intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh Tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trước hết đánh giá những yếu tố chủ yếu góp phần cho sự tăng trưởng của tỉnh trong những năm qua, đồng thời chỉ ra một số thách thức cơ bản đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Tiếp đó, xác định những nhân tố cốt lõi tác động đến NLCT của tỉnh và liệu những nhân tố này sẽ còn là nguồn cho NLCT, cho tăng trưởng của tỉnh trong tương lai hay không? Trên cơ sở đó khuyến nghị một số chính sách nhằm nâng cao NLCT theo hướng phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh Tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM LÊ HƯNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Tháng ….năm 2014 PHẠM LÊ HƯNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. RAINER ASSE THs. LÊ THỊ QUỲNH TRÂM TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Lê Hưng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và các quý thầy, cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin được cảm ơn sâu sắc tới TS. Rainer Asse và Ths. Lê Thị Quỳnh Trâm, những người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các đồng nghiệp đang công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tạo điều kiện tối đa để tôi được tham gia khóa học và hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè - những người đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên để tôi có thêm động lực tham gia khóa học và hoàn thành luận văn này.
  5. iii TÓM TẮT Quảng Ninh là tỉnh có nhiều lợi thế, nhất là về điều kiện tự nhiên. Trong giai đoạn từ 2001 đến nay, Quảng Ninh đạt được nhiều thành quả trong phát triển kinh tế thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm cao (gần gấp 2 lần so với bình quân cả nước), thu nhập bình quân đầu người bằng 1,5 lần mức trung bình cả nước (2012), thu ngân sách nhà nước thường nằm trong 10 địa phương đứng đầu cả nước và rất nhiều kết quả tích cực khác ở các chỉ tiêu kết quả kinh tế trung gian như thu hút đầu tư, xuất khẩu, thu hút khách du lịch... Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, những lựa chọn rất khó khăn trong bối cảnh phát triển bền vững là chủ đạo. Hai thách thức rất lớn mà tỉnh đang phải đối mặt là tăng trưởng nóng dựa nhiều vào tài nguyên khoáng sản (chủ yếu là than) và hậu quả ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa gây ra. Năng lực cạnh tranh (NLCT) của tỉnh được đánh giá theo khung phân tích NLCT quốc gia của GS. Michael Porter điều chỉnh cho cấp độ địa phương. Trong các nhân tố quyết định NLCT, Quảng Ninh có lợi thế lớn ở tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vận tải đường biển; những nhân tố bất lợi lớn là giao thông vận tải (trừ đường biển), trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Qua phân tích nhận thấy, kinh tế Quảng Ninh hiện nay dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn; ngành than tuy chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững nhưng vẫn chiếm phần lớn, trong khi ngành du lịch lại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng rất lớn. Để nâng cao NLCT theo hướng phát triển bền vững, Quảng Ninh cần có giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục những nhân tố được cho là bất lợi; đồng thời duy trì, phát huy những nhân tố có lợi thế. Cụ thể, ngoài nhiệm vụ quy hoạch có tính bản lề cần làm tốt, tỉnh nên ưu tiên đặc biệt cho phát triển du lịch kết hợp với phát triển công nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ mới, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cần dành nguồn lực hoặc thu hút đầu tư nhằm cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, y tế. Cuối cùng là hợp tác thiết thực với các địa phương trong Vùng, nhất là các tỉnh lân cận để phát huy lợi thế từ liên kết vùng.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, PHỤ LỤC .............................................................. viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh chính sách và vấn đề nghiên cứu ................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin.............................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5. Khung phân tích (cơ sở lý thuyết) ............................................................................... 3 1.6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 6 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ QUẢNG NINH ............................ 7 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ......................................................... 7 2.1.1. GDP và GDP bình quân đầu người ...................................................................... 7 2.1.2. Cơ cấu kinh tế ....................................................................................................... 8 2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất ......................................................................... 10 2.2. Một số kết quả kinh tế trung gian.............................................................................. 11 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................................ 11 2.2.2. Xuất nhập khẩu ................................................................................................... 12 2.2.3. Thu hút khách du lịch ......................................................................................... 13 2.3. Thách thức chủ yếu đối với phát triển bền vững của Quảng Ninh ........................... 13 2.3.1. Tăng trưởng dựa nhiều vào tài nguyên khoáng sản trong khi phát triển ngành du lịch chưa xứng tầm ....................................................................................................... 13 2.3.2. Phát triển công nghiệp để lại hậu quả môi trường nghiêm trọng ....................... 16 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................................ 17 3.1. Các yếu tố sẵn có của địa phương ............................................................................. 17 3.1.1. Vị trí địa kinh tế .................................................................................................. 17 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 18
  7. v 3.1.3. Quy mô địa phương ............................................................................................ 20 3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương.................................................................... 21 3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục............................................................... 21 3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật.................................................................................................. 23 3.2.3. Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng ................................................................. 25 3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp ................................................................ 28 3.3.1. Môi trường kinh doanh ....................................................................................... 28 3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành ........................................................................... 29 3.3.3. Hoạt động và chiến lược phát triển của doanh nghiệp ....................................... 33 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................. 35 4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 35 4.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................................ 37 4.3. Hạn chế của luận văn ................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 40 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 42
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations ĐBSH Đồng bằng sông Hồng DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng giá trị sản phẩm nội địa KV Khu vực NGTK Niên giám thống kê NLCT Năng lực cạnh tranh NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách Nhà nước PAPI Provincial Governance and Public Chỉ số hiệu quả quản trị và hành Administration Performance Index chính công cấp tỉnh PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PEII Provincial International Economic Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp Integration Index địa phương QL Quốc lộ TCTK Tổng cục Thống kê UNEP United Nations Environment Chương trình Môi trường của Liên Programe Hợp Quốc UNESCO United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Scientific and Cultural Organization Văn hoá của Liên Hợp Quốc USAID United States Agency for Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ International Development
  9. vii USD United States Dollar Đô la Mỹ VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Phòng Thương mại và Công nghiệp Industry Việt Nam Vinacomin Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam Vùng KTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm WECD World Commission on Environment Ủy ban Môi trường và phát triển thế and Development giới
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tiềm năng khoáng sản chính làm vật liệu xây dựng của Quảng Ninh ................ 20 Bảng 3.2: Chỉ số PCI của Quảng Ninh từ 2006 – 2013 ....................................................... 28 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các yếu tố tác động đến NLCT địa phương .......................................................... 4 Hình 1.2: Mô hình kim cương cụm ngành ............................................................................. 6 Hình 2.1: Tăng trưởng GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2012 .................................. 7 Hình 2.2: GDP bình quân đầu người Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2012 (giá thực tế) ....... 8 Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế (giá thực tế) Quảng Ninh theo ngành giai đoạn 2001 – 2012 ....... 9 Hình 2.4: Cơ cấu kinh tế Quảng Ninh theo thành phần kinh tế ............................................. 9 Hình 2.5: Năng suất lao động các tỉnh Vùng ĐBSH 2007 – 2011 ...................................... 10 Hình 2.6: Nguồn gốc tăng trưởng năng suất tỉnh Quảng Ninh 2005 – 2011 ....................... 10 Hình 2.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh ĐBSH (tính đến hết 12/2013) ............ 11 Hình 2.8: FDI vào Quảng Ninh phân theo lĩnh vực đầu tư (tính đến 12/2012) ................... 12 Hình 2.9: FDI vào Quảng Ninh phân theo quốc gia (tính đến 12/2012) ............................. 12 Hình 2.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Quảng Ninh 2001 - 2012 (triệu USD) 12 Hình 2.11: Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh 2001 – 2012 (triệu lượt) ....................... 13 Hình 2.12: Cơ cấu thu nội địa tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 14 Hình 2.13: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh ........................... 14 Hình 2.14: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (triệu USD) ..................... 15 Hình 3.1: Vị trí tỉnh Quảng Ninh trong khu vực Bắc Bộ ..................................................... 17 Hình 3.2: Bản đồ khoáng sản tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 19 Hình 3.3: Mật độ dân số Vùng ĐBSH năm 2011 (người/km2) ........................................... 21 Hình 3.4: Tháp dân số Quảng Ninh năm 2009 .................................................................... 22 Hình 3.5: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2001 - 2012 (tỷ đồng) ....................... 26 Hình 3.6: Tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2001 - 2012 (tỷ đồng) ............... 26 Hình 3.7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................... 27 Hình 3.8: Dự nợ tín dụng trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 2005 – 2011 (tỷ đồng) ........ 28
  11. ix Hình 3.9: Sơ đồ cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 29 Hình 3.10: Sơ đồ cụm ngành than tỉnh Quảng Ninh............................................................ 33 Hình 3.11: Số liệu đăng ký kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh 2001 – 2012 ........................ 34 Hình 4.1: Hiện trạng NLCT tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 36 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mô hình phân tích dịch chuyển cấu phần của Jan Fagerberg (2010) ................. 42 Phụ lục 2: Kết quả điều tra du lịch một số địa bàn du lịch trọng điểm của Việt Nam ........ 43 Phụ lục 3: Hiện trạng sử dụng đất tại Quảng Ninh .............................................................. 43 Phụ lục 4: Số trường học và học sinh tại Quảng Ninh......................................................... 44 Phụ lục 5: Cơ sở y tế của Quảng Ninh ................................................................................. 44 Phụ lục 6: Hiện trạng đường bộ tỉnh Quảng Ninh đến tháng 12/2010 ................................ 45 Phụ lục 7: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 45
  12. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Bối cảnh chính sách và vấn đề nghiên cứu Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc Vùng ĐBSH đồng thời thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ và được ví như “Việt Nam thu nhỏ” bởi vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn và là nơi hội tụ, giao thoa của nền văn minh sông Hồng. Nhờ những lợi thế đó mà trong nhiều năm qua, Quảng Ninh luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với mặt bằng chung cả nước, thu ngân sách luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước, đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước tiên, cũng chính là từ yếu tố “Việt Nam thu nhỏ” mà tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều lựa chọn trong chiến lược phát triển của mình từ phát triển công nghiệp, du lịch, cảng biển, thương mại biên giới hay nuôi trồng, chế biến thủy hải sản… Trong đó, công nghiệp (đặc trưng là khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện…) và dịch vụ (đặc trưng là du lịch với tiêu điểm là Di sản – kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long) là hai lĩnh vực mà tỉnh rất có lợi thế. Hai lĩnh vực này chiếm hơn 90% GDP của tỉnh nhưng do cùng phát triển trên một địa bàn nên đã phát sinh những mâu thuẫn. Dễ thấy nhất đó là hậu quả môi trường từ khai thác than và các hoạt động công nghiệp khác đang rất trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của người dân và du khách khi đến Quảng Ninh. Mặt khác, do có lợi thế về tài nguyên khoáng sản mà trong nhiều năm qua tăng trưởng cũng như NSLĐ của Quảng Ninh khá cao so với các địa phương khác. Chính vì điều này mà có thể nhiều người trong đó không loại trừ những người lãnh đạo của tỉnh lầm tưởng là Quảng Ninh có được sự tăng trưởng cao là nhờ vào khả năng điều hành của chính quyền. Và cũng chắc chắn nhiều người sẽ không thể hình dung nổi nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào than như Quảng Ninh sẽ ra sao khi mà nguồn lực này là có hạn và sẽ cạn kiệt trong tương lai. Thêm nữa, trong bối cảnh nguồn lực có hạn, khi tỉnh quyết tâm phát triển tất cả các lĩnh vực cùng một lúc thì chắc chắn nguồn lực sẽ bị dàn trải, khả năng cạnh tranh sẽ bị hạn chế.
  13. 2 Chính vì vậy, ưu tiên phát triển công nghiệp hay du lịch hay phát triển hài hòa hai ngành chủ chốt này của tỉnh ra sao đã, đang và sẽ là lựa chọn không dễ dàng cho Quảng Ninh. Bối cảnh chung của thế giới hiện nay và trong tương lai là các quốc gia đang hướng đến tăng trưởng “xanh” và phát triển bền vững1; hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi sự không ngừng đổi mới và cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia, các nền kinh tế. Trong khi đó, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển, một trong số đó là NLCT quốc gia còn rất yếu. Do vậy, bên cạnh việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô từ Trung ương thì các địa phương cũng phải chủ động đánh giá lại NLCT của mình để có những điều chỉnh trong chiến lược phát triển theo hướng bền vững. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan đến NLCT ở cấp tỉnh như: PCI, PAPI, PEII... Những chỉ số này đã góp phần quan trọng để các địa phương nhìn nhận lại NLCT của mình một cách tương đối so với các địa phương khác trên cả nước. Về phía Quảng Ninh, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về NLCT của tỉnh mà chủ yếu được đánh giá rải rác ở những báo cáo kinh tế - xã hội hay các bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh thực hiện theo định kỳ. Chính vì vậy, một cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu tổng thể về NLCT của tỉnh Quảng Ninh dựa trên một khung phân tích khoa học, được áp dụng trên thực tế sẽ là rất cần thiết cho tỉnh trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách cho giai đoạn tới. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Luận văn trước hết đánh giá những yếu tố chủ yếu góp phần cho sự tăng trưởng của tỉnh trong những năm qua, đồng thời chỉ ra một số thách thức cơ bản đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Tiếp đó, xác định những nhân tố cốt lõi tác động đến NLCT của tỉnh và liệu những nhân tố này sẽ còn là nguồn cho NLCT, cho tăng trưởng của tỉnh trong tương lai hay không? Trên cơ sở đó khuyến nghị một số chính sách nhằm nâng cao NLCT theo hướng phát triển bền vững. Luận văn sẽ góp phần trả lời ba câu hỏi lớn: 1 Việt Nam đã có cam kết thực hiện điều này, một trong số đó là đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
  14. 3 Câu hỏi 1: Nguồn lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua và thách thức đối với sự phát triển bền vững của tỉnh trong tương lai là gì? Câu hỏi 2: Đâu là những nhân tố cốt lõi tác động đến NLCT của tỉnh Quảng Ninh? Câu hỏi 3: Quảng Ninh làm gì để nâng cao NLCT theo hướng phát triển bền vững? 1.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên Khung phân tích NLCT địa phương được TS. Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh từ Khung phân tích NLCT quốc gia của GS. Michael Porter. Thông tin và số liệu phục vụ cho phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ sở dữ liệu sẵn có, các ấn phẩm được phát hành, công bố chính thức từ các nguồn chính thống (cơ quan nhà nước trung ương và địa phương, các tổ chức khoa học có uy tín...). 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các nhân tố cấu thành NLCT (theo khung lý thuyết ở phần 1.5) của Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đặt trong mối tương quan so với các địa phương trong Vùng ĐBSH và cả nước. Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2001 đến nay (chủ yếu là đến 2012, một số số liệu được cập nhật đến năm 2013). 1.5. Khung phân tích (cơ sở lý thuyết) Nghiên cứu sử dụng Khung phân tích NLCT quốc gia của GS. Michael Porter được TS. Vũ Thành Tự Anh (2011) điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là cấp địa phương (tỉnh, thành phố). Theo cách tiếp cận này, năng suất sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm cho NLCT của một địa phương. Năng suất quyết định sự thịnh vượng của một địa phương (hay một quốc gia) vì năng suất cao đồng nghĩa với việc tạo ra giá trị gia tăng cao. Khung phân tích đưa ra ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một địa phương (Hình 1.1), bao gồm: (i) Các yếu tố sẵn có của địa phương, (ii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương và (iii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.
  15. 4 Hình 1.1: Các yếu tố tác động đến NLCT địa phương Nguồn: Porter (2008) được hiệu chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2011) - Nhóm 1 (Các yếu tố sẵn có của địa phương) gồm: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn là sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản… Một địa phương với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ là đầu vào quan trọng cho việc sản xuất và hình thành các ngành có NLCT cao. Vị trí địa lý thuận lợi như gần thị trường lớn, nằm trên đường trung chuyển… cũng là điều kiện quan trọng tạo nên NLCT cho địa phương. Tuy nhiên, không có nghĩa rằng nơi nào dồi dào những yếu tố tự nhiên này thì đồng nghĩa rằng nơi đó có NLCT tốt và nơi nào sự nghèo nàn của chúng cũng gây ra bất lợi trong cạnh tranh. Thực tế đã chứng minh việc dư thừa nhân tố sản xuất có thể dẫn đến làm suy giảm, thay vì làm gia tăng lợi thế cạnh tranh; trong khi đó, sự bất lợi về nhân tố sản xuất thường thúc đẩy sự đổi mới, góp phần nâng cao NLCT. - Nhóm 2 (NLCT ở cấp độ địa phương) gồm: Hạ tầng văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; hạ tầng kỹ thuật; chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Yếu tố hạ tầng văn hóa, xã hội lấy phát triển của con người làm trung tâm, trong đó chú trọng đến vai trò của giáo dục trong việc hoàn thiện nhân cách con người và hệ thống y
  16. 5 tế cho sự phát triển thể chất. Xét theo góc độ NLCT, giáo dục cơ bản là nền tảng cho việc học hỏi, tiếp thu tri thức, sự sáng tạo và đổi mới; còn nền tảng thể chất tốt sẽ giúp cho con người lao động bền bỉ hơn, có khả năng thích ứng nhanh với cường độ lao động và khả năng sáng tạo không ngừng. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh, các yếu tố này phải được chuyên môn hóa cao để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng ngành. Môi trường xã hội cởi mở và ổn định, tiếng nói của các doanh nghiệp được lắng nghe, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương được đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công được thực hiện cũng tác động rất lớn đến NLCT của địa phương. Việc phân bổ nguồn lực của địa phương cho ngành và lĩnh vực ưu tiên; sự sẵn có nguồn vốn, khả năng tiếp cận dễ dàng, chí phí sử dụng vốn thấp và một hệ thống thanh khoản tốt cũng là những nhân tố quan trọng tác động đến NLCT của địa phương. - Nhóm 3 (NLCT ở cấp độ doanh nghiệp) gồm: Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Chất lượng môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay được đánh giá theo tiêu chí PCI do VCCI công bố, đó là: Chi phí gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí không chính thức, Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Cạnh tranh bình đẳng, Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý.2 Trình độ phát triển cụm ngành được đánh giá bằng mô hình kim cương của M. Porter (2008). Theo mô hình này, cụm ngành là một hệ sinh thái các doanh nghiệp cốt lõi, các nhà cung ứng trong một lĩnh vực đặc trưng, có sự phối hợp với các thể chế như chính phủ, viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội và tại đó các doanh nghiệp vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau. Trình độ phát triển của cụm ngành được đánh giá bởi bốn yếu tố như là bốn góc của hình thoi (Hình 1.2), đó là: (i) Điều kiện về yếu tố đầu vào, (ii) điều kiện cầu, (iii) chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp và (iv) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan. 2 Báo cáo PCI 2013
  17. 6 Hình 1.2: Mô hình kim cương cụm ngành Nguồn: Porter (2008) Khái niệm “Phát triển bền vững” trong đề tài được hiểu theo khái niệm của WECD là “sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai". Trong đó, ba thành phần cơ bản là: Kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 4 chương. Chương 1 giới thiệu về bối cảnh chính sách, mục tiêu và vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích. Chương 2 trình bày khái quát về tình hình kinh tế Quảng Ninh nhằm đưa ra một bức tranh tổng quát về kinh tế của tỉnh, những thành quả nổi bật trong hơn 10 năm qua cũng như chỉ ra những thách thức chủ yếu đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Chương 3 tập trung phân tích các nhân tố quyết định NLCT của Quảng Ninh theo khung phân tích NLCT địa phương. Kết hợp với đánh giá ở Chương 2 để xác định những yếu tố mà tỉnh có lợi thế, yếu tố nào còn bất lợi. Chương 4 đưa ra một số kết luận và khuyến nghị chính sách để góp phần nâng cao NLCT của Quảng Ninh theo hướng bền vững.
  18. 7 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ QUẢNG NINH 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế 2.1.1. GDP và GDP bình quân đầu người Quy mô GDP (giá thực tế) của Quảng Ninh năm 2012 đạt 65.616 tỷ đồng (tương đương khoảng 3,15 tỷ USD)3 bằng hơn 10 lần so với năm 2001 (6.364 tỷ đồng). Tốc độ tăng GDP (giá so sánh 1994) trong giai đoạn 2001 – 2012 đạt trung bình 12,2%, cao gần gấp 2 lần so với mức trung bình cả nước (7%). Hình 2.1: Tăng trưởng GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2012 Nguồn: NGTK Quảng Ninh các năm 2005, 2012 và từ TCTK Nhịp độ tăng trưởng GDP của Quảng Ninh về cơ bản cũng như cả nước. Trong khoảng từ 2005 - 2007 tốc độ tăng cao một phần là do ảnh hưởng tích cực từ sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 20054 và vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI. Hai năm 2008 và 2009, tốc độ tăng trưởng giảm đi là do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu đẩy sâu thêm những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam vốn đã trong tình trạng mất cân đối vĩ mô khá 3 Tỷ giá năm 2013: 1 USD xấp xỉ bằng 20.828 đồng 4 Luật Doanh nghiệp 2005 đã thống nhất các quy định về thành lập và quản lý các doanh nghiệp, gần như không còn sự phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân về phương diện tổ chức quản trị...
  19. 8 nghiêm trọng, thể hiện qua thâm hụt ngân sách, thâm hụt vãng lai cao5. Trong 3 năm gần đây, tốc độ tiếp tục giảm theo xu hướng chung của cả nước. (Hình 2.1) GDP bình quân đầu người tăng khá nhanh so với bình quân chung của cả nước. Năm 2012, GDP đầu người (giá thực tế) đạt 2.657 USD, bằng gần 6 lần so với thời điểm năm 2001 (447 USD). Thời điểm năm 2001, GDP đầu người của Quảng Ninh tương đương với mức trung bình cả nước (412 USD) nhưng đến năm 2012 đã vượt hẳn lên và bằng 1,5 lần so với mức trung bình cả nước. (Hình 2.2) Hình 2.2: GDP bình quân đầu người Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2012 (giá thực tế) Nguồn: NGTK Quảng Ninh các năm 2005, 2012 và từ TCTK 2.1.2. Cơ cấu kinh tế 2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong GDP của tỉnh (Hình 2.3). Năm 2012, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 94% trong tổng GDP (công nghiệp 55,3%, dịch vụ 38,6%). Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã dịch chuyển theo hướng giảm dần, từ 9,3% năm 2001 xuống còn 6,1% vào năm 2012. Mặc dù, Quảng Ninh mong muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ nhưng thực tế lại không diễn ra như 5 Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2009.
  20. 9 vậy (năm 2002, tỷ trọng dịch vụ trong GDP chiếm 45,5% nhưng đến 2012 chỉ còn 38,6%). Nguyên nhân chủ yếu là trong những năm qua, Quảng Ninh vẫn tiếp tục có thêm một số nhà máy nhiệt điện và xi măng công suất lớn đi vào hoạt động; do đó, khu vực công nghiệp đã lẫn át các khu vực kinh tế còn lại (tỷ trọng công nghiệp năm 2002 là 45,8% tăng lên 55,3% vào năm 2012). Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế (giá thực tế) Quảng Ninh theo ngành giai đoạn 2001 – 2012 Nguồn: NGTK Quảng Ninh các năm 2005, 2012 2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Xét theo thành phần kinh tế, khu vực Hình 2.4: Cơ cấu kinh tế Quảng Ninh kinh tế Nhà nước chiếm phần lớn nhất. Năm theo thành phần kinh tế 2005, tỷ trọng của khu vực này trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh (giá hiện hành) là 62,3%, trong khi khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (khu vực dân doanh) là 29,2% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,5%. Tỷ trọng lớn của khu vực kinh tế Nhà nước là do tại Quảng Ninh có các DNNN Trung ương đóng trên địa bàn mà chủ yếu là ở ngành than. Nguồn: NGTK Quảng Ninh 2010, 2012 Trong những năm gần đây, tỷ trọng này đã dần thay đổi theo hướng tỷ trọng của khu vực dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên; tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm đi. Tuy nhiên, tỷ trọng của khu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2