intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả hoạt động và độ an toàn của Vietcombank sau khi cổ phần hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá hiệu quả hoạt động và độ an toàn của Vietcombank, so sánh với các NHTMCP Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và một số NHTMCP tư nhân lớn. Từ sự khác biệt về hiệu quả hoạt động và độ an toàn giữa Vietcombank và các NHTM so sánh, đưa ra đánh giá xét trên khía cạnh Quản trị doanh nghiệp và đề xuất, khuyến nghị chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả hoạt động và độ an toàn của Vietcombank sau khi cổ phần hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN XUÂN ĐỊNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA VIETCOMBANK SAU KHI CỔ PHẦN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN XUÂN ĐỊNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA VIETCOMBANK SAU KHI CỔ PHẦN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS. NGUYỄN XUÂN THÀNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chích xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả Luận văn Nguyễn Xuân Định
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, các Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền dạy kiến thức cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cho tôi một cơ hội được tham gia Chương trình. Để hoàn thiện luận văn này, Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành đã hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Thầy Huỳnh Thế Du đã giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Cán bộ của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Tác giả Luận văn Nguyễn Xuân Định
  5. -iii- LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động của Hệ thống Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, khi hệ thống Ngân hàng hoạt động tốt mới thúc đẩy kinh tế phát triển, ngược lại những khó khăn của hệ thống Ngân hàng cũng tác động lớn đến nền kinh tế. Làm sao để hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là các NHTM hoạt động hiệu quả, an toàn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và người dân là một câu hỏi nhiều mà người đặt ra. Mặt khác, các NHTM cùng được vận hành và phát triển trong một môi trường thì tại sao có ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn, thì lại có những ngân hàng hoạt động yếu kém? Bản thân người thực hiện luận văn làm trong ngành ngân hàng cũng luôn tự hỏi là cơ sở nào để đánh giá ngân hàng này hoạt động “tốt”, ngân hàng kia “không tốt” và làm sao để ngân hàng của mình hoạt động hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Báo chí thường đánh giá Vietcombank là ngân hàng “tốt nhất”, “an toàn nhất” nhưng đây cũng chỉ là những quan điểm cá nhân và cũng chỉ căn cứ vào một vài tiêu chí nhất định, cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh. Khi đọc Báo cáo thường niên của các ngân hàng thấy rằng các ngân hàng thường trình bày các thông tin về mặt số liệu theo quy định của NHNN và Bộ Tài chính về trình bày Báo cáo Tài chính, còn nội dung các nhận xét, đánh giá thì các ngân hàng tự đưa ra và nói chung là đánh giá tốt cho ngân hàng của mình. Như vậy, để phân tích hoạt động của từng ngân hàng thì phải có sự so sánh với các ngân hàng khác. Với mong muốn làm rõ những quan điểm, nhận định về Vietcombank, người viết đã tiến hành tìm hiểu, phân tích, so sánh, đánh giá một số tiêu chí cơ bản giữa Vietcombank và một số NHTM so sánh để đưa ra kết luận về hiệu quả hoạt động và an toàn của Vietcombank, đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, với sự hạn chế về mặt thời gian, hạn chế về hiểu biết của chính bản thân người viết và hạn chế về mặt thông tin, vì vậy nội dung của luận văn không thể tránh được những thiếu xót. Người viết rất mong nhận được những sự góp ý để hoàn thiện luận văn.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN………………………………………………..…………………………i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………...ii LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………….iii MỤC LỤC…………………………………………………………………………………iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………….…………………………..vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU…………………………...……………...viii CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh ....................................................................................................................... 1 1.2 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách ................................................................. 2 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3.2 Câu hỏi Chính sách ................................................................................................ 2 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.3.4 Cấu trúc Luận văn ................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH.................................... 4 2.1 Giới thiệu Ngân hàng Nhà nước và Hệ thống Các Tổ chức Tín dụng Việt nam ......... 4 2.2 Mục tiêu cổ phần hóa NHTMNN................................................................................. 4 2.3 Các nguyên tắc cơ bản đánh giá an toàn hoạt động của ngân hàng ............................. 6 2.3.1 Các trụ cột của Basel 2 .......................................................................................... 6 2.3.2 Các Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do NHNN ban hành. .................................................. 7 CHƯƠNG 3 : SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIETCOMBANK .............. 10 3.1 Giới thiệu về Vietcombank ........................................................................................ 10 3.2 Giới thiệu nhóm các NHTM so sánh ......................................................................... 13 3.3 So sánh quy mô huy động vốn, dư nợ cho vay và tổng tài sản. ................................. 14
  7. -v- 3.3.1 Quy mô huy động vốn ......................................................................................... 14 3.3.2 Dư nợ cho vay ..................................................................................................... 15 3.3.3 Tổng tài sản ......................................................................................................... 16 3.4 So sánh lợi nhuận và suất sinh lợi .............................................................................. 18 3.4.1 Lợi nhuận ............................................................................................................. 18 3.4.2 ROA ..................................................................................................................... 20 3.4.3 ROE ..................................................................................................................... 21 3.5 Giá cổ phiếu và cổ tức ................................................................................................ 21 3.5.1 Giá cổ phiếu ......................................................................................................... 21 3.5.2 Chỉ số P/E ............................................................................................................ 22 3.5.3 Tỉ lệ trả cổ tức ...................................................................................................... 23 3.6 Các tỷ lệ an toàn. ........................................................................................................ 23 3.6.1 Hệ số an toàn vốn (CAR) .................................................................................... 23 3.6.2 Tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động vốn (LDR) ........................................... 25 3.7 So sánh nợ xấu. .......................................................................................................... 26 3.7.1 Nợ xấu nội bảng .................................................................................................. 26 3.7.2 Nợ xấu bán cho VAMC ....................................................................................... 28 3.8 Tỉ lệ tài sản có khác/Tổng tài sản ............................................................................... 29 CHƯƠNG 4 : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ................................................................ 32 4.1 Yếu tố lịch sử ............................................................................................................. 32 4.2 Huy động và cho vay bằng ngoại tệ ........................................................................... 33 4.3 Tín dụng chỉ định và cho vay DNNN ........................................................................ 35 4.4 Cấu trúc quản trị và điều hành ................................................................................... 36 4.4.1 Hội đồng quản trị của các NHTMNN ................................................................. 36 4.4.2 Ban điều hành của các NHTMNN ....................................................................... 37
  8. -vi- 4.4.3 Ban kiểm soát của các NHTMNN ....................................................................... 38 4.5 Quan hệ chính trị ........................................................................................................ 38 4.6 Liên quan đến các đại án ngân hàng: ......................................................................... 41 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………… 45
  9. -vii- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt ACB Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) BĐH Ban điều hành BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) BKS Ban Kiểm soát CTG Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank) DNNN Doanh nghiệp Nhà nước EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) HĐQT Hội đồng Quản trị MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương Mại NHTM CP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN (Techcombank) TCTD Tổ chức Tín dụng TV.HĐQT Thành viên Hội đồng Quản trị SHB Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà nội STB Ngân hàng TMCP Thương Tín (Sacombank) VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank) XNK Xuất nhập khẩu
  10. -viii- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU Hình 3.1: Vietcombank, cổ đông và các công ty con Hình 3.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Vietcombank Bảng 3.1: Quy mô huy động vốn của các ngân hàng thời điểm cuối năm 2016 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 2012 - 2016 Bảng 3.3: Dư nợ cho vay cuối năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân 2012 - 2016 Bảng 3.5: Tổng tài sản cuối năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân 2012 - 2016 Bảng 3.7: Lợi nhuận năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 2012 – 2016 Bảng 3.9: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.10: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROE) năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.11: Giá cổ phiếu ngày 09/08/2017 của các ngân hàng Bảng 2.12: Chỉ số P/E của các ngân hàng Bảng 3.13: Tỉ lệ trả cổ tức bình quân của các ngân hàng Bảng 3.14: Hệ số an toàn vốn (CAR) năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.15: Tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động vốn (LDR) năm 2016 Bảng 2.16: Nợ xấu nội bảng cuối năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.17: Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.18: Nợ xấu bán cho VAMC cuối năm 2016 của các ngân hàng Bảng 3.19: Tỉ lệ tài sản có khác/tổng tài sản cuối năm 2016 của các ngân hàng Bảng 4.1: Tiền gởi bằng ngoại tệ cuối năm 2016 của các ngân hàng Bảng 4.2: Dư nợ cho vay DNNN cuối năm 2016 của các ngân hàng
  11. -1- CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh Theo Đề án Cơ cấu lại Hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015, ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ thì các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) vẫn được xác định giữ vai trò, vị trí chi phối và là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD. Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối tại các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa. Theo đề án, các NHTMNN được định hướng nâng quy mô hoạt động để hình thành được một đến hai ngân hàng đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh. Các NHTMNN được yêu cầu tự cơ cấu lại toàn diện thông qua việc củng cố các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, giảm các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ cấu lại các công ty con, thoái vốn đầu tư tham gia vào các lĩnh vực phi tài chính. Các NHTMNN cũng được xác định là đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Ngoài ra, các NHTMNN được yêu cầu tham gia và đi tiên phong đầu tư cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế. 1.2 Đặt vấn đề Trong hệ thống các TCTD Việt Nam hiện nay, các NHTMCP có vốn Nhà nước trên 50% gồm có: Viettinbank, BIDV và Vietcombank. Cả ba ngân hàng này đều được cổ phần hóa từ các NHTMNN. Sau khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều phát triển nhanh chóng về quy mô, tổng tài sản và lợi nhuận. Từ khi cổ phiếu của các ngân hàng được niêm yết lên sàn Chứng khoán thì hoạt động của các ngân hàng đã ngày càng minh bạch hơn. Công tác Quản trị Ngân hàng đã được quan tâm hơn và từng bước tiếp cận các chuẩn mực Quốc tế.
  12. -2- Hiện nay, nhóm các NHTMCP có vốn nhà nước vẫn chiếm gần 50% thị phần tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Về quy mô, ba ngân hàng này nằm trong top đầu, bỏ xa các nhóm NHTMCP tư nhân về nhiều mặt. Các ngân hàng này cũng đang cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt để giữ thị phần và để vượt lên đứng đầu. Trong nhóm ba ngân hàng BIDV, Vietinbank và Vietcombank thì Vietcombank thường được đánh giá là ngân hàng nổi trội hơn. Báo Tuổi trẻ online ngày 01/07/2017 – “Vietcombank được bình chọn là ngân hàng uy tín nhất Việt nam 2017”. Báo Vnexpress ngày 14/07/2017 – Vietcombank được bình chọn “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Báo Dân trí ngày 29/03/2017 – “Moody’s đánh giá Vietcombank có chất lượng tài sản tốt nhất trong các ngân hàng Việt”. Câu hỏi được đặt ra là liệu Vietcombank có thực sự nổi trội hơn các ngân hàng khác ở Việt Nam và nếu có thì nguyên nhân là do đâu? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả hoạt động và độ an toàn của Vietcombank, so sánh với các NHTMCP Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và một số NHTMCP tư nhân lớn. Từ sự khác biệt về hiệu quả hoạt động và độ an toàn giữa Vietcombank và các NHTM so sánh, đưa ra đánh giá xét trên khía cạnh Quản trị doanh nghiệp và đề xuất, khuyến nghị chính sách. 1.3.2 Câu hỏi Chính sách Câu hỏi 1: So sánh với các NHTMNN đã cổ phần hóa và một số NHTMCP lớn của Việt Nam thì Vietcombank có hiệu quả hoạt động và độ an toàn như thế nào? Câu hỏi 2: Xét trên khía cạnh Quản trị doanh nghiệp và Thể chế thì tại sao lại có sự khác biệt về hiệu quả hoạt động và độ an toàn giữa Vietcombank và các NHTM khác?
  13. -3- 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi các NHTMCP Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, và có so sánh một số chỉ tiêu của các NHTMCP lớn của Việt Nam. 1.3.4 Cấu trúc Luận văn Gồm có 05 chương, Chương 1: Giới thiệu; Chương 2: Cơ sở lý luận và khung lý thuyết; Chương 3: So sánh hiệu quả tài chính của Vietcombank; Chương 4: Mô hình quản trị; Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị chính sách.
  14. -4- CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Giới thiệu Ngân hàng Nhà nước và Hệ thống Các Tổ chức Tín dụng Việt nam Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các Tổ chức Tín dụng (TCTD) Việt nam bao gồm1: Ngân hàng; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Tổ chức tài chính vi mô; Quỹ tín dụng nhân dân; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Văn phòng đại diện. Hệ thống Ngân hàng gồm có: Ngân hàng thương mại (NHTM); Ngân hàng chính sách và Ngân hàng hợp tác xã. Hệ thống NHTM có tổng cộng 43 ngân hàng: 04 Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN), 31 Ngân hàng Thương mại Cổ Phần (NHTMCP), 06 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 02 ngân hàng Liên doanh. Cho đến nay có ba NHTMNN đã được cổ phần hóa, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 2.2 Mục tiêu cổ phần hóa NHTMNN Tháng 03/2004, trong hội nghị về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, chủ trương cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước được đưa ra, ý tưởng này bắt đầu được hình thành 1 Ngân hàng Nhà nước, 2016. “Hệ thống các TCTD”. Tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/htctctd.
  15. -5- trong đề án tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước được ngân hàng nhà nước xây dựng năm 20012. Mục tiêu của cổ phần hóa các NHTMNN là3: chuyển đổi mô hình hoạt động của NHTMNN sang NHTMCP; nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng bằng cách huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đổi mới phương thức quản trị ngân hàng; đổi mới công nghệ và đảm bảo các ngân hàng hoạt động công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường. Tháng 05/2004, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng song Cửu Long được đưa vào danh sách cổ phần hóa theo quyết định số 84/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau rất nhiều trở ngại và trì hoãn trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa Vietcombank, cuối cùng đến tháng 2/2007 kế hoạch cổ phần hóa được công bố và kết thúc vào ngày 26/12/2007 khi thực hiện IPO, đến ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán. Sau khi Vietcombank được cổ phần hóa thành công đã làm cơ sở để tiếp tục cổ phần hóa Vietinbank vào năm 2009 và BIDV năm 2012. Trong thời gian tới đây, Argribank sẽ là NHTMNN cuối cùng được tiến hành cổ phần hóa. Theo quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 20204 có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) sẽ được cổ phần hóa và Nhà nước chỉ còn nắm giữ 65% vốn điều lệ. Sau 10 năm được cổ phần hóa, hoạt động của Vietcombank đã phát triển vượt bậc về mặt quy mô vốn điều lệ tăng gấp 3 lần, tổng tài sản đã tăng gấp 3,65 lần, lợi nhuận tăng gấp 5,8 lần. Cho đến nay, Vietcombank vẫn giữ được vị thế của một NHTM hàng đầu của Việt Nam. 2 Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh, 2005. “Cổ phần hóa trong quá trình cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam”. 3 Huỳnh Thế Du, Jay Rosengard, 2009. “Cổ phần hóa Vietcombank”. 4 Mai Ngọc, 2017. “Agribank sẽ cổ phần hóa và được bán 35% vốn nhà nước”. http://cafef.vn/agribank-se- co-phan-hoa-va-duoc-ban-35-von-nha-nuoc-2017010616215241.chn.
  16. -6- Mục tiêu cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước phần nào đã đạt được khi năng lực tài chính của các ngân hàng đã được nâng lên, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, hoạt động của các ngân hàng sau khi cổ phần hóa đã minh bạch hơn do phải tuân thủ các quy định khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, việc đổi mới phương thức quản trị ngân hàng; đổi mới công nghệ cũng chưa tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế. Tình hình nợ xấu và sở hữu chéo giữa các ngân hàng vẫn đang là những vấn đề lớn phải giải quyết trong thời gian tới. 2.3 Các nguyên tắc cơ bản đánh giá an toàn hoạt động của ngân hàng 2.3.1 Tổng quan về Basel 25 Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, năm 2004, Basel II được ban hành. Basel II giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp và tập trung mới vào rủi ro vận hành. Basel II sử dụng khái niệm “three pillars”– (1) Yêu cầu vốn tối thiểu, (2) rà soát giám sát, (3) nguyên tắc thị trường. Pillar I : Yêu cầu về vốn tối thiểu. Pillar II: Rà soát giám sát: Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá an toàn vốn tổng thể của họ và chiến lược để duy trì mức vốn. Pillar III: Nguyên tắc thị trường: Công khai các thông tin cơ bản và các thông tin liên quan đã làm cho nguyên tắc thị trường hiệu quả hơn. Tại Việt Nam, kể từ đầu năm 2016, 10 ngân hàng đã được NHNN chỉ định thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, đó là các ngân hàng BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng lớn nhất sẽ khiến các 5 Ngân hàng nhà nước việt nam, 2014. “Tổng quan về Basel 2”. Tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcthnh.
  17. -7- ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. 2.3.2 Các Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do NHNN ban hành. Trước khi thông tư số 13/2010/TT-NHNN của NHNN Việt nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD được ban hành vào năm 2010, thì những quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng bắt đầu được đưa ra trong Pháp lệnh về ngân hàng năm 1990 và còn khá đơn giản như “Tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần tổng vốn tự có và quỹ dự trữ”6. Sau cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997-1998 với hậu quả là một số ngân hàng mất khả năng chi trả do các quy định về sở hữu không rõ ràng và quy định về việc sử dụng vốn huy động không chặt chẽ nên các ngân hàng sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay vào những lĩnh vực rủi ro cao. Và sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD ra đời vào năm 1997, năm 1999 NHNN đã ban hành 2 quy định số 296/1999/QĐ- NHNN5 Quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng và quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD. Trong 2 quyết định này, những chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Basel 1 như hệ số đủ vốn (CAR) đã được đưa vào. Đến năm 2005, NHNN ban hành quyết định 457/2005/QĐ thay thế cho Quyết định số 297. Theo quyết định 457 các TCTD phải duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu 8% giữa vốn tự có với tổng tài sản có quy đổi rủi ro và vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Sau năm 2007, khi hệ thống ngân hàng gặp phải các khó khăn liên quan đến tình hình thanh khoản của các ngân hàng, cùng với nợ xấu phát sinh trong việc cho vay bất động sản và chứng khoán, NHNN đã ban hành thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD. Có một số nội dung mới như: tăng hệ số đủ vốn từ 8% lên 9%; Xác định chi tiết vốn tự có cấp 1 và cấp 2; Hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản của các ngân hàng. 6 Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2013. “Quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam – Con đường gập ghềnh”.
  18. -8- Chính phủ cũng ban hành Nghị định 141/2006/NĐ – CP yêu cầu vốn pháp định tối thiểu của NHTM phải đạt 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Thông tư 13 đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp như: việc định nghĩa vốn huy động không rõ ràng và việc không đề cập đến tỷ lệ LDR trong quy định. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tư 36 bổ sung và tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng và quản lý, giám sát ngân hàng, từng bước thực hiện các quy định của Basel 2 về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Nội dung của thông tư 36 hướng dẫn các tỷ lệ bảo đảm an toàn bao gồm giới hạn cấp tín dụng; các tỷ lệ về an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ khả năng chi trả, dự trữ thanh khoản; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn; tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. So với thông tư 13, trong thông tư 39 có một số nội dung mới như sau7: bổ sung khái niệm người có liên quan của cá nhân, tổ chức làm căn cứ duy trì, tính toán các giới hạn cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư của TCTD; bổ sung các yêu cầu về công khai, báo cáo việc cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần; Hạn chế việc tập trung vốn, sở hữu chéo, thao túng hoặc chi phối thông qua những người có liên quan. Quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn; Quy định về tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) để hỗ trợ bảo đảm an toàn thanh khoản, khả năng chi trả của TCTD. Công thức tính một số chỉ số an toàn8: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất Vốn tự có hợp nhất x 100% (%) = Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất 7 Ngân hàng Nhà nước, 2014. Trích trong NDH, 2014. ‘NHNN nói về 9 điểm mới của thông tư 36’. Tại http://ndh.vn/nhnn-noi-ve-9-diem-moi-cua-thong-tu-36-20141121014927960p4c149.news. 8 Ngân hàng Nhà nước, 2014. ‘Thông tư 36/2014/TT-NHNN”.
  19. -9- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: Trong đó: - A: là tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn. - B: là tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn. - C: là nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Trong đó: - LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. - L: là tổng dư nợ cho vay. - D: là tổng tiền gửi. Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 36/2014/TT-NHNN, thứ nhất, nâng hệ số quy đổi rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản lên 200% từ 1/1/2017; thứ hai, thay đổi thời điểm thực hiện tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% từ 1/1/2018.
  20. -10- CHƯƠNG 3 : SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIETCOMBANK Mục tiêu là phân tích các chỉ số về hiệu quả tài chính và an toàn tài chính của Vietcombank so với các NHTMNN đã cổ phần hóa và một số NHTMCP lớn đã niêm yết. 3.1 Giới thiệu về Vietcombank9 Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Vietcombank được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thành lập, Vietcombank đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Vietcombank còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại Vietcombank theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Vietcombank đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007, Vietcombank đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sự kiện IPO của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 26/12/2007 được đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và được mong đợi nhất tại Việt Nam tính đến thời 9 Vietcombank, 2009. “Bản cáo bạch”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1