intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luận văn này, tác giả kiến nghị các chính sách tập trung một số vấn đề liên quan đến phát triển cụm ngành và nâng cao chuỗi giá trị chủ yếu là vai trò của nhà nước trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa gạo ST như cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi phục vụ vận chuyển, cung cấp nước tưới; ngoài ra, tỉnh còn chú trọng đến cơ sở hạ tầng xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh lúa gạo ST đến với người tiêu dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ THÁI TRÚC THỌ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH LÚA GẠO ST CỦA SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT THÁI TRÚC THỌ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH LÚA GẠO ST CỦA SÓC TRĂNG Ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Thái Trúc Thọ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cám ơn quý thầy, cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt tri thức cho tôi suốt năm học tập trung; khối lượng kiến thức vừa sâu vừa rộng luôn làm tôi thích thú, khơi dậy trong tôi ngọn lửa đam mê cống hiến, niềm khát khao góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Cám ơn các anh, chị công tác ở các bộ phận đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong các hoạt động hành chính, tài chính, thư viện, phòng máy,… Tôi chân thành cám ơn thầy Trần Tiến Khai đã hướng dẫn, truyền đạt, gợi mở cách tiếp cận đề tài, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm phong phú, thiết thực để tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cám ơn quý Lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Giống Cây trồng, Công ty Lương thực Sóc Trăng, v.v… đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra, thu thập số liệu cho đề tài; đặc biệt, tôi biết ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập trung và thực hiện luận văn. Cuối lời, tôi rất trân trọng, biết ơn đại gia đình Fulbright nói chung, gia đình MPP5 nói riêng; thời gian gắn bó tuy không dài, nhưng tình cảm thật sâu sắc, chan chứa yêu thương, thành viên MPP5 đã sát cánh bên nhau, động viên giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống; gia đình MPP5 đã mang lại cho tôi tình cảm ấm áp, biết chia sẻ và thương yêu, biết thế nào là cạnh tranh công bằng, đã giúp tôi nhận ra và xóa bỏ khoảng cách, định kiến vùng miền, giúp tôi khẳng định giá trị bản thân mình và phấn đấu hết mình trong học tập, công việc và cuộc sống.
  5. iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tỉnh Sóc Trăng nằm cuối lưu vực sông Hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với đặc thù về điều kiện tự nhiên nên các loại lúa thơm trồng ở Sóc Trăng có chất lượng khá tốt, cây lúa thích nghi và cho mùi thơm khi được trồng tại một số vùng đất ven biển, vùng có nguồn nước lợ. Cụm ngành lúa gạo ST xuất hiện từ khi các giống lúa ST (giống lúa được các nhà khoa học của tỉnh chọn tạo và đặt tên từ chữ viết tắt của tỉnh Sóc Trăng) được sản xuất đại trà nhưng các nhân tố liên kết chưa chặt chẽ nên tính cạnh tranh còn hạn chế. Do đó, để thương hiệu gạo thơm ST ngày càng phát triển rất cần phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành để xác định nguyên nhân và giải pháp hiệu quả nhằm đưa ra kiến nghị chính sách phù hợp. Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng” sử dụng lý thuyết cụm ngành của Micheal Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh và kết hợp chuỗi giá trị để trả lời hai câu hỏi sau: 1) Những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng là gì? 2) Chính sách cần thiết nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng? Kết quả nghiên cứu cho thấy, cụm ngành chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, những kết quả đã có sẵn; năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp còn yếu, nhất là năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp. Cụm ngành lúa gạo ST rất cần mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, cơ sở hạ tầng, thủy lợi được đảm bảo, giống, dịch bệnh, giá cả được kiểm soát và chính quyền địa phương hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác giống và tạo cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp. Vì vậy, để cụm ngành phát triển bền vững, tác giả kiến nghị các chính sách tập trung một số vấn đề liên quan đến phát triển cụm ngành và nâng cao chuỗi giá trị chủ yếu là vai trò của nhà nước trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa gạo ST như cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi phục vụ vận chuyển, cung cấp nước tưới; ngoài ra, tỉnh còn chú trọng đến cơ sở hạ tầng xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh lúa gạo ST
  6. iv đến với người tiêu dùng. Các ngành chức năng của tỉnh tăng cường hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ST mới, sản xuất giống đi đôi với kiểm soát chất lượng giống chặt chẽ, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; tạo cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lúa thơm ST với nông dân. Nhà nước cần có chính sách tăng tính liên kết vùng, thúc đẩy cụm ngành phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của lúa thơm ST; hỗ trợ lúa thơm ST thâm nhập chuỗi giá trị vùng, quốc gia và toàn cầu; đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, kỹ năng áp dụng, vận dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tạo động lực phát triển sản xuất gạo thơm ST, ổn định giá cả, giúp nông dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tác giả cũng quan tâm đến mối liên kết trong cụm ngành và đề xuất các biện pháp tăng tính liên kết, nâng cao vai trò các tác nhân trong cụm ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG, HỘP ................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. ix DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................ 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2 1.3 Khung phân tích ............................................................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.6 Cấu trúc của luận văn....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ................... 5 2.1 Năng lực cạnh tranh của cụm ngành ................................................................................ 5 2.2 Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter ............................................... 6 2.3 Khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị ...................................................... 7 2.3.1 Khái niệm cụm ngành ................................................................................................... 7 2.3.2 Khái niệm chuỗi giá trị ................................................................................................. 8 2.4 Giới thiệu về lúa thơm ST................................................................................................ 8 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH LÚA GẠO ST ... 10 3.1 Phân tích các yếu tố sẵn có địa phương ......................................................................... 10
  8. vi 3.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................................. 10 3.1.2 Tài nguyên tự nhiên .................................................................................................... 11 3.1.3 Quy mô địa phương .................................................................................................... 12 3.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương ........................................................................ 12 3.2.1 Hạ tầng "mềm" đối với ngành lúa gạo ........................................................................ 12 3.2.2 Hạ tầng "cứng" đối với ngành lúa gạo ST .................................................................. 13 3.2.3 Cơ cấu kinh tế và chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng, đất đai ............................... 14 3.3 Phân tích năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp...................................................... 16 3.3.1 Môi trường kinh doanh ............................................................................................... 16 3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành .................................................................................... 24 3.3.3 Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp ................................................................ 28 3.4 Mối liên kết cụm ngành và chuỗi giá trị ........................................................................ 29 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.............................................. 32 4.1 Kết luận .......................................................................................................................... 32 4.2 Kiến nghị chính sách...................................................................................................... 32 4.2.1 Điều kiện cầu và bối cảnh cạnh tranh ......................................................................... 32 4.2.2 Chính sách đối với cụm ngành.................................................................................... 33 4.2.3 Vai trò của các tổ chức hỗ trợ ..................................................................................... 35 4.2.4 Điều kiện đầu vào ....................................................................................................... 35 4.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 37 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 39
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IPM Integrated Pest Management Quản lý dịch hại tổng hợp HTX Hợp tác xã KH&CN Khoa học và Công nghệ KTXH Kinh tế - xã hội Lúa gạo ST Các giống lúa gạo được các nhà khoa học của tỉnh chọn tạo và đặt tên từ chữ viết tắt của tỉnh Sóc Trăng NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn THT Tổ hợp tác TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM&DV Thương mại và dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân VFA VietNam Food Association Hiệp hội Lương thực Việt Nam
  10. viii DANH MỤC BẢNG, HỘP Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1992 - 2013 Bảng 3.2. Giá phân bón NPK Đầu Trâu Hộp 1. Nội dung phỏng vấn ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Hộp 2. Nội dung phỏng vấn ông Từ Thanh Kiệt, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vùng nghiên cứu trồng lúa ST trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hình 2.1. Năng lực cạnh tranh của cụm ngành Hình 2.2. Mô hình kim cương của Michael Porter Hình 3.1. Bản đồ hành chính, địa giới tỉnh Sóc Trăng Hình 3.2. Sơ đồ cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng Hình 3.3. Chuỗi giá trị gạo ST của Sóc Trăng Hình 3.4. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị lúa gạo ST
  12. x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bốn giai đoạn nghiên cứu, hình thành các giống lúa ST Phụ lục 2. Đặc tính một số giống lúa thơm ST Phụ lục 3. Một số hình ảnh về các giống lúa ST Phụ lục 4. Cơ cấu chi phí sản xuất lúa ST Phụ lục 5. Chi phí và giá thành sản xuất lúa thường Phụ lục 6. Danh sách đáp viên Phụ lục 7. Phân tích ma trận SWOT ngành hàng lúa gạo ST Phụ lục 8. Bảng câu hỏi nông dân Phụ lục 9. Quyết định công nhận giống cây trồng mới và cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới
  13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Sóc Trăng nằm cuối lưu vực sông Hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được thiên nhiên ưu đãi, điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nếu thủy sản là ngành mũi nhọn thì lúa gạo là ngành chủ lực trong mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KTXH). Năm 2013, tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 373.406 ha; năng suất bình quân đạt 5,9 tấn/ha; tổng sản lượng 2.219.953 tấn. Diện tích lúa đặc sản 69.000 ha (chiếm tỷ lệ 18,56%), trong đó, diện tích lúa ST (giống lúa được các nhà khoa học của tỉnh chọn tạo và đặt tên từ chữ viết tắt của tỉnh Sóc Trăng) là 26.000 ha, chiếm khoảng 7% diện tích trồng lúa1. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng lần thứ XII nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định trồng lúa đặc sản là thế mạnh của tỉnh và đề ra chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2015 diện tích gieo trồng lúa đặc sản đạt trên 20% diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh. Sóc Trăng có điều kiện phù hợp nên thuận lợi sản xuất lúa thơm; đặc biệt, diện tích trồng lúa thơm ở ST phát triển mạnh nhờ các nhà khoa học của tỉnh nghiên cứu, chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất, đáp ứng cả hai tiêu chí năng suất và chất lượng, đã tạo nên thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”. Lúa thơm ST thường có giá cao hơn 20% so với lúa thường, có những thời điểm tăng 70%2, trong khi năng suất các giống lúa tương đương nhau trung bình khoảng 6 tấn/ha; vì vậy, lợi nhuận lúa thơm ST cao hơn lúa thường3. Theo Công ty Lương thực Sóc Trăng, Công ty đã xuất khẩu gạo ST5 sang thị trường Hồng Kông với giá 720 USD/ tấn, trong khi gạo thường 25% tấm cùng thời điểm có giá sàn xuất khẩu là 480 USD/tấn4; điều đó cho thấy lợi nhuận từ lúa thơm ST mang lại rất lớn. Vì vậy, phát triển cụm ngành lúa gạo ST là mục tiêu vô cùng hấp dẫn, đáng được quan tâm đối với Sóc Trăng. Tuy lúa gạo là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt lúa thơm ST được quan tâm phát triển do giá trị gia tăng cao hơn nhưng thời gian qua các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân 1 Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2013) 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (2012) 3 Phụ lục 4 và Phụ lục 5 4 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (2012)
  14. 2 chưa phân tích đúng bản chất để có sự đầu tư đúng mức. Vì vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh lúa gạo ST của Sóc Trăng, cần có những phân tích, đánh giá các yếu tố của cụm ngành; từ đó, đưa ra một số khuyến nghị chính sách để xây dựng và phát triển cụm ngành sản xuất lúa gạo ST. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng”. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu 1) Những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng là gì? 2) Chính sách cần thiết nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST của Sóc Trăng? 1.3 Khung phân tích Đề tài sử dụng mô hình các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh để phân tích cụm ngành lúa gạo ST theo các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương, năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương và năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp dựa trên khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương do TS. Vũ Thành Tự Anh phát triển dựa trên khung phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael Porter. Trong năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp, môi trường kinh doanh được phân tích theo mô hình kim cương của Michael Porter, phân tích bốn yếu tố của mô hình tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành lúa gạo ST ở vị trí trung tâm bao gồm bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh, các nhân tố đầu vào, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành, kiến nghị chính sách phù hợp từng nhóm tác nhân trong cụm ngành lúa gạo ST. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp định tính như thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp các số liệu thứ cấp hu thập từ Niên giám thống kê, các báo cáo, tài liệu của các sở, ngành chức năng, cụ thể các thông tin liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo thơm ST được thu thập từ Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm.
  15. 3 Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi để thu thập thông tin, số liệu sơ cấp với đại diện 53 hộ nông dân thuộc các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm; môi giới bán lúa, thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân, môi giới bán lúa, thương lái, doanh nghiệp thu mua và chế biến, xuất khẩu lúa gạo, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài xem xét cụm ngành đối với các vùng trồng lúa ST trên địa bàn các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên là hai huyện có diện tích gieo trồng lúa ST lớn nhất tỉnh và thị xã Ngã Năm là địa phương có thời gian ngập lũ trong năm và nhiều năm liền canh tác các giống lúa ST thành công. Hình 1.1 thể hiện những địa bàn mà đề tài nghiên cứu. Hình 1.1 Vùng nghiên cứu trồng lúa ST trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng (2012) 1.6 Cấu trúc của luận văn Luận văn có bốn chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài và tổng quan các nghiên cứu; Chương 3 phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST là nội dung
  16. 4 chính của luận văn; Chương 4 kết luận và đề xuất một số khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ST.
  17. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Năng lực cạnh tranh của cụm ngành Theo Michael Porter, quyết định năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một cụm ngành gồm ba nhóm nhân tố sau: Các yếu tố sẵn có của địa phương, năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương và năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của cụm ngành lúa gạo ST được phân tích theo Hình 2.1 sau đây: Hình 2.1 Năng lực cạnh tranh của cụm ngành Nguồn: Porter (2008) được hiệu chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2011) Nhóm các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương gồm tài nguyên tự nhiên, vị trí địa lý và quy mô địa phương. Nhóm nhân tố năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương gồm chất lượng hạ tầng kỹ thuật như giao thông vận tải, điện, nước, viễn thông; hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, xã hội và các thể chế chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Nhóm nhân tố năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp gồm chất lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và chiến lược của doanh nghiệp.
  18. 6 2.2 Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter Bốn thuộc tính của môi trường kinh doanh tạo thành liên kết bao gồm điều kiện các nhân tố đầu vào, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan, bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh. Hình 2.2 thể hiện các thuộc tính trên dưới dạng mô hình kim cương. Hình 2.2 Mô hình kim cương của Michael Porter Nguồn: Porter (2008) Các điều kiện nhân tố đầu vào gồm vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khi các yếu tố sản xuất tạo điều kiện thuận lợi với chi phí thấp và chất lượng cao5. Các điều kiện cầu gồm kết cấu, quy mô và hình mẫu tăng trưởng, mức độ đòi hỏi của khách hàng, thị trường tiêu thụ được dự báo bởi cầu trong nước, v.v… Các công ty trong nước sẽ có nhiều thuận lợi nếu sớm thích nghi và nắm bắt nhu cầu thị trường, đưa ra sản phẩm thích hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia6. Trong “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Porter, lợi ích của các ngành công nghiệp phụ trợ nằm trong quá trình đổi mới và cải tiến. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp công ty áp dụng các phương pháp và 5 Porter (2008) 6 Porter (2008)
  19. 7 công nghệ mới từ nhà cung cấp địa phương. Ngược lại, các công ty ảnh hưởng đến nỗ lực cải tiến kỹ thuật công nghệ của nhà cung cấp và trở thành người kiểm tra đầu ra sản phẩm. Nhân tố có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành là bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh. Cụ thể, đó là hoàn cảnh mà các công ty được hình thành, tổ chức và quản lý cũng như bản chất cạnh tranh trong nước7. 2.3 Khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị 2.3.1 Khái niệm cụm ngành Cụm ngành là một nhóm các công ty liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ thể, quy tụ trong một khu vực địa lý được kết nối bởi những sự tương đồng và tương hỗ. Phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố hay tiểu bang đơn nhất, hoặc là cả một quốc gia hay mạng lưới các nước láng giềng8. Cấu trúc của cụm ngành rất đa dạng: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thượng nguồn và hạ nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các ngành liên quan về sản xuất, công nghệ, quan hệ khách hàng, các thể chế hỗ trợ như tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng9. Cụm ngành giúp các doanh nghiệp gia tăng ưu thế cạnh tranh nhờ vào khả năng đổi mới, gia tăng năng suất và thúc đẩy thương mại hóa cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp mới ra đời10. Cụm ngành gia tăng năng suất bằng cách tăng tiếp cận với các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, thông tin, dịch vụ, lao động kỹ năng, v.v…, giảm chi phí giao dịch, tăng động cơ và năng lực cạnh tranh, tăng sức ép đổi mới nhờ sự hiện hữu của nhiều nhà cung ứng, các chuyên gia hàng đầu và các thể chế hỗ trợ. Ngoài ra, cụm ngành phát triển thúc đẩy cơ hội đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp mới ra đời nhờ vào các nguồn lực về tài chính, kỹ năng, mối quan hệ thương mại và sự gia tăng nhu cầu. Chất lượng môi trường kinh doanh tác động trực tiếp đến năng suất mà các doanh nghiệp dựa vào để cạnh tranh ở một địa điểm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương có vai trò rất 7 Porter (2008) 8 Vũ Thành Tự Anh (2012) 9 Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012 10 Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012
  20. 8 quan trọng trong hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cạnh tranh nhằm hướng đến cải thiện năng suất. Ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, nhân tố quan trọng quyết định chất lượng môi trường kinh doanh, tác nhân kích thích tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh; các công ty liên quan, các nhà cung ứng, chính phủ và những tổ chức quan trọng khác đối thoại với nhau một cách hiệu quả. Cụm ngành tác động lên cạnh tranh gồm tăng năng suất, tăng năng lực đổi mới và thúc đẩy hình thành doanh nghiệp mới nhằm hỗ trợ đổi mới và mở rộng cụm ngành. 2.3.2 Khái niệm chuỗi giá trị Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ từ các giai đoạn nghiên cứu, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, sau cùng là xử lý rác thải sau sử dụng11. Phân khúc của một chuỗi giá trị rất phức tạp, thường có bốn nội dung gồm thiết kế, sản xuất, tiếp thị tiêu dùng và tái chế. Theo định nghĩa ở trên, cụm ngành nêu bật tầm quan trọng sự tương tác, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước là chủ yếu; ngược lại chuỗi giá trị là sự liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi; do vậy, sự kết hợp cả hai cách tiếp cận này sẽ bổ trợ lẫn nhau, các tác nhân trong chuỗi giá trị chịu sự ảnh hưởng của các thể chế hỗ trợ, môi trường cạnh tranh, hạ tầng cơ sở; đồng thời, các doanh nghiệp trong cụm ngành tham gia chuỗi giá trị, chịu sự tương tác bởi quy luật cung cầu. Do đó, phân tích cụm ngành kết hợp chuỗi giá trị sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành do có sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các thành phần, tạo giá trị gia tăng cao hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận, tăng tính cạnh tranh trong thế giới rộng mở, thị trường toàn cầu thông suốt như hiện nay. 2.4 Giới thiệu về lúa thơm ST Sóc Trăng có nhiều giống lúa thơm, từ thời kỳ là thuộc địa của Pháp đã nổi tiếng về chất lượng gạo. Gần đây, các giống lúa thơm ST được kỹ sư Hồ Quang Cua và nhóm chuyên gia nông nghiệp của tỉnh nghiên cứu, chọn lọc từ năm 1991 đến nay (Phụ lục 1). Giống lúa này phát triển phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước ở các huyện Mỹ Xuyên, Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị và thị xã Ngã Năm. Kaplinsky, 2000, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2