Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ohân tích lợi ích và chi phí dự án nhà máy điện gió Thanh Phong tỉnh Bến Tre
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là xác định tính khả thi của dự án trên cả hai phương diện kinh tế và tài chính. Tính khả thi về kinh tế cho biết việc thực hiện dự án có làm tăng phúc lợi quốc gia hay không, làm cơ sở cho quyết định can thiệp của Chính phủ là nên khuyến khích hay hạn chế dự án. Tính khả thi về tài chính thể hiện sức hấp dẫn của dự án đối với nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ góp thêm những gợi ý chính sách cho việc điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ohân tích lợi ích và chi phí dự án nhà máy điện gió Thanh Phong tỉnh Bến Tre
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Xuân An
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy đã trực tiếp giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Thầy Lê Việt Phú đã tận tình góp ý, khuyến khích tôi hoàn thiện đề tài. Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi ngay từ những buổi đầu thảo luận Seminar chính sách. Xin cảm ơn Thầy Huỳnh Thế Du đã dành nhiều thời gian giảng giải cho tôi hiểu rõ hơn về các vấn đề trong thẩm định dự án. Kế đến, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô và cán bộ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã mang lại cho tôi một môi trường học tập lý tưởng với nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn tất cả các anh chị bạn bè khóa MPP6 đã cùng chia sẻ và yêu thương trong thời gian học tập tại chương trình. Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn đến cơ quan và gia đình đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
- iii TÓM TẮT Nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện lâu dài và giảm thiểu các tác hại đến môi trường, Chính phủ chủ trương sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa, trong đó có điện gió. Đồng thời, Chính phủ cũng thể hiện cam kết thúc đẩy phát triển điện gió thông qua ban hành Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió với nhiều ưu đãi về sử dụng đất, miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và bao tiêu nguồn điện sản xuất ra với giá 7,8 cents/kWh. Trong đó, EVN chi trả 6,8 cents/kWh, ngân sách trợ cấp cho EVN 1 cent/kWh thông qua Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, điện gió là lĩnh vực mới ở Việt Nam và có chi phí đầu tư rất cao nên việc phát triển điện gió gặp phải nhiều khó khăn như: thiếu số liệu đo gió tin cậy, thiếu lao động có chuyên môn, không có công nghệ trong nước, cơ sở hạ tầng kém, khó huy động vốn và chưa có quy hoạch điện gió đầy đủ. Cơ chế hỗ trợ đã giúp giảm thiểu nhiều rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển điện gió như: rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường, rủi ro thay đổi chính sách. Các rủi ro còn lại mà các dự án có thể gặp phải là rủi ro thực hiện và rủi ro chi trả của bên mua. Do đó, dù số lượng dự án đăng ký đầu tư nhiều nhưng phần lớn đều dưới hình thức giữ đất và chờ đợi điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi. Dự án nhà máy điện gió Thanh Phong là một trong số đó. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tài là xác định tính khả thi của dự án trên cả hai phương diện kinh tế và tài chính, từ đó sẽ góp thêm những gợi ý chính sách cho việc điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về kinh tế với NPV kinh tế là 285,35 tỷ đồng nhưng không khả thi về tài chính nên cần được Chính phủ hỗ trợ để cải thiện hiệu quả tài chính dự án. Kết quả phân tích độ nhạy xác định các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi tài chính dự án là giá mua điện, hệ số công suất, tổng mức đầu tư và lạm phát USD. Theo đó, Chính phủ có thể tăng giá mua điện tối thiểu 10,38 cents/kWh để giúp dự án trở nên khả thi về tài chính. Mặt khác, phân tích phân phối cũng chỉ ra Chính phủ không nên tiếp tục trợ giá cho điện gió mà nên tính đầy đủ giá mua điện gió vào giá bán điện để khách hàng tiêu dùng điện chi trả vì lợi ích của nhóm này rất lớn ngay cả khi chi trả toàn bộ cho giá điện.
- iv Thông qua tình huống dự án nhà máy điện gió Thanh Phong và tình hình phát triển điện gió hiện nay, đề tài đưa ra một số khuyến nghị như sau: Về điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió: tăng giá mua điện lên từ 10,38 – 10,51 cents/kWh và bỏ trợ cấp mua điện gió cho EVN. Bổ sung nội dung Chính phủ bảo lãnh chi trả cho EVN và đưa nội dung này vào Hợp đồng mua bán điện. Khắc phục các khó khăn trong đầu tư phát triển điện gió thông qua các hoạt động cụ thể như: công bố kết quả đánh giá tiềm năng gió dưới dạng bản đồ trực tuyến; công bố rộng rãi các quy hoạch điện gió; xây dựng hạ tầng lưới điện phù hợp với các quy hoạch điện gió; tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi; tăng dần tỷ lệ nội địa hóa và đẩy mạnh đào tạo, nghiên cứu về điện gió. Chính phủ nên xem xét đến khuyến khích phát triển điện gió quy mô nhỏ để có thể khai thác tài nguyên gió hiệu quả hơn.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................viii DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ xi DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP ...........................................................................................xii DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................xiii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................... 1 1.1.1. Lý do hình thành dự án .................................................................................... 1 1.1.2. Lý do hình thành đề tài .................................................................................... 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.5. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 5 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM ........................... 6 2.1. Tiềm năng điện gió ..................................................................................................... 6 2.2. Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió................................................................ 7 2.3. Tình hình các dự án đầu tư ......................................................................................... 8 2.4. Các khó khăn trong đầu tư phát triển điện gió ......................................................... 10 2.5. Đặc điểm thị trường điện gió ở Việt Nam ................................................................ 11 CHƢƠNG 3. MÔ TẢ DỰ ÁN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ............................................ 14 3.1. Mô tả dự án............................................................................................................... 14 3.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 14 3.1.2. Thông số vận hành nhà máy .......................................................................... 15 3.2. Khung phân tích ....................................................................................................... 17 3.2.1. Phân tích kinh tế ............................................................................................ 17
- vi 3.2.2. Phân tích tài chính ......................................................................................... 18 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KINH TẾ.............................................................................. 19 4.1. Phân tích kinh tế ....................................................................................................... 19 4.1.1. Các thông số đầu vào cơ bản ......................................................................... 19 4.1.2. Lợi ích kinh tế của dự án ............................................................................... 19 4.1.2.1. Lợi ích kinh tế từ điện .......................................................................... 19 4.1.2.2. Lợi ích kinh tế từ giảm phát thải CO2 .................................................. 20 4.1.2.3. Các ngoại tác tích cực .......................................................................... 20 4.1.3. Chi phí kinh tế của dự án ............................................................................... 22 4.1.3.1. Chi phí đầu tư ban đầu ......................................................................... 22 4.1.3.2. Chi phí hoạt động ................................................................................. 22 4.1.3.3. Các ngoại tác tiêu cực .......................................................................... 24 4.1.4. Ngân lưu kinh tế của dự án ............................................................................ 26 4.1.5. Kết quả phân tích kinh tế của dự án............................................................... 26 4.2. Phân tích rủi ro kinh tế dự án ................................................................................... 27 4.2.1. Phân tích độ nhạy........................................................................................... 27 4.2.2. Mô phỏng Monte Carlo ................................................................................. 29 CHƢƠNG 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ......................................................................... 30 5.1. Phân tích tài chính .................................................................................................... 30 5.1.1. Các thông số đầu vào phân tích tài chính ...................................................... 30 5.1.1.1. Lạm phát và giá .................................................................................... 30 5.1.1.2. Chi phí đầu tư ban đầu ......................................................................... 30 5.1.1.3. Chi phí hoạt động ................................................................................. 30 5.1.1.4. Nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn ...................................................... 30 5.1.1.5. Thuế và khấu hao ................................................................................. 31 5.1.1.6. Doanh thu của dự án ............................................................................ 32 5.1.2. Báo cáo thu nhập ........................................................................................... 32 5.1.3. Báo cáo ngân lưu ........................................................................................... 32 5.1.4. Kết quả phân tích tài chính ............................................................................ 34 5.2. Phân tích rủi ro tài chính dự án ................................................................................ 34
- vii 5.2.1. Phân tích độ nhạy........................................................................................... 35 5.2.2. Phân tích kịch bản .......................................................................................... 37 5.2.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo .................................................................. 37 5.3. Phân tích phân phối .................................................................................................. 38 CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................. 41 6.1. Kết luận .................................................................................................................... 41 6.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................... 41 6.2.1. Về điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió ........................... 41 6.2.2. Khắc phục các khó khăn trong đầu tư phát triển điện gió ............................. 43 6.2.3. Thêm một hướng đi cho phát triển điện gió .................................................. 44 6.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 46 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 52
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á Công ty TNHH TMDV Đầu tư & AGECO Phát triển Năng lượng sạch Châu Á BVMTVN Bảo vệ Môi trường Việt Nam CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà CERs Certified Emission Reductions kính CF Conversion Factor Hệ số chuyển đổi CIF Cost, Insurance and Freight Giá bao gồm cước phí và bảo hiểm CSH Chủ sở hữu CTCP Công ty Cổ phần Deutsches Windenergie-Institut Viện nghiên cứu Năng lượng gió DEWI Gmbh Đức DSCR Debt Service Coverage Ratio Tỷ lệ an toàn trả nợ Economic Opportunity Cost of EOCC Suất chiết khấu kinh tế Capital EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNGENCO2 Power Generation Corporation 2 Tổng công ty phát điện 2 Vietnam Investment and Power Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng EVNIC Construction Company điện lực Việt Nam European Wind Energy EWEA Hiệp hội Năng lượng gió Châu Âu Association FEP Foreign Exchange Premium Phí thưởng ngoại hối GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư GĐ Giai đoạn
- ix The Deutsche Gesellschaft für GIZ Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức Internationale Zusammenarbeit GWEC Global Wind Energy Council Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu HSCS Hệ số công suất IMF International monerary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Renewable Energy IRENA Tổ chức Năng lượng tái tạo thế giới Agency IRR Internal Rate of Return Suất sinh lợi nội tại KDL Khu du lịch KfW German Development Bank Ngân hàng Tái thiết Đức KKT Khu kinh tế LCOE Levelized Cost of Electricity Giá điện bình quân quy dẫn NLTT Năng lượng tái tạo NPV Net Present Vaulue Giá trị hiện tại ròng Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh OECD operation and Development tế PCL Phần còn lại Power Engineering Consulting Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng PECC3 Joint Stock Company 3 điện 3 PV Present Vaulue Giá trị hiện tại PVN Petro Vietnam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Vietnam Renewable Energy Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo REVN Company Việt Nam SCC Social Cost of Carbon Chi phí xã hội của carbon SXXDTM Sản xuất xây dựng thương mại TMĐT Tổng mức đầu tư TNDN Thu nhập doanh nghiệp
- x TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ VNĐ Đồng Việt Nam VH Vận hành Weighted Average Cost of WACC Chi phí vốn bình quân trọng số Capital XDTMDL Xây dựng thương mại du lịch XD Xây dựng
- xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu đánh giá tiềm năng điện gió ở Việt Nam ........... 6 Bảng 2.2. Các khó khăn trong đầu tư phát triển điện gió .................................................... 10 Bảng 2.3. Các rủi ro trong đầu tư phát triển điện gió .......................................................... 12 Bảng 4.1. Việc làm trong ngành điện gió (trên bờ) ............................................................. 21 Bảng 4.2. Tổng hợp hệ số chuyển đổi giá kinh tế CF ......................................................... 23 Bảng 4.3. Giá trị hoán chuyển ............................................................................................. 28 Bảng 5.1. Tỷ lệ lạm phát VNĐ và USD từ năm 2012 – 2020 ............................................. 30 Bảng 5.2. Kết quả phân tích tài chính ................................................................................. 34 Bảng 5.3. Giá trị hoán chuyển ............................................................................................. 36 Bảng 5.4. Kết quả phân tích kịch bản.................................................................................. 37 Bảng 5.5. Phân tích phân phối ............................................................................................. 39
- xii DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP Hình 1.1. Cơ cấu nguồn điện năm 2013 ................................................................................ 2 Hình 3.1. Cấu trúc dự án ..................................................................................................... 14 Hình 3.2. Vị trí dự án .......................................................................................................... 16 Hình 4.1. Cơ cấu chi phí hoạt động của nhà máy điện gió ................................................. 23 Hình 4.2. Sự thay đổi mức độ âm thanh do turbine gió tạo ra theo khoảng cách ............... 25 Hình 4.3. Ngân lưu kinh tế dự án ........................................................................................ 26 Hình 4.4. Phân tích độ nhạy một chiều của NPV kinh tế theo thay đổi giá kinh tế của điện, giá kinh tế của CO2, HSCS và TMĐT....................................................... 28 Hình 4.5. Kết quả mô phỏng NPV kinh tế .......................................................................... 29 Hình 5.1. Ngân lưu tổng đầu tư (danh nghĩa) ..................................................................... 33 Hình 5.2. Ngân lưu chủ đầu tư (danh nghĩa) ....................................................................... 33 Hình 5.3. Phân tích độ nhạy một chiều của NPV tổng đầu tư theo thay đổi giá điện, HSCS, TMĐT và lạm phát .................................................................................. 36 Hình 5.4. Kết quả mô phỏng NPV tổng đầu tư ................................................................... 38 Hình 5.5. Kết quả mô phỏng NPV chủ đầu tư .................................................................... 38 Hộp 1. Cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió .............................................................................. 8
- xiii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Đặc điểm các nguồn cung điện của Việt Nam ................................................... 52 Phụ lục 2. Tổng quan tình hình phát triển điện gió trên thế giới ........................................ 54 Phụ lục 3. Danh sách các dự án điện gió ở Việt Nam ......................................................... 56 Phụ lục 4. Tổng hợp tình trạng các dự án điện gió ở Việt Nam ......................................... 68 Phụ lục 5. Quy trình đầu tư dự án điện gió ......................................................................... 69 Phụ lục 6. Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế............................................................ 70 Phụ lục 7. Danh sách các nhà máy điện miền Nam ............................................................ 71 Phụ lục 8. Tính hệ số chuyển đổi giá kinh tế CF của các hạng mục chi phí ...................... 71 Phụ lục 9. Chi phí đầu tư tài chính và kinh tế ..................................................................... 74 Phụ lục 10. Ngân lưu kinh tế dự án..................................................................................... 75 Phụ lục 11. Phân tích độ nhạy của NPV kinh tế ................................................................. 76 Phụ lục 12. Phân tích mô phỏng Monte Carlo NPV kinh tế ............................................... 77 Phụ lục 13. Bảng chỉ số giá ................................................................................................. 80 Phụ lục 14. Lịch nợ vay ...................................................................................................... 81 Phụ lục 15. Tính chi phí vốn chủ sở hữu theo mô hình CAPM gián tiếp ........................... 82 Phụ lục 16. Lịch khấu hao................................................................................................... 83 Phụ lục 17. Báo cáo thu nhập.............................................................................................. 84 Phụ lục 18. Báo cáo ngân lưu tài chính............................................................................... 86 Phụ lục 19. Kết quả phân tích tài chính .............................................................................. 90 Phụ lục 20. Phân tích độ nhạy của NPV tài chính .............................................................. 91 Phụ lục 21. Mô phỏng Monte Carlo NPV tài chính ............................................................ 93 Phụ lục 22. Phân tích phân phối.......................................................................................... 97 Phụ lục 23. Chi phí lắp đặt, giá thành sản xuất và giá mua điện gió ở các nước .............. 103
- 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU Chương này giới thiệu bối cảnh hình thành dự án và đề tài, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi thực hiện. 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Lý do hình thành dự án Năng lượng là một trong những nguồn lực cơ bản của nền kinh tế nên phát triển năng lượng bền vững là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Song hành cùng tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam đã gia tăng liên tục trong thời gian qua. Điện thương phẩm từ 51,4 tỷ kWh năm 20061 tăng lên 128,4 tỷ kWh năm 20142, với tốc độ trung bình là 12%/năm, vượt quá khả năng cung ứng của hệ thống điện, bằng chứng là việc cắt điện luân phiên vào mùa khô và nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn cung điện năng của Việt Nam chủ yếu là thủy điện và nhiệt điện (than, khí, dầu). Hình 1.1 thể hiện cơ cấu nguồn điện năm 2013. Làm thủy điện phải mất rừng, đây là nguồn phát phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thủy văn và các chuyên gia cũng dự báo rằng tiềm năng thủy điện sẽ được khai thác hết trong vài năm tới3. Phát triển nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường, phải nhập khẩu than nên phụ thuộc vào giá than thế giới. Hơn nữa, những tài nguyên không tái tạo như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng sẽ cạn dần. Đặc điểm từng nguồn cung điện của Việt Nam được phân tích tại Phụ lục 1. Nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện lâu dài và giảm thiểu các tác hại đến môi trường, Chính phủ chủ trương sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT) nhiều hơn nữa, trong đó có điện gió – nguồn năng lượng được đánh giá là có nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Cụ thể, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa công suất điện gió từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000 MW năm 1 EVN (2013, tr.43) 2 Vĩnh Long (2015) 3 Trần Viết Ngãi (2015)
- 2 2020 và khoảng 6.200 MW năm 2030, tức là chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 tăng lên 2,4% vào năm 2030 trong tổng sản lượng điện cả nước4. Hình 1.1. Cơ cấu nguồn điện năm 2013 0,4% 3,4% Thủy điện Nhiệt điện than 24,3% Turbine khí chạy khí, dầu DO 48,8% và nhiệt điện khí Nhiệt điện dầu FO 23,1% Điện gió và các nguồn khác (Tổng công suất: 30.597 MW) Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN (2013, tr.32) Chính phủ cũng cam kết thúc đẩy phát triển điện gió thông qua ban hành Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (sau đây sẽ gọi tắt là “Cơ chế hỗ trợ”) quy định cụ thể các ưu đãi về sử dụng đất, miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và bao tiêu nguồn điện sản xuất ra với giá 7,8 cents/kWh. Trong đó, EVN chi trả 6,8 cents/kWh và Nhà nước trợ cấp cho EVN 1 cent/kWh thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (BVMTVN)5. Đồng thời, từ năm 2000 đến nay đã có 3 nghiên cứu đánh giá tài nguyên gió do Ngân hàng Thế giới (World Bank), EVN và Bộ Công thương thực hiện và công bố, cho thấy tài nguyên gió ở Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển các dự án điện gió quy mô công nghiệp. Chính sách hỗ trợ phát triển điện gió khá toàn diện và các đánh giá lạc quan về tiềm năng nguồn năng lượng này đã thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia đăng ký dự án. Dự án Nhà máy điện gió Thanh Phong huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre là một trong số đó. 4 Thủ Tướng Chính phủ (2011a, tr.3) 5 Thủ Tướng Chính phủ (2011b)
- 3 1.1.2. Lý do hình thành đề tài Sau khi Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió được ban hành thì số lượng dự án đăng ký đầu tư tăng lên đáng kể. Đến nay, cả nước có 75 dự án điện gió đăng ký với tổng công suất hơn 7.475 MW. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 3 dự án đã đi vào vận hành thương mại với tổng công suất khiêm tốn 52 MW6. Với tình hình này, chỉ tiêu quy hoạch về phát triển điện gió sẽ khó đạt được. Chính phủ đã giao Bộ Công thương tiến hành nghiên cứu, rà soát việc thực hiện Cơ chế hỗ trợ để điều chỉnh Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, thúc đẩy ngành điện gió phát triển. Để có cơ sở cho các điều chỉnh chính sách phù hợp, trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Tổng cục Năng lượng (trực thuộc Bộ Công thương) đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo đánh giá việc thực hiện Cơ chế hỗ trợ đối với điện gió và tham vấn các bên liên quan. Có nhiều lý do làm cho các dự án điện gió chậm triển khai được đưa ra như giá mua điện thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, điều kiện gió không đạt yêu cầu. Trong đó, đối với các nhà đầu tư, giá mua điện gió thấp là nguyên nhân chính làm các dự án chưa thể thực hiện được7. Theo nghiên cứu của GIZ tại 3 dự án điện gió đang hoạt động, chi phí xây dựng trung bình là 2.000 USD/kW8. Suất đầu tư này cao hơn nhiều so với các nguồn điện khác (xem Phụ lục 1). Mặc dù giá bán điện cho EVN là 7,8 cents/kWh, cao hơn giá điện EVN bán lẻ bình quân9 nhưng dự án vẫn không bù đắp được chi phí. Do đó, Cơ chế hỗ trợ cần điều chỉnh theo hướng tăng giá mua điện. Vấn đề đặt ra tiếp theo là cần tăng giá bao nhiêu và nguồn chi trả cho giá mua điện tăng thêm từ đâu. Việc này rất quan trọng, quyết định tính khả thi và hiệu quả của chính sách. Nếu giá mua điện mới không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư thì các dự án điện gió vẫn dậm chân tại chỗ như hiện nay. Nếu giá mua điện quá cao thì đồng nghĩa với việc mang nguồn tài nguyên sẵn có của quốc gia chuyển thành lợi nhuận vượt trội cho các nhà đầu tư, đồng thời gây áp lực thêm cho nguồn chi trả. Nếu tăng giá bán điện để bù đắp cho giá mua điện gió thì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. 6 Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angelika Wasielke (2012, tr.18 ) và cập nhật của tác giả đến 4/2015 7 Văn Nam (2015) 8 Vương Thủy (2015) 9 Theo Quyết định 2256/QĐ-BCT ngày 12/03/2015, giá bán điện bình quân là 1.622,01 đồng/kWh, tương đương 7,5 cents/kWh.
- 4 Nếu dùng ngân sách để tiếp tục trợ cấp thì có thể làm thâm hụt thêm ngân sách hạn hẹp của Việt Nam. Như vậy, điện gió có lợi vì là nguồn năng lượng sạch và góp phần đảm bảo nguồn cung điện bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, lợi ích này có đủ bù đắp chi phí mà nền kinh tế bỏ ra khi mà suất đầu tư quá cao cộng với nhiều ưu đãi, trợ cấp như vậy hay không? Đề tài sẽ trả lời cho câu hỏi này thông qua nghiên cứu tình huống dự án nhà máy điện gió Thanh Phong tại tỉnh Bến Tre. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là xác định tính khả thi của dự án trên cả hai phương diện kinh tế và tài chính. Tính khả thi về kinh tế cho biết việc thực hiện dự án có làm tăng phúc lợi quốc gia hay không, làm cơ sở cho quyết định can thiệp của Chính phủ là nên khuyến khích hay hạn chế dự án. Tính khả thi về tài chính thể hiện sức hấp dẫn của dự án đối với nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ góp thêm những gợi ý chính sách cho việc điều chỉnh Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thỏa mãn mục tiêu trên, đề tài cần trả lời 3 câu hỏi sau: 1. Dự án có khả thi về kinh tế không? 2. Dự án có khả thi về tài chính không? 3. Nếu dự án chỉ khả thi về kinh tế thì Chính phủ cần can thiệp như thế nào để thúc đẩy triển khai dự án ? 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào 2 nội dung chính là thẩm định tài chính và thẩm định kinh tế dựa trên các số thông số kỹ thuật do Tổng công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 (PECC3) đề xuất trong Báo cáo đầu tư và các số liệu được công bố hiện hành. Ngoài ra, để các gợi ý chính sách đưa ra phù hợp với bối cảnh thực tế, luận văn mở rộng thêm nội dung phân tích tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam cũng như tác động của Cơ chế hỗ trợ hiện tại đối với dự án điện gió.
- 5 1.5. Bố cục luận văn Luận văn có 6 chương. Chương 1 giới thiệu cơ sở hình thành dự án và đề tài, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi thực hiện. Chương 2 phân tích tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam. Chương 3 mô tả chi tiết dự án nhà máy điện gió Thanh Phong và trình bày khung phân tích sử dụng trong phân tích tài chính và kinh tế. Chương 4 phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. Chương 5 phân tích tài chính và phân tích phân phối. Chương 6 là kết luận và đưa ra các khuyến nghị chính sách.
- 6 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM Chương 2 sẽ khái quát bức tranh điện gió ở Việt Nam, từ tiềm năng gió, cơ chế hỗ trợ đến tình hình thực hiện các dự án đầu tư cũng như những khó khăn mà các dự án gặp phải. 2.1. Tiềm năng điện gió Sức gió là “nguyên liệu” quan trọng nhất để sản xuất điện gió, các số liệu đo gió tin cậy sẽ tăng độ an toàn cho các tính toán tài chính của dự án. Cả nước có khoảng 150 trạm khí tượng thủy văn có thực hiện đo gió, các số liệu này có tính dài hạn và rộng khắp cả nước nhưng không phù hợp vì độ cao đo chỉ 10m và được đọc 4 lần/ngày, trong khi số liệu cần cho đánh giá tiềm năng điện gió tốt nhất là được đo từ 60 – 100 m và có bộ cảm biến ghi nhận suốt 24 giờ/ngày. Hiện nay đã có 3 nghiên cứu đánh giá tài nguyên gió do World Bank (2001), EVN (2007) và Bộ Công thương (2011) thực hiện và công bố. Các kết quả được tóm tắt tại Bảng 2.1. Bảng 2.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu đánh giá tiềm năng điện gió ở Việt Nam Độ cao Tiềm năng Phƣơng pháp Phân bố Đánh giá (m) điện (MW) Dùng số liệu từ Tây Nguyên, Do dùng mô các trạm thủy duyên hải hình mô phỏng World văn để ngoại suy 65 513.360 Nam Trung nên các chuyên Bank10 và chạy mô hình Bộ và Nam gia đánh giá là mô phỏng. Bộ. quá lạc quan. Quảng Bình, Phạm vi khảo Đo gió tại 12 Bình Định, sát nhỏ, có thể điểm trong vòng EVN11 60 1.785 Ninh Thuận bỏ qua những 1 năm, tập trung và Bình khu vực tiềm ven biển. Thuận. năng lớn. 10 World Bank (2001, tr.17) 11 EVN (2007), trích trong Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angelika Wasielke (2012, tr.7 )
- 7 Độ cao Tiềm năng Phƣơng pháp Phân bố Đánh giá (m) điện (MW) Đo gió ở 3 điểm Được đánh giá trong vòng 2 Bộ Công là thận trọng năm, cập nhật lại 80 26.000 thương12 hơn bản đồ năm bản đồ gió năm 2001. 2001. Các kết quả cho thấy Việt Nam có thể phát triển điện gió quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt quá lớn trong các kết quả chứng tỏ các số liệu trên chưa thật sự tin cậy, chỉ mang tính tham khảo. Dự án Năng lượng gió GIZ (GIZ hợp tác cùng Bộ Công thương) đã thực hiện một chương trình đo gió ở độ cao 80m, áp dụng theo các quy chuẩn châu Âu, nên các dữ liệu gió được kỳ vọng là đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, dữ liệu này chưa công bố, chỉ sử dụng nội bộ trong GIZ và Bộ Công thương. Hiện nay, các nhà đầu tư phải tự lắp tháp đo gió để đánh giá chính xác hơn sức gió tại địa điểm đầu tư, làm tăng chi phí thời gian (ít nhất 12 tháng) và tài chính, giảm sức hấp dẫn của các dự án điện gió. 2.2. Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió Phát triển NLTT nói chung và điện gió nói riêng là xu hướng chung mà các quốc gia đang hướng đến để đảm bảo nguồn cung điện năng bền vững và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tham khảo tình hình phát triển điện gió trên thế giới tại Phụ lục 2. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho điện gió rất lớn, mà giá điện trên thị trường cạnh tranh thì chưa phản ánh những lợi ích môi trường và xã hội của nguồn điện sạch này nên ngày càng có ít các dự án điện gió. Do đó, cần có sự can thiệp của Chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi để bù đắp cho các lợi ích chưa được tính vào trong giá điện tài chính. Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam có nhiều ưu đãi về sử dụng đất, huy động vốn, thuế, phí và quan trọng nhất là quy định EVN phải mua toàn bộ lượng điện sản xuất ra thông qua Hợp đồng mua bán điện mẫu thời hạn 20 năm với giá 7,8 cents/kWh. Cụ thể các ưu đãi được tóm tắt tại hộp 1. 12 Vietnam Ministry of Industry and Trade (2011, tr.15)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 85 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn