intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét trong quá trình hội nhập KT quốc tế sẽ có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu thuế XNK và TNDN nói riêng và nguồn thu thuế nói chung, những thay đổi trong DT thuế này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu thu thuế của Việt Nam. Từ đó tác giả muốn nghiên cứu xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu hơn sẽ thay đổi ra sao dựa trên cơ sở so sánh cơ cấu thu thuế với một số nước trong khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÁC NGUỒN THU THUẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRÊN CƠ SỞ SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÁC NGUỒN THU THUẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRÊN CƠ SỞ SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN HIỂN MINH TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người thân trong gia đình, đồng nghiệp của tôi đã luôn sát cánh, động viên và tạo điều kiện hết sức cho tôi có thể hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Hiển Minh đã có những phản biện, góp ý, lời khuyên hết sức chân thành và hữu ích đã giúp tôi gỡ bỏ những vướng mắc và đưa ra hướng đi cho luận văn. Tôi chân thành biết ơn đến Quý Thầy Cô của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã đưa đến cho tôi những giờ giảng hay, hấp dẫn, lôi cuốn, sát với thực tế; cũng như nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi có thể học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn đến anh chị em học viên MPP6, những người bạn luôn bên cạnh tôi giúp đỡ, quan tâm đến tôi trong thời gian học tập. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp
  5. -iii- TÓM TẮT Theo xu hướng vận động không ngừng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang tiến trên con đường hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Cùng với những cơ hội nhận được Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế. Trong đó chính sách cũng như nguồn thu thuế sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là thuế TNDN và thuế XNK. Xét về nguồn thu thuế TNDN sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của việc giảm dần mức thuế suất, xuất hiện nhiều đối tượng nộp thuế khác nhau, giảm dần các chế độ ưu đãi thuế; nói về thuế XNK nguồn thu sẽ giảm khi thực hiện các cam kết thuế quan… Trong khi đó tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN trong tổng nguồn thu thuế là cao hơn so với các sắc thuế khác và là nguồn thu quan trọng của ngân sách. Nhưng trong những năm gần đây tỷ trọng đóng góp của sắc thuế này đang giảm dần. Bên cạnh đó, nguồn thu thuế chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hiện nay thể hiện qua tỷ lệ bội chi ngân sách trong những năm gần đây ở mức 5%/GDP. Qua nghiên cứu những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nguồn thu thuế TNDN, thuế XNK và trên cơ sở so sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam với các nước trong khu vực có thể rút ra một số nhận xét và kiến nghị sau. So với các nước trong khu vực, gánh nặng thuế Việt Nam còn quá cao gây gánh nặng thuế cho nền kinh tế. Trong dài hạn khi những nguồn thu không bền vững như dầu thô, tài nguyên thiên nhiên… giảm dần, thuế XNK giảm khi thực hiện những cam kết, thì gánh năng thuế sẽ có khuynh hướng đi xuống hội tụ với các nước trong khu vực. Nguồn thu thuế giảm sẽ đặt áp lực lên cán cân ngân sách, vì thế để giảm bớt áp lực này cần giảm những khoản chi tiêu công chưa hợp lý. Bên cạnh đó, Việt Nam cần giảm tỷ trọng đóng góp của thuế gián thu như thuế GTGT, TTĐB; tăng dần tỷ trọng của thuế trực thu, trong đó thuế TNCN còn có nhiều khả năng để tăng nguồn thu, tăng tỷ trọng đóng góp nguồn thu thuế bất động sản là nguồn thu tiềm năng. Xét về tỷ trọng đóng góp thuế TNDN của Việt Nam đã đi đúng với xu hướng của các nước trong khu vực; cơ cấu thu thuế TNDN của các thành phần kinh tế thì có sự thay đổi vai trò của khu vực quốc doanh đang giảm dần, khu vực
  6. -iv- ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập đi đôi với việc gia nhập nguồn vốn nước ngoài thông qua sự có mặt của các doanh nghiệp FDI thì cũng phát sinh nhiều mặt tiêu cực đó là tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI làm thất thoát nguồn thu thuế TNDN. Để tránh tình trạng này cần có những chính sách điều chỉnh về hệ thống thuế, tăng cường khả năng phối hợp quản lý giữa các cơ quan, xây dựng hệ thống thông tin điện tử, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế.
  7. -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................... x DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................... xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................................. 4 1.4. Đối tượng và nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 4 1.6. Nguồn thông tin ................................................................................................................... 5 1.7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 6 2.1. Tổng quan về thuế................................................................................................................ 6 2.2. Các chỉ số được dùng để phản ánh số thu các sắc thuế vào tổng thu thuế, vào Tổng sản phẩm quốc nội ............................................................................................................................. 8
  8. -vi- 2.3. Ảnh hưởng của cam kết thuế trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp và xuất nhập khẩu ........................................................................................ 9 CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG VÀ CƠ CẤU THU THUẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC .......................................................................................................................................... 11 3.1. Cơ cấu thu thuế của Malaysia ............................................................................................ 12 3.2. Cơ cấu thu thuế của Thái Lan ............................................................................................ 18 3.3. Cơ cấu thu thuế của Indonesia ........................................................................................... 20 3.4. Cơ cấu thu thuế của Singapore .......................................................................................... 21 CHƯƠNG 4: CƠ CẤU THU THUẾ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC ...................................................................................... 24 4.1. Cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ............................................................... 24 4.2. Các cam kết thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ........................ 25 4.3. Cơ cấu thu thuế của Việt Nam ........................................................................................... 25 4.4. So sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam với một số nước trong khu vực ............................ 29 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 40 5.1. Kết luận .............................................................................................................................. 40 5.2.Kiến nghị............................................................................................................................. 42 5.3. Hạn chế của đề tài .............................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 44 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 49
  9. -vii- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do Asean ASEAN Free Trade Area Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–Thái APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Bình Dương Association of Southeast Asian ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations CQLB Chính quyền Liên bang DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DT Doanh thu DV Dịch vụ FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FTA Khu vực mậu dịch tự do Free trade area Hiệp ước chung về thuế quan và mậu General Agreement on Tariffs and GATT dịch Trade GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HH Hàng hóa IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund KT Kinh tế NK Nhập khẩu NSNN Ngân sách nhà nước Organization for Economic Co- OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development; PTA Thỏa thuận thương mại ưu đãi Preferential Trade Arangements TB Trung bình TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp
  10. -viii- Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Trans-Pacific Strategic Economic TPP xuyên Thái Bình Dương Partnership Agreement TTĐB Tiêu thụ đặc biệt USD Đồng đôla Mỹ United States Dollar WB Ngân hàng thế giới World Bank WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  11. -ix- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Xu hướng nguồn thu thuế nói chung trên thế giới từ đầu những năm 1990 đến 2000 .................................................................................................................................................... 7 Bảng 3.1 – Năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới các nước trong khu vực.................... 11 Bảng 4.1 – Biểu thuế suất thuế TNDN các nước trong khu vực .............................................. 36
  12. -x- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 - Tỷ trọng đóng góp của thuế trong tổng thu NSNN................................................... 1 Hình 1.2 - Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN, XNK trong tổng thu thuế ...................................... 3 Hình 3.1 - Tỷ trọng đóng góp DT của CQLB vào chính quyền hợp nhất................................ 12 Hình 3.2 - Cơ cấu nguồn thu của CQLB .................................................................................. 13 Hình 3.3 - Cơ cấu nguồn thu thuế của CQLB .......................................................................... 13 Hình 3.4 - Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng của Malaysia ...................................... 14 Hình 3.5 - Tỷ trọng đóng góp các loại thuế trên tổng DT thuế Thái Lan ................................ 18 Hình 3.6 - Cơ cấu các loại thuế của Indonesia năm 2012 ........................................................ 20 Hình 3.7 - Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng trong tổng DT thuế Indonesia ............ 21 Hình 3.8 - Cơ cấu các loại thuế của Singapore năm 2013 ....................................................... 22 Hình 3.9 - Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng của Singapore .................................... 22 Hình 4.1 - Tỷ trọng đóng góp của từng sắc thuế so với GDP Việt Nam ................................. 28 Hình 4.2 - Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN vào tổng DT thuế của Việt Nam .......................... 28 Hình 4.3 - Tổng thu thuế/GDP (loại trừ đóng góp an sinh xã hội) của một số nước ............... 29 Hình 4.4 - Tổng thu thuế/GDP (không loại trừ đóng góp an sinh xã hội), 1990-2012 ............ 30 Hình 4.5 - Tỷ trọng đóng góp thuế GTGT của các nước ......................................................... 31 Hình 4.6 - Tỷ trọng đóng góp thuế XNK và TTĐB HH NK của các nước ............................. 32 Hình 4.7 - Tỷ trọng đóng góp thuế TTĐB trong nước của các nước ....................................... 32 Hình 4.8 - Tỷ trọng đóng góp thuế TNCN của các nước ......................................................... 33 Hình 4.9 - Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN (không từ dầu thô) so với DT thuế của các nước . 34
  13. -xi- Hình 4.10 – Gánh nặng thuế TNDN (không bao gồm dầu thô) các nước ............................... 35 Hình 4.11 – Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN của các thành phần KT ...................................... 36 Hình 4.12 - Doanh thu, lợi nhuận của Công ty Coca – Cola Việt Nam 2004 – 2010 (tỉ VNĐ) .................................................................................................................................................. 38
  14. -xii- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 - Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng trong tổng DT thuế Indonesia, 2000– 2012 .......................................................................................................................................... 49 Phụ lục 2 - Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng trong tổng DT thuế Malaysia, 1998– 2014 .......................................................................................................................................... 49 Phụ lục 3 - Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng trong tổng DT thuế Thái Lan, 2006– 2012 .......................................................................................................................................... 50 Phụ lục 4 - Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng trong tổng DT thuế Singapore, 2006– 2012 .......................................................................................................................................... 50 Phụ lục 5 - Tỷ trọng các sắc thuế quan trọng so với GDP của Việt Nam, 1997–2013............. 51 Phụ lục 6 - Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN trong tổng DT thuế của các nước, 2006-2012 ..... 51 Phụ lục 7 – Cơ cấu thu thuế TNDN trong tổng DT thuế của Việt Nam, 2006-2013................ 52 Phụ lục 8 – Tỷ lệ thuế TNDN trên GDP của các nước, 2006-2012.......................................... 52 Phụ lục 9 - Tổng DT thuế/ GDP các nước (đã loại trừ các khoản đóng góp an sinh xã hội), 2000–2012 ................................................................................................................................ 53 Phụ lục 10 – Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................. 54 Phụ lục 11 - Tình hình phát triển kinh tế - chính trị một số nước trong khu vực ..................... 56 Phụ lục 12 – Khái quát về tình hình thu ngân sách nhà nước Việt Nam từ 2006-2012 ........... 62 Phụ lục 13 - Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................ 67 Phụ lục 14 - Tổng quan về chuyển gia...................................................................................... 71 Phụ lục 15 - Khái quát tình hình thu hút FDI tại Việt Nam từ 1987-2013 ............................... 74 Phụ lục 16 - Dấu hiệu chuyển giá ở các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chẻ tỉnh Lâm Đồng .................................................................................................................................................. 76
  15. -xiii- Phụ lục 17 - Bảng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp một số nước .................................... 77 Phụ lục 18 - Một số thay đổi trong luật thuế tnu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................................ 78
  16. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Ngay từ khi Nhà nước ra đời thuế đã đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước. Các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng thuế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Ở Việt Nam trong tổng nguồn thu và viện trợ, thuế chiếm tỷ lệ xoay quanh 80% đến 90%. Vì thế để đảm bảo NSNN được ổn định thì việc ổn định được nguồn doanh thu (DT) thuế là hết sức quan trọng. Hình 1.1 - Tỷ trọng đóng góp của thuế trong tổng thu NSNN 100% 95% 90% Tỷ trọng đóng 85% góp thu thuế 80% trong tổng thu 75% NSNN 70% 65% 60% 55% 50% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam và tác giả tự tính toán. Trên con đường phát triển của Việt Nam, quá trình hội nhập kinh tế (KT) thế giới là một điều hiển nhiên giúp Việt Nam dần khẳng định mình và vươn ra thị trường quốc tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận với nền KT tiên tiến trên thế giới. Cùng với những ưu đãi được hưởng Việt Nam cũng phải thực hiện những nghĩa vụ, cam kết của mình về thương mại và
  17. -2- hàng rào thuế quan. Khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) phải có nghĩa vụ giảm thuế nhập khẩu (NK) xuống còn 0% đến 5% vào năm 2006 và tiếp tục giảm xuống còn 0% vào năm 2015. Hay khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam phải cam kết ràng buộc thuế quan với 10.600 dòng thuế tại thời điểm ký kết. Trong đó có 35% dòng thuế bị cắt giảm ngay, 35% dòng thuế giữ nguyên và 30% dòng thuế cao hơn. Việc giảm thuế NK sẽ làm giảm nguồn DT thuế NK và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thay đổi trong xu hướng phân công lao động toàn cầu, xu hướng tự do di chuyển về nguồn vốn, lao động giữa các quốc gia, các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường nội địa, ký kết các Hiệp định song phương về thuế… Từ đó yêu cầu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cần xác định thu nhập (TN) tính thuế nhằm bao quát hết các đối tượng TN mới phát sinh, quản lý tốt các đối tượng nộp thuế…đặc biệt là việc phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế suất để thu hút đầu tư, điều này sẽ ảnh hưởng đến DT thuế TNDN. Trong khi đó, thuế TNDN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng DT thuế. Tỷ trọng đóng góp trung bình (TB) của thuế TNDN trong giai đoạn 2003–2013 là 35,5%. Theo dõi Hình 1.2 thì tỷ trọng đóng góp của sắc thuế này đang giảm qua các năm. Ngoài ra, trong những năm gần đây DT thuế chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi tiêu công ở Việt Nam, biểu hiện là tỷ lệ bội chi NSNN liên tục tăng và vượt so với dự kiến. Trong giai đoạn 2002-2009, mức bội chi ngân sách ở mức 5% /Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó các năm 2007, 2009 mức bội chi vượt trên 5%. Năm 2010 bội chi ngân sách tăng lên mức 5,8% GDP. Những năm sau này mức bội chi vẫn ở trên 5%, ngoại trừ năm 2011 đã giảm xuống còn 4,9%1. Đứng trước tình hình số DT thuế chưa đảm bảo nguồn thu ngân sách trong thời gian qua, số thu thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu thuế đang có xu hướng giảm và bị tác động bởi quá trình hội nhập KT, DT thuế NK sẽ giảm khi thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan. Tác giả muốn nghiên cứu về xu hướng thay đổi nguồn thu thuế của Việt Nam trong các năm tiếp theo khi tham gia hội nhập KT ngày càng sâu hơn sẽ theo xu hướng nào? Để trả lời được câu hỏi này ta 1 Đinh Thị Nga (2012).
  18. -3- đi tìm hiểu về cơ cấu thu thuế của Việt Nam dựa vào tỷ trọng đóng góp của các sắc thuế vào DT thuê. Bên cạnh đó, ta cần phải có cột mốc để so sánh tỷ trọng đóng góp của các sắc thuế vào DT thuế của Việt Nam, và tác giả quyết định chọn các nước trong khu vực. Với điều kiện tự nhiên khá tương đồng giữa các nước trong khu vực, một số nước có tốc độ phát triển không quá xa so với Việt Nam, hầu hết các nước đã tham gia những Hiệp định, khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam đang là thành viên. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực nằm ở các nhóm nước có TN khác nhau rất thuận tiện cho việc so sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam (Singapore nằm trong nhóm nước có TN cao; Thái Lan và Indonesia nằm trong nhóm nước có TN TB thấp, Malaysia nằm trong nhóm nước có TN TB cao).2 Ngoài ra việc tìm hiểu và so sánh cơ cấu thu thuế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực sẽ dễ dàng hơn và dễ tìm kiếm các nguồn số liệu. Do đó tác giả đi đến nghiên cứu đề tài “Phân tích xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực”. Hình 1.2 - Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN, XNK trong tổng thu thuế 45% Tỷ trọng 40% đóng góp thuế TNDN 35% trong tổng 30% thu thuế 25% 20% Tỷ trọng 15% đóng góp 10% thuế XNK trong tổng 5% thu thuế 0% Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam và tác giả tự tính toán. 2 International Monetary Fund (2011).
  19. -4- 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét trong quá trình hội nhập KT quốc tế sẽ có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu thuế XNK và TNDN nói riêng và nguồn thu thuế nói chung, những thay đổi trong DT thuế này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu thu thuế của Việt Nam. Từ đó tác giả muốn nghiên cứu xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu hơn sẽ thay đổi ra sao dựa trên cơ sở so sánh cơ cấu thu thuế với một số nước trong khu vực. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, gánh nặng thuế của Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực là như thế nào và khả năng thay đổi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ra sao? Thứ hai, tỷ trọng đóng góp các sắc thuế vào tổng thu thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng sẽ thay đổi như thế nào? Thứ ba, Nhà nước cần có những chính sách gì để giảm thiểu sự biến động của các nguồn thu thuế trong tương lai? 1.4. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nguồn thu thuế vào NSNN, đặc biệt nguồn thu thuế TNDN và thuế XNK. Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong quá trình hội nhập KT quốc tế sẽ có những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của Việt Nam, trong đó thuế TNDN và XNK bị ảnh hưởng trực tiếp. Từ đó, đề tài mới đi so sánh tỷ trọng đóng góp các sắc thuế vào tổng DT thuế của Việt Nam với các nước trong khu vực đã có quá trình hội nhập trước Việt Nam, để xem cơ cấu thu thuế của Việt Nam sẽ có khả năng thay đổi như thế nào. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê để xử lý số liệu, kết hợp với đồ thị, bảng biểu minh họa để tăng thêm tính trực quan, kết hợp khung lý thuyết và kinh
  20. -5- nghiệm một số nước trong khu vực với việc phân tích những số liệu ở Việt Nam nhằm đưa đến những kết luận về tỷ trọng đóng góp các sắc thuế vào tổng DT thuế của Việt Nam sẽ có những thay đổi gì so với các nước trong khu vực. Các bước phân tích được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định khung lý thuyết. Bước 2: Nghiên cứu cơ cấu thu thuế của một số nước trong khu vực trong quá trình hội nhập. Bước 3: Nghiên cứu cơ cấu thu thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập, và so sánh với các nước trong khu vực. Bước 4: Từ những nghiên cứu ở bước 3 đưa ra kết luận về cơ cấu thu thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập sẽ đi theo xu hướng như thế nào và đưa ra kiến nghị chính sách. 1.6. Nguồn thông tin Đề tài chỉ sử dụng các dữ liệu thứ cấp được lấy từ cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan; kho dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và sách, báo. 1.7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Nêu bối cảnh nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Nêu khái quát những lý thuyết được sử dụng trong đề tài. Chương 3: Phân tích cơ cấu thu thuế của một số nước trong khu vực trong quá trình hội nhập. Chương 4: Phân tích cơ cấu thu thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập, và so sánh với các nước trong khu vực. Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2