intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nền kinh tế phi chính thức - Ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

27
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu về qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam, những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức và khoản thất thu thuế do nền kinh tế phi chính thức gây ra. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm kiểm soát và thu hẹp qui mô của nền kinh tế phi chính thức; đồng thời khuyến khích khu vực chính thức ngày càng lớn mạnh, góp phần năng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế, giảm thất thoát thuế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nền kinh tế phi chính thức - Ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THÁI HÒA NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: ƯỚC TÍNH QUI MÔ VÀ HÀM Ý VỀ TIỀM NĂNG THUẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THÁI HÒA NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: ƯỚC TÍNH QUI MÔ VÀ HÀM Ý VỀ TIỀM NĂNG THUẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. JAMES RIEDEL ThS. ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Đây là bài nghiên cứu chính sách của cá nhân tôi, do đó không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thái Hòa
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tôi luôn nhận được sự giảng dạy và giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô giáo cùng các trợ lý phục vụ. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban giảng viên chương trình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy James Riedel và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tâm hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành hướng nghiên cứu cũng như có những lời góp ý, phản biện và lời khuyên hết sức chân thành để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin dành những lời cảm ơn đến Thầy Lê Việt Phú đã có những góp ý sâu sắc trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp và các anh, chị học viên lớp MPP8 đã luôn hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tác giả Nguyễn Thái Hòa
  5. -iii- TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm ước tính qui mô của nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam, tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của khu vực này và tác động của nó đến thất thoát số thu thuế. Nghiên cứu đã sử dụng khung lý thuyết đánh giá mức độ tuân thủ và thất thoát nguồn thu thuế mà Ngân hàng thế giới (2011) đề xuất, kết hợp với phương pháp mô hình MIMIC để ước tính qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam cùng một số quốc gia Châu Á khác. Kết quả phân tích cho thấy, có 3 nguyên nhân chính tác động đến sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức: (i) hệ thống luật pháp, chất lượng thể chế và sự minh bạch của chính phủ; (ii) gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội và (iii) sự suy giảm của nền kinh tế chính thức. Ngoài ra, các yếu tố khác như tập quán kinh doanh, thói quen tiêu dùng cũng góp phần vào sự lớn lên của khu vực này. Kết quả ước tính qui mô cho thấy nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam ở mức từ 15% - 27% GDP, và đang có xu hướng gia tăng mạnh từ năm 2008 trở đi. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam là cao thứ 3 so với các nước trong mẫu nghiên cứu, trung bình mỗi năm tăng 1,4% GDP. Với qui mô nền kinh tế phi chính thức ở mức cao như hiện nay, mỗi năm Việt Nam thất thoát khoảng 3% - 5% GDP số thu từ thuế, tương đương 1/5 tổng doanh thu từ thuế của nền kinh tế chính thức. Nếu kiểm soát và thu hẹp được phạm vi của nền kinh tế phi chính thức, hay nói cách khác đó là khuyến khích các chủ thể tham gia ngày một nhiều hơn vào khu vực chính thức thì mỗi năm ngân sách có thêm khoảng 2% - 3% GDP tiền thu từ thuế, góp phần củng cố tính bền vững của cán cân ngân sách. Từ kết quả nghiên cứu, để có thể kích thích các cá thể tham gia vào nền kinh tế chính thức, chính phủ nên tập trung vào các biện pháp dài hạn, tạo ra những thay đổi mang tính nền tảng như: (i) tập trung vào việc cải thiện hệ thống luật pháp; (ii) kiểm soát và hạn chế nạn tham nhũng và các chi phí không chính thức; (iii) Giảm gánh nặng thuế thông qua tối thiểu hóa chi phí tuân thủ và chi phí giao dịch. Những cải cách hiệu quả này theo thời gian sẽ tạo ra những tác động tích cực và kỳ vọng sẽ làm thay đổi nhận thức của các hộ kinh doanh và cá nhân trong nền kinh tế, khuyến khích họ gia nhập vào khu vực chính thức nhiều hơn, hạn chế sự gia tăng của khu vực kinh tế phi chính thức. Từ khóa: nền kinh tế phi chính thức, phương pháp mô hình, MIMIC
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi chính sách .......................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.5. Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, và dữ liệu nghiên cứu ............................... 5 1.6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH..................................... 6 2.1. Khát quát về nền kinh tế phi chính thức ......................................................................... 6 2.2. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nền kinh tế phi chính thức .............................. 7 2.2.1. Gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội ....................................................... 7 2.2.2. Hệ thống pháp luật, thể chế và chính phủ ................................................................ 8 2.2.3. Sự suy giảm của nền kinh tế chính thức .................................................................. 9 2.2.4. Các nguyên nhân khách quan khác ........................................................................ 10 2.3. Tác động của nền kinh tế phi chính thức ...................................................................... 11 2.3.1. Tác động tiêu cực................................................................................................... 11 2.3.2. Tác động tích cực................................................................................................... 13
  7. -v- 2.4. Phương pháp luận đo lường qui mô nền kinh tế phi chính thức ................................... 14 2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ............................................................................ 17 2.5.1. Nghiên cứu quốc tế ................................................................................................ 17 2.5.2. Nghiên cứu trong nước .......................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 19 3.1. Qui trình nghiên cứu ..................................................................................................... 19 3.2. Lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu ........................................................... 19 3.2.1. Các nhóm biến nguyên nhân ................................................................................. 20 3.2.2. Các nhóm biến chỉ báo .......................................................................................... 22 3.3. Ước tính qui mô nền kinh tế phi chính thức ................................................................. 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 25 4.1. Đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 25 4.2. Nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam và các nước những năm 2000 .................... 25 4.3. Ước tính qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam .......................................... 26 4.4. Hàm ý về tiềm năng thuế của Việt Nam ...................................................................... 36 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................. 40 5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 40 5.2. Khuyến nghị chính sách................................................................................................ 41 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................................ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 44 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 49
  8. -vi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh DN Doanh nghiệp - đtg Đồng tác giả - GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HB&IS - Household business & Informal sector French Institute of Research for IRD Viện nghiên cứu phát triển Pháp Development IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund MIMIC - Multiple-Indicators Multiple-Causes Tổ chức hợp tác và phát triển Organization for Economic Co- OECD kinh tế operation and Development SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural Equation Modeling WB Ngân hàng thế giới World Bank WGI Chỉ số quản trị toàn cầu Worldwide Governance Indicators
  9. -vii- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mức độ chính thức hóa và phi chính thức hóa giữa năm 2007 – 2009 ................. 2 Bảng 2.1: Phân loại các hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức .................................... 7 Bảng 4.1: Kết quả hồi qui của phương trình MIMIC ......................................................... 27 Bảng 4.2: Qui mô nền kinh tế phi chính thức của các nước năm 2000 (% GDP) .............. 28 Bảng 4.3: Ước tính số thu thuế thất thoát giai đoạn 1995 – 2015 (% GDP) ....................... 37
  10. -viii- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Dự báo những thay đổi việc làm theo khu vực từ năm 2007 đến 2015 ................ 2 Hình 1.2: Sự phát triển của DN Việt Nam phân theo qui mô, 2002 – 2011 ......................... 3 Hình 2.1: Các nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức ...... 10 Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ và thất thoát nguồn thu ............ 11 Hình 2.3: Cấu trúc tổng quát mô hình MIMIC ................................................................... 15 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 19 Hình 3.2: Mô hình đo lường nghiên cứu đề xuất ................................................................ 23 Hình 4.1: Qui mô nền kinh tế của Việt Nam và các nước năm 2000 qua những phương pháp ước tính khác nhau ............................................................................................................... 26 Hình 4.2: Qui mô nền kinh tế phi chính thức của các nước (% GDP) ............................... 29 Hình 4.3: Qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam, 1995 – 2015 (% GDP) ........ 30 Hình 4.4: Tổng thu thuế/GDP (không kể đóng góp an sinh xã hội) của các nước ............. 31 Hình 4.5: Chất lượng thể chế của Việt Nam so với các nước.............................................. 32 Hình 4.6: Mối quan hệ giữa qui mô nền kinh tế chính thức và sự tăng trưởng kinh tế ...... 34
  11. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách Đã từ lâu nền kinh tế phi chính thức trở thành một bộ phận cấu thành trong nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự hiện diện của nền kinh tế phi chính thức là tất yếu khách quan, tồn tại song song với nền kinh tế chính thức, chịu sự tác động của các qui luật kinh tế và các chính sách kinh tế - xã hội ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia. Mặc dù nền kinh tế phi chính thức có những vai trò nhất định trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhưng về dài hạn thì sự tồn tại của nền kinh tế phi chính thức lại cho thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn lớn hơn. Ngoài việc làm giảm tính hiệu quả trong các quyết định chính sách, trong sự phân bổ nguồn lực, và giảm độ tin cậy của các thống kê chính thức thì nền kinh tế phi chính thức còn gây ra tình trạng thất thoát nguồn thu thuế, giảm năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo World Bank (2011), với quy mô nền kinh tế phi chính thức từ 17,6% GDP đến 35,7% GDP thì mức độ thất thoát nguồn thu thuế tương ứng từ 3,5% GDP đến 6,1% GDP. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn kiểm soát và giảm qui mô của khu vực này. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều sự quan tâm đến khu vực phi chính thức, cả về qui mô và những tác động của nó đến nguồn thu thuế nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước (sự tăng trưởng về kinh tế, sự cải cách về hệ thống luật lệ, thể chế…) thì qui mô khu vực kinh tế chính thức sẽ tăng lên, điều đó đồng nghĩa với sự thu hẹp của nền kinh tế phi chính thức, giống như sự thu hẹp của khu vực này ở các nước phát triển (La-Porta và Schleifer, 2008; Bacchetta, 2009). Theo xu hướng vận động này và dưới tác động của tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam từ những năm 1986 cho đến nay (trung bình 6,5%/năm) cùng với những cải cách mạnh mẽ trong nước, kỳ vọng về qui mô của nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam sẽ giảm là có khả năng. Tuy nhiên, ngược lại với xu hướng trên, hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, qui mô nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam không những không thu hẹp mà dường như có xu hướng gia tăng. Theo kết quả của cuộc Khảo sát năm 2008 do Tổng cục thống kê (GSO) thực hiện phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) cho thấy, tỉ trọng của
  12. -2- khu vực phi chính thức trong tổng số việc làm đã tăng từ 23,2% lên 26,6% trong các năm từ 1998 đến 2008 và dự báo đến năm 2015, con số này sẽ tăng lên là 33,8%.1 Hình 1.1: Dự báo những thay đổi việc làm theo khu vực từ năm 2007 - 2015 (%) 179.6 123.9 33.8 6.8 -2.3 -1.7 Khu vực công DN nước ngoài DN trong nước DN tư nhân chính Khu vực phi Nông nghiệp thức chính thức Nguồn: Cling, Razafindrakoto và Roubaud (2010, tr.468) Song song với cuộc khảo sát việc làm, một cuộc khảo sát riêng về nền kinh tế phi chính thức đã được tiến hành tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh trong năm 2007 và 2009, cũng đã cho thấy một sự tăng trưởng mạnh mẽ về việc làm cũng như số lượng cơ sở tư nhân phi chính thức. Theo đó, tỷ lệ chính thức hóa giảm và hiện tượng phi chính thức hóa tăng lên. Năm 2009, một tỉ lệ lên đến 31% các doanh nghiệp (DN) tư nhân chính thức tại Hà Nội và 15% tại Tp. Hồ Chí Minh chuyển sang khu vực phi chính thức, trong khi chiều ngược lại chỉ 10% (Cling & đtg 2011). Bảng 1.1: Mức độ chính thức hóa và phi chính thức hóa giữa năm 2007 - 2009 (%) Tỷ lệ Chính thức hóa Tỷ lệ phi Chính thức hóa Ngành Hà Nội Hồ Chí Minh Hà Nội Hồ Chí Minh Công nghiệp 4,5 9,5 25,4 9,0 Thương mại 10,9 12,9 26,1 10,6 Dịch vụ 7,7 8,5 47,3 26,1 Tổng các DN tư nhân 8,3 10,2 31,1 15,3 Nguồn: HB&IS, Tổng cục thống kê/IRD-DIAL, Cling & Razafindrakoto (2010, tr.474) 1 Theo ILO (2012) thì tỷ lệ việc làm phi chính thức ở Việt Nam năm 2009 (không tính nông nghiệp) chiếm đến 68.2%.
  13. -3- Một bằng chứng khác cho thấy dấu hiệu gia tăng của nền kinh tế phi chính thức là sự nở rộ của các hộ kinh doanh cá thể và các DN siêu nhỏ trong khi các DN có qui mô nhỏ và vừa có xu hướng giảm đi. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê (2005 – 2015), số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tăng khá nhanh trong thời gian vừa qua. Năm 2007, số lượng hộ kinh doanh cá thể là 3,7 triệu hộ nhưng đến năm 2015 đã tăng lên đến hơn 4,7 triệu hộ, tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 3,04%.2 Với các hộ kinh doanh cá thể thì mức độ tuân thủ thuế được ước tính là rất thấp, trong khi chi phí cưỡng chế lại thường cao hơn so với so tiền thuế thu được. Hơn nữa, các đơn vị kinh doanh này lại có xu hướng hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức nhiều hơn để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Do vậy, với một nền kinh tế phi chính thức lớn, mức độ tuân thủ sẽ rất thấp, tiềm năng thu thuế bị hạn chế, và hệ quả tất yếu là các nước có thể có ít nguồn lực hơn cho phát triển, hệ thống thuế trở nên méo mó và ít công bằng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hình 1.2: Sự phát triển của DN Việt Nam phân theo qui mô, 2002 – 2014 (%) 1.8 2014 71.5 24.6 2.1 2.1 2011 65.6 29.9 2.4 2.2 2008 61.6 33.4 2.8 2.7 2005 57.1 35.9 4.3 3.5 2002 53.1 36.9 6.5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2012, 2014 Từ những bằng chứng thực tế trên cho thấy qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng bất chấp những nỗ lực cải cách. Mặc dù kết quả trên xuất phát như một hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi nông nghiệp, đô thị hóa và tăng trưởng dân số nhanh (Torgler & Schneider, 2009; Cling, 2011), nhưng không vì thế mà chúng ta chấp 2Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm về số lượng doanh nghiệp phân theo qui mô, giai đoạn 2008 - 2014: DN siêu nhỏ tăng trưởng 2,52%; DN nhỏ tăng trưởng -4,97%; DN vừa -3,29%; DN lớn – 4,68%.
  14. -4- nhận sự gia tăng nhanh chóng của khu vực này. Về dài hạn, sự gia tăng của khu vực phi chính thức sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội nói chung và làm thất thoát nguồn thu thuế nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới – mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, các cam kết về giảm thuế quan sẽ phần nào làm giảm nguồn thu và tạo ra sức ép rất lớn lên cán cân ngân sách trong thời gian tới. Do vậy, việc tìm hiểu về qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam hiện nay và tác động của nó đến nguồn thu thuế như thế nào sẽ là một yêu cầu thật sự cần thiết. Đó sẽ là cơ sở để chính phủ có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa nhằm thu hẹp phạm vi của khu vực này, qua đó giúp tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện năng suất lao động và cải thiện nguồn thu thuế. Đảm bảo sự ổn định của ngân sách trong bối cảnh nguồn thu có xu hướng giảm nhưng lại gắn với nhu cầu chi tiêu của quốc gia ngày càng tăng cao. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Trước những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu về qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam, những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức và khoản thất thu thuế do nền kinh tế phi chính thức gây ra. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm kiểm soát và thu hẹp qui mô của nền kinh tế phi chính thức; đồng thời khuyến khích khu vực chính thức ngày càng lớn mạnh, góp phần năng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế, giảm thất thoát thuế. 1.3. Câu hỏi chính sách Để đạt được mục tiêu như trên, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những câu hỏi chính sách sau: (1) Qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu và xu hướng thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1995 – 2015? (2) Những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng qui mô của nền kinh tế phi chính thức? (3) Số thu thế bị thất thoát do nền kinh tế phi chính thức gây ra? (4) Những chính sách khả thi nào Nhà nước cần thực hiện để thu hẹp phạm vi của nền kinh tế phi chính thức và khai thác tiềm năng thuế ở khu vực này? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam.
  15. -5-  Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tổng thể nền kinh tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2015. 1.5. Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, và dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết đánh giá mức độ tuân thủ và thất thoát nguồn thu thuế mà World Bank (2011) đề xuất. Khung lý thuyết này trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến việc không tuân thủ và thất thoát nguồn thu, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong yếu tố khách quan, nền kinh tế phi chính thức là nguyên nhân chính tác động đến thất thoát nguồn thu. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp MIMIC để xác định qui mô nền kinh tế phi chính thức. Kết quả này sau đó được sử dụng để ước tính khoản thuế bị thất thoát do nền kinh tế phi chính thức gây ra. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn dữ liệu của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) trong giai đoạn 1995 – 2015 cùng với một số nghiên cứu khác trong nước và quốc tế. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quát về vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm cơ bản, khung phân tích và những kết quả của những nghiên cứu có liên quan. Chương 3 trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, mô hình sử dụng để đo lường qui mô nền kinh tế phi chính thức. Chương 4 trình bày kết quả phân tích và các thảo luận. Cuối cùng, các kết luận và khuyến nghị chính sách sẽ được trình bày ở Chương 5.
  16. -6- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Nội dung Chương 2 trình bày một số khái niệm quan trọng và khung lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Dựa trên cơ sở những nghiên cứu đi trước có liên quan, phương pháp và mô hình đo lường qui mô nền kinh tế phi chính thức được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Khát quát về nền kinh tế phi chính thức Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến nền kinh tế phi chính thức, thế nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chung được thống nhất cho lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia có những đặc điểm kinh tế và hình thái xã hội khác nhau nên tên gọi, cách tiếp cận, cách phân loại, phương pháp đo lường và các đánh giá về khu vực này cũng khác nhau. Ngay cả tên gọi cũng đã cho thấy sự đa dạng và phong phú của nó: Kinh tế phi chính thức (Informal Economy), Kinh tế mờ (Shadow Economy), Kinh tế ngầm (Underground Economy), Kinh tế không được giám sát (Non-observerd Economy),… Dù được gọi bằng nhiều cách khác nhau nhưng tất cả thuật ngữ trên đều thể hiện một điểm chung là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu vực khác với khu vực kinh tế chính thức trên nhiều phương diện. Một số các định nghĩa thường được sử dụng trong các nghiên cứu quốc tế cho thấy kinh tế phi chính thức bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế không được tính toán vào tổng sản phẩm quốc gia và khó có thể đo lường được (Feige, 1996). Theo Smith (1994, tr.4) định nghĩa “kinh tế phi chính thức bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế xảy ra trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, bất kể hợp pháp hay không, không được đo lường và tính toán vào giá trị GDP của một quốc gia”.3 Như vậy, có thể thấy rằng nền kinh tế phi chính thức được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách phân loại và khía cạnh phân tích của các nhà nghiên cứu, các tổ chức và các quốc gia. Tuy nhiên nhìn chung các định nghĩa đều hướng đến tính không chính thức của hệ thống kinh tế này khi không được tính toán vào các số liệu thống kê của mỗi quốc gia. Trong nghiên cứu này, để đảm bảo tính thống nhất thì khái niệm về nền kinh tế phi chính thức sẽ dựa trên khái niệm của Smith (1994), và cũng tương tự như các khái niệm được sử dụng bởi Feige (1989), Schneider & đtg (2003): “Nền kinh tế phi chính thức bao gồm tất cả tất cả các hoạt động kinh tế (hợp pháp hay không hợp pháp) mà nằm ngoài các thống kê tài khoản 3 Các tổ chức quốc tế cũng có những quan niệm khác nhau về nền kinh tế phi chính thức, tham khảo thêm ở phụ lục 1
  17. -7- quốc gia”. Bảng 2.2 trình bày bức tranh tổng quát nhất về các hoạt động của nền kinh tế phi chính thức, được sử dụng phổ biến bởi các nhà nghiên cứu. Bảng 2.1: Phân loại các hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức Loại hình Giao dịch tiền tệ Giao dịch không bằng tiền tệ Trao đổi các hàng hóa bị đánh cắp hoặc Các hoạt Mua bán các hàng hóa bị đánh cắp, sử dụng đồ trộm cắp cho mục đích động bất buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, riêng; sản xuất ma túy phục vụ cho nhu hợp pháp buôn lậu, cờ bạc, cá độ,… cầu cá nhân hoặc trao đổi… Trốn thuế Tránh thuế Trốn thuế Tránh thuế Thu nhập không Các hoạt động Trao đổi các hàng Tự sản xuất, nuôi được báo cáo từ không thực hiện hóa và dịch vụ trồng; các hoạt hoạt động tự sản ký kết hợp đồng hợp pháp động sản xuất Các hoạt xuất kinh doanh. lao động, không mang tính tự cung động hợp Tiền lương, thực hiện các tự cấp,… pháp thưởng, tài sản nghĩa vụ phúc lợi không được kê xã hội,… khai và báo cáo từ các hoạt động hợp pháp... Nguồn: Mirus & Roger (1997); Schneider & Enste (2000, tr.79) 2.2. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nền kinh tế phi chính thức4 2.2.1. Gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gánh nặng thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng qui mô của nền kinh tế phi chính thức (Thomas, 1992; Tanzi, 1980; Giles, 1999; Dell’ Anno, 2003, Schneider, 2002). Về mặt lý thuyết, thuế tác động lên quyết định giữa làm việc và nghỉ ngơi của các cá nhân, và đồng thời cũng kích thích nguồn cung lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Theo Schneider & Enste (2002), 4Rất khó để xác định một cách đầy đủ về các nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nền kinh tế chính thức. Bởi mối quan hệ giữa nền kinh tế phi chính thức và các nguyên nhân gây ra nó thường là nội sinh và khó để xác định cái nào là quan hệ nhân quả của cái khác. Do vậy, báo cáo chỉ tập trung trình bày các nguyên nhân chính và bỏ qua một sô khía cạnh xã hội khác.
  18. -8- chính sách thuế và phúc lợi xã hội tác động nhiều đến thu nhập trước và sau thuế. Càng nhiều khoản đóng góp thì thu nhập thực nhận sau thuế của người lao động sẽ thấp đi, và nếu khoản chênh lệch này càng lớn thì động cơ để người lao động tham gia và nền kinh tế phi chính thức càng gia tăng. Sự chênh lệch này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống an sinh xã hội và gánh nặng thuế ở mỗi quốc gia. Nó không chỉ là vấn đề của thuế suất cao, mà còn là các khoản chi phí giao dịch liên quan đến thủ tục hành chính về thuế, chi phí tuân thủ,… Tất cả các khoản chi phí chính thức và không chính thức này tạo nên gánh nặng tổng thể của thuế, và tất yếu gánh nặng thuế càng cao thì tinh thần đóng thuế càng thấp. Cùng với thuế, các khoản xã hội góp phần làm gia tăng chi phí của lao động trong nền kinh tế chính thức, khuyến khích người lao động rút ra khỏi khu vực kinh tế chính thức để tham gia vào các hoạt động của khu vực phi chính thức nhằm giảm các gánh nặng chi phí và thuế. 2.2.2. Hệ thống pháp luật, thể chế và chính phủ Theo Hirschman (1970) và Friedman & đtg (2000), ngoài yếu tố gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội thì sự cứng nhắc và sự rườm rà trong các qui định của hệ thống pháp luật cũng đã đưa người lao động, DN và các tổ chức tìm đến khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng nhiều hơn. Một hệ thống chính sách cồng kềnh, hay các qui định, thủ tục quan liêu,… vô hình trung làm gia tăng các khoản “chi phí giao dịch” cho DN và người lao động trong khu vực kinh tế chính chức. Chẳng hạn như: qui định về giấy phép đăng ký với vô số giấy phép con, đi kèm với các thủ tục hành chính; qui định về số giờ lao động, độ tuổi nghỉ hưu, chế độ phúc lợi đối với người lao động,… đã làm giảm đi sự tự do của người lao động, khiến cả DN và người lao động phải chịu những khoản chi phí ngầm ẩn này. Đặc biệt trong nền kinh tế chính thức, những khoản chi phí này thường được các DN chuyển sang cho người lao động gánh chịu. Do đó, càng cho họ một động cơ lớn để chuyển vào khu vực phi chính thức. Chất lượng thể chế cũng là một nhân tố đưa đến sự phát triển của kinh tế phi chính thức. Một nhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật - ở đó quyền tài sản được đảm bảo, tính thực thi hợp đồng cao sẽ mang lại lợi ích, sự tin tưởng cho các chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào thị trường chính thức. Ngược lại, với chất lượng thể chế thấp, nạn tham nhũng cao đi cùng với trách nhiệm giải trình và minh bạch kém của chính phủ sẽ là động cơ để các DN và cá nhân tham gia vào khu vực phi chính thức – nơi được xem là an toàn và hiệu quả hơn so với hoạt động ở khu vực chính thức. Sự phát triển
  19. -9- của khu vực phi chính thức được xem như là một sự thất bại của hệ thống thể chế trong việc thúc đẩy nền kinh tế trị trường hiệu quả (Johnson & Zoido-Lobatón, 1998). Johnson & Kaufmann (1997) cho rằng các bằng chứng về sự minh bạch của chính phủ có mối quan hệ tiêu cực với tham nhũng. Nghiên cứu của họ cho thấy tham nhũng càng cao, qui mô nền kinh tế phi chính thức càng lớn. Một cách gián tiếp, sự minh bạch của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của nền kinh tế phi chính thức. Một nghiên cứu khác của Enste (2009) cũng kết luận rằng, trong nền kinh tế chính thức nhiều DN phải đối mặt với một bộ máy quan liêu của chính phủ - với nạn hối lộ và tham nhũng cao và cách thông thường để đi lọt qua những qui định cứng nhắc đó là “đi ngầm”. Do vậy, đối với đa số các DN không có mối quan hệ với chính quyền, thay vì phải lên tiếng yêu cầu thay đổi chính sách, DN thường chọn lối thoát bằng việc gia nhập nền kinh tế phi chính thức như là sự phản ứng của họ trước hệ thống pháp luật, thể chế, và năng lực quản lý của chính phủ. 2.2.3. Sự suy giảm của nền kinh tế chính thức Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên, yếu tố khách quan dẫn đến sự gia tăng qui mô của nền kinh tế phi chính thức là xuất phát từ sự suy giảm của nền kinh tế chính thức (Maurin, 1999; Schneider và Enste, 2002; Bajada, 2005; và Schneider, 2009). Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở các nước đang phát triển thường sẽ để lại hậu quả là tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát, nợ công và nợ xấu gia tăng. Các cá nhân hoặc DN trong nhiều trường hợp phải phá sản, mất việc làm. Hệ quả tất yếu là họ nhanh chóng khắc phục những tổn thất xảy ra hoặc tìm kiếm việc làm hay thu nhập thay thế,… Chính những áp lực kinh tế này sẽ thúc đẩy cá nhân và DN có xu hướng gia nhập vào nền kinh tế phi chính thức. Nghiên cứu của Romero (2010) cũng chỉ ra sự tồn tại của nền kinh tế phi chính thức không chỉ bởi sự khác nhau về kỹ năng của người lao động mà còn bởi sự thiếu việc làm trong nền kinh tế chính thức. Đối với các quốc gia mới nổi và đang phát triển, xu hướng công nghiệp hóa nhanh chóng cùng với sự tăng trưởng nhanh của dân số thì nhu cầu về tìm kiếm việc làm ở nền kinh tế chính thức trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Trong khi khu vực kinh tế chính thức không thể hấp thụ hết nhu cầu việc làm của người lao động thì khu vực phi chính thức sẽ là sự lựa chọn thay thế tốt hơn. Một khi đã tham gia vào nền kinh tế phi chính thức với mức thu nhập ổn định, khả năng cao rằng người lao động có thể không quay trở lại nền kinh tế chính thức.
  20. -10- 2.2.4. Các nguyên nhân khách quan khác Để liệt kê hết tất cả các nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện và tăng trưởng của nền kinh tế phi chính thức luôn là một thách thức lớn đối với giới nghiên cứu bởi còn rất nhiều những yếu tố tiềm ẩm về khu vực này mà không thể quan sát được. Ngoài những nguyên nhân mang tính chủ quan kể trên, các nguyên nhân khách quan khác như tập quán kinh doanh, thói quen tiêu dùng, thái độ của công chúng đối với chính quyền, văn hóa tuân thủ luật, đạo đức nộp thuế,… đều có những tác động nhất định đến sự hình thành của khu vực phi chính thức. Nghiên cứu của Finlayson and Peacock (2002) cho rằng tập quán kinh doanh nhỏ lẻ, qui mô hộ gia đình, thường thúc đẩy sự gia tăng qui mô của nền kinh tế phi chính thức, bởi những người tự làm chủ, tự kinh doanh với qui mô nhỏ lẻ thường có xu hướng che dấu các khoản thu nhập của mình trước cơ quan thuế. Hình 2.1: Các nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức Thể chế và chính phủ Hệ thống pháp luật, các qui định  Chất lượng thể chế kém  Chất lượng của các qui định thấp, thủ  Tham nhũng, quan liêu, thiếu trách tục rườm rà, nhiều giấy phép con nhiệm giải trình và tính minh bạch  Tính thượng tôn pháp luật thấp  Số lượng và chất lượng cung ứng hàng  Hệ thống luật thuế, luật kinh doanh, hóa, dịch vụ công kém đầu tư cồng kềnh Các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nền kinh tế phi chính thức Gánh nặng thuế Tình trạng của nền kinh tế chính thức  Thuế và các khoản đóng góp xã hội  Suy giảm tăng trưởng, thiếu việc làm  Chi phí tuân thủ thuế cao  Lạm phát, thất nghiệp, DN phá sản Đặc tính của xã hội/quốc gia  Tập quán kinh doanh, thói quen tiêu dùng  Văn hóa tuân thủ pháp luật, đạo đức về thuế Nguồn: Tổng hợp của tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2