intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích lợi ích và chi phí dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu nhằm phân tích tính khả thi của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột về mặt kinh tế và phân phối để từ đó đưa ra kiến nghị cho Nhà nước về quyết định đầu tư của dự án. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích lợi ích và chi phí dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THỊ ĐỨC HIẾU PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐƯỜNG ĐÔNG – TÂY THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THỊ ĐỨC HIẾU PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐƯỜNG ĐÔNG – TÂY THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CAO HÀO THI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả Nguyễn Thị Đức Hiếu
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn thầy Cao Hào Thi đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô đã giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình tôi học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tôi cảm ơn các anh chị nhân viên thuộc Phòng Quản lý Đô thị, Ban Quản lý Dự án thành phố Buôn Ma Thuột và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp thông tin và số liệu liên quan đến dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Tôi cảm ơn bạn Bùi Quốc An, chuyên viên tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải – Viện Chiến lược Phát triển Giao thông Vận tải, đã giúp tôi sử dụng phần mềm Jica Strada theo mô hình bốn bước để dự báo lại lưu lượng xe. Tôi cảm ơn anh em, bạn bè đã hỗ trợ tôi đi đếm xe và khảo sát để lấy số liệu thực tế. Đồng cảm ơn các bạn lớp MPP6 và các anh chị học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức. Tác giả Nguyễn Thị Đức Hiếu
  5. -iii- TÓM TẮT Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột là một phần hệ thống giao thông đô thị được quy hoạch nhằm làm giảm lưu lượng giao thông qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột và góp phần phát triển các khu vực dọc hai bên đường. Đây là dự án công thuần túy sẽ được đầu tư 100% vốn từ ngân sách Nhà nước, trong đó tỷ phần đóng góp được UBND tỉnh Đắk Lắk đề xuất trung ương hỗ trợ 90% tổng mức đầu tư. Luận văn “Phân tích lợi ích và chi phí dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột” được nghiên cứu để phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và phân phối ở giai đoạn tiền khả thi của dự án làm cơ sở để đưa ra kiến nghị cho Nhà nước trong bối cảnh dự án đang được cân nhắc để ra quyết định đầu tư. Phương pháp chiết khấu ngân lưu, dựa trên nguồn số liệu cơ bản từ thuyết minh của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột lập vào năm 2013, được sử dụng để phân tích. Kết quả phân tích cho thấy dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột không khả thi về mặt kinh tế với NPV kinh tế bằng -71.062 triệu VNĐ, IRR kinh tế bằng 8,43% và xác suất để NPV kinh tế dương chỉ là 27,70%. Về mặt tài chính, Nhà nước sẽ cần huy động 621.081 triệu VNĐ vốn ngân sách để đầu tư dự án và không có bất kỳ nguồn thu nào bù đắp. Đồng thời, dự án nếu triển khai sẽ đem lại lợi ích ròng cho hành khách đi đường 475.497 triệu VNĐ và chủ hàng hóa 1.305 triệu VNĐ. Trong khi đó, người nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thiệt 15.647 triệu VNĐ và ngân sách Nhà nước thiệt nhiều nhất với thiệt hại ròng ước tính 532.217 triệu VNĐ. Với tỷ phần đóng góp chỉ chiếm 10% tổng vốn đầu tư, bên phía địa phương là thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hoàn toàn có động cơ muốn tiến hành đầu tư dự án vì chỉ bỏ ra 106.044 triệu VNĐ nhưng tổng lợi ích thu lại có giá trị 580.555 triệu VNĐ, còn nếu dự án không được triển khai thì địa phương mất đi phần lợi ích ròng từ dự án là 474.511 triệu VNĐ. Tuy nhiên, xét trên quan điểm kinh tế thì dự án nếu được đầu tư sẽ gây ra thiệt hại ròng cho nền kinh tế vì lợi ích mà nó tạo ra không đủ để bù đắp chi phí. Đồng thời, ngân sách trung ương phải huy động đến 90% tổng vốn đầu tư cho dự án trong bối cảnh nợ công ngày càng cao, ngân sách ngày càng thâm hụt mà nhu cầu giao thông tuyến đường này thì chưa thực sự cần thiết. Do đó, với nhu cầu giao thông như hiện nay tác giả kiến nghị Chính phủ không nên đầu tư vào dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................viii Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 1.1 Phát biểu vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu của luận văn .................................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.4 Phạm vi của luận văn ................................................................................................... 2 1.5 Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 3 2.1 Chu trình phát triển một dự án ..................................................................................... 3 2.2 Các quan điểm phân tích dự án .................................................................................... 4 2.3 Phương pháp phân tích dự án ....................................................................................... 5 Chương 3: MÔ TẢ DỰ ÁN ................................................................................................. 10 3.1 Giới thiệu dự án.......................................................................................................... 10 3.2 Đặc điểm của dự án .................................................................................................... 11 Chương 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ................................................................................. 13 4.1 Các thông số cơ bản ................................................................................................... 13 4.2 Phân tích lợi ích và chi phí tài chính của dự án ......................................................... 14 4.3 Xác định ngân lưu tài chính của dự án ....................................................................... 15 4.4 Kết quả phân tích tài chính......................................................................................... 15 Chương 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ ..................................................................................... 17 5.1 Các thông số cơ bản ................................................................................................... 17 5.2 Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế của dự án ............................................................ 19 5.3 Xác định ngân lưu kinh tế của dự án .......................................................................... 23 5.4 Kết quả phân tích kinh tế ........................................................................................... 24
  7. -v- Chương 6: PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ PHÂN PHỐI ........................................................... 25 6.1 Phân tích rủi ro bằng độ nhạy .................................................................................... 25 6.2 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo ............................................................ 30 6.3 Phân tích phân phối .................................................................................................... 31 Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 33 7.1 Kết luận ...................................................................................................................... 33 7.2 Kiến nghị .................................................................................................................... 33 7.3 Hạn chế của luận văn ................................................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 35 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 38
  8. -vi- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank CF Hệ số chuyển đổi Conversion Factor FEP Phí thưởng ngoại hối Foreign Exchange Premium GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product h Giờ HDM_4 RUC Mô hình Phát triển và Quản lý Đường Highway Development and bộ về Chi phí Sử dụng Đường Management System Road User Costs IRR Suất sinh lời nội tại Internal Rate of Return NPV Giá trị hiện tại ròng Net Present Value PCU Đơn vị xe con quy đổi Passenger Car Unit UBND Ủy ban nhân dân VNĐ Việt Nam Đồng
  9. -vii- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Quy mô của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột....................... 11 Bảng 5.1 Lưu lượng xe dự báo của đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột ........... 18 Bảng 5.2 Chi phí vận hành phương tiện giao thông của tuyến đường hiện hữu so với đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột ................................... 20 Bảng 5.3 Thời gian tiết kiệm của các loại phương tiện giao thông ...................................... 20 Bảng 5.4 Giá trị thời gian của hành khách phân theo 5 nhóm thu nhập ............................... 21 Bảng 5.5 Giá trị thời gian của hàng hóa ............................................................................... 22 Bảng 6.1 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo chi phí đầu tư .............................. 25 Bảng 6.2 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo lưu lượng xe ............................... 26 Bảng 6.3 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe .......................................................................................................... 27 Bảng 6.4 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo chi phí vận hành tiết kiệm của các loại phương tiện giao thông....................................................... 27 Bảng 6.5 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo giá trị thời gian của hành khách và hàng hóa ........................................................................................ 28 Bảng 6.6 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo chi phí vốn thực của nền kinh tế....................................................................................................... 28 Bảng 6.7 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo chi phí duy tu thường xuyên và sửa chữa định kỳ........................................................................ 29 Bảng 6.8 Độ nhạy của NPV kinh tế và IRR kinh tế theo tốc độ tăng trưởng ngân lưu từ năm 2030 ............................................................................................ 29
  10. -viii- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Khung phân tích lợi ích kinh tế của dự án ............................................................. 8 Hình 3.1 Bản đồ khu vực dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột................ 10 Hình 3.2 Bản đồ vệ tinh khu vực dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột.... 10 Hình 3.3 Sơ đồ cấu trúc dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột .................. 12 Hình 4.1 Biểu đồ ngân lưu ròng tài chính ........................................................................... 15 Hình 5.1 Biểu đồ ngân lưu ròng kinh tế .............................................................................. 23 Hình 6.1 Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................................... 31
  11. -1- Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 1 sẽ trình bày bối cảnh chính sách và tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận văn. Đồng thời, Chương này nêu rõ mục tiêu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 1.1 Phát biểu vấn đề nghiên cứu Thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, được Chính phủ công nhận là đô thị loại II năm 2004 và đô thị loại I trực thuộc tỉnh năm 2010. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025, hệ thống giao thông đô thị thành phố Buôn Ma Thuột là cấu phần chính của hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch1. Cụ thể định hướng phát triển giao thông đô thị thành phố đến năm 2025 là hoàn thiện tuyến vành đai phía Tây Bắc và Đông Nam, triển khai dự án đường Đông –Tây thành phố Buôn Ma Thuột, cải tạo nâng cấp các tuyến đường chính hiện có, thiết kế mạng lưới hệ thống vận tải công cộng. Trong đó, dự án đường Đông –Tây thành phố Buôn Ma Thuột kết nối trung tâm thành phố và khu vực sân bay Buôn Ma Thuột là dự án được ưu tiên đầu tư với tổng chiều dài toàn tuyến là 6,9 km, khi hoàn thành sẽ giúp giảm lưu lượng giao thông qua trung tâm thành phố và góp phần phát triển các khu vực dọc hai bên đường. Theo Công văn số 7463/UBND-CN của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk ngày 22 tháng 10 năm 2013 thì đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột có quy mô đầu tư gồm 6 làn xe đồng bộ với hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an toàn giao thông và công trình cầu cạn trên tuyến. Thời gian đầu tư dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột dự kiến là 4 năm (từ đầu năm 2014 đến hết năm 2017). Tuy nhiên do nhiều lý do, hiện tại dự án vẫn chưa triển khai và đang được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cân nhắc để ra quyết định có nên đầu tư để triển khai dự án vào đầu năm 2016 hay không. Vì vậy, luận văn “Phân tích lợi ích và chi phí dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột” được nghiên cứu để làm cơ sở cho Nhà nước đưa ra các quyết định phù hợp trong việc đầu tư dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. 1 Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 được Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định 249/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2014.
  12. -2- 1.2 Mục tiêu của luận văn Luận văn được nghiên cứu nhằm phân tích tính khả thi của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột về mặt kinh tế và phân phối để từ đó đưa ra kiến nghị cho Nhà nước về quyết định đầu tư của dự án. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu nhằm trả lời 2 câu hỏi sau: Thứ nhất, dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột có khả thi kinh tế không? Thứ hai, đối tượng nào sẽ được hưởng lợi hay chịu thiệt hại nếu dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột được triển khai? 1.4 Phạm vi của luận văn Luận văn được nghiên cứu ở giai đoạn tiền khả thi của dự án, trong đó thông tin chủ yếu được lấy từ thuyết minh đầu tư dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột của UBND thành phố Buôn Ma Thuột được lập vào năm 2013 và các tài liệu liên quan do tác giả thu thập. 1.5 Cấu trúc luận văn Luận văn được bố cục gồm 7 chương. Chương 1 nêu lên vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Chương 2 giới thiệu chu trình phát triển của một dự án và nêu các quan điểm, các phương pháp phân tích dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Chương 3 giới thiệu cấu trúc và thông tin khái quát của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Trong Chương 4 trình bày các thông số tài chính cơ bản sẽ được biến đổi sang giá kinh tế để dùng trong phân tích kinh tế, đồng thời xác định tổng số tiền ngân sách Nhà nước sẽ phải chi cho dự án. Chương 5, tập trung phân tích tính khả về mặt kinh tế của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Tiếp đến trong Chương 6 xem xét tính rủi ro của dự án và xác định các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án. Cuối cùng, Chương 7 trình bày một số kết luận và kiến nghị cho Nhà nước về việc quyết định đầu tư dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột, đồng thời nêu lên các hạn chế của luận văn.
  13. -3- Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này giới thiệu tổng quan về chu trình phát triển của một dự án, các quan điểm và các phương pháp phân tích dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. 2.1 Chu trình phát triển một dự án Theo Vũ Công Tuấn (2002) thì chu trình phát triển của một dự án bao gồm các giai đoạn chính mà một dự án cần trải qua từ lúc ý tưởng đầu tư hình thành cho đến khi dự án kết thúc, gồm 3 giai đoạn chính là chuẩn bị đầu tư, đầu tư và vận hành. 2.1.1 Chuẩn bị đầu tư Bước 1 của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là nhận ra cơ hội đầu tư, xem xét sự phù hợp của cơ hội đầu tư với chiến lược phát triển của đơn vị, địa bàn, quốc gia và thế giới. Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột là một cơ hội đầu tư, phù hợp với chiến lược phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên năm 2025. Bước 2 của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là nghiên cứu tiền khả thi và khả thi với các nội dung về tài chính – kinh tế – xã hội – thị trường – kỹ thuật – nhân sự – lợi ích, giúp nhà đầu tư loại bỏ bớt các phương án đầu tư không chắc chắn hoặc kém khả thi hơn. Bước cuối cùng trong giai đoạn này là công tác thẩm định. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng dự án mà công tác thẩm định được thực hiện một số hoặc tất cả các khía cạnh kỹ thuật, tổ chức, tài chính và kinh tế. 2.1.2 Đầu tư Đây là giai đoạn nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện dự án. Thời gian và hiệu quả của giai đoạn này một phần sẽ phụ thuộc vào kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Chuẩn bị đầu tư tốt sẽ giảm bớt thời gian đầu tư giúp quá trình luân chuyển vốn nhanh, tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư. Ngược lại nếu chuẩn bị đầu tư không tốt sẽ làm kéo dài thời gian đầu tư dẫn đến vốn đầu tư bị tồn đọng, gây tổn thất cho nhà đầu tư. 2.1.3 Vận hành Đây là giai đoạn cuối trong chu trình phát triển của một dự án, là giai đoạn quản lý sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu mà dự án đã đề ra.
  14. -4- Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột khi hoàn thành, đưa vào vận hành sẽ giúp giảm lưu lượng giao thông qua trung tâm thành phố và góp phần phát triển các khu vực dọc hai bên đường. 2.2 Các quan điểm phân tích dự án Dự án sẽ tạo ra lợi ích và chi phí khác nhau cho các bên liên quan. Do đó, một dự án phải được phân tích theo quan điểm của từng bên liên quan để họ có cơ sở đưa ra các quyết định. Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột là dự án công thuần túy sử dụng 100% vốn ngân sách Nhà nước nên chỉ được xem xét tính khả thi của dự án trên quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội. 2.2.1 Theo quan điểm kinh tế Theo Jenkins và Harberger (1995), quan điểm kinh tế cần xác định ngân lưu của cả nền kinh tế trong trường hợp có so với trường hợp không có dự án. Ngân lưu theo quan điểm kinh tế được tính bằng công thức: Ngân lưu kinh tế = Lợi ích tính theo giá kinh tế – Chi phí tính theo giá kinh tế Ngân lưu kinh tế phải tính đến ngoại tác mà dự án tạo ra và không tính đến khoản chuyển giao giữa các thành phần trong nền kinh tế. Nếu dự án tạo ra ngoại tác tích cực là lợi ích kinh tế còn dự án tạo ra ngoại tác tiêu cực là chi phí kinh tế. Các khoản chuyển giao như thuế, vốn vay sẽ làm tăng lợi ích cho đối tượng này và giảm lợi ích của đối tượng khác một khoản tương đương nhưng chúng không ảnh hưởng đến phúc lợi cả nền kinh tế. 2.2.2 Theo quan điểm xã hội Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới thu nhập của các nhóm đối tượng trong xã hội. Theo Jenkins và Harberger (1995), sự tác động của dự án còn gọi là ngoại tác sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của các nhóm đối tượng không thông qua giao dịch và không phản ánh qua giá. Quan điểm này sẽ tính và phân bổ ngoại tác cho các đối tượng sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của họ. Ngân lưu ngoại tác mà dự án tạo ra sẽ được tính bằng chênh lệch giữa ngân lưu kinh tế và ngân lưu tài chính sử dụng suất chiết khấu kinh tế, thông qua công thức: Ngân lưu tài chính sử dụng suất Ngân lưu ngoại tác = Ngân lưu kinh tế – chiết khấu kinh tế
  15. -5- 2.3 Phương pháp phân tích dự án Các phương pháp phân tích sử dụng trong luận văn được phân ra làm 4 nhóm là phương pháp dự báo lưu lượng xe, phương pháp phân tích tài chính, phương pháp phân tích kinh tế và phương pháp phân tích phân phối. 2.3.1 Phương pháp dự báo lưu lượng xe Lưu lượng xe trong phần phân tích kinh tế của dự án được dự báo bằng phần mềm Jica Strada. Phần mềm này được xây dựng theo mô hình bốn bước của McNally (2000). Trình tự bốn bước của mô hình là phát sinh hành trình, phân phối hành trình, phương thức phân chia loại hình giao thông và ấn định tuyến đường. Bước 1: Phát sinh hành trình Bước này sẽ dự báo số lượng hành trình xuất phát ở từng phường, xã của thành phố Buôn Ma Thuột vào năm 2015 và năm 2020 bằng cách kết hợp quy hoạch kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 và hệ số đi lại bình quân giữa các phường, xã2. Bước 2: Phân phối hành trình Hành trình xuất phát từ một điểm nhưng có thể có nhiều điểm đến khác nhau. Do đó, hành trình xuất phát năm 2015 và năm 2020 ở từng phường, xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sẽ được xác định đi đến đâu, cụ thể số lượng bao nhiêu. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự phân phối này là số lượng hành trình xuất phát ở bước 1, chi phí đi lại giữa các vùng (còn gọi là trở kháng, được tính toán dựa vào khoảng cách và thời gian đi lại giữa các vùng) và sự hấp dẫn của vùng đến. Bước 3: Phương thức phân chia loại hình giao thông Tiến hành khảo sát đếm xe, tại 3 điểm và thu về 432 biểu đếm xe, để xác định tỷ lệ các loại xe nhằm dự báo số lượng hành khách sử dụng từng loại phương tiện giao thông. 2 Chọn năm 2015 và năm 2020 là hai mốc thời gian dự báo lưu lượng phương tiện giao thông. Trong đó, năm 2015 là năm mà mạng lưới giao thông hiện trạng chưa có đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Năm 2020 dự kiến là năm đầu tiên đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột đi vào hoạt động với các loại phương tiện giao thông sẽ vận hành qua đây.
  16. -6- Bước 4: Ấn định tuyến đường Xác định tuyến đường ngắn nhất cho các hành trình để từ đó tính lưu lượng phương tiện giao thông trên các tuyến đường theo mô hình hiện trạng năm 2015 và mô hình quy hoạch năm 2020 của mạng lưới giao thông thành phố Buôn Ma Thuột. 2.3.2 Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp chiết khấu ngân lưu lợi ích và chi phí tài chính được sử dụng để phân tích tài chính của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột không phát sinh bất kỳ khoản thu nào nên lợi ích tài chính bằng 0 trong tất cả các năm phân tích. Chi phí tài chính của dự án gồm chi phí đầu tư và chi phí duy tu thường xuyên, sửa chữa định kỳ. Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột chắc chắn không khả thi về mặt tài chính khi không có nguồn thu. Do đó, trong phân tích tài chính chỉ sử dụng chỉ tiêu giá trị hiện tại tài chính (PV tài chính) của các dòng chi phí để xác định tổng số tiền ngân sách Nhà nước phải chi ra cho dự án là bao nhiêu trong thời gian phân tích. n Ci PV tài chính được tính theo công thức tổng quát là PVtàichính   i  0 (1  r ) i Trong đó: Ci là chi phí tài chính dự án cuối năm i; r là suất chiết khấu tài chính. Suất chiết khấu tài chính là chi phí vốn tài chính của dự án. Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột chi phí vốn tài chính được sử dụng là lãi suất trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm, bằng 6,48%3, vì không sử dụng vốn vay thương mại mà được đầu tư bằng 100% vốn ngân sách. 3 6,48% là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu Chính phủ Việt Nam thời hạn 10 năm (Tradingeconomics, 2015) với tỷ lệ lạm phát 5,15% (IMF, 2015). Suy ra, lãi suất thực sẽ bằng ((6,48%+1)/(1+5,15%)) – 1 = 1,26%.
  17. -7- 2.3.3 Phương pháp phân tích kinh tế Phương pháp chiết khấu ngân lưu của lợi ích và chi phí kinh tế, theo Jenkins và Harberger (1995), được sử dụng để phân tích kinh tế của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Chi phí kinh tế của dự án gồm chi phí đầu tư và chi phí duy tu thường xuyên, sửa chữa định kỳ. Lợi ích kinh tế của đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột là phần tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện giao thông, tiết kiệm chi phí thời gian của hành khách và hàng hóa, giảm chi phí tai nạn giao thông, tăng hiệu suất sử dụng đất. Trong đó, lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện giao thông, lợi ích tiết kiệm chi phí thời gian của hành khách và hàng hóa sẽ được lượng hóa để đánh giá tính khả thi kinh tế của dự án. Các lợi ích khác phụ thuộc nhiều yếu tố, tác động lan tỏa, mất nhiều thời gian và cần nhiều số liệu để ước lượng nên luận văn đã bỏ qua việc ước lượng chúng. Các lợi ích kinh tế của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột được xác định dựa vào khung phân tích ở Hình 2.1. Hình 2.1 Khung phân tích lợi ích kinh tế của dự án Chi phí S1 X S2 C1 Tác động thay thế Y C2 Z Tác động tăng thêm D 0 Lưu lượng xe Q1 Q2 Nguồn: Tác giả vẽ theo Jenkins và Harberger (1995). Trục tung biểu diễn các loại chi phí gồm chi phí vận hành phương tiện giao thông, chi phí thời gian của hành khách và hàng hóa. Trục hoành biểu diễn lưu lượng xe trong một đơn vị thời gian. Đường D phản ánh nhu cầu giao thông từ nút giao đường Đinh Tiên Hoàng và
  18. -8- Lê Duẩn đến nút giao Quốc lộ 27 và đường đi vào sân bay thành phố Buôn Ma Thuột. Đường S1 và S2 lần lượt là khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông từ nút giao đường Đinh Tiên Hoàng và Lê Duẩn đến nút giao Quốc lộ 27 và đường đi vào sân bay thành phố Buôn Ma Thuột khi không có và khi có đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Khi không có dự án, các đối tượng tham gia giao thông trên đường hiện hữu dài 9,5 km và phải chịu chi phí C1. Đồng thời, căn cứ vào đường cung và cầu giao thông thì lưu lượng xe lưu thông trên tuyến sẽ là Q1. Khi có dự án, đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột có chiều dài ngắn hơn, chất lượng đường tốt hơn nên chi phí các đối tượng tham gia giao thông sẽ chịu là C2 thấp hơn C1 và lưu lượng xe lưu thông là Q2 lớn hơn Q1. Đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột có chi phí thấp hơn đường hiện hữu nên lượng xe Q1 sẽ chuyển sang lưu thông trên đường mới. Đây là tác động thay thế của dự án và kết quả của tác động này là tạo ra lợi ích ròng kinh tế được biểu diễn bằng diện tích hình chữ nhật C1XZC2 trên đồ thị và bằng Q1*(C1 – C2). Bên cạnh đó, đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột với chi phí thấp hơn đường hiện hữu sẽ làm tăng thêm nhu cầu đi lại mới. Đây là tác động tăng thêm của dự án với lưu lượng xe tăng thêm là (Q2 – Q1), kết quả của tác động này là tạo ra lợi ích ròng kinh tế được biểu diễn bằng diện tích hình tam giác XYZ trên đồ thị và bằng ½* (Q2 – Q1) * (C1 – C2). Hai chỉ tiêu được sử dụng để xem xét tính khả thi kinh tế của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột là giá trị hiện tại ròng kinh tế và suất sinh lời nội tại kinh tế. 2.3.3.1 Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV kinh tế) NPV kinh tế được tính bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí kinh tế n Bi  Ci của dự án. Công thức tổng quát để tính NPV kinh tế là NPVkinhte   i 0 (1  r )i Trong đó: Bi là lợi ích kinh tế dự án cuối năm i; Ci là chi phí kinh tế dự án cuối năm i; r là suất chiết khấu kinh tế (chi phí vốn kinh tế). Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột khả thi kinh tế khi NPV kinh tế lớn hơn hoặc bằng 0.
  19. -9- 2.3.3.2 Suất sinh lời nội tại kinh tế (IRR kinh tế) IRR kinh tế là suất sinh lời trung bình trong suốt vòng đời dự án, là suất chiết khấu làm cho NPV kinh tế bằng 0. Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột khả thi kinh tế khi IRR kinh tế lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn của nền kinh tế. n Bi  Ci NPVkinhte   =0 i 0 (1  IRRkinhte ) i 2.3.4 Phương pháp phân tích phân phối Phân tích phân phối được thực hiện nhằm xác định các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng khi có dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột và tính giá trị họ được hưởng lợi và chịu thiệt cụ thể là bao nhiêu. Tổng giá trị phân phối tính bằng công thức NPVeext  NPVee  NPVe f . Trong đó: NPVeext là NPV ngoại tác với suất chiết khấu kinh tế; NPVee là NPV kinh tế sử dụng suất chiết khấu kinh tế; NPVe f là NPV tài chính sử dụng suất chiết khấu kinh tế. Tuy nhiên, dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột không phát sinh bất kỳ nguồn thu nào nên NPV tài chính sử dụng suất chiết khấu kinh tế chính là PV tài chính sử dụng suất chiết khấu kinh tế. Tóm lại, dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột sẽ được thẩm định theo quan điểm kinh tế và xã hội. Phương pháp chiết khấu ngân lưu được dùng trong phân tích tài chính, kinh tế và phân phối để đánh giá tính khả thi của dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Lưu lượng xe trên đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng trong phân tích được dự báo bằng phần mềm Jica Strada theo mô hình bốn bước của McNally (2000).
  20. -10- Chương 3: MÔ TẢ DỰ ÁN Chương này giới thiệu khái quát và nêu đặc điểm về dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột. 3.1 Giới thiệu dự án Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột được lập theo Công văn số 5466/UBND-CN ngày 24 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Theo điều chỉnh quy hoạch chung toàn thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 mà Chính Phủ đã phê duyệt tại Quyết định 249/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2014 thì dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột là dự án được ưu tiên đầu tư. Vị trí đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột trên bản đồ được thể hiện ở Hình 3.1 và Hình 3.2. Hình 3.1 Bản đồ khu vực dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột Nguồn: Tác giả vẽ từ Google Maps. Hình 3.2 Bản đồ vệ tinh khu vực dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột Nguồn: Tác giả vẽ từ Google Maps.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2