Trong giai đoạn (2006-2010), tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 11,95%/năm cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng bình quân khu vực Tây Nguyên (11,09%); thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm 2005; năm 2007 đứng vị trí thứ 37 trên toàn quốc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Hình 1-1: Tốc độ tăng trƣởng GDP các tỉnh khu vực Tây Nguyên Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê (NGTK)các tỉnh các năm Tuy nhiên, kể từ năm 2011 trở lại đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm sút chỉ đạt 8,03% thấp hơn cả mức tăng trƣởng bình quân của cả khu vực (8,97%) và thua xa giai đoạn (2006-2010); ngoài ra khoảng cách về giá trị GRDP của Đăk Nông và các tỉnh khác trong khu vực ngày càng bị kéo dãn ra.
- -2- Hình 1-2: GRDP của 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2005-2015 Nguồn: Tổng hợp NGTK các địa phương Trong giai đoạn từ 2012 trở lại đây, chỉ số PCI của các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên đều có cải thiện, riêng Đăk Nông chỉ số PCI không những đƣợc cải thiện mà còn sụt giảm mạnh, luôn nằm trong nhóm có NLCT ở mức thấp và rất thấp1 trên toàn quốc. Hình 1-3: Bảng xếp hạng PCI các tỉnh trong nhóm so sánh qua các năm Nguồn: Tổng hợp từ PCI Việt Nam các năm 1 Năm 2015 xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 63/63, tụt 6 bậc so với năm 2014, tụt 13 bậc so với năm 2013, giảm 15 bậc so với năm 2012
- -3- Nhận thức đƣợc những khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay tỉnh Đăk Nông đã đề ra phƣơng hƣớng phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2015-2020 tại Đại hội Đảng lần thứ XI, tập trung 3 lĩnh vực mũi nhọn: “chế biến sâu, tạo chuỗi giá trị của tổ hợp Alumin-nhôm- sắt xốp và các sản phẩm sau nhôm; du lịch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Trong bối cảnh giới hạn về nguồn lực đầu tƣ, việc đề ra quá nhiều trọng điểm phát triển sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ. Bên cạnh đó, định hƣớng phát triển cùng lúc ba cụm ngành cần đƣợc xem xét một cách cẩn trọng về cả tính hiệu quả và khả thi, liệu sự phát triển cụm ngành này có cản trở sự phát triển bền vững của các cụm ngành còn lại không? Vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá ba mũi nhọn chiến lƣợc tỉnh đề ra có dựa trên các lợi thế của địa phƣơng đồng thời phân tích NLCT của ba cụm ngành tỉnh đề ra để nhận diện cụm ngành có thể trở thành động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Đăk Nông trong thời gian tới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố quyết định đến NLCT của Đăk Nông, từ đó nhận dạng các lợi thế so sánh nhằm phát huy các lợi thế đó, đồng thời nhận diện những điểm yếu cản trở sự phát triển của địa phƣơng. Bên cạnh đó, đề tài tiếp tục đánh giá sâu hơn về NLCT của ba mũi nhọn chiến lƣợc địa phƣơng đề ra có phù hợp với các lợi thế địa phƣơng đồng thời nhận diện cụm ngành có thể trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao NLCT của Đăk Nông gắn với phát triển cụm ngành tiềm năng trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ tập trung vào trả lời những câu hỏi chính sách sau: i) Hiện trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Đăk Nông nhƣ thế nào? ii) Cụm ngành nào có tiềm năng có thể trở thành động lực phát triển kinh tế chính của tỉnh Đăk Nông? iii) Những chính sách khả thi nào cần áp dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Đăk Nông gắn với phát triển cụm ngành chủ lực? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- -4- Đối tƣợng nghiên cứu là NLCT của tỉnh Đăk Nông và NLCT của ba cụm ngành: bôxit, cây công nghiệp lâu năm và du lịch sinh thái. Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Đăk Nông trong bối cảnh so sánh với các địa phƣơng khác trong khu vực Tây Nguyên. 1.5 Khung phân tích 1.5.1 Khung phân tích NLCT địa phương 1.5.1.1 Năng lực cạnh tranh địa phương Đề tài sử dụng khung phân tích NLCT của Michael Porter (2008), đƣợc hiệu chỉnh cho cấp độ địa phƣơng bởi Vũ Thành Tự Anh (2016). Theo khung phân tích này, năng suất sử dụng các nguồn lực đóng vai trò trung tâm, quyết định sự thịnh vƣợng của mỗi địa phƣơng. Trong đó, năng suất và tốc độ tăng trƣởng năng suất của địa phƣơng đƣợc quyết định bởi ba nhóm yếu tố: (i) các yếu tố sẵn có của địa phƣơng, (ii) NLCT ở cấp địa phƣơng, (iii) NLCT cấp độ doanh nghiệp. Nhóm thứ nhất: là các yếu tố sẵn có của địa phƣơng bao gồm có tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, quy mô địa phƣơng,…Đây đều là những nhân tố đặc thù riêng biệt của từng địa phƣơng là điều kiện cần thiết cho sự phát triển NLCT của địa phƣơng. Nhóm nhân tố thứ hai: là “năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phƣơng” gồm các nhân tố cấu thành môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp địa phƣơng, bao gồm các nhóm yếu tố sau: (i) chất lƣợng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế; (ii) chất lƣợng của hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc, hạ tầng viễn thông); (iii) các thể chế, chính sách kinh tế nhƣ chính sách tài khoá, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Nhóm nhân tố này cấu thành nên môi trƣờng hoạt động cho doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc cản trở năng suất của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố thứ ba: là “năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp” gồm có các yếu tố sau: trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lƣợc hoạt động của doanh nghiệp, đây là các yếu tố trực tiếp tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
- -5- Hình 1-4: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phƣơng NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƢƠNG Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2016) 1.5.1.2 Phân tích cụm ngành Theo Porter (2008), cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng nhƣ của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ nhƣ các trƣờng đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thƣơng mại..) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. Trình độ phát triển cụm ngành đƣợc đánh giá thông qua sự tập trung về mặt địa lý của doanh nghiệp, tài sản, vốn đầu tƣ hoặc các tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Việc phân tích trình độ phát triển cụm ngành đƣợc thực hiện thông qua việc áp dụng mô hình kim cƣơng của Porter (2008) bao gồm có các nhân tố sau: (i) các điều kiện nhân tố đầu vào, (ii) các ngành hỗ trợ và liên quan, (iii) các điều kiện cầu, (iv) bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh
- -6- Hình 1-5: Mô hình kim cƣơng Porter Nguồn: Porter (2008), trích trong Vũ Thành Tự Anh (2011) 1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính theo quy trình sau: Bƣớc 1: Dựa trên mô hình đánh giá NLCT của Porter (2008), đƣợc hiệu chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2016), tác giả sử dụng nguồn dữ liệu từ báo cáo NLCT cấp tỉnh (Chỉ số PCI) qua các năm, niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông qua các năm, báo cáo KT-XH địa phƣơng, quy hoạch địa phƣơng, quy hoạch ngành và báo cáo các ngành kinh tế để phân tích NLCT của tỉnh. Để đánh giá hiện trạng NLCT của Đăk Nông, tác giả thực hiện so sánh các nhân tố quyết định NLCT của tỉnh Đăk Nông với 4 tỉnh còn lại trong khu vực Tây Nguyên. Việc lựa chọn đối tƣợng so sánh dựa trên đặc điểm tƣơng đồng về vị trí địa lý, tài nguyên, dân cƣ, điều kiện KT-XH của địa phƣơng. Bƣớc 2 : Phân tích 3 cụm ngành tiềm năng tỉnh đƣa ra để nhận diện cụm ngành có thể trở thành động lực phát triển kinh tế bền vững cho địa phƣơng trong thời gian tới.
- -7- Bƣớc 3: Căn cứ vào kết quả phân tích ở bƣớc 1 và 2 đƣa ra một số khuyến nghị chính sách để cải thiện NLCT của tỉnh gắn với phát triển cụm ngành tiềm năng. Hình 1-6: Phƣơng pháp nghiên cứu NGUỒN DỮ LIỆU Niên giám thống kê Sở Kế hoạch –Đầu tƣ tỉnh Sở Nông nghiệp Báo cáo PCI tỉnh Sở Công thƣơng Báo cáo ngành hàng Sở Văn hóa-Du lịch Báo cáo kinh tế -xã Ban QL Khu CN tỉnh hội Hiệp hội cà phê Hiệp hội Hồ tiêu BƢỚC 1: BƢỚC 2: NLCT NLCT TỈNH NGÀNH BOXIT ĐĂK NÔNG CÂY CN LÂU NĂM DU LỊCH SINH THÁI BƢỚC 3: KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ CS 1.7 Cấu trúc luận văn Kết cấu luận văn gồm: Chương 1 nêu bối cảnh chính sách, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, khung phân tích, phƣơng pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Chương 2 phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT của tỉnh Đăk Nông. Chương 3 Phân tích NLCT các cụm ngành tiềm năng của tỉnh Đăk Nông. Chương 4 đề xuất các chính sách nâng cao NLCT của Đăk Nông gắn với phát triển cụm ngành tiềm năng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 87 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn