Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nguyên nhân rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - tình huống tại tỉnh Quảng Bình
lượt xem 4
download
Xuất phát từ bối cảnh trên, đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng tín dụng và các rủi ro tín dụng mà các NHTM tại Quảng Bình gặp phải; xác định những nguyên nhân chính yếu dẫn đến rủi ro tín dụng và tìm ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM tại tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nguyên nhân rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - tình huống tại tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG MAI ANH NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM: TÌNH HUỐNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HOÀNG MAI ANH NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM: TÌNH HUỐNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Hoàng Mai Anh
- -ii- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Quế Giang, người đã tận tình hướng dẫn, và cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi sáng tỏ được nhiều vấn đề. Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp sâu sắc và nhiệt tình của thầy Nguyễn Xuân Thành và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn. Qua đây, tôi xin gửi đến các thầy lời tri ân chân thành nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Quý thầy cô và các anh, chị đang công tác tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giảng dạy, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Cảm ơn các anh chị, các bạn MPP5 đã động viên chia sẻ, cho tôi tình thân ái trong suốt 2 năm học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành tới những bạn bè, đồng nghiệp công tác tại các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm thông tin, liên hệ khảo sát. Không có những người bạn ấy, tôi đã không thể thực hiện được luận văn của mình. Cuối cùng, cảm ơn gia đình thân yêu đã luôn ở bên tôi trong mọi hoàn cảnh, cho tôi động lực để sống, học tập và vươn lên.
- -iii- TÓM TẮT Rủi ro tín dụng là một rủi ro cố hữu của các ngân hàng, đồng thời cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các cuộc đổ vỡ ngân hàng và khủng hoảng kinh tế. Vì giới hạn nguồn lực và có lợi thế trong việc tiếp cận thông tin, luận văn chọn nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) tỉnh Quảng Bình, nơi mà tín dụng đang đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể từ môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính hay từ nội tại của các ngân hàng. Luận văn phân tích những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thông qua khảo sát, phỏng vấn các cán bộ đã và đang làm tín dụng tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh. Kết quả cho thấy, các NHTM đều chịu chung rủi ro tín dụng từ môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính mà nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ: i) bất ổn kinh tế vĩ mô khiến cho hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn; ii) hệ thống luật pháp liên quan đến xử lý tài sản còn bất cập, cụ thể là trình tự xử lý tài sản đảm bảo kéo dài; iii) các báo cáo tài chính của khách hàng vay kém minh bạch. Luận văn cũng chỉ ra mặc dù cùng chịu tác động chung của môi trường hoạt động nhưng những NHTM khác nhau lại có rủi ro tín dụng khác nhau, nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố nội tại của các ngân hàng được xác định: i) áp lực cạnh tranh và tăng trưởng tín dụng (những NHTM chịu áp lực tăng trưởng tín dụng cao thì rủi ro tín dụng càng cao); ii) rủi ro từ tài sản đảm bảo mang lại (những NHTM quá chú trọng tài sản đảm bảo khi xét vay chịu những ảnh hưởng nặng nề khi giá trị tài sản đảm bảo giảm sút); iii) yếu kém từ thẩm định khoản vay do trình độ của cán bộ tín dụng non kém và thiếu kinh nghiệm trong nhận biết rủi ro; iv) và cuối cùng, giám sát người thừa hành (cụ thể là giám đốc chi nhánh) lỏng lẻo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng. Từ những phân tích trên, luận văn đề xuất một số giải pháp ưu tiên từ phía Chính phủ đó là bổ sung quy định về giao dịch đảm bảo, cụ thể rút gọn trình tự xử lý tài sản đảm bảo; áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế nhằm minh bạch các báo cáo tài chính. Khuyến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Bình trong việc nâng cao chất lượng thi hành án và hỗ trợ các NHTM trong xử lý TSĐB. Luận văn cũng đề xuất giải pháp đối với các NHTM trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, bao gồm: tăng trưởng tín dụng theo chiều hướng lành mạnh chứ không chạy theo chỉ tiêu; tập trung xem xét các yếu tố tài chính, phương án vay vốn để ra
- -iv- quyết định cho vay chứ không tập trung vào tài sản đảm bảo; coi trọng công tác đào tạo từ chuyên môn nghiệp vụ tới phẩm chất đạo đức từ lãnh đạo chi nhánh đến các cán bộ tín dụng; và cuối cùng, giám sát chặt chẽ người đứng đầu chi nhánh để hạn chế những rủi ro trong việc cấp tín dụng bao hàm cả cho vay theo quan hệ. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, Quảng Bình.
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 2 TÓM TẮT ......................................................................................................................... 3 MỤC LỤC ........................................................................................................................ 5 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 7 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... 9 DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... 10 DANH MỤC HỘP .......................................................................................................... 11 DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................................. 12 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT LÝ THUYẾT ........................................................................... 6 2.1. Hoạt động tín dụng ..................................................................................................... 6 2.2. Rủi ro tín dụng............................................................................................................ 6 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .................................................................... 6 2.3.1. Rủi ro đến từ môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính ....................................... 6 2.3.2. Rủi ro đến từ nội tại ngân hàng ................................................................................ 8 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG ............................ 11 3.1. Tổng quan rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................... 11
- -vi- 3.1.1. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................... 11 3.1.2. Tổng quan về tình hình rủi ro tín dụng của các NHTM trong tỉnh Quảng Bình ....... 13 3.2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .......................................................... 17 3.2.1. Môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính: ......................................................... 17 3.2.2. Nguyên nhân từ nội tại các ngân hàng .................................................................... 29 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................. 42 4.1. Kết luận nguyên nhân rủi ro tín dụng: ....................................................................... 42 4.2. Khuyến nghị chính sách:........................................................................................... 43 4.3. Hạn chế của đề tài..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 46 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 50
- -vii- DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Ngân hàng thương mại cổ ACB phần Á Châu Ngân hàng Nông nghiệp và Agribank phát triển nông thôn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ BIDV phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp GTTB Giá trị trung bình IFC International Finance Corporation Công ty Tài chính quốc tế KH Khách hàng Ngân hàng thương mại cổ MaritimeBank phần Hàng Hải Việt Nam NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại cổ NHTMCP phần Ngân hàng thương mại nhà NHTMNN nước
- -viii- OECD Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển operation and Development kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo Ngân hàng thương mại cổ Vietcombank phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ Vietinbank phần Công thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ VPBank phần Việt Nam Thịnh Vượng UBND Ủy ban nhân dân
- -ix- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng NHTM giai đoạn 2008 - 2013 ........................................................... 11 Bảng 3.2: Quan điểm của NH về tình hình vĩ mô không thuận lợi là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.................................................................................................................. 18 Bảng 3.3: Quan điểm về Hệ thống luật pháp liên quan đến TSĐB yếu kém là nguyên nhân rủi ro tín dụng.................................................................................................................. 24 Bảng 3.4: Quan điểm của NH về hệ thống kế toán và hệ thống thông tin chưa chuẩn hóa là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................................................ 26 Bảng 3.5: Quan điểm của NH về tỷ lệ thanh toán tiền mặt cao là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ....................................................................................................................... 29 Bảng 3.6: Quan điểm của NH về áp lực cạnh tranh và tăng trưởng tín dụng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng..................................................................................................... 30 Bảng 3.7: Quan điểm của NH về cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.................................................................................................................. 33 Bảng 3.8: Quan điểm của NH về cho vay dựa trên quan hệ là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ........................................................................................................................... 35 Bảng 3.9: Quan điểm của NH về yếu kém trong thẩm định khoản vay là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ........................................................................................................... 37 Bảng 3.10: Quan điểm của NH về xếp hạng tín dụng nội bộ chưa phát huy hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. ............................................................................... 39 Bảng 3.11: Quan điểm của NH về yếu kém trong quá trình giám sát và kỷ luật là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ............................................................................................ 40
- -x- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống NHTM ............................................................................ 2 Hình 1.2: Tăng trưởng GDP, Huy động vốn, Cho vay qua các năm ................................... 3 Hình 1.3: Tỷ lệ tín dụng/GDP tại Quảng Bình qua các năm ............................................... 3 Hình 1.4: Tỷ lệ nợ xấu NHTM tỉnh Quảng Bình ................................................................ 4 Hình 3.1:Thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ............... 12 Hình 3.2: Thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...................... 12 Hình 3.3: ROA của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (2011-2013)...................... 13 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu ............................................................. 14 Hình 3.5: Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu (2008-T3/2014) ............................................................. 14 Hình 3.6: Cơ cấu nợ xấu của các NHTM trên tỉnh Quảng Bình ........................................ 15 Hình 3.7: Tỷ lệ nợ nhóm 5/ Nợ xấu qua các năm ............................................................. 15 Hình 3.8: Nợ xấu của các NHTM trên tỉnh Quảng Bình ................................................... 16 Hình 3.9: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM trên tỉnh Quảng Bình (T3/2014) ..................... 17 Hình 3.10: Diễn biến lạm phát từ 2000 đến T1/2013 ........................................................ 19 Hình 3.11: Tỷ giá VND/USD 2005-2013 và Lãi suất liên ngân hàng 2008-2013.............. 19 Hình 3.12: Quan điểm về Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến KH gặp khó khăn trong trả nợ là nguyên nhân rủi ro tín dụng ............................................................................... 20 Hình 3.13: Chi phí lãi vay của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................ 21 Hình 3.14: Quan điểm về lãi suất tăng cao khiến KH vay vốn gặp khó khăn là nguyên nhân rủi ro tín dụng.................................................................................................................. 21 Hình 3.15: Quan điểm về Lĩnh vực kinh doanh của KH bị thu hẹp là nguyên nhân rủi ro tín dụng ................................................................................................................................ 22 Hình 3.16: Các hình thức thanh toán thường được DN sử dụng ....................................... 28 Hình 3.17: Số năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ................... 38
- -xi- DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Tình huống Vinasiam ở BIDV Quảng Bình ....................................................... 22 Hộp 3.2: Tình huống tại NH Hàng Hải - CN Quảng Bình. ............................................... 32 Hộp 3.3: Tình huống tại VPBank Quảng Bình: ................................................................ 34 Hộp 3.4: Tình huống Ngân hàng VPBank và NH Bắc Á: ................................................. 41
- -xii- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các Ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Bình (Tháng 3/2014) .... 50 Phụ lục 2: Cách chọn mẫu, phương pháp và nội dung phỏng vấn ..................................... 51 Phụ lục 3: Bảng câu hỏi điều tra ...................................................................................... 53 Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn .................................................................................. 58 Phụ lục 5: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp tại BIDV ............................ 59 Phụ lục 6: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp tại VPBank ......................... 60 Phụ lục 7: Yêu cầu tuyển dụng của một số NH tại Quảng Bình năm 2012 ....................... 61 Phụ lục 8: Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm NHTMNN và NHTMCP về các quan điểm nguyên nhân rủi ro tín dụng ............................................................................................. 64
- -1- GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Hoạt động tín dụng đại diện cho chức năng cốt lõi của ngân hàng và là một phần không thể thiếu cho sự tồn tại của các ngân hàng1. Trong đó rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lâu đời và quan trọng nhất mà các ngân hàng phải đối mặt2. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 kéo theo sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng thương mại (NHTM) mà nguồn gốc của nó cũng bắt nguồn từ sự đổ vỡ tín dụng bất động sản dưới chuẩn. Quy mô và phạm vi tác động của cuộc khủng hoảng này đã lan rộng sang toàn bộ hệ thống tài chính không chỉ gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Mỹ mà còn đẩy tình hình kinh tế thế giới đi vào vòng xoáy khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khi ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam đã làm lộ ra những yếu kém, rủi ro của hệ thống NHTM. Dự thảo "Định hướng và giải pháp cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015” nhận định: "Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam. Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của các TCTD thấp....Dự phòng rủi ro không được trích lập đầy đủ tương xứng với mức độ rủi ro". Theo Khảo sát về ngành Ngân hàng của KPMG năm 2013, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng dần từ năm 2009 (Hình 1.1) và KPMG cũng cho rằng với mối quan tâm nợ xấu đòi hỏi chúng ta chú ý nhiều đến nguyên nhân xuất phát từ bên trong và bên ngoài của hệ thống NHTM. 1 Diamond (1984), Bhattacharya and Thakor (1993). 2 Broll, Pausch, Welzel& Peter (2002).
- -2- Hình 1.1: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống NHTM Nguồn: Số liệu NHNN công bố, trích trong Khảo sát về ngành Ngân hàng năm 2013– KPMG Tại Quảng Bình, tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng có sự tương quan mật thiết với tăng trưởng GDP qua các năm (Hình 1.2). Tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn cao gấp 1,3 lần so với GDP3. Tỷ lệ tín dụng/GDP luôn ở mức cao (Hình 1.3), trong khi thị trường chứng khoán lẫn thị trường trái phiếu tư nhân gần như "xa lạ” đối với nền kinh tế tại Quảng Bình. Điều này cho thấy vốn cho phát triển kinh tế tại tỉnh Quảng Bình phụ thuộc rất lớn vào kênh tín dụng ngân hàng. Chính vì phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng nên nếu các NHTM tại tỉnh Quảng Bình gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế tỉnh. 3 Tổng tài sản của các NHTM so với GDP của tỉnh Quảng Bình cao gấp 1,36 lần (năm 2010); 1,25 lần (năm 2011); 1,3 lần (năm 2012) - (Chi cục thống kê và NHNN tỉnh Quảng Bình).
- -3- Hình 1.2: Tăng trưởng GDP, Huy động vốn, Cho vay qua các năm 25.000 20.000 19.111 16.816 15.000 15.821 Tỷ đồng 13.974 GDP 10.611 Huy động 10.000 8.272 Cho vay 5.000 - 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cục Thống kê và NHNN tỉnh Quảng Bình Tín dụng tăng trưởng từ 8.272 tỷ đến 19.111 tỷ đồng trong vòng 5 năm từ 2008 đến 2013 (Hình 1.2). Cùng với sự tăng trưởng về quy mô tín dụng thì chất lượng tín dụng của các NHTM tỉnh Quảng Bình cũng không tránh được những rủi ro chung của hệ thống ngân hàng (Hình 1.4). Hình 1.3: Tỷ lệ tín dụng/GDP tại Quảng Bình qua các năm Tỷ lệ Tín dụng/GDP 112% 100% 103% 103% 97% 92% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Chi cục thống kê tỉnh Quảng Bình và NHNN tỉnh Quảng Bình
- -4- Hình 1.4: Tỷ lệ nợ xấu NHTM tỉnh Quảng Bình Tỷ lệ nợ xấu 2008 -T3/2014 5,0% 4,1% 3,9% 4,0% 3,7% 3,4% 3,5% 3,0% 2,6% 2,2% 2,0% 1,4% 1,5% 2,2% 1,3% 1,1% 1,9% 1,0% 0,8% 0,0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 T3/2014 Quảng Bình Toàn hệ thống Nguồn: NHNN tỉnh Quảng Bình Vì giới hạn nguồn lực và có lợi thế khai thác thông tin nên đề tài chọn địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Quảng Bình với mục tiêu việc tìm hiểu nguyên nhân rủi ro tín dụng ở tỉnh Quảng Bình từ đó tìm ra giải pháp chính sách phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Tỉnh. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các NHTM nhận diện và phòng ngừa các rủi ro, từ đó tạo sức đề kháng trước những cuộc khủng hoảng, tránh những cuộc đổ vỡ ngân hàng có thể tác động xấu đến nền kinh tế. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ bối cảnh trên, đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng tín dụng và các rủi ro tín dụng mà các NHTM tại Quảng Bình gặp phải; xác định những nguyên nhân chính yếu dẫn đến rủi ro tín dụng và tìm ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM tại tỉnh Quảng Bình. Để đạt được mục tiêu đó, luận văn trả lời ba câu hỏi sau: 1. Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM tại tỉnh Quảng Bình ra sao? 2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các NHTM tại tỉnh Quảng Bình? 3. Giải pháp khả dĩ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM tại tỉnh Quảng Bình?
- -5- 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là rủi ro tín dụng của các NHTM (gồm 4 NHTMNN và 6 NHTMCP) tại tỉnh Quảng Bình (Chi tiết Phụ lục 1). Phạm vi nghiên cứu giới hạn các NHTM đang hoạt động trong tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2008 – 2013. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các NHTM, luận văn sử dụng thông tin từ hai nguồn sơ cấp và thứ cấp. Thông tin thứ cấp được lấy từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh, website của các NHTM-nhằm-có-cái-nhìn-tổng-quan-về-các-đối-tượng-nghiên cứu. Để tìm hiểu sâu những nguyên nhân rủi ro tín dụng mà các NHTM phải đối mặt, luận văn tiến hành thu thập từ nguồn thông tin sơ cấp thông qua khảo sát, phỏng vấn các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Từ kết quả khảo sát các nhân viên ngân hàng, luận văn sử dụng kiểm định phi tham số Mann-Whitney4 để kiểm định có sự khác biệt về mặt trung bình của từng quan điểm rủi ro tín dụng của hai nhóm NHTMNN và NHTMCP. 1.5. Cấu trúc luận văn Luận văn chia làm 4 chương. Chương 1 giới thiệu về bối cảnh và vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo chương 2 tiến hành khảo sát lý thuyết về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Chương 3 luận văn đi vào phân tích những nguyên nhân rủi ro tín dụng tại các NHTM Quảng Bình. Cuối cùng, trong chương 4 luận văn đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng trên cơ sở những phân tích trước đó. 4 Phương pháp kiểm định Mann-Whitney được sử dụng để kiểm định các giả thuyết về 2 mẫu độc lập không có phân phối chuẩn, vì thế luận văn sử dụng phương pháp này để thực hiện kiểm định.
- -6- KHẢO SÁT LÝ THUYẾT 2.1. Hoạt động tín dụng Theo khoản 14, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: "Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác". Luận văn tiến hành nghiên cứu rủi ro trong hoạt động cho vay, là hoạt động kinh doanh chính của các NHTM Việt Nam cũng như các NHTM tại tỉnh Quảng Bình. Theo khoản 16, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: "Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi". 2.2. Rủi ro tín dụng Điều 2–QĐ 493/2005/QĐ-NHNN định nghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Tổng hợp các nghiên cứu trước đã cho thấy nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đến từ hai phía bao gồm môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính và từ nội tại của chính các NHTM. 2.3.1. Rủi ro đến từ môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính đến từ tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi, hệ thống luật pháp liên quan đến TSĐB yếu kém và bất cân xứng thông tin trong cho vay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 77 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn