intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại ĐBSCL. Nghiên cứu cũng hướng đến việc đưa ra gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo một cách hiệu quả cho đồng bào người Khmer tại khu vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------- LÂM QUANG LỘC NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI KHMER TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------- LÂM QUANG LỘC NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI KHMER TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. ĐINH CÔNG KHẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2014 Tác giả Lâm Quang Lộc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn thầy Đinh Công Khải đã rất tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Cao Hào Thi, thầy Phan Chánh Dưỡng, thầy Vũ Thành Tự Anh, và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã cho tôi những nhận xét và góp ý vô cùng quý giá. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Rainer Asse và cô Lê Thị Quỳnh Trâm vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy và cô vì những chia sẻ vô cùng quý báu về công việc và cuộc sống. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạn tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này. Lâm Quang Lộc Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
  5. iii TÓM TẮT Trong những năm vừa qua, các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long đã thực hiện thành công việc thúc đẩy phát triển kinh tế đi kèm với xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên đồng bào dân tộc Khmer đến nay vẫn có tỷ lệ nghèo cao hơn người dân thuộc các dân tộc khác nơi đây. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là người ta chỉ biết được nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, chứ chưa nắm được nhân tố riêng ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer. Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer. Trước hết, nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS 2010 để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo. Sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia để kiểm tra về sự phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng Sông Cửu Long là: giáo dục, khoản tín dụng nhận được, diện tích đất bình quân, việc hộ tham gia kinh doanh và dịch vụ, hộ ở khu vực nông thôn hay thành thị, hộ ở địa bàn có chợ liên xã, hộ ở xã thuộc chương trình 135, hộ ở Trà Vinh hay không, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc và văn hóa của người Khmer. Trong những nhân tố kể trên, thì hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer đều giống với những dân tộc khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng yếu tố văn hóa là một nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer mà nghiên cứu tìm ra. Ở người Khmer phổ biến lối suy nghĩ chỉ cần làm đủ ăn và thích đầu tư cho kiếp sau hơn là tiết kiệm cho đời sống hiện tại. Chính điều này là một rào cản lớn đối với việc giảm nghèo cho đồng bào Khmer. Từ đó, nghiên cứu cho rằng cần có sự điều chỉnh trong chính sách giảm nghèo cho người Khmer so với hiện nay. Ngoài những chính sách chung, chính sách giảm nghèo cho người Khmer cần tập trung vào việc thay đổi nhận thức của họ. Giải pháp được đề xuất là nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ có điều kiện. Nhà nước chỉ cung cấp khoản hỗ trợ cho các hộ nghèo người Khmer khi họ tiết kiệm được một khoản nhất định. Việc này được tiến hành qua một thời gian dài sẽ giúp người Khmer nhận ra lợi ích của việc tiết kiệm và kích thích ý chí vươn lên của họ. Điều này sẽ tạo nên thay đổi trong tư duy của người Khmer, từ đó giúp họ thoát nghèo một cách hiệu quả. Từ khóa: Khmer, Đồng bằng Sông Cửu Long, nghèo, giảm nghèo.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii TÓM TẮT .................................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................................. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................. 2 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.6 Cấu trúc của đề tài ............................................................................................................ 3 1.7 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 4 2.1 Khái niệm về nghèo.......................................................................................................... 4 2.2 Xác định ngưỡng nghèo ................................................................................................... 5 2.3 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo ........................................ 6 2.3.1 Nhóm 1: Các yếu tố sản xuất .................................................................................... 9 2.3.2 Nhóm 2: Các yếu tố môi trường ............................................................................. 10 2.3.3 Nhóm 3: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ gia đình ................................. 11 2.3.4 Nhóm 4: Yếu tố dân tộc .......................................................................................... 12 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ............................................................... 12 2.5 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................... 15 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 16 3.1 Nghiên cứu định lượng ................................................................................................... 16
  7. v 3.1.1 Chọn lựa mô hình ước lượng .................................................................................. 16 3.1.2 Mô hình ước lượng ................................................................................................. 16 3.1.3 Mô tả biến ............................................................................................................... 17 3.2 Nghiên cứu định tính ...................................................................................................... 22 3.3 Dữ liệu trong nghiên cứu................................................................................................ 22 3.4 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................... 23 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 24 4.1 Phân tích thống kê mô tả ................................................................................................ 24 4.2 Phân tích tương quan ...................................................................................................... 25 4.3 Kết quả ước lượng những nhân tố tác động đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng Sông Cửu Long .............................................................................................. 25 4.4 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................................... 34 4.4.1 Phỏng vấn chuyên gia ............................................................................................. 34 4.4.2 Xem xét chính sách giảm nghèo hiện nay .............................................................. 35 4.5 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................................... 36 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 37 5.1 Một số phát hiện chính ................................................................................................... 37 5.2 Khuyến nghị chính sách ................................................................................................. 37 5.3 Đóng góp của đề tài ........................................................................................................ 39 5.4 Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 39 5.5 Tóm tắt chương 5 ........................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 40 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 43
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1: Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ............................................................................ 7 Bảng 3-1: Tổng hợp mô tả các biến trong mô hình ...................................................................... 21 Bảng 4-1: So sánh các yếu tố giữa người Khmer và người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ....................................................................................................................................................... 24 Bảng 4-2: Kết quả ước lượng tốt nhất........................................................................................... 26 Bảng 4-3 Mô phỏng xác suất nghèo đối với hộ thuộc dân tộc Khmer ......................................... 30 Bảng 4-4 Mô phỏng xác suất nghèo đối với hộ không thuộc dân tộc Khmer .............................. 31 Bảng 4-5: Bảng mô tả số giờ lao động mỗi ngày tương ứng với tỷ lệ phụ thuộc ......................... 34
  9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2-1: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ....................................................... 6 Hình 2-2: Khung phân tích tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo................................... 8 Hình 2-3: Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ............................................................. 12 Hình 4-1: Mô phỏng tác động biên của từng yếu tố lên xác suất nghèo ở hộ Khmer .................. 32 Hình 4-2: Mô phỏng tác động biên của từng yếu tố lên xác suất nghèo ở hộ không thuộc dân tộc Khmer ........................................................................................................................................... 33
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long GSO : (General Statistic Office) Tổng cục Thống kê Việt Nam HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân USD : (US Dollar) Đồng đô la Mỹ
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Chương 1 nêu ra vấn đề nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Trong chương này cũng nêu ra đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. Những nội dung được đề cập trong chương 1 mang ý nghĩa định hướng cho những công việc sẽ được thực hiện trong các chương sau. 1.1 Vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu Hiện nay tại ĐBSCL có rất nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer sống rải rác ở khắp các tỉnh thuộc ĐBSCL, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Sóc Trăng (31.5%), Trà Vinh (25.2%), Kiên Giang (16.7%) (Tổng cục thống kê, 2013). Cuộc sống của người Khmer nơi đây nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Họ có mức thu nhập thấp, hạn chế trong việc tiếp cận giáo dục, cùng với khả năng tiếp cận dịch vụ y tế kém. Trong những năm vừa qua, chính quyền các cấp tại ĐBSCL luôn có những chính sách hỗ trợ cho đồng bào người Khmer. Tuy nhiên hiệu quả của công tác giảm nghèo đối với người Khmer vẫn chưa được như mong đợi. Theo công bố từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thì tính đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer tại ĐBSCL là 25% (Bình Đại, 2014), cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nghèo của vùng ĐBSCL là 7.41% (Vân Trang, 2014). Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là người ta chỉ nắm được những nguyên nhân dẫn đến nghèo nói chung tại ĐBSCL, chứ không nắm được nguyên nhân đặc trưng dẫn đến nghèo ở người Khmer. Các chính sách giảm nghèo cho người Khmer vì vậy cũng chưa phát huy được hiệu quả. Việc một bộ phận lớn người Khmer phải sống trong tình trạng nghèo là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết tại các tỉnh vùng ĐBSCL. Bởi lẽ tình trạng nghèo đói, ngoài việc làm cho đời sống người dân xuống thấp, còn gây ra việc thiếu thốn về giáo dục, y tế, cũng như cơ hội tiếp cận việc làm ở người Khmer. Điều này làm cho khoảng cách về đời sống giữa người Khmer so với người Kinh và người Hoa ngày càng xa thêm. Việc này tạo ra tác động tiêu cực đối với khối đại đoàn kết toàn dân, mà cũng là một biểu hiện của sự thất bại về mặt chính sách của chủ trương hỗ trợ đồng bào dân tộc do Nhà nước ta đưa ra.
  12. 2 Ngoài ra, sự cần thiết phải giảm nghèo cho người Khmer xuất phát từ nhu cầu về an ninh và ổn định trong khu vực ĐBSCL. Vấn đề về an ninh và ổn định chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ trước đến nay vẫn luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm và được sự quan tâm chú ý đặc biệt của nhà nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất ổn, mà một trong những nguyên nhân chính là lý do kinh tế. Giải quyết được tình trạng nghèo ở người Khmer nghĩa là đã tiến được một bước dài trong việc giữ gìn an ninh và ổn định trong khu vực. Xuất phát từ thực tế đó, luận văn này hướng đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người Khmer tại ĐBSCL. Từ đó đưa ra gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo cho người Khmer tại khu vực này. Các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào nghiên cứu này để thực hiện những điều chỉnh trong chính sách giảm nghèo cho người Khmer. Việc giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân tộc Khmer không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh xã hội tại khu vực này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại ĐBSCL. Nghiên cứu cũng hướng đến việc đưa ra gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo một cách hiệu quả cho đồng bào người Khmer tại khu vực này. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng Sông Cửu Long và mức độ tác động của những nhân tố đó ra sao? Câu hỏi 2: Cần đưa ra những chính sách nào để giảm nghèo một cách hiệu quả cho người Khmer tại Đồng bằng Sông Cửu Long? 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện bằng cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Trước hết, nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS 2010 để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia để kiểm tra lại kết quả nghiên cứu định lượng, đồng thời tìm hiểu về giải pháp giảm nghèo cho người Khmer.
  13. 3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình trạng nghèo của người Khmer. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 1.6 Cấu trúc của đề tài Đề tài này bao gồm năm chương. Chương 1 là phần giới thiệu về bối cảnh và ý nghĩa của nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu. Chương 5 trình bày phần kết luận, gợi ý chính sách, và hạn chế của đề tài. 1.7 Tóm tắt chương 1 Chương 1 nêu ra những vấn đề cơ bản mà nghiên cứu hướng đến, bao gồm vấn đề nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Những chương sau được thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu và trả lời câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong chương này.
  14. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 tập trung đưa ra một số vấn đề làm cơ sở cho việc phân tích tình trạng nghèo của người Khmer. Trong những vấn đề được nêu ra có khái niệm về nghèo, việc làm thế nào để xác định ngưỡng nghèo, khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo. Sau cùng tác giả sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết có liên quan. 2.1 Khái niệm về nghèo Nghèo là một vấn đề lớn mà cả nhân loại đang phải đối mặt. Cuộc chiến chống đói nghèo vẫn đang là một thử thách tại nhiều quốc gia và vẫn chưa dẫn đến hồi kết. Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về nghèo và chống đói nghèo được thực hiện. Cùng với đó là rất nhiều khái niệm về nghèo đã được đưa ra. Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau về nghèo. Sen (1999) cho rằng “nghèo là không có khả năng và quyền tự do đáng kể để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn”. Ravallion (1994) quan niệm rằng “nghèo là tình trạng một hay nhiều cá nhân trong xã hội không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn xã hội đó”. Blackwood và Lynch (1994) thì cho rằng người nghèo là những người không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản, gồm nhu cầu vật chất như thực phẩm, y tế, giáo dục, nơi ở, và nhu cầu phi vật chất như sự tham gia hoạt động xã hội, danh dự cá nhân. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về nghèo. Cùng với thời gian, Ngân hàng Thế giới đã không ngừng chỉnh sửa, bổ sung những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong những báo cáo của mình. Trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 1990, Ngân hàng Thế giới cho rằng nghèo là tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến giai đoạn 2000 - 2001, Ngân hàng Thế giới bổ sung vào khái niệm về nghèo những nét mới như tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương. Tổ chức này cho rằng người nghèo dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường mà họ không có khả năng kiểm soát và thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tệ, và họ bị gạt ra bên lề xã hội (Nguyễn Đỗ Trường Sơn, 2012).
  15. 5 2.2 Xác định ngưỡng nghèo Nghèo có thể được đo lường cả bằng cách tuyệt đối lẫn bằng cách tương đối. Nếu đo lường theo cách tuyệt đối, thì nghèo được xác định như là thu nhập hay tiêu dùng dưới một mức tối thiểu cần thiết cho nhu cầu vật chất. Theo Ngân hàng Thế giới, mức thu nhập 1 USD mỗi ngày là tiêu chuẩn để xác định ngưỡng nghèo cùng cực, dựa vào nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì ngưỡng nghèo được xác định dựa trên nhu cầu calorie mà một người cần hấp thụ để có sức khỏe tốt. Rổ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu đó được xây dựng dựa trên các loại thực phẩm phổ biến ở địa phương, và được quy đổi thành giá trị tiền tệ. Sau đó, chi phí cho những nhu cầu cơ bản khác như nhà ở, y tế, vệ sinh được thêm vào, theo một tỷ lệ so với nhu cầu dinh dưỡng (Pincus, 2013). Nếu đo lường theo cách tương đối, thì nghèo được xác định bằng việc đo lường thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình so với thu nhập và chi tiêu của cộng đồng. So sánh với thước đo nghèo tuyệt đối, thì thước đo nghèo tương đối có một lợi thế là được tự động nâng lên khi thu nhập của toàn xã hội gia tăng. Bên cạnh đó, nó cũng đỡ nhạy cảm hơn đối với sự thay đổi về giá của một số loại hàng hóa nhất định. Ví dụ, ở Việt Nam, ngưỡng nghèo được xác định bằng con số tuyệt đối, nên khi giá gạo tăng lên sẽ làm cho nhiều hộ gia đình rơi vào tình trạng nghèo hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, những hộ này có thể sử dụng những loại ngũ cốc khác thay thế cho gạo, ví dụ như khoai, bắp. Vì vậy, những hộ đó chưa hẳn đã nghèo hơn so với trước đây. Điều này làm cho tỷ lệ nghèo trong thực tế không thay đổi nhiều lắm. Ngưỡng nghèo được xác định khác nhau tùy quốc gia và cũng tùy tổ chức. Ngưỡng nghèo ở các nước giàu là cao hơn so với các nước nghèo, bởi lẽ thu nhập bình quân ở các nước giàu cao hơn các nước nghèo rất nhiều. Năm 2010, ngưỡng nghèo cho một gia đình 4 người tại Mỹ (gồm có cha mẹ và hai con) là 22,162 đô la mỗi năm (Pincus, 2013). Trong năm 2010, quy định của chính phủ Việt Nam đối với ngưỡng nghèo ở khu vực thành thị là 500,000 đồng, ở khu vực nông thôn là 400,000 đồng, tính trên mỗi đầu người mỗi tháng (Quyết định 09/2011/QĐ-TTg, 2011). Tuy nhiên cũng trong năm đó, theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới, thì ngưỡng nghèo của người dân Việt Nam là 653,000 đồng tính trên mỗi đầu người mỗi tháng, cao hơn nhiều so với ngưỡng nghèo mà chính phủ đưa ra (Ngân hàng Thế giới, 2012).
  16. 6 Trong hội thảo tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013, đại diện của Ngân hàng Thế giới cho rằng mỗi ngưỡng nghèo đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Trong điều kiện Việt Nam, thì ngưỡng nghèo do Tổng cục Thống kê đưa ra có ưu điểm là có sự phân biệt về tình trạng nghèo ở khu vực nông thôn và thành thị. Ngưỡng nghèo của Ngân hàng Thế giới đưa ra thì lại dễ áp dụng hơn do không phải cân nhắc yếu tố vùng miền khi xác định tình trạng nghèo của hộ. Bên cạnh đó, ta nhận thấy ngưỡng nghèo mà Ngân hàng Thế giới đưa ra cao hơn hẳn so với cả hai ngưỡng nghèo (ở cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn) mà Tổng cục Thống kê đưa ra. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ sử dụng ngưỡng nghèo của Ngân hàng thế giới. 2.3 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo Nhóm tác giả Andersson, Engvall, và Kokko (2006) đưa ra khung phân tích về những nhân tố tác động đến chi tiêu bình quân của hộ gia đình, qua đó tác động đến tình trạng nghèo của hộ như sau: Hình 2-1: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo Yếu tố dân tộc: Tiết kiệm, chuyển giao Nguồn gốc dân tộc Đặc điểm hộ gia đình: Quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc Yếu tố môi trường: Thể chế, chính sách, cạnh tranh, cơ sở hạ tầng Yếu tố sản xuất: Lao động, vốn con người, vốn vật chất, đất đai, kỹ thuật Chi tiêu bình quân thực của hộ gia đình Nguồn: Andersson và các tác giả (2006)
  17. 7 Khung phân tích trên đã khái quát các nhóm nhân tố đặc trưng, và sự ảnh hưởng qua lại của các nhóm nhân tố này đến chi tiêu bình quân của hộ gia đình, từ đó tác động đến đến việc rơi vào tình trạng nghèo của hộ. Trong phần lõi của mô hình là những nhân tố liên quan đến khả năng sản xuất của hộ gia đình bao gồm: lao động, vốn con người, vốn vật chất, đất đai, kỹ thuật. Khả năng hộ gia đình phát huy những nhân tố sản xuất đó phụ thuộc vào các yếu tố về môi trường, bao gồm: thể chế, chính sách, sự cạnh tranh, cơ sở hạ tầng. Cuối cùng, khả năng phát huy tối đa hiệu quả của hai nhóm nhân tố kể trên lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố về đặc tính nhân khẩu của hộ gia đình là: quy mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc. Sự cộng gộp của cả ba nhóm yếu tố gồm yếu tố sản xuất, yếu tố môi trường và yếu tố liên quan đến đặc điểm hộ gia đình sẽ góp phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân của hộ. Bên cạnh đó, yếu tố dân tộc có sự tác động tổng hợp đến cả ba nhóm yếu tố đặc điểm hộ gia đình, yếu tố môi trường, và yếu tố sản xuất. Bảng 2-1: Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo Phân theo đặc tính Các nhân tố Sự cách biệt địa lý Hạn chế trong tiếp cận thị trường Nguồn lực cơ bản như đất đai và tiếp cận đất đai Đặc điểm ở cấp độ vùng Điều kiện tự nhiên Quản lý nhà nước Bất bình đẳng Hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường giao thông) Đặc điểm ở cấp độ cộng đồng Phân bố đất đai Khả năng tiếp cận dịch vụ công (y tế, giáo dục) Quy mô hộ Tỷ lệ phụ thuộc Giới tính chủ hộ Đặc điểm ở cấp độ hộ gia đình Tài sản của hộ gia đình (đất đai, nhà cửa) Tỷ lệ thành viên có việc làm, loại hình công việc. Trình độ học vấn trung bình của hộ Tuổi Giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao nhất) Đặc điểm ở cấp độ cá nhân Việc làm (tình trạng việc làm, loại hình công việc) Dân tộc (thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay không) Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2007), trích trong Trương Thanh Vũ (2007)
  18. 8 So với khung phân tích của Andersson và các tác giả (2006), thì danh sách các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo được Ngân hàng Thế giới (2007) đưa ra đầy đủ và chi tiết hơn. Khung phân tích của Ngân hàng thế giới (2007) mặc dù được tác giả Trương Thanh Vũ ứng dụng trong phân tích của mình về các nhân tố dẫn đến tình trạng nghèo của người dân ở các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng không mất đi tính tổng quát của nó đối với tình trạng nghèo của người dân ở những khu vực khác. Do vậy khung phân tích này hoàn toàn có thể được sử dụng để nghiên cứu về nghèo của người Khmer ở toàn bộ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Dựa vào danh sách này của Ngân hàng Thế giới, ta thấy rằng cần bổ sung một số nhân tố có khả năng tác động đến nghèo bao gồm: tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, loại hình công việc, địa phương có chợ hay không, địa phương có ở vùng sâu vùng xa hay không, hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn hay thành thị. Kết hợp khung phân tích của Andersson và các tác giả (2006), và danh sách những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của Ngân hàng thế giới (2007), chúng ta được khung phân tích tổng hợp về những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo như sau: Hình 2-2: Khung phân tích tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo Nghèo Đặc điểm hộ gia Yếu tố sản xuất Yếu tố môi trường Yếu tố dân tộc đình Nông thôn Chợ liên Dân tộc Giáo dục hay thành Tuổi chủ hộ xã Khmer thị Xã vùng Đường ô Diện tích đất Giới tính chủ sâu vùng tô đến bình quân hộ xa thôn Tiếp cận tín Xã thuộc Ở tỉnh Trà Quy mô hộ dụng diện 135 Vinh Tham gia Tỷ lệ phụ kinh doanh thuộc dịch vụ
  19. 9 Dựa vào khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo nói trên, ta tìm hiểu về khuynh hướng tác động của từng nhân tố. 2.3.1 Nhóm 1: Các yếu tố sản xuất Trình độ giáo dục Todaro (1997) chỉ ra rằng trình độ học vấn của một người tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người đó. Những người có trình độ học vấn cao thường tìm được những công việc ổn định và có mức thu nhập cao. Những người có trình độ học vấn thấp thường phải chấp nhận những công việc bấp bênh với mức thu nhập thấp. Nghiên cứu của Trương Bích Phương (2010) chỉ ra rằng nghèo và trình độ học vấn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người nghèo chủ yếu là người không có bằng cấp hoặc chỉ tốt nghiệp tiểu học. Người có trình độ học vấn cao hơn thường có mức thu nhập cao hơn. Người có trình độ học vấn thấp thường có kỹ năng lao động kém, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận tín dụng Ravallion và Walle (2008) chỉ ra rằng vốn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thoát nghèo của các hộ gia đình. Điều này đúng với cả các hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực phi nông nghiệp, cũng như các hộ sống ở khu vực nông thôn và cả khu vực thành thị. Nghiên cứu của Trương Minh Lễ (2010) chỉ ra rằng số tiền vay là một nhân tố quan trọng giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng khả năng tiếp cận với vốn vay của người nghèo là cực kỳ thấp. Số tiền trung bình mà những người không nghèo vay được là gấp 11 lần so với người nghèo. Diện tích đất bình quân Báo cáo phát triển Việt Nam (2000) chỉ ra tầm quan trọng của đất đai và chất lượng đất đối với đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Đối với người dân, không có đất đai đồng nghĩa với tình trạng nghèo. Năm 1998, 10% số hộ gia đình ở nông thôn là không có đất đai. Đặc biệt, ở ĐBSCL, hơn 20% người dân ở nông thôn là không có đất đai sản xuất.
  20. 10 Nghiên cứu của Bùi Quang Minh (2007) cho rằng diện tích đất bình quân là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình. Khi diện tích đất bình quân tăng lên thì xác suất nghèo của hộ giảm đi. Loại hình nghề nghiệp Hossain (1995) cho rằng loại hình nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tình trạng nghèo. Những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chính là những người nghèo nhất. Walle và Cratty (2004) chỉ ra vai trò to lớn của những ngành nghề phi nông nghiệp đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Các tác giả cho rằng đối với trường hợp Việt Nam, thì hoạt động phi nông nghiệp có thể là một lời giải cho quá trình thoát nghèo của người dân. 2.3.2 Nhóm 2: Các yếu tố môi trường Khu vực thành thị hay khu vực nông thôn Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000 do Ngân hàng Thế giới thực hiện cho rằng nghèo đói là một hiện trạng đặc thù của nông thôn. Nghiên cứu của Bird, Hulme, Moore và Shepherd (2002) cho rằng những hộ dân sống ở khu vực nông thôn có xu hướng nghèo cao hơn những hộ dân sống ở khu vực thành thị. Chợ Chợ là một trong những tiêu chí dùng để đo lường khả năng tiếp cận của hộ gia đình đối với thị trường và thông tin thị trường. Khả năng tiếp cận này càng cao thì khả năng nghèo của hộ càng giảm đi. Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2012) cho thấy rằng hộ sinh sống trong địa bàn có chợ thì xác suất nghèo giảm xuống so với hộ sinh sống trong địa bàn không có chợ. Đường giao thông Walle và Cratty (2002) cho rằng cải tạo đường nông thôn có thể giúp giảm tình trạng nghèo của người dân một cách tích cực. Dự án diễn đàn miền núi Ford (2004) cho rằng phần lớn các hộ sống trong những xã không có đường ô tô đi qua có nhiều khả năng rơi vào tình trạng nghèo hơn các hộ sống trong những xã có đường ô tô đi qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1