Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sinh kế bền vững của người dân trong giai đoạn tái canh cà phê ở Tây Nguyên - Nghiên cứu tình huống tại tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng, hoạt động sinh kế của các hộ gia đình trong diện quy hoạch tái canh, để từ đó đề xuất các chính sách nhằm hỗ trợ người dân thực hiện tái canh cây cà phê đạt được sinh kế bền vững trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sinh kế bền vững của người dân trong giai đoạn tái canh cà phê ở Tây Nguyên - Nghiên cứu tình huống tại tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THỊ CẨM NHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TÁI CANH CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THỊ CẨM NHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TÁI CANH CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn đầy đủ và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hay Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Tp. HCM, tháng 08 năm 2017. Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Đinh Công Khải, người đã trực tiếp hướng dẫn và khích lệ tôi thực hiện đề tài này. Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình với những kinh nghiệm quý báu của Thầy, tôi đã hoàn thành luận văn kể cả trong điều kiện khó khăn nhất. Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức thông qua các bài giảng vô cùng hữu ích và thực tế tại Chương trình. Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Anh Trương Minh Hòa, Chị Phạm Hoàng Minh Ngọc và các Anh/Chị tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hỗ trợ tôi về kỹ thuật cũng như các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện luận văn. Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Thầy Trần Thanh Thái đã vô cùng nhiệt tình hỗ trợ tôi về tin học, chỉ dẫn nhiều công cụ hữu ích trong quá trình trình bày luận văn. Thứ tư, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh/chị, bạn bè đồng khóa MPP8, đã hỗ trợ động viên giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Thứ năm, tôi xin cảm ơn đến toàn thể các cán bộ khuyến nông tại các xã, phường được chọn để thực hiện khảo sát đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp xúc với các hộ dân. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp tôi có thể hoàn thành khóa học tập trung tại Chương trình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2017. Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung
- iii TÓM TẮT Cây cà phê là cây trồng chủ lực về kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên. Không chỉ chiếm gần 90% diện tích trồng trọt của cả nước, cây cà phê còn đem lại nguồn thu nhập chính và giúp cải thiện đời sống người dân nơi đây. Theo thống kê chính thức từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2020 sẽ có khoảng 15.71% diện tích cà phê sẽ bị già cỗi, và giảm 1/3 năng suất so với thời kỳ kinh doanh, đòi hỏi phải được thay thế. Tuy nhiên, tái canh là một quá trình kéo dài, gây gián đoạn nguồn thu nhập, và ảnh hưởng trầm trọng đến sinh kế của các hộ dân, đặc biệt là các hộ độc canh cà phê. Giải quyết bài toán sinh kế cho người dân trong thời gian tái canh sẽ thúc đẩy quá trình tái canh diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn; giúp tình hình kinh tế- xã hội tiếp tục tăng trưởng bền vững trong tương lai. Đồng thời, đây là một cơ hội tốt để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi giống cây mới một cách đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khẳng định vị trí thương hiệu cà phê của tỉnh. Kết quả nghiên cứu bằng điều tra khảo sát thực tế dựa trên khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID, 2004) cho thấy sinh kế của các hộ dân tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk phải đối mặt với nhiều bối cảnh dễ gây tổn thương, xuất phát từ dịch bệnh, nguồn nước khan hiếm, hạn hán kéo dài và tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp. Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng kỹ năng lao động còn kém, trình độ học vấn thấp, chưa đầu tư đúng mực cho giáo dục. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quá trình tái canh là các hộ dân buộc phải luân canh cải tạo đất. Đã có nhiều chính sách giúp cải thiện sinh kế trong thời gian tái canh tận dụng sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp và các cấp chính quyền, đoàn thể gồm chính sách giống, kỹ thuật và tín dụng ưu đãi nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo nguồn sinh kế trong giai đoạn tái canh, cần phải điều chỉnh chính sách nhằm giảm tính dễ tổn thương của các hộ dân, đồng thời duy trì hoặc bổ sung thêm nguồn sinh kế thay thế mới hiệu quả hơn. Trên cơ sở tham vấn ý kiến của chính quyền và các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn, tác giả đề xuất các chính sách sau: (i) chính sách tài chính: cần có chính sách tín dụng ưu đãi riêng cho nhóm đối tượng buộc phải luân canh cải tạo đất trước khi tái canh vườn cà phê; (ii) chính sách về giống: cơ chế quản lý nguồn giống hỗ trợ thận trọng hơn, chú trọng tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng của các cơ sở ươm giống; (iii) tăng cường các kênh chia sẻ, phổ biến thông tin, giảm tình trạng bất cân xứng thông tin trong chương trình tín
- iv dụng ưu đãi; và (iv) chính sách đào tạo nguồn nhân lực khuyến nông đến các thôn, buôn, tổ dân phố từ các cán bộ chính quyền đến các tổ chức đoàn thể phi lợi nhuận, (v) đầu tư phát triển các mô hình khuyến nông hiệu quả cao về kinh tế, tạo cơ hội để các hộ dân được nâng cao kỹ năng canh tác, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trồng trọt.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách .................................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 1.5 Bố cục luận văn ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ... 4 2.1. Các khái niệm ............................................................................................................. 4 2.2 Khung phân tích sinh kế .............................................................................................. 4 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................................ 9 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 9 2.3.2. Các nghiên cứu quốc tế ..................................................................................... 10 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 12 3.1 Địa bàn nghiên cứu .................................................................................................... 12 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội .................................................................................. 12 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 13 3.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 14 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 14 3.2.2 Thiết kế bảng hỏi ................................................................................................ 15 3.2.3. Cách thức và quy trình chọn mẫu khảo sát ....................................................... 15 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DIỆN TÁI CANH CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN ĐẾN 2020 ..................................................... 20 4.1 Nguồn lực tự nhiên .................................................................................................... 20
- vi 4.2 Nguồn lực con người ................................................................................................. 23 4.3 Nguồn lực xã hội: ...................................................................................................... 25 4.4 Nguồn lực tài chính ................................................................................................... 27 4.5 Nguồn lực vật chất ..................................................................................................... 27 4.6 Các chương trình hỗ trợ tái canh ............................................................................... 29 4.7 Bối cảnh dễ tổn thương............................................................................................. 35 4.8 Các chiến lược sinh kế............................................................................................... 36 4.9 Kết quả sinh kế .......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 39 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 39 5.2 Khuyến nghị chính sách ............................................................................................ 39 5.2.1 Về nhóm giải pháp chính sách tín dụng ............................................................. 40 5.2.2 Chính sách về giống ........................................................................................... 40 5.2.3 Chính sách hỗ trợ kỹ thuật ................................................................................. 41 5.2.4 Công tác chia sẻ và phổ biến thông tin .............................................................. 41 5.2.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ................................................................... 41 5.3 Hạn chế của đề tài...................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 41 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 44
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế DFID Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh KHKT NLN Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp NHNN Ngân hàng Nhà nước NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TDP Tổ dân phố UBND Ủy ban nhân dân
- viii DANH MỤC BẢNG Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................14 Bảng 3.1: Diện tích cà phê và diện tích tái canh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk ...........................15 Bảng 3.2: Quy mô tái canh cây cà phê ở các huyện tỉnh Đắk Lắk ...................................16 Bảng 3.3: Thống kê số mẫu điều tra ..............................................................................18
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Diện tích các nhóm đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...................................13 Hình 4.1: Tình hình sử dụng nước tưới ở các khu vực khảo sát ...............................20 Hình 4.2: So sánh quy mô hộ gia đình và diện tích đất canh tác .............................23 Hình 4.3 : Vai trò của các nguồn thông tin ...............................................................26 Hình 4.4: Tình trạng tiếp cận vốn vay của các hộ được khảo sát .............................27 Hình 4.5: Tình trạng sở hữu giấy tờ nhà đất .............................................................28 Hình 4.7: Nguyên nhân mua giống ngoài của các hộ dân được khảo sát .................30 Hình 4.8: Lựa chọn sinh kế bổ sung .........................................................................38
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách Cà phê là một loại cây công nghiệp chính thức được du nhập vào Việt Nam kể từ năm 1857 dưới thời Pháp thuộc. Vài thập niên trở lại đây, diện tích trồng cây cà phê đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, và trở thành cây trồng chủ lực của các tỉnh Tây Nguyên, chiếm gần 90% diện tích trồng trọt của cả nước. Mặc dù so với các nước, cà phê được du nhập vào nước ta khá muộn, nhưng ngành cà phê đã đạt được mức tăng trưởng kỉ lục, với năng suất gấp 2-3 lần so với các nước khác, và trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Đồng thời, cà phê cũng đã trở thành cây trồng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất , với giá trị xuất khẩu hàng năm lên đến hơn 3 tỷ USD. Có thể nói, cây cà phê gắn liền với đời sống của người dân Tây Nguyên, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đem lại nguồn thu nhập chính và giúp cải thiện đời sống người dân, giải quyết lao động cho đa số người dân trên địa bàn, đồng thời cũng là công cụ hỗ trợ hiệu quả giúp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, ngành cà phê hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Diện tích vườn cà phê già cỗi đang làm giảm dần số lượng và chất lượng cà phê thu hoạch, đòi hỏi cần phải được tái canh. Tái canh là cơ hội để chuyển đổi giống mới và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, quy trình tái canh đòi hỏi thời gian luân canh kéo dài (có nơi từ 1-2 năm, thậm chí 3 năm), thời gian kiến thiết cơ bản (từ 1-2 năm), khiến nguồn thu nhập bị gián đoạn, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các hộ nông dân, đặc biệt là những hộ độc canh cà phê và chỉ có cà phê là nguồn thu nhập chính. Bên cạnh đó, tái canh cà phê còn là vấn đề lớn mang tính chất kỹ thuật phức tạp, nếu không được thực hiện bài bản dễ thất bại, do đó, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, rủi ro cao. Ngoài nguồn vốn tự có, người sản xuất phải vay vốn để làm đất, mua giống và phân bón, nhất là phân hữu cơ. Nhưng nếu không tái canh, cà phê già cõi sẽ cho năng suất giảm dần, chất lượng cà phê thấp, hạt nhỏ, không đảm bảo tiêu chuẩn thu mua đầu vào, và phải bán ra với giá thấp. Nếu sự việc này diễn ra trên quy mô lớn, sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu cà phê
- 2 của khu vực, ngành nông nghiệp sẽ bị suy giảm, tình hình kinh tế xã hội của các tỉnh trong khu vực cũng bị tác động nặng nề. Chính vì những yếu tố phức tạp như vậy, việc quy hoạch tái canh cần phải được sự quan tâm và phối hợp giải quyết của nhiều bên liên quan, từ các hộ gia đình, doanh nghiệp đến Nhà nước. Giải quyết bài toán sinh kế cho người dân sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái canh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi; đồng thời giúp tiếp tục duy trì sinh kế bền vững trong tương lai. Đây cũng là chủ đề được thảo luận nhiều, nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu sâu nhằm đưa ra những chính sách hỗ trợ người dân thực hiện tái canh cây cà phê đạt được sinh kế bền vững trong tương lai. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu 1.2 Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiện trạng, hoạt động sinh kế của các hộ gia đình trong diện quy hoạch tái canh, để từ đó đề xuất các chính sách nhằm hỗ trợ người dân thực hiện tái canh cây cà phê đạt được sinh kế bền vững trong tương lai. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Hoạt động sinh kế của người dân trong diện tái canh cây cà phê tỉnh Đắk Lắk như thế nào? Chính sách nào hỗ trợ người dân tái canh cây cà phê để tạo nên sinh kế bền vững trong tương lai? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến chiến lược sinh kế của các hộ gia đình thuộc diện phải tái canh cây cà phê tại các điểm nghiên cứu, có đủ các điều kiện sau: Cà phê là nguồn thu nhập chính. Có vườn cà phê trên 20 năm tuổi hoặc dưới 20 năm tuổi nhưng năng suất bình quân nhiều năm liền thấp, dưới 1.5 tấn nhân/ha. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại 4/15 huyện thành (gồm Tp.Buôn Ma Thuột, Cư Kuin, Cư M’Gar và Buôn Hồ.) (Xem Phụ lục 1) 1.5 Bố cục luận văn Luận văn có kết cấu gồm 5 chương. Chương 1: Giới thiệu bối cảnh và lý do nghiên cứu, bao gồm các thông tin liên quan đến vấn đề chính sách, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và
- 3 phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, cung cấp những định nghĩa và khung phân tích cơ bản về sinh kế từ những nghiên cứu trước. Chương 3: Tổng quan về chương trình tái canh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Chương 4: Thực trạng sinh kế của người dân trong diện tái canh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đến năm 2020. Chương 5: Khuyến nghị chính sách và kết luận.
- 4 CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Các khái niệm Theo định nghĩa của Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh ( Department of International Development- DFID, 2000). “Sinh kế bao gồm những năng lực, tài sản và các hoạt động cần thiết cho phương tiện sống. Sinh kế bền vững là khi người dân có thể đối mặt và phục hồi được từ những căng thẳng và cú sốc của tự nhiên và xã hôi, và quan trọng hơn là người dân có thể duy trì và nâng cao năng lực và tài sản trong hiện tại và tương lại, trong khi đó không suy giảm các nền tảng nguồn lực tự nhiên của các thế hệ tiếp theo.” Tái canh là một thuật ngữ thường dùng trong nông nghiệp diễn tả cách thức canh tác của nông dân khi thay thế hoặc cải tạo cây trồng trong vườn bằng các biện pháp kỹ thuật khác nhau trên nền đất và cơ cấu cây trồng cũ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tái canh hàm ý đến việc nhổ bỏ gốc cây trồng cũ, thay hoàn toàn bằng cây trồng mới. Theo đó, trồng mới tức là việc nhổ bỏ hoàn toàn gốc cà phê cũ, và thay thế bằng cây giống mới. Việc trồng mới đòi hỏi thời gian chăm sóc kéo dài, gồm 1-2 năm đầu chuẩn bị đất bằng cách nhổ bỏ toàn bộ thân rễ cây cũ, và luân canh bằng các loại hoa mầu ngắn ngày để hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng cho đất, và thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 3 năm. 2.2 Khung phân tích sinh kế Tác giả sử dụng khung sinh kế nông thôn bền vững của DFID (2004). Đây là một khung phân tích hướng đến trọng tâm là con người, được thiết kế để hiểu rõ hơn về tính chất phức tạp của cái “nghèo”. Khung phân tích trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con người bao gồm: 1) Bối cảnh dễ bị tổn thương; 2) Tài sản sinh kế; 3) Chính sách, thể chế, quá trình; 4) Chiến lược sinh kế; 5) Kết quả sinh kế, và mối quan hệ tương quan giữa chúng. Khung phân tích cho thấy cách thức con người có thể phát triển các chiến lược sinh kế thông qua việc kết hợp các nguồn lực sinh kế để tìm kiếm thu nhập trong những bối cảnh khác nhau. Những nguồn lực này bao gồm: nguồn lực tự nhiên, kinh tế, con người, vật chất và xã hội. Các chiến lược sinh kế có thể là: thâm canh, mở rộng sản xuất, hay di cư sang vùng khác sinh sống. Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững tập trung vào giải quyết 3 vấn đề chính sau:
- 5 Dựa trên cơ sở nào để đánh giá sinh kế của một người là bền vững hay kém bền vững? Những nguồn lực sinh kế, quá trình thể chế và chiến lược sinh kế nào quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở những nhóm người khác nhau tìm kiếm được nguồn thu nhập bền vững? Hàm ý chính sách của việc ứng dụng các tiếp cận sinh kế bền vững là gì? Theo đó, sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người, có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia đình. Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững Kết quả sinh kế Tăng số ngày lao động và thu nhập Bối cảnh dễ bị cho người dân tổn thương Tài sản sinh kế Giảm mức độ Chính sách, nghèo đói thể chế và quá Tăng sức khỏe và -Thiên tai H trình Chiến năng lực của người -Biến đổi khí hậu dân lược -Sụt giảm mạch Chính sách tín sinh Thích ứng sinh S N nước ngầm dụng hỗ trợ tái kế kế, tính dễ bị tổn canh; hỗ trợ thương và khả năng -Bệnh tật giống, tập huấn phục hổi kỹ thuật Sự bền vững về P F mặt tài nguyên thiên nhiên Chú thích: H= Vốn con người; S= Vốn xã hội; N= Vốn tự nhiên; P= Vốn vật chất; F= Vốn tài chính. (Nguồn: DFID, 2004 đã được tác giả dịch và diễn giải lại)
- 6 Trong khung phân tích sinh kế bền vững, việc phân tích sinh kế dựa trên mối liên hệ của các nhóm yếu tố sau: Bối cảnh dễ tổn thương Bối cảnh dễ tổn thương mô tả môi trường bên ngoài và những bất lợi mà ở đó con người ít có khả năng để đối phó. Xu hướng quan trọng cũng như là các cú sốc và yếu tố mùa vụ, điều mà con người vốn không thể kiểm soát được, có ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của họ và khả năng gia tăng tài sản. Tuy nhiên, không phải tất cả các xu hướng và yếu tố thời vụ đều phải được cân nhắc ở khía cạnh tiêu cực. Sự dễ tổn thương nảy sinh khi con người phải đối mặt với những nguy hiểm hoặc cú sốc mà không có khả năng phản ứng một cách hiệu quả. Sự khác biệt giữa rủi ro và tính dễ bị tổn thương là về mức độ tương thích mang tính quyết định dối với việc đánh giá các nguyên nhân dẫn đến sự nghèo túng. Rủi ro là khả năng xảy ra cú sốc (bên ngoài) và áp lực cộng với mức độ nghiêm trọng tiềm tàng, trong khi đó tính dễ tổn thương là mức độ phơi nhiễm với rũi ro (chất độc hại, cú sốc) và sự không chắc chắn, và khả năng của hộ gia đình hoặc các cá nhân trong việc phòng ngừa, làm giảm bớt hoặc xử lý rủi ro. Tài sản sinh kế Vì phương pháp tiếp cận sinh kế được xem là tiên quyết với mọi người, phương pháp này tìm kiếm đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về tiềm lực của con người (sau đây gọi là “tài sản” hoặc “vốn”). Quan trọng phải phân tích cách thức con người có thể cố gắng để chuyển đổi những tiềm lực này thành những kết quả sinh kế tích cực. Vì vậy, khung phân tích sinh kế bền vững xác định 5 loại tài sản hoặc vốn mà sinh kế được xây dựng nên, bao gồm vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính. Nguồn vốn con người bao gồm khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.
- 7 Nguồn vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế, dưới dạng những mối quan hệ xã hội chính thể hoặc phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế. Nguồn lực xã hội có thể là các mối quan hệ xã hội, các hiệp hội, các tổ chức liên kết, các hợp tác xã... Nguồn vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng, hệ động vật, thực vật,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập, phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể làm khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất lượng đất đai, quy mô và chất lượng nguồn nước, quy mô và chất lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, quy mô và chất lượng tài nguyên thủy sản và nguồn không khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế và những yếu tố tự nhiên này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người. Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở, cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình. Nguồn vốn tài chính là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm tiền tiết kiệm, tiền mặt, nguồn thu nhập định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau. Các chính sách, thể chế và quá trình chuyển đổi Tầm quan trọng của chính sách, thể chế và quá trình chuyển đỏi không thể không được nhấn mạnh, bởi vì chúng thể hiện ở tất cả mọi cấp độ, từ hộ gia đình đến các đấu trường
- 8 quốc tế, và ở tất cả các lĩnh vực, từ khu vực tư đến khu vực công. Những yếu tố này quyết định một cách hiệu quả việc tiếp cận đối với những loại vốn khác nhau, với những chiến lược sinh kế và đối với các tổ chức ra quyết định và các nguồn ảnh hưởng khác, điều kiện trao đổi giữa những loại vốn khác nhau và suất sịnh lợi cho bất kỳ chiến lược sinh kế sẵn có. Chính sách, thể chế và quá trình chuyển đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết mà con người có thể đạt được cảm giác hòa nhập cộng đồng và thoải mái. Bởi vì văn hóa được tính đến trong lĩnh vực này nên những yếu tố này cũng góp phần giải thích cho những sự khác biệt không thể giải thích khác theo cách mọi thứ đã được sắp xếp sẵn trong các xã hội khác nhau (DFID,1999). Chính sách, thể chế và quá trình chuyển đổi có thể quyết định cách tiếp cận đến tài sản và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. North (1990) là người đưa ra định nghĩa đầu tiên về thể chế. Theo đó, thể chế là những quy tắc của trò chơi trong xã hội, để điều chỉnh những hành vi giao dịch giữa con người với nhau. North (1990) cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa thể chế và tổ chức khi chỉ ra rằng: nếu thể chế là quy tắc của trò chơi thì tổ chức là những người chơi có liên quan. Tổ chức sẽ cung cấp một cấu trúc, mô hình cơ bản cho các giao dịch giữa con người với nhau. Chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế bao gồm đa đạng các hoạt động và chuỗi các hoạt động hay lựa chọn của con người để đạt được mục tiêu sinh kế của họ. Có thể hiểu chiến lược sinh kế như một quá trình động trong đó người ta có thể kết hợp các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu khác nhau ở những mốc thời điểm khác nhau. Những thành viên khác trong hộ gia đình có thể sống và làm việc ở những nơi khác nhau, tạm thời hoặc lâu dài (DFID, 2001). Chiến lược sinh kế trực tiếp phụ thuộc vào trạng thái tài sản và chính sách, thế chế, quá trình. Vì vậy những người nghèo phải cạnh tranh với nhau và chiến lược sinh kế của một hộ gia đình này có thể có ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) đến chiến lược sinh kế của hộ gia đình khác. Kết quả sinh kế Kết quả sinh kế là mong muốn của các hộ dân đạt được thông qua chiến lược sinh kế. Mọi người mong muốn tăng thu nhập, tăng cường phúc lợi, giảm tính dễ bị tổn thương, và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Muốn vậy người dân cần xây dựng chiến lược sinh
- 9 kế dựa vào khả năng tiếp cận các loại nguồn lực tại địa phương và các chính sách hiện hành của các cấp chính quyền trong nỗ lực giảm nghèo của người dân. Sự ảnh hưởng của 5 loại nguồn vốn tiếp cận tác động đến kết quả sinh kế của người dân. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Minh Phương (2011) khi nghiên cứu sinh kế của đồng bào dân tộc Ê đê tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững DFID 1999, kết hợp mô hình SWOT để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó phát hiện ra những nhân tố đặc trưng để giúp cải thiện chiến lược sinh kế, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Ê đê ở tỉnh Đắk Lắk. Tác giả cũng thực hiện điều tra bằng bảng câu hỏi với 65 mẫu quan sát trên địa bàn xã, phân tích năm loại tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế theo SLA để đưa ra các khuyến nghị chính sách. Hà Mỹ Trang (2016) nghiên cứu về sinh kế cho hộ dân tộc Khmer nghèo tại xã Hoà Lạc và xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) để phân tích năm yếu tố của nguồn vốn sinh kế nhằm đánh giá những rào cản trong việc cải thiện sinh kế của các hộ dân tộc Khmer nghèo. Nghiên cứu đã chỉ ra được các rào cản và khó khăn hiện tại của các hộ dân tộc Khmer và tư đó đề xuất giải pháp, trong đó tập trung vào: (i) công tác đào tạo nghề, (ii) giải quyết việc làm, và (iii) phát triển giáo dục trong đó chú trọng tuyên truyền giáo dục ý thức người dân. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là tỷ lệ hộ khảo sát chỉ chiếm chưa đến 2% tổng hộ trong số 5300 hộ. Nghiên cứu của Đinh Thị Tiếu Oanh (2017) về xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người nông dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, trong đó xác định ba yếu tố ảnh hưởng chính đến việc tái canh cà phê, gồm: chất lượng đất (hàm lượng dinh dưỡng, độ ẩm của đất, tuyến trùng và nấm gây hại trong đất), kỹ thuật canh tác, chất lượng giống. Dự án cũng tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của các mô hình tái canh đang phổ biến hiện nay ở các nông hộ cá thể trong vùng nghiên cứu trên tổng diện tích 30 ha, bao gồm: mô hình tái canh theo kiểu cuốn chiếu, mô hình tái canh trồng khắc phục (tái canh các cây xấu trên vườn đã tái canh chưa hiệu quả hoặc các cây giống xấu trên vườn đang sản xuất kinh doanh kém hiệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 56 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn