Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây khóm Huyện Tân Phước - Tỉnh Kiên Giang
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích chuỗi giá trị cây khóm ở huyện Tân Phước, và đề xuất chính sách hằm giúp các nhà quản lý, nhà tạo lập chính sách có thêm cơ sở để hoạch định về thiết kế những chính sách phù hợp hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thị trái khóm cũng như nâng cao việc liên kết giữa nông dân, thương lái và công ty để góp phần phát triển bền vững chuỗi ngành hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây khóm Huyện Tân Phước - Tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ MINH TÀI PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY KHÓM HUYỆN TÂN PHƢỚC - TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ MINH TÀI PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY KHÓM HUYỆN TÂN PHƢỚC - TỈNH TIỀN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN TIẾN KHAI Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2012 Tác giả Lê Minh Tài
- ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Ban Giám hiệu nhà trƣờng, các Quý thầy cô đã giúp tôi trang bị hành trang tri thức để vững vàng hơn trong cuộc sống, tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn thầyTrần Tiến Khai – ngƣời đã hƣớngdẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn, những ngƣời đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
- iii TÓM TẮT Ở huyện Tân Phƣớc, cây khóm có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của ngƣời dân nơi đây. Thông qua phân tích, chuỗi giá trị khóm ở huyện Tân Phƣớc đã phát triển tƣơng đối hiệu quả từ việc sản xuất, thƣơng mại, chế biến đến tiêu dùng. Chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc đã khắc phục đƣợc tình trạng chung đối với các nông sản khác là việc bán sản phẩm của nông hộ phải qua nhiều tầng nấc thƣơng lái mới đến đƣợc ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, chuỗi vẫn còn tồn tại những vấn đề nhƣ liên kết dọc và liên kết ngang của các tác nhân bên trong chuỗi còn khá lỏng lẻo. Các giao dịch chủ yếu đều dựa trên thỏa thuận miệng, chƣa chú trọng đến phƣơng thức hợp đồng. Để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm hạn chế. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy các liên kết trong chuỗi; chính sách về sự hỗ trợ của các tác nhân bên ngoài chuỗi; và chính sách phát triển ổn định diện tích trồng khóm, đầu tƣ cải tạo và trồng mới, tăng năng suất và chất lƣợng.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................................viii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 1.4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 2 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 3 2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................ 3 2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ............................................................................................ 3 2.1.2. Công cụ để phân tích chuỗi giá trị ........................................................................... 3 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ KHÓM TÂN PHƢỚC ................................. 6 3.1. Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc .......................................................... 6 3.1.1. Sơ đồ tổng quát .................................................................................................... 6 3.1.2. Các dòng sản phẩm chính .................................................................................... 7 3.1.3. Các kênh tiêu thụ chủ yếu .................................................................................... 7 3.2. Nông dân trồng khóm ................................................................................................. 7 3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị ................................................................................................ 7 3.2.2. Chi phí, lợi nhuận và thu nhập của nông dân trồng khóm ................................... 9 3.2.3. Thƣơng mại sản phẩm khóm của nông hộ ......................................................... 14 3.2.4. Các khó khăn và nhu cầu của nông dân trồng khóm ......................................... 18 3.2.5. Tham gia các tổ chức đoàn thể .......................................................................... 22 3.2.6. Tóm lƣợc ............................................................................................................ 23 3.3. Thƣơng lái ................................................................................................................. 24 3.3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị .............................................................................................. 24
- v 3.3.2. Phƣơng thức hoạt động ...................................................................................... 25 3.3.3. Thị trƣờng đầu vào ............................................................................................. 25 3.3.4. Thị trƣờng đầu ra ............................................................................................... 27 3.3.5. Chi phí và cơ cấu chi phí ................................................................................... 28 3.3.6. Giá bán, doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng ............................................... 28 3.3.7. Sử dụng lao động ............................................................................................... 29 3.3.8. Vai trò của thƣơng lái thu gom trong chuỗi giá trị khóm .................................. 29 3.3.9. Tóm lƣợc ............................................................................................................ 30 3.4. Công ty chế biến ....................................................................................................... 30 3.4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị .............................................................................................. 30 3.4.2. Phƣơng thức hoạt động ...................................................................................... 31 3.4.3. Thị trƣờng đầu vào ............................................................................................. 31 3.4.4. Thị trƣờng đầu ra ............................................................................................... 32 3.4.5. Chi phí và cơ cấu chi phí ................................................................................... 33 3.4.6. Giá bán, doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng ............................................... 33 3.4.7. Vai trò của công ty chế biến trong chuỗi giá trị khóm ...................................... 35 3.4.8. Tóm lƣợc ............................................................................................................ 36 3.5. Các thể chế Nhà nƣớc và xã hội hỗ trợ chuỗi giá trị khóm ...................................... 36 3.5.1. Ủy ban nhân dân huyện Tân Phƣớc ................................................................... 36 3.5.2. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ............................................................ 37 3.5.3. Sở Khoa học và Công nghệ ............................................................................... 37 3.5.4. Sở Công thƣơng và Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại ....................................... 38 3.5.5. Viện cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) ................................................................ 38 3.6. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị khóm ................................................................ 38 3.6.1. Liên kết dọc ....................................................................................................... 38 3.6.2. Liên kết ngang ................................................................................................... 39 3.7. Phân tích hiệu quả tài chính và phân phối lợi ích trong chuỗi .................................. 40 3.7.1. Hiệu quả tài chính .............................................................................................. 40 3.7.2. Phân phối lợi ích ................................................................................................ 41 3.8. Phân tích SWOT chuỗi giá trị khóm ......................................................................... 44 3.8.1. Phân tích điểm mạnh.......................................................................................... 44 3.8.2. Phân tích điểm yếu ............................................................................................. 45
- vi 3.8.3. Phân tích cơ hội ................................................................................................. 46 3.8.4. Phân tích thách thức ........................................................................................... 46 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 47 4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 47 4.2.Khuyến nghị chính sách ............................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 49 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 50 Phụ lục 1. Các luồng nghiên cứu về chuỗi giá trị ............................................................ 50 Phụ lục 2.Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu và Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............... 51 2.1. Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ........................................................................... 51 2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 52 Phụ lục 3. Bảng phân loại khóm ...................................................................................... 55 Phụ lục 4. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang ...................................... 55 1. Quy cách – Chất lƣợng khóm nguyên liệu .............................................................. 55 2. Công nghệ, sản phẩm chính và hệ số chế biến ........................................................ 56 3. Tỷ lệ % phế liệu qua các công đoạn chế biến .......................................................... 57 4. Sử dụng lao động ..................................................................................................... 57 Phụ lục 5. Tác động kinh tế - xã hội của chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc......................... 58 1. Hiệu quả tài chính của chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc............................................. 58 2. Tác động đến lao động và việc làm ......................................................................... 62 Phụ lục 6. Mẫu phiếu khảo sát ......................................................................................... 64 1. Phiếu khảo sát nông hộ trồng mới ........................................................................... 64 2. Phiếu khảo sát nông hộ sản xuất kinh doanh ........................................................... 76 3. Phiếu khảo sát thƣơng lái ......................................................................................... 88 4. Phiếu khảo sát công ty chế biến khóm ..................................................................... 96
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3- 1. Đầu tƣ cơ bản trồng khóm mới ở huyện Tân Phƣớc .......................................... 11 Bảng 3- 2. Hiệu quả sản xuất khóm huyện Tân Phƣớc, năm 2012 ...................................... 11 Bảng 3- 3. Phân tích hiệu quả sản xuất tính trên 1 tấn khóm, năm 2012 ............................ 12 Bảng 3- 4. Thƣơng mại khóm ở nông hộ ............................................................................. 14 Bảng 3- 5. Ngƣời quyết định giá bán và quan hệ mua bán .................................................. 16 Bảng 3- 6. Quan hệ mua bán giữa nông dân và thƣơng lái.................................................. 17 Bảng 3- 7. Phƣơng thức thanh toán và giao hàng ................................................................ 17 Bảng 3- 8. Tham gia tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng của nông dân .................................... 22 Bảng 3- 9. Tổng hợp lợi ích của nông dân khi tham gia tổ chức, các đoàn thể ở địa phƣơng ............................................................................................................................................. 23 Bảng 3-10. Chi phí thu mua khóm của thƣơng lái năm 2012 (tính cho 1 tấn khóm) .......... 28 Bảng 3- 11. Hạch toán của thƣơng lái năm 2012 (tính cho 1 tấn khóm) ............................. 29 Bảng 3- 12. Chi phí chế biến năm 2012 tính cho 1 tấn sản phẩm (loại khóm khoanh, cỡ lon 30.OZ) .................................................................................................................................. 33 Bảng 3- 13. Hạch toán của công ty chế biến năm 2012 tính cho 1 tấn sản phẩm ............... 35 Bảng 3- 14. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc năm 2012 .................... 39 Bảng 3- 15. Hiệu quả tài chính kênh sản xuất thƣơng mại khóm năm 2012 ....................... 42 Bảng 3- 16. Phân phối chi phí và lợi nhuận của kênh sản xuất – thƣơng mại khóm Tân Phƣớc, số liệu 2013 (tính cho 1 tấn khóm) .......................................................................... 43
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1–1. Bản đồ tỉnh Tiền Giang ......................................................................................... 1 Hình 3- 1. Sơ đồ chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc .................................................................... 6 Hình 3- 2. Cơ cấu chi phí trong sản xuất ............................................................................. 12 Hình 3- 3.Cơ cấu thu nhập của hộ trồng khóm Tân Phƣớc, năm 2012 ............................... 13 Hình 3- 4.Lý do nông dân bán khóm cho ngƣời mua (%) ................................................... 15 Hình 3- 5.Nguồn thông tin giá khóm của nông dân (%)...................................................... 16 Hình 3- 6.Tỷ lệ hộ nông dân đồng ý ký trƣớc hợp đồng mua bán(%) ................................. 18 Hình 3- 7. Nhu cầu thông tin kỹ thuật của hộ trồng khóm (%) ........................................... 19 Hình 3- 8.Các nguồn về thông tin kỹ thuật của nông dân (%) ............................................ 19 Hình 3- 9.Lý do nông dân muốn trồng mới cải tạo vƣờn (%) ............................................. 21 Hình 3- 10.Các khó khăn cho nông dân khi trồng mới cải tạo vƣờn (%) ............................ 21 Hình 3- 11. Sơ đồ chuỗi giá trị của thƣơng lái .................................................................... 24 Hình 3- 12.Phƣơng thức mua bán của thƣơng lái (%) ......................................................... 25 Hình 3- 13.Tỷ lệ nông dân thu hoạch khóm trong năm (%) ................................................ 26 Hình 3- 14.Tỷ lệ khómbán cho các đầu mối của thƣơng lái (%) ......................................... 27 Hình 3- 15. Sơ đồ chuỗi giá trị của công ty chế biến........................................................... 30 Hình 3- 16.Phân phối chi phí và lợi nhuận của kênh sản xuất - thƣơng mại khóm Tân Phƣớc ................................................................................................................................... 43
- 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Huyện Tân Phƣớc thuộc tỉnh Tiền Giang với diện tích 33.321 ha nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mƣời với hầu hết diện tích nằm trên vùng trũng và nhiễm phèn rất nặng. Cây trồng chính thích hợp và có giá trị kinh tế lớn nhất là cây khóm (chủ yếu là giống Queen Spanish) với tổng diện tích khoảng 14.617 ha, trong đó có 12.379 ha đang cho thu hoạch; năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha; sản lƣợng thu hoạch hơn 220 ngàn tấn/năm, có quy mô lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long1. Giá trị kinh tế của cây khóm cao và ổn định hơn giá trị các loại cây trồng khác nhƣ lúa, khoai mỡ, tràm… nên đƣợc ngƣời dân trồng nhiều và đƣợc xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện. Hình 1-1 Bản đồ tỉnh Tiền Giang Nguồn: radiovietnam.vn Nhận thấy tầm quan trọng của cây khóm đối với vùng Tân Phƣớc, tỉnh đã chọn trái khóm là một trong bảy loại trái cây chủ lực của tỉnh và đƣa vào chƣơng trình, định hƣớng phát triển vƣờn giai đoạn 2011-2015 và nhiều chính sách hỗ trợ khác. Nhƣng đến nay sự hỗ trợ của tỉnh chỉ dừng lại ở khâu kỹ thuật canh tác, hỗ trợ hợp tác xã áp dụng hệ thống quản lý nông sản sạch (VIETGAP), nghiên cứu giống mới tăng năng suất (chƣa đƣa vào áp dụng) nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu về sản phẩm sau thu hoạch và thị trƣờng.Bên cạnh đó, Tỉnh xét thấy chuỗi giá trị cây khóm phù hợp với ngƣời nghèo - chuỗi giá trị tạo ra nhiều cơ hội cho ngƣời nghèo tham gia với các đặc điểm: 1)chi phí khởi sự thấp; 2) sản 1 UBND huyện Tân Phƣớc (2013)
- 2 xuất qui mô nhỏ nên phù hợp với nông dân nghèo; 3) hoàn vốn nhanh; 4) Rủi ro thất bại thấp; 5) đòi hỏi kỹ năng đơn giản; 6) trong sản xuất sử dụng nguyên vật liệu, lao động, dịch vụ sẵn có tại địa phƣơng; 7) có thể triển khai đƣợc tại địa phƣơng; và 8) có cơ hội cho phụ nữ tham gia. Khóm là loại trái cây nên cũng có các đặc điểm của thị trƣờng nông sản nhƣ: sự thay đổi nhanh chóng về giá, tính mùa vụ, thiếu thông tin thị trƣờng, chi phí marketing cao, sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế khác và các rủi ro tiềm ẩn khác đã gây khó khăn cho rất nhiều cho nông dân và ngành khóm của tỉnh. Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng và phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tế các vấn đề trên, chuỗi giá trị cây khóm cần đƣợc nghiên cứu để giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ trái khóm sao cho hiệu quả nhất. Có nhiều vấn đề cần đƣợc nghiên cứu và quan tâm liên quan đến sản xuất và tiêu thụ chuỗi ngành hàng trái khóm nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả từ đầu vào đến đầu ra, quản lý chất lƣợng từ đầu ra trở về đầu vào, quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển các chính sách hỗ trợ nhằm tăng giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập và sinh kế của ngƣời trồng khóm cũng nhƣ phát triển bền vững cây khóm ở huyện Tân phƣớc. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị cây khóm ở huyện Tân Phƣớc, và đề xuất chính sách nhằm giúp các nhà quản lý, nhà tạo lập chính sách có thêm cơ sở để hoạch định và thiết kế những chính sách phù hợp hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trái khóm cũng nhƣ nâng cao việc liên kết giữa nông dân, thƣơng lái và công ty để góp phần phát triển bền vững chuỗi ngành hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Cấu trúc và hoạt động của chuỗi giá trị cây khóm hiện nay diễn ra nhƣ thế nào? và (2) Cần những giải pháp gìđể nâng cấp chuỗi giá trị và phát triển bền vững cây khóm ở Tân Phƣớc, Tiền Giang? 1.4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị cây khóm ở huyệnTân Phƣớc tỉnh Tiền Giang.
- 3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị Theo Kaplinsky và Morris (2001), chuỗi giá trị là một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng. Theo nghĩa hẹp, chuỗi giá trị gồm các hoạt động thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm: giai đoạn xây dựng ý niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,v.v.. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng (M4P, 2008). Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều ngƣời tham gia khác nhau thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân, ngƣời cung cấp dịch vụ…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm đƣợc bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v.. Cách tiếp cận này xem xét các mối liên kết ngƣợc và xuôi cho đến khi nguyên liệu khô đƣợc sản xuất và kết nối với ngƣời tiêu dùng cuối cùng (M4P, 2008). Theo phân loại của M4P thì có ba luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị: (1) Phƣơng pháp filière (2) Khung khái niệm do Porter lập ra (1985) và (3) Phƣơng pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003), Gerefff và Korzeniewicz (1994). (Phụ lục 1) Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề tài có áp dụng phƣơng pháp filière (phân tích ngành hàng)trong việc đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng. 2.1.2. Công cụ để phân tích chuỗi giá trị Có8 công cụ phân tích chuỗi giá trị sau đây (M4P, 2008) - Công cụ 1- Lựa chọn các chuỗi giá trị ƣu tiên cho phân tích; - Công cụ 2 - Sơ đồ hóa chuỗi giá trị; - Công cụ 3 - Quản trị, Điều phối, Qui định và Kiểm soát;
- 4 - Công cụ 4 - Các mối quan hệ, Liên kết và Tin cậy; - Công cụ 5 - Phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp; - Công cụ 6 - Phân tích chi phí và lợi nhuận; - Công cụ 7 - Phân tích phân phối thu nhập; - Công cụ 8 - Phân tích phân phối việc làm. Để phù hợp với nghiên cứu này, tác giả chọn sử dụng một phần các công cụ trên. Các bƣớc cụ thể đƣợc dùng trong đề tài là: Sơ đồ hóa chuỗi giá trị Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi về phƣơng thức hoạt động; thị trƣờng đầu vào; thị trƣờng đầu ra; chi phí và cơ cấu chi phí; giá bán, doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng; vai trò của các tác nhân… Các thể chế hỗ trợ Quan hệ liên kết trong chuỗi Phân tích hiệu quả tài chính và phân phối lợi ích Phân tích SWOT 2.1.3. Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam Nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp đã đƣợc thực hiện rất nhiều ở Việt Nam nhƣ chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận, chuỗi giá trị xoài ở Tiền Giang và Đồng Tháp, chuỗi giá trị bƣởi Vĩnh Long, chuỗi giá trị dừa Bến Tre… và một số dự án phát triển nông nghiệp nông thôn (nhƣ IMPP, PARA) do các nhà tài trợ quốc tế nhƣ GTZ, Axis Research, IFAD… cũng thực hiện theo cách tiếp cận này.
- 5 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi theo các bƣớc nhƣ trên. Bên cạnh việc sử dụng các số liệu thứ cấp từ các báo cáo năm của huyện Tân Phƣớc, các văn bản pháp luật… đề tài còn thu thập các số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn nông hộ trồng khóm, thƣơng lái và công ty chế biến. Việc thu thập và xử lý số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu và phƣơng pháp phân tích dữ liệu (Phụ lục 2). Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính: - Thống kê mô tả thông qua phỏng vấn nhằm tìm hiểu tƣơng tác giữa các nhóm tác nhân trong chuỗi và bản chất của chuỗi giá trị trái khóm ở Tân Phƣớc. - Phân tích chi phí và lợi ích giữa các bên tham gia (nông dân – thƣơng lái, nông dân – công ty chế biến, thƣơng lái – đầu mối phân phối ở các tỉnh), Phân tích giá trị gia tăng cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi.
- 6 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ KHÓM TÂN PHƢỚC 3.1. Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc 3.1.1. Sơ đồ tổng quát Hình 3- 1. Sơ đồ chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc Đầu Sản Thu Chế Thƣơng Tiêu vào xuất gom biến mại dùng Ngƣời Trong tỉnh tiêu dùng 1,5% Cung Nông Thƣơng ứng vật dân lái 93% 97,6% Ngoài tỉnh tƣ NN trồng khóm 0,9% 7% Công ty 100% Xuất khẩu chế biến - Trung tâm khuyến nông - Trung tâm xúc tiến thƣơng mại - Chi cục bảo vệ thực vật - Viện cây ăn quả Miền Nam - Sở Khoa học và Công nghệ, TT ứng dụng tiến bộ KHCN, cơ quan KHCN khác, dịch vụ KHCN tƣ nhân. - Ngân hàng chính sách - Ngân hàng thƣơng mại - Hệ thống quản lý Nhà nƣớc về sản xuất, chế biến và thƣơng mại khóm Tân Phƣớc Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013 Chuỗi giá trị khóm Tân Phƣớc hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm ngƣời trồng, thƣơng lái và công ty chế biến
- 7 khóm xuất khẩu. Ngoài ra, còn có sự hiệndiện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng hóa đầu vào, dịch vụ khoa học công nghệ và thông tin thị trƣờng và tổ chức sản xuất nhƣ các cơ quan xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, hệ thống ngân hàng thƣơng mại, hệ thống cơ quan quản lý và dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ và Viện cây ăn quả Miền Nam. Chuỗi giá trị khóm có 3 tác nhân chính đóng vai trò quan trọng là: những hộ nông dân trồng khóm, thƣơng lái thu mua và công ty chế biến. Ngƣời trồng khóm chủ yếu là hộ nông dân với quy mô nông trại nhỏ. Hệ thống thƣơng lái tại địa phƣơng có mạng lƣới phát triển rộng khắp, bảo đảm chức năng thu mua khóm trái từ nông dân và cung ứng lại cho các đầu mối ở trong tỉnh và các tỉnh khác. Công ty chế biến khóm xuất khẩuthu mua nguồn khóm tƣơi trực tiếp từ nông hộ và các đại lý thu gom để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trƣờng xuất khẩu. 3.1.2. Các dòng sản phẩm chính Trái khóm nguyên liệu sau khi đƣợc hái, thu gom và vận chuyển đến công ty chế biến sẽ đƣợc gọt vỏ và chế biến thành các sản phẩm khác nhau tùy theo nhu cầu của thị trƣờng nhƣ: khóm đóng lon dạng khoanh hoặc dạng miếng; khóm đông lạnh IQF; nƣớc khóm cô đặc, v.v.. 3.1.3. Các kênh tiêu thụ chủ yếu Kênh tiêu thụ nội địa: chủ yếu là sản phẩm khóm tƣơi cho các thị trƣờng phía nam nhƣ: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, và các tỉnh lân cận. Kênh tiêu thụ xuất khẩu: chủ yếu là các sản phẩmchế biến xuất sang các thị trƣờng chính nhƣ: Nhật, Nga, EU. 3.2. Nông dân trồng khóm 3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị Đặt trong quan hệ kinh tế đƣợc thể hiện dƣới dạng chuỗi giá trị, nông dân trồng khóm Tân Phƣớc liên đới đến hai nhóm tác nhân chủ yếu, một là nhóm tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và hai là nhóm tác nhân tiêu thụ sản phẩm khóm trái của nông dân (Hình 3-2).
- 8 Hình 3- 2.Sơ đồ chuỗi giá trị đối với nông dân trồng khóm Tân Phƣớc 10% Thƣơng lái trong Thị trƣờng lao động xóm, ấp 32% Thƣơng lái trong xã Đại lý vật tƣ nông nghiệp Nông dân trồng khóm 32% Thƣơng lái trong Cơ quan nông nghiệp huyện 19% Thƣơng lái ngoài Ngân hàng thƣơng huyện mại 7% Công ty chế biến Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013 Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào chủ yếu là thị trƣờng lao động tự do, cung cấp nhân lực trồng, chăm sóc và thu hoạch khóm. Các đại lý cung cấp vật tƣ nông nghiệp địa phƣơng chính là nơi cung cấp phân bón, thuốc bảovệ thực vật (BVTV)và các công cụ sản xuất khác cho nông dân. Các cơ quan nông nghiệp nhƣ: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện cây ăn quả Miền Nam, Chi cục Bảovệ thực vật cung cấp các kiến thức công nghệ và kỹ thuật, chủ yếu thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật và hoạt động thực tiễn của nhân viên nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn VIETGAP và nhà đóng gói sau thu hoạch… Các ngân hàng thƣơng mại mà chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệpchịu trách nhiệm cung ứng vốn cho nông dân trồng khóm. Ngân hàng chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo để đầu tƣ sản xuất khóm. Các tác nhân tiêu thụ khóm của nông dân là hệ thống thƣơng lái vàcông ty chế biến khóm.
- 9 3.2.2. Chi phí, lợi nhuận và thu nhập của nông dân trồng khóm 3.2.2.1. Chi phí trong giai đoạn kiến thiết cơ bản Cây khóm thƣờng có thể xử lý ra hoa sau 14 tháng trồng và sau 18 tháng trồng mới thu hoạch. Vì vậy, trong một năm rƣởi đầu tiên có thể đƣợc xem là ngƣời trồng khóm không có thu nhập nào khác từ mảnh vƣờn của họ. Tổng chi phí trong đầu tƣ cơ bản hơn 65,415 triệu đồng/ha. Trong đó,chi phí lớn nhất là chi phí lao động (28,347 triệu đồng/ha trong đó công nhà chiếm 70%), kế đến là chi phí phân bón (19,674 triệu đồng/ha)…(Bảng 3-1) Trong chi phí công lao động thì có hai dạng. Dạng thuê công đào sửa lại vƣờn thì chi phí khoảng 30 triệu đồng/ha. Dạng thứ 2 là nhổ bỏ cây già cỗi thì chi phí bình quân khoảng 2,4 triệu/ha. Tiền bơm tƣới tiêu trung bình đối với các hộ đã xây dựng hệ thống đê bao lâu năm thì khoảng 350 ngàn đồng/ha. Còn đối với các hộ mới xây dựng hệ thống đê bao thì phải đóng tiền cao hơn do phải mua máy móc thiết bị phục vụ bơm tƣới tiêu có thể lên tới 6,5 triệu đồng/ha và sẽ giảm dần qua các năm. Loại chi phí chiếm tỷ trọng cao sau lao động là chi phí phân bón. Do là năm đầu tiên nên nhu cầu thuê lao động nhiều để cải tạo lại vƣờn và trồng mới, trồng dặm cho đồng loạt nhƣng các năm sau thì đa số nông dân sử dụng lao động gia đình nhằm giảm chi phí. Nhu cầu phân bón thì khó thay đổi vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất khóm. Thu nhập của ngƣời trồng khóm ở Tân Phƣớc chủ yếu là từ trồng khóm nên trong giai đoạn đầu tƣ cơ bản ngƣời dân hết sức khó khăn và rất ngại trong khâu đầu tƣ mới. Vì vậy nhằm giảm gánh nặng, đa số ngƣời trồng khóm sẽ mua phân bón trả chậm và vay ngân hàng (theo điều tra có 50% số hộ). 3.2.2.2. Chi phí, cơ cấu chi phí, giá thành, thu nhập và hiệu quả kinh tế trong giai đoạn khai thác kinh doanh Kết quả điều tra sản xuất khóm năm 2013 cho thấy việc trồng khóm của nông dân Tân Phƣớc đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Năng suất khóm trung bình đạt 20,5 tấn/ha/năm. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất khóm là tuổi khóm và lƣợng phân bón. Về giá bán thì trong năm 2012 dao động từ 2.000 - 4.000 đồng/kg. Tính bình quân là 3.000 đồng/kg. Vậy trong năm 2012, bình quân một ha ngƣời nông dân có doanh thu 61,5 triệu đồng.
- 10 Trong cơ cấu chi phí sản xuất khóm, chi phí cho lao động và vật tƣ (phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu) chiếm tỷ lệ khá lớn (64% tổng chi phí), trong đó chi phí lao động chiếm gần 33% (Hình 3-3), trong đó lao động thuê mƣớn chiếm 48%. Nhu cầu lao động thuê mƣớn cho trồng khóm khá cao vì các hoạt động thu hoạch cần phải đồng loạt (bình quân cần phải 91 ngày công/ha/năm). Xét hiệu quả đầu tƣ/vật tƣ, hiệu quả đầu tƣ/lao động thì các hệ số này trong sản xuất khóm là 3,4 và 3,26 (Bảng 3-2). Với chi phí sản xuất khóm là khoảng 1.447 đồng/kg thì với giá bán là 2.000/kg nông dân đều có lãi trên 30%. Và với xu hƣớng giá ổn định theo nhƣ 4 tháng đầu năm 2013 là 3.500-4.000 đồng/kg thì nông dân vẫn đảm bảo đƣợc nguồn thu nhập của mình. Lợi nhuận của hộ trồng khóm khoảng 31 triệu/ha. Nhƣng nếu tính trung bình diện tích canh tác khóm của mỗi hộ là 1,6 ha/hộ và với nhân khẩu là 4,28 ngƣời một hộ, lao động chính là 1,65 thì thu nhập bình quân một ngƣời chỉ gần 1,2 triệu/tháng. Vì vậy giải thích vì sao ngƣời trồng khóm Tân Phƣớc vẫn khó khăn và cần có sự hỗ trợ tài chính trong việc trồng khóm (47% hộ có vay ngân hàng trong mẫu điều tra). Kết quả phân tích hiệu quả sản xuất trên 1 tấn khóm cho thấy, giá trị gia tăng chiếm 84% trong tổng doanh thu, chi phí trung gian chiếm 16%. Trong chi phí trung gian, phân bón chiếm tỉ trọng lớn nhất là 92%. Trong tổng giá trị gia tăng thì lao động chiếm 19%, còn lãi gộp chiếm 77% (một tỉ lệ khá cao). Nhƣng nếu xét kỹ hơn thì trong 77% lãi gộp thì thực ra chỉ có 80% trong số đó là lãi ròng, phần còn lại là khấu hao chi phí trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (Bảng 3-3).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn