intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước trên địa bàn nông thôn của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2010 - 2014

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá về hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn trong thời gian gần đây. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các công trình cấp nước. Từ đó đề xuất những khuyến nghị chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước trên địa bàn nông thôn của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2010 - 2014

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM THỊ PHƢƠNG THÚY PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM THỊ PHƢƠNG THÚY PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VIỆT PHÚ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Mọi số liệu và trích dẫn trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn với mức độ chính xác nhất có thể. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM hay Chƣơng trình Giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2016 Tác giả Phạm Thị Phƣơng Thúy
  4. - ii - LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Việt Phú, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận đƣợc nhiều góp ý, tƣ vấn chân thành của Thầy Đinh Công Khải, Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Vũ Thành Tự Anh và Thầy Cao Hào Thi trong thời gian làm luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô tại FETP, bộ phận Thƣ viện và phòng Công nghệ thông tin đã rất nhiệt tình truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu để tham khảo. Cảm ơn các bạn lớp MPP7 đã luôn chia sẻ, động viên tôi trong học tập và cuộc sống. Cảm ơn các ý kiến góp ý sâu sắc của các bạn đã giúp tôi hoàn thiện hơn bài viết của mình. Tôi cũng chân thành biết ơn các anh/chị ở TTNS, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk đã rất nhiệt tình hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm số liệu để phân tích và góp ý một số kiến thức thực tế rất hữu ích cho luận văn này. Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn ở mức tốt nhất có thể. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2016 Tác giả Phạm Thị Phƣơng Thúy
  5. - iii - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................... vii TÓM TẮT .................................................................................................................................. viii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................4 1.6. Kết cấu đề tài ..................................................................................................................4 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 5 2.1. Nƣớc sạch và dịch vụ cung cấp nƣớc sạch: ...................................................................5 2.1.1. Khái niệm và vai trò của nƣớc sạch............................................................................5 2.1.2. Tính chất của dịch vụ cung cấp nƣớc sạch .................................................................5 2.2. Lý thuyết về hiệu quả và đo lƣờng hiệu quả ..................................................................6 2.2.1. Hiệu quả là gì? ............................................................................................................6 2.2.2. Đo lƣờng hiệu quả ......................................................................................................6 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ....................................................................................7 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 11 3.1. Khung phân tích ...........................................................................................................11 3.2. Nguồn dữ liệu ...............................................................................................................11 3.3. Phƣơng pháp phân tích bao số liệu để phân tích hiệu quả kỹ thuật .............................12 3.3.1. Cơ sở lý thuyết về mô hình DEA .............................................................................12 3.3.2. Các biến lựa chọn sử dụng trong phƣơng pháp DEA ...............................................14 3.4. Mô hình hồi quy dữ liệu bị chặn (Tobit) để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật .................................................................................................................................15 3.4.1. Cơ sở lý thuyết về mô hình hồi quy Tobit ................................................................16 3.4.2. Các biến lựa chọn sử dụng trong mô hình Tobit ......................................................17 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ ĐO LƢỜNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ......... 18
  6. - iv - 4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................18 4.1.1. Tổng mức đầu tƣ.......................................................................................................19 4.1.2. Chiều dài đƣờng ống ................................................................................................19 4.1.3. Số công nhân vận hành .............................................................................................20 4.1.4. Các chi phí đầu vào biến đổi ....................................................................................20 4.1.5. Mật độ dân số ...........................................................................................................22 4.1.6. Về đơn vị vận hành, ..................................................................................................23 4.1.7. Tỷ lệ thất thoát ..........................................................................................................24 4.1.8. Nguồn nƣớc ..............................................................................................................25 4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................................25 4.2.1. Hiệu quả kỹ thuật của các CTCN giai đoạn 2010 - 2014 .........................................25 4.2.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan đến hiệu quả của các công trình cấp nƣớc .....28 4.2.2.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào và đầu ra đến hiệu quả của các CTCN .........29 4.2.2.1.1. Đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng thông qua chỉ số hiệu quả theo quy mô .............29 4.2.2.1.2. Đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng thông qua mức độ cải thiện nguồn lực đầu vào .30 4.2.2.1.3. Tính toán giá nƣớc hợp lý để các CTCN đạt hiệu quả kỹ thuật thông qua mức độ cải thiện nguồn lực đầu ra ...........................................................................................................33 4.2.2.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố kỹ thuật thuần túy.......................................................34 4.2.2.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan đến hiệu quả của các CTCN thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bị chặn Tobit ..............................................................................................36 4.3. Kết quả khảo sát các đối tƣợng liên quan ....................................................................38 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................. 40 5.1. Kết luận ........................................................................................................................40 5.2. Đề xuất các gợi ý chính sách ........................................................................................40 5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 43 PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 47
  7. -v- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh CTCN Công trình cấp nƣớc CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu quốc gia DEA Phân tích bao số liệu Data envelopment analysis PE Hiệu quả kỹ thuật thuần túy Pure technical efficiency Pure technical efficiency PECH Thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần túy change PPF Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Production possibility frontier SE Hiệu quả quy mô Scale efficiency SECH Thay đổi hiệu quả theo quy mô Scale efficiency change TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency TTNS Trung tâm nƣớc sạch VRS Thay đổi theo quy mô Variable returns to scale
  8. -vi- DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA...................................................... 15 Bảng 3. 2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình Tobit ..................................................... 17 Bảng 4. 1: Mô tả về tổng mức đầu tƣ của các công trình cấp nƣớc ..................................... 19 Bảng 4. 2: Thống kê mô tả chiều dài đƣờng ống các công trình cấp nƣớc.......................... 20 Bảng 4. 3: Biến động của các yếu tố đầu ra bình quân của các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................. 22 Bảng 4. 4: Phân loại mức độ cải thiện các yếu tố đầu vào của các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn cần thay đổi để đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật .............................................. 31 Bảng 4. 5: Phân loại thay đổi trung bình các yếu tố đầu vào của các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn theo đơn vị vận hành ........................................................................... 32 Bảng 4. 6: Giá mỗi m3 nƣớc sạch đề xuất cho năm 2017 .................................................... 34 Bảng 4. 7: Tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả kỹ thuật của các công trình cấp nƣớc trong trƣờng hợp hiệu quả sản xuất thay đổi theo quy mô ......................................... 37
  9. -vii- DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Bản đồ đánh giá mức độ khô hạn tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ .... 2 Hình 3. 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................. 11 Hình 3. 2: Đƣờng bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trƣờng hợp quy mô không ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất.................................................................................................. 12 Hình 3. 3: Hiệu quả theo quy mô ......................................................................................... 13 Hình 4. 1: Bản đồ thể hiện vị trí của các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................................................................. 18 Hình 4. 2: Mô tả số công nhân vận hành công trình ............................................................ 20 Hình 4. 3: Thay đổi các chi phí đầu vào bình quân trên mỗi công trình cấp nƣớc sinh hoạt qua các năm ......................................................................................................................... 21 Hình 4. 4: Phân phối các giá trị của mật độ dân số vùng dự án ........................................... 22 Hình 4. 5: Phân loại các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn theo đơn vị vận hành .. 23 Hình 4. 6: Phân phối tỷ lệ thất thoát của các công trình cấp nƣớc ...................................... 24 Hình 4. 7: Hiệu quả kỹ thuật trung bình của toàn bộ các công trình cấp nƣớc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong trƣờng hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô .......................................... 26 Hình 4. 8: Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các công trình cấp nƣớc trong trƣờng hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô phân loại theo đơn vị vận hành .................................................. 27 Hình 4. 9: Tổng mức đầu tƣ trung bình của các công trình cấp nƣớc phân loại theo đơn vị vận hành ............................................................................................................................... 27 Hình 4. 10: Hiệu quả theo quy mô trung bình của các công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn, giai đoạn 2010 -2014 .................................................................................................. 29 Hình 4. 11: Hiệu quả kỹ thuật thuần túy trung bình của các CTCN sinh hoạt .................... 35
  10. -viii- TÓM TẮT Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đo lƣờng hiệu quả của các CTCN sinh hoạt tập trung ở khu vực nông thôn và xu hƣớng thay đổi hiệu quả trong giai đoạn 2010 – 2014 và ƣớc lƣợng tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả của các CTCN. Dựa trên lý thuyết về hiệu quả, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bao dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các CTCN. Bên cạnh đó, mô hình hồi quy dữ liệu bị chặn (Tobit) cũng đƣợc sử dụng trong việc đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến hiệu quả sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các CTCN sinh hoạt trong giai đoạn 2010 – 2014 mặc dù đã đƣợc cải thiện dần qua các năm nhƣng hiệu quả trung bình vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do còn nhiều công trình chƣa sử dụng đƣợc tối ƣu các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chiều dài đƣờng ống và tổng mức đầu tƣ dự án. Bên cạnh đó, mật độ dân số vùng dự án và tỷ lệ thất thoát của các công trình cấp nƣớc cũng có ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của các công trình cấp nƣớc. Cụ thể, những CTCN ở vùng có mật độ dân số cao thƣờng có hiệu quả hơn so với CTCN ở vùng có mật độ dân số thấp. Tỷ lệ thất thoát cũng có tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt động của các CTCN. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nƣớc, nghiên cứu đề xuất một số nhóm khuyến nghị nhƣ sau: Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ và quyết định phê duyệt đầu tƣ các công trình cấp nƣớc cần chặt chẽ hơn nữa trong giai đoạn quyết định đầu tƣ để đảm bảo sự hài hòa giữa tính cấp thiết của dự án, mật độ dân số, tổng mức đầu tƣ và chiều dài đƣờng ống của công trình. Thứ hai, nên dần chuyển giao việc quản lý và vận hành các CTCN sinh hoạt nông thôn cho các tổ chức tƣ nhân nhƣ Hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân để thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kỹ thuật của sản xuất, giảm chi thƣờng xuyên của các cấp địa phƣơng để hỗ trợ và vận hành các CTCN. Đồng thời, có thể xem xét giao những công trình ở các địa bàn lân cận nhau cho cùng một đơn vị quản lý để giảm thiểu và sử dụng tối ƣu chi phí hoạt động. Thứ ba, đơn vị đƣợc giao quản lý, vận hành công trình cần lựa chọn ngƣời có năng lực, trình độ phù hợp để vận hành công trình. Công nhân đƣợc giao quản lý, vận hành các công trình cấp nƣớc cần tích cực tuyên truyền, công khai thông tin về chất lƣợng nƣớc cung cấp từ CTCN tập trung cũng nhƣ kết quả xét nghiệm chất lƣợng nƣớc giếng khoan ở vùng dự án để khuyến cáo, vận động ngƣời dân vùng dự án kết nối sử dụng nƣớc từ hệ thống để nâng cao hiệu quả theo quy mô của công trình. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ
  11. -ix- trợ nâng cao năng lực, trình độ của công nhân vận hành các CTCN nhƣ tổ chức đào tạo, tập huấn thƣờng xuyên cho công nhân vận hành CTCN. Thứ tư, tăng cƣờng thực hiện các giải pháp chống thất thoát nƣớc nhƣ: tính toán tốt hơn về áp lực đƣờng ống nƣớc trong quá trình lựa chọn tiêu chuẩn vật liệu trong giai đoạn quyết định đầu tƣ; thƣờng xuyên bảo dƣỡng toàn bộ hệ thống cấp nƣớc, thay thế những đoạn ống cũ, chủ động kiểm tra để phát hiện rò rỉ, câu trộm nƣớc hoặc sử dụng nƣớc sai mục đích, nâng cao tay nghề sửa chữa của công nhân vận hành. Thứ năm, đề xuất tăng giá nƣớc theo lộ trình vào năm 2017 là 4.400 đồng/m3, áp dụng cho khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mức giá này chƣa bao gồm thuế theo quy định về thuế giá trị gia tăng đối với nƣớc sạch.
  12. -1- CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Nƣớc sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày của con ngƣời, nó góp phần vào việc giảm thiểu bệnh tật và nâng cao sức khỏe cho con ngƣời. Ý thức đƣợc tầm quan trọng nhƣ vậy, nƣớc ta đã có rất nhiều chính sách đầu tƣ nhằm gia tăng tỷ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc sạch nhƣng kết quả thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, các chính sách khuyến khích không tạo đƣợc động lực để thu hút đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân. Hàng loạt các công trình cấp nƣớc (CTCN) sinh hoạt nông thôn đƣợc đầu tƣ từ khu vực công bị hƣ hỏng phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, chất lƣợng nƣớc không đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu sử dụng của ngƣời dân, gây lãng phí kinh phí đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Đối với tỉnh Đắk Lắk, dựa trên các tiêu chí đánh giá về tình trạng hoạt động của các CTCN sinh hoạt tập trung thì trong 123 công trình đã xây dựng hoàn thành đến hết năm 2014, chỉ có 24 công trình hoạt động bền vững, 28 công trình hoạt động bình thƣờng, 25 công trình hoạt động kém hiệu quả, 44 công trình ngƣng hoạt động và 03 công trình không thể hoạt động (Các tiêu chí đánh giá ở Phụ lục số 01). Tính theo hiệu suất thì hiện tại các CTCN mới chỉ phục vụ đƣợc 19.098/1.387.343 ngƣời, chiếm 1,38% dân cƣ nông thôn của tỉnh, đạt 53,58% tổng quy mô thiết kế của các công trình(1). Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Đắk Lắk mà phổ biến ở các tỉnh thành khác ở Việt Nam. Chẳng hạn, ở Quảng Bình có 103 CTCN sinh hoạt nông thôn thì có tới 26 công trình ngừng hoạt động và 14 công trình hoạt động kém hiệu quả[5]. Hay tại Gia Lai, trong tổng số 137 CTCN sinh hoạt nông thôn thì chỉ có khoảng 55% số công trình hoạt động hiệu quả, số còn lại hoạt động kém hiệu quả do xuống cấp trầm trọng, thậm chí ngừng hoạt động. Hoặc tại tỉnh lân cận nhƣ Đắk Nông thì trong 208 CTCN có đến 52% số công trình ngừng hoạt động, 32% số công trình hoạt động kém hiệu quả[7].. 1 Trung tâm nƣớc sạch tỉnh Đắk Lắk và Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Lắk năm (2014).
  13. -2- Hình 1. 1: Bản đồ đánh giá mức độ khô hạn tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ Nguồn: Lấy từ Bùi Quang Huy và đ.t.g (2016), Hình 3, Trang 14
  14. -3- Thêm vào đó, tình trạng hạn hán đã và đang xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là ở hai tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk và Gia Lai. Theo báo cáo kỹ thuật Ứng dụng tƣ liệu ảnh vệ tinh đa thời gian đánh giá nhanh mức độ khô hạn khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ của Bùi Quang Huy và đ.t.g (2016) đến ngày 24/3/2016 thì trong 8 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích khô hạn cao nhất, chiếm 61% diện tích tự nhiên (Hình 1.1). Tính chi tiết theo đơn vị hành chính cấp huyện thì trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì có 07/15 huyện có diện tích bị hạn hán và hạn hán nặng chiếm trên 80% diện tích tự nhiên của huyện (Phụ lục số 02). Hậu quả của hạn hán nặng xảy ra trên diện rộng trong một thời gian dài làm thiệt hại hoa màu và cây công nghiệp ƣớc tính lên đến 1.550 tỷ đồng. Tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt cũng trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, đến hết tháng 4 năm 2016, có 26.740 hộ dân trên địa bàn tỉnh bị thiếu nƣớc (tăng 1.684 hộ so với cùng kỳ năm 2015)[1]. Tình trạng các CTCN hoạt động với hiệu suất thấp nhƣ trên, cộng với tình trạng hạn hán đang xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua làm cho vấn đề đảm bảo cung cấp đầy đủ nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó, tác giả nghiên cứu về “Phân tích hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nƣớc trên địa bàn nông thôn của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2010 - 2014” để có thể tìm ra những vấn đề mấu chốt cần tập trung khắc phục trong thời gian tới nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá về hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nƣớc tập trung ở khu vực nông thôn trong thời gian gần đây. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các công trình cấp nƣớc. Từ đó đề xuất những khuyến nghị chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua nhƣ thế nào? 2. Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các CTCN?
  15. -4- 3. Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCN sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Các CTCN sinh hoạt tập trung ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ các CTCN sinh hoạt nông thôn ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ 2010 - 2014. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Kết hợp định tính và định lƣợng. Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng dữ liệu thứ cấp về các yếu tố đầu vào và đầu ra của các CTCN để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các công trình thông qua mô hình hồi quy bao dữ liệu. Từ đó, ƣớc lƣợng tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ mật độ dân số vùng dự án, đơn vị vận hành, tỷ lệ thất thoát nƣớc, nguồn nƣớc đến hiệu quả hoạt động của từng công trình thông qua mô hình Tobit. Ngoài ra, tác giả còn bổ sung phân tích định tính dựa trên thống kê mô tả dữ liệu và khảo sát các đối tƣợng liên quan nhƣ các chuyên gia quản lý, công nhân vận hành, ngƣời sử dụng nƣớc từ công trình nhằm đánh giá cụ thể hơn về tác động của các yếu tố liên quan đến hoạt động của các CTCN. 1.6. Kết cấu đề tài Đề tài đƣợc thực hiện bao gồm 5 chƣơng. Chƣơng I giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu cũng nhƣ đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Chƣơng II trình bày cơ sở lý thuyết. Chƣơng III trình bày phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng IV trình bày và phân tích về kết quả nghiên cứu. Chƣơng IV kết luận và khuyến nghị chính sách.
  16. -5- CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Nƣớc sạch và dịch vụ cung cấp nƣớc sạch: 2.1.1. Khái niệm và vai trò của nƣớc sạch Nƣớc chiếm 70% khối lƣợng cơ thể con ngƣời và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất(2). Nƣớc cũng là một nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt trong cuộc sống nói chung. Chất lƣợng nguồn nƣớc không tốt sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe. Theo nghiên cứu của World Bank (2011), thiệt hại về kinh tế do tình trạng kém vệ sinh của Việt Nam khoảng 780 triệu USD/năm, trong đó thiệt hại do nguồn nƣớc không tốt và ảnh hƣởng sức khỏe khoảng 260 triệu USD, chiếm khoảng 1/3 tổng thiệt hại. Bên cạnh đó, Banerjee và Duflo (2011) cũng đã chỉ ra rằng đầu tƣ cho sức khỏe sẽ giúp cải thiện vốn con ngƣời – đầu vào quan trọng của tăng trƣởng kinh tế. Chính vì vậy, nƣớc sạch là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lƣợng cuộc sống, giảm thiểu các bệnh từ nƣớc và là một mục tiêu quan trọng trong chính sách y tế của các quốc gia. Nƣớc sạch là nƣớc có đủ độ tinh khiết tối thiểu để con ngƣời có thể uống hoặc sử dụng mà ít gặp nguy hại trƣớc mắt hoặc lâu dài(3). Ở Việt Nam, nƣớc sạch đƣợc định nghĩa là nƣớc có chất lƣợng đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Ngoài ra, trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn khái niệm về “nƣớc sinh hoạt” hoặc “nƣớc hợp vệ sinh”. Nƣớc sinh hoạt (hoặc nƣớc hợp vệ sinh) đƣợc định nghĩa là nƣớc có thể dùng cho ăn, uống và vệ sinh của con ngƣời[3]. 2.1.2. Tính chất của dịch vụ cung cấp nƣớc sạch Theo cách định nghĩa của Pindyck, R.S. và Rubinfeld (1999, tr 690) thì nƣớc sạch đƣợc xem nhƣ một loại hàng hóa công không thuần túy. Nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sử dụng nƣớc sinh hoạt cung cấp từ hệ thống. Nhƣng do lƣợng nƣớc là hữu hạn nên việc sử dụng của ngƣời này vẫn có ảnh hƣởng đến việc sử dụng của những ngƣời khác. Nguyên nhân của việc các công trình cấp nƣớc đƣợc đầu tƣ công và đƣợc xem nhƣ một loại hàng hóa công không thuần túy là do chi phí đầu tƣ ban đầu của công trình cấp nƣớc thƣờng rất lớn. 2 Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_u%E1%BB%91ng 3 Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_u%E1%BB%91ng
  17. -6- Trong khi giá nƣớc sạch lại phải thực hiện theo quy định của nhà nƣớc nên thƣờng các dự án cấp nƣớc, đặc biệt là cấp nƣớc ở khu vực nông thôn không khả thi về mặt tài chính. Chính vì vậy, nhà nƣớc phải thực hiện đầu tƣ công để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân. Tuy nhiên, để khuyến khích ngƣời dân sử dụng nƣớc một cách tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, nƣớc sạch đƣợc tính giá sử dụng. Cũng nhƣ các loại hàng hóa công không thuần túy khác, khi tính giá nƣớc cần cân nhắc kỹ ba yếu tố là tính hiệu quả của mức giá, khả năng tạo nguồn thu và thu hồi chi phí có đánh đổi với mục tiêu, hiệu quả, tính công bằng để đảm bảo mọi ngƣời đều có thể tiếp cận đƣợc dịch vụ. Ngoài ra, nƣớc sinh hoạt cũng có ngoại tác đối với xã hội. Việc đảm bảo đƣợc nguồn nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh vừa có ngoại tác tích cực cho cuộc sống con ngƣời, nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa góp phần cho sự phát triển của xã hội. Ngƣợc lại, nếu nguồn nƣớc không đảm bảo, ô nhiễm sẽ tổn hại đến sức khỏe con ngƣời và gây thiệt hại về mặt kinh tế cũng nhƣ ảnh hƣởng đến toàn xã hội. 2.2. Lý thuyết về hiệu quả và đo lƣờng hiệu quả 2.2.1. Hiệu quả là gì? Hiệu quả là khả năng để tránh lãng phí nguyên vật liệu, năng lƣợng, công sức, tiền bạc,.. để tạo ra một kết quả mong muốn. Hiệu quả là thƣớc đo mức độ mà đầu vào đƣợc sử dụng để thực hiện một công việc hoặc một lƣợng đầu ra cụ thể đã dự kiến.(4) Trong kinh tế học, theo Stiglitz (2015) khi nói về hiệu quả, ngƣời ta thƣờng đề cập đến hiệu quả Pareto – là những cách phân bổ nguồn lực sao cho không ai có thể khấm khá hơn mà không làm ngƣời khác bị thiệt thòi. Theo đó, để hiệu quả Pareto có thể đạt đƣợc thông qua cơ chế thị trƣờng cạnh tranh với việc tái phân phối ban đầu thích hợp. 2.2.2. Đo lƣờng hiệu quả Có nhiều phƣơng pháp để đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên đối với các công trình đƣợc đầu tƣ từ khu vực công - quyết định đầu tƣ đôi khi còn vì những mục tiêu phi kinh tế, hay có ngoại tác đối với xã hội thì việc đánh giá hiệu quả, ngoài yếu tố về mặt tài chính, còn phải cân nhắc đến các việc thực hiện các mục tiêu đầu tƣ của các công trình đó. 4 Từ điển bách khoa toàn thƣ, truy cập ngày 24/62016 tại địa chỉ: https://en.wikipedia.org/wiki/Efficiency
  18. -7- Một trong ba khía cạnh của hiệu quả Pareto là hiệu quả sản xuất. Theo Stiglitz (2015, tr 76), hiệu quả sản xuất đạt đƣợc khi tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giữa hai yếu tố đầu vào bất kỳ phải bằng nhau đối với mọi doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, hiệu quả chỉ đƣợc xem xét dƣới góc độ kỹ thuật bằng việc đo lƣờng dựa trên sự so sánh về tỷ lệ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Sự so sánh đó có thể là giữa hai thời kỳ khác nhau của cùng một đơn vị sản xuất, hoặc giữa các đơn vị sản xuất trong cùng một ngành và một thời kỳ giống nhau. Tuy nhiên, các cách đo lƣờng này chỉ mang tính chất tƣơng đối. Theo Farrell (1957) thì hiệu quả kỹ thuật là thƣớc đo phản ánh khả năng mà đơn vị sản xuất tối đa đƣợc sản lƣợng đầu ra với các đầu vào cho trƣớc. Đóng góp vào sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật bao gồm sự thay đổi về hiệu quả quy mô (SECH - Scale efficiency change) là sự đóng góp của các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất và sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PECH - Pure technical efficiency change) là sự đóng góp của trình độ, thái độ của nhà quản lý,... Cụ thể, mối liên hệ giữa hiệu quả kỹ thuật theo quy mô (Scale efficiency – SE), hiệu quả kỹ thuật thuần túy (Pure technical efficiency- PE) và hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency – TE) đƣợc thể hiện qua công thức: TE = SE x PE Do đó, để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của một đơn vị sản xuất cần xem xét bao quát cả các yếu tố kỹ thuật theo quy mô và các yếu tố kỹ thuật thuần túy. Nghiên cứu sẽ dựa trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả để đo lƣờng hiệu quả và những nguyên nhân, yếu tố tác động đến hiệu quả về mặt kỹ thuật của các CTCN sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 2010 – 2014. Qua đó, dựa trên những tính chất cơ bản của dịch vụ cung cấp nƣớc sạch, nghiên cứu sẽ đề xuất một số khuyến nghị chính sách hợp lý để vừa có thể nâng cao hiệu quả, vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đầu tƣ các CTCN. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc Gần đây, các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả thƣờng dựa trên việc sử dụng các mô hình biên ngẫu nhiên trên cơ sở lý thuyết về hàm sản xuất nhƣ phƣơng pháp đƣờng biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier- SPF) hay phƣơng pháp phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis - DEA). Trong lĩnh vực đánh giá hiệu quả của dịch vụ cung cấp nƣớc sạch thì phƣơng pháp DEA đƣợc sử dụng nhiều hơn và cũng đã đƣợc thực hiện ở
  19. -8- nhiều nƣớc khác nhau nhƣ ở Nhật Bản (Aida Kazuo và đ.t.g, 1998); ở Anh (Thanassoulis, 2000a, 2000b); Tây Ban Nha (García-Sánchez, 2006); Ở Mêxico (Anwandter và Ozuna, 2002),... Cụ thể, Anwandter và Ozuna (2002) sử dụng DEA để chứng minh rằng cần phải cải cách chính sách để tăng cạnh tranh giữa các đơn vị vận hành CTCN cũng nhƣ giảm bất cân xứng thông tin trong việc quản lý và cung cấp nƣớc để nâng cao hiệu quả cấp nƣớc cho ngƣời dân. Các biến sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 07 biến đầu vào là số công nhân vận hành công trình; số kwh điện sử dụng trong mỗi năm của công trình; chi phí vật liệu cho hoạt động; chi phí hóa chất để xử lý nƣớc; chi phí thuê ngoài hàng năm; chi phí xử lý nƣớc thải hàng năm và các chi phí vận hành khác. Biến đầu ra đƣợc sử dụng trong mô hình là lƣợng nƣớc cung cấp hàng năm của mỗi công trình. Sau đó, hồi quy Tobit với các biến nhƣ Tổ chức vận hành (tƣ nhân/nhà nƣớc), quy tắc quản lý của đơn vị vận hành (có quy tắc/không có quy tắc), chế độ cúp nƣớc (có cúp nƣớc/không cúp nƣớc); mật độ dân số; tỷ lệ phần trăm lƣợng nƣớc không dùng cho tiêu dùng hộ gia đình. Từ đó, tác giả kết luận rằng cần tăng cƣờng cải cách chính sách hơn nữa theo hƣớng tăng tính cạnh tranh và minh bạch giữa các công ty cấp nƣớc. Bởi vì nếu chỉ phân cấp thì ngƣời tiêu dùng không đủ cơ sở để so sánh tiện ích nƣớc họ đang dùng và tiện ích nƣớc ở nơi khác, của đơn vị khác cung cấp. Điều này làm các công ty cấp nƣớc không có động lực cải thiện chất lƣợng và dịch vụ cung cấp nƣớc để làm thỏa mãn ngƣời tiêu dùng của họ. Hoặc theo Aida Kazuo và đ.t.g (1998), hiệu quả cung cấp nƣớc đƣợc đo lƣờng dựa trên các yếu tố đầu vào nhƣ số nhân viên, chi phí vận hành, chi phí xây dựng và trang thiết bị của nhà máy, dân số vùng dự án, chiều dài đƣờng ống; Các yếu tố đầu ra là lƣợng nƣớc ngƣời tiêu dùng sử dụng thể hiện qua hóa đơn, tổng doanh thu từ việc vận hành công trình. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc cung cấp nƣớc cũng có hiệu quả hơn nhờ lợi thế theo quy mô. Còn nghiên cứu của García-Sánchez (2006) ứng dụng phƣơng pháp DEA với việc sử dụng 04 biến đầu vào là số nhân viên vận hành, chi phí xây dựng nhà máy, chiều dài đƣờng ống, tổng chi phí hoạt động; 03 biến đầu ra là số m3 nƣớc cung cấp đến ngƣời dân theo hóa đơn, số hộ kết nối sử dụng nƣớc từ công trình và kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc của công trình. Sau đó, tác giả này lại tiếp tục sử dụng phƣơng pháp hồi quy Tobit với các giá trị về hiệu quả vừa đƣợc tính toán trong mô hình DEA làm biến phụ thuộc để lƣợng hóa sự tác
  20. -9- động của các yếu tố xã hội nhƣ mật độ dân số, mức sống của ngƣời dân, đơn vị vận hành, ... Kết quả cho thấy mật độ dân số của khu vực hệ thống nƣớc sạch có thể cung cấp đƣợc có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả vận hành công trình; cần phải gia tăng quy mô của công trình để nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu này cũng cho thấy hình thức sở hữu của công trình không ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của công trình. Tác giả Cubbin và Tzanidakis (1998) lại xem xét hiệu quả của các công ty cấp nƣớc ở Anh bằng việc ứng dụng phƣơng pháp DEA với yếu tố đầu vào là chi phí hoạt động và các yếu tố đầu ra là khối lƣợng nƣớc cung cấp, chiều dài đƣờng ống, tỷ lệ hộ gia đình trong vùng dự án chƣa đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ công trình. Tác giả Tupper và Resende (2004) sử dụng mô hình DEA kết hợp với hồi quy Tobit để đo lƣờng hiệu quả của 20 công ty cung cấp nƣớc ở Brazil với các biến đầu vào là chi phí lao động, chi phí vận hành và chi phí vốn xây dựng công trình; các biến đầu ra là khối lƣợng nƣớc sản xuất đƣợc và số dân đƣợc sử dụng nƣớc từ hệ thống cấp nƣớc. Hay nghiên cứu của See (2015) sử dụng mô hình DEA với các biến đầu vào là vốn, lao động, các nguồn đầu vào cho quá trình vận hành khác; các biến đầu ra là khối lƣợng nƣớc cung cấp đến ngƣời dân hàng năm và tổng số hộ kết nối sử dụng nƣớc sạch hàng năm (tích lũy). Các biến sử dụng cho mô hình Tobit là mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời, lƣợng nƣớc thất thoát, đơn vị vận hành (biến giả), nhiệt độ trung bình trong năm và nguồn nƣớc (biến giả). Kết quả cho thấy, mật độ dân số và đơn vị vận hành có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nƣớc. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không chứng minh đƣợc tỷ lệ thất thoát có ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả hoạt động. Qua các nghiên cứu trên ta thấy các tác giả đã ứng dụng phƣơng pháp DEA kết hợp Tobit để sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu đo lƣờng về tính hiệu quả của các đơn vị cấp nƣớc. Các yếu tố đầu vào và đầu ra đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp DEA và các biến độc lập đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit cũng đƣợc sử dụng khá tƣơng đồng giữa các nghiên cứu. Bên cạnh đó, đặc điểm về tổ chức vận hành của các CTCN ở Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng cũng do nhiều loại đơn vị tổ chức vận hành (đơn vị sự nghiệp công lập, chính quyền cấp cơ sở, cộng đồng,...). Quy trình sản xuất, cung cấp nƣớc ở các quốc gia cơ bản cũng tƣơng đồng nhau với các yếu tố đầu vào cơ bản nhƣ chiều dài đƣờng ống, nhân viên vận hành công trình, các loại chi phí để sản xuất nƣớc sinh hoạt; và các yếu tố đầu ra nhƣ lƣợng nƣớc sản xuất đƣợc, số hộ kết nối sử dụng nƣớc,... Các biến đƣợc các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2