Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài, cụ thể là cổ đông chiến lược nước ngoài đến hiệu quả của NHTM Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- VÕ PHƯỢNG HÀ CHIÊU TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH Ths. ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Võ Phượng Hà Chiêu
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thành Tự Anh và đặc biệt là Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã giúp đỡ tôi định hướng nghiên cứu, cung cấp dữ liệu và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Cao Hào Thi và TS. Đinh Công Khải đã dành thời gian chia sẻ các kinh nghiệm và giải đáp các vấn đề thắc mắc liên quan đến kinh tế lượng trong luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành và Cô Trần Thị Quế Giang đã góp ý và định hình các ý tưởng của luận văn và trong quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô và anh chị trợ giảng tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt 2 năm gắn bó, học tập và thực hiện luận văn tại Chương trình. Cảm ơn anh Phạm Văn Hùng – MPP4 đã chia sẻ nhiều dữ liệu về báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, bộ dữ liệu sử dụng trong nội dung nghiên cứu luận văn này. Đồng thời cảm ơn anh/chị cán bộ nhân viên của Chương trình, các anh chị lớp MPP5, gia đình và một người đặc biệt đã cùng đồng hành, giúp đỡ, cổ vũ và chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Do giới hạn về thời gian, kiến thức cũng như nguồn lực thực hiện, luận văn vẫn còn những mặt hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của quý Thầy Cô, các Anh Chị quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nội dung của luận văn để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn.
- iii TÓM TẮT Hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ nhưng chưa thật sự bền vững sau khi tiến hành một loạt các cải cách kể từ năm 1990. Trong đề án cơ cấu hệ thống ngân hàng năm 2012, trong số biện pháp được Chính phủ đưa ra nhằm cơ cấu lại hệ thống ngân hàng có 2 giải pháp liên quan đến cấu trúc vốn sở hữu trong ngân hàng gồm: (i) đẩy mạnh cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước; (ii) gia tăng quy mô và chất lượng vốn tự có thông qua việc phát hành cổ phiếu bổ sung từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, Nghị định 01/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 03/01/2014 cho phép nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu ngân hàng từ 15% lên 20% với mong muốn khuyến khích các cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá tác động của sở hữu nhà nước (trực tiếp và gián tiếp) và sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo chỉ tiêu đo lường tỷ suất lợi nhuận (ROA, ROE) và khả năng quản trị tài sản (tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tài sản có khác/tổng tài sản) trong giai đoạn 2009 – 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng theo chỉ tiêu khả năng sinh lời và khả năng quản trị tài sản của ngân hàng. Thứ nhất, 5 ngân hàng thương mại quốc doanh là các ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận (ROA, ROE) thấp nhất và có tỷ lệ tài sản có khác/tổng tài sản thấp nhất về mặt trung bình so với các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống. Ngược lại, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 20% trở lên (sở hữu gián tiếp thông qua các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các tổ chức chính trị) là các ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất (tỷ suất lợi nhuận cao nhất và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất) so với ngân hàng thương mại khác trong hệ thống về mặt trung bình. Thứ hai, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có cổ đông chiến lược nước ngoài không có sự khác biệt so với các ngân hàng không có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài. Thứ ba, các yếu tố đại diện cho đặc thù của ngân hàng có tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động, cụ thể: (i) các ngân hàng đã niêm yết có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các ngân hàng chưa niêm yết; (ii) các ngân hàng thương mại nông thôn được chuyển đổi/thành lập mới giai đoạn sau năm 2005 không có sự khác biệt về hiệu quả hoạt động so với các ngân hàng thương mại đô thị đã thành lập trước đó; (iii) quy mô tổng tài sản và cấu trúc vốn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) có
- iv mối tương quan đồng biến với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng; (iv) tính thanh khoản (tỷ lệ cho vay/tổng tài sản) có tương quan đồng biến với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng và (v) các ngân hàng thương mại có hiệu quả hoạt động giảm dần trong giai đoạn 2009 – 2012. Trên cơ sở kết quả ước lượng, tác giả gợi ý chính sách về việc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá và giảm tỷ lệ nắm giữ vốn góp của nhà nước đồng thời thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán nhằm minh bạch thông tin và tăng cường khả năng giám sát từ thị trường với mục tiêu cuối cùng gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, Chính phủ có thể kết hợp chính sách khuyến khích các ngân hàng tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán và thu hút đầu tư vốn từ các cổ đông/nhà đầu tư nhằm mở rộng quy mô vốn góp và gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản. Có thể xem xét nới lỏng giới hạn sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài nhằm thu hút vốn góp vào ngân hàng, tác động gián tiếp thông qua việc gia tăng quy mô tài sản cũng như gia tăng cấu trúc vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của ngân hàng. TỪ KHOÁ Ngân hàng thương mại, hiệu quả, cấu trúc sở hữu, sở hữu nhà nước, sở hữu cổ đông chiến lược nước ngoài.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii TỪ KHOÁ ............................................................................................................................ iv MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .............................................................................................. x CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH .................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.5 Nguồn dữ liệu ............................................................................................................... 4 1.6 Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG .................................................................. 5 2.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ............ 5 2.1.1 Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng .... 5 2.1.2 Mối quan hệ giữa sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng .................................................................................................. 6 2.2 Mô hình thực nghiệm ................................................................................................... 7 2.2.1 Mô hình tổng quát ................................................................................................. 7 2.2.2 Triển khai mô hình kinh tế lượng .......................................................................... 8 2.2.3 Định nghĩa các biến và cơ sở lý thuyết sử dụng các biến trong mô hình .............. 8 CHƯƠNG 3 MÔ TẢ DỮ LIỆU .......................................................................................... 14
- vi 3.1 Nguồn dữ liệu ............................................................................................................. 14 3.2 Mô tả dữ liệu .............................................................................................................. 14 3.2.1 Về số lượng và loại hình sở hữu của các NHTM trong giai đoạn 2009 – 2012 .. 14 3.2.2 Đặc tính của các NHTM ...................................................................................... 16 3.2.3 Hiệu quả hoạt động của các NHTM .................................................................... 19 3.3 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình .................................................... 20 3.3.1 Tương quan giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc sở hữu của các NHTM .......... 20 3.3.2 Mối tương quan giữa các biến trong mô hình ước lượng .................................... 21 3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 22 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH ........................................................... 23 4.1 Kết quả ước lượng mô hình........................................................................................ 23 4.1.1 Kết quả ước lượng về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời ROA, ROE của các NHTM trong giai đoạn 2009 – 2012 ...................................................................... 23 4.1.2 Kết quả ước lượng về các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ tài sản có khác/tổng tài sản của các NHTM giai đoạn 2009 – 2012............................................. 25 4.2 Phân tích và thảo luận kết quả ước lượng mô hình về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam .......................................................... 27 4.2.1 Tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của NHTM giai đoạn 2009 – 2012 .................................................................................................................. 27 4.2.2 Đối với các NHTM có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài ............ 29 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................................ 31 5.1 Kết luận và phát hiện chính trong nghiên cứu ........................................................... 31 5.2 Gợi ý chính sách ......................................................................................................... 32 5.3 Hạn chế của luận văn ................................................................................................. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 34 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 38
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Agribank Vietnam Bank for Agriculture Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển and Rural Development nông thôn Việt Nam BIDV Bank for Investment and Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư Development of Vietnam và Phát triển Việt Nam GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GPBank Global Petro Commercial Joint Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Stock Bank khí Toàn Cầu MHB Mekong Housing Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước ROA Return on assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return on equity Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu SaigonBank SaigonBank For Industry and Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Trade Gòn Công Thương TCTD Tổ chức tín dụng TienPhongBank TienPhong Commercial Joint Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Stock Bank Phong Vietcombank Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại for Foreign Trade of Vietnam Thương Việt Nam Vietinbank Viet Nam Joint Stock Commercial Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Bank For Industry and Trade Thương Việt Nam
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Hiệu quả hoạt động của các NHTM theo loại hình sở hữu năm 2009 ................... 2 Bảng 2.1 Tóm tắt các biến trong mô hình và dấu kỳ vọng .................................................. 13 Bảng 3.1 Số lượng và loại hình sở hữu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 ....... 15 Bảng 3.2 Hiệu quả hoạt động theo loại hình sở hữu trong giai đoạn 2009 – 2012.............. 21 Bảng 4.1 Kết quả ước lượng tác động đến khả năng sinh lời của NHTM ........................... 23 Bảng 4.3 Kết quả ước lượng tác động đến khả năng quản trị tài sản của NHTM ............... 25
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Mô tả thống kê về các NHTM niêm yết và chưa niêm yết ................................... 16 Hình 3.2 Mô tả thống kê về các NHTM đô thị và NHTM nông thôn được chuyển đổi ...... 17 Hình 3.3 Mô tả thống kê về quy mô các ngân hàng ............................................................ 17 Hình 3.4 Mô tả thống kê về cấu trúc vốn ngân hàng ........................................................... 18 Hình 3.5 Mô tả thống kê về tỷ lệ cho vay/tổng tài sản ........................................................ 18 Hình 3.6 Mô tả thống kê về tỷ suất sinh lời của các NHTM ............................................... 19 Hình 3.7 Mô tả thống kê về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tài sản có khác/tổng tài sản ........................ 19 Hình 3.8 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập ............................................................ 22 Hình 3.9 Tương quan giữa cặp biến Banksize và Capital_structure ................................... 22
- x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 ...................... 38 Phụ lục 2 Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong hệ thống Ngân hàng ở một số nước trên thế giới ....................................................................................................................................... 39 Phụ lục 3 Định nghĩa cổ đông chiến lược nước ngoài trong ngân hàng .............................. 40 Phụ lục 4 Danh sách Cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tư/thoái vốn đầu tư vào các NHTMCP Việt Nam từ trước năm 2013. ............................................................................ 41 Phụ lục 5 Các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước trên 20% vốn góp trong giai đoạn 2009 – 2012 ..................................................................................................................................... 42 Phụ lục 6 Các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước trên 20% vốn góp trong giai đoạn 2009 – 2012 ..................................................................................................................................... 44 Phụ lục 7 Kiểm định về trung bình theo cơ cấu sở hữu trong các NHTM .......................... 45 Phụ lục 8 Kiểm định trung bình theo NHTM có/không có cổ đông chiến lược nước ngoài ............................................................................................................................................. 47 Phụ lục 9 Kiểm định trung bình theo NHTM niêm yết/chưa niêm yết................................ 49 Phụ lục 10 Kiểm định trung bình theo NHTM nông thôn được chuyển đổi và NHTM đô thị ............................................................................................................................................. 50 Phụ lục 11 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy .................................................................. 51 Phụ lục 12 Hoạt động cho vay và huy động vốn từ Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên tại BaoVietBank 2011 .................................................................................................. 59 Phụ lục 13 Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp nhà nước/tổng dư nợ của một số NHTM năm 2012 ..................................................................................................................................... 60
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Sau thất bại của mô hình hợp tác xã tín dụng trong những năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức thay đổi cơ chế hoạt động từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp và thực hiện hàng loạt cải cách. Đây là tiền đề giúp hệ thống ngân hàng phát triển (về số lượng, quy mô hoạt động, năng lực cạnh tranh, dịch vụ cung ứng và năng lực tài chính,…) trong hơn 20 năm qua và góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính, kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng vẫn chưa thực sự bền vững và bộc lộ những rủi ro, yếu kém: (i) giai đoạn 1999 – 2001: những tồn tại yếu kém tập trung ở hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) như khả năng sinh lời thấp, năng suất lao động thấp, chất lượng tín dụng thấp, năng lực tài chính yếu, hoạt động chủ yếu dựa vào “độc canh tín dụng”, ít sản phẩm dịch vụ ngân hàng… (Huỳnh Thế Du và Vũ Thành Tự Anh, 2005); (ii) giai đoạn 2009 – nay: quy mô tín dụng chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với GDP đi kèm chất lượng tín dụng thấp (tỷ lệ nợ xấu tăng cao1); nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các ngân hàng làm gia tăng rủi ro hệ thống; năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng (TCTD) còn bất cập và không đáp ứng được quy mô, tốc độ tăng trưởng và rủi ro hoạt động; các TCTD cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến vi phạm kỷ cương, luật pháp; hiệu quả kinh doanh thấp…2 Để giải quyết tồn tại yếu kém nêu trên, các đề án cơ cấu hệ thống ngân hàng3 đều có giải pháp: (i) NHTMNN vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ cấu và phải được cơ cấu toàn diện, bao gồm hoạt động cổ phần hoá NHTMNN; (ii) gia tăng quy mô vốn thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung từ các cổ đông trong và ngoài nước. Đối với hoạt động cổ phần hoá NHTMNN: bắt đầu vào tháng 5/2004 theo quyết định số 84/2004/QĐ-TTg đưa Vietcombank và MHB vào danh sách doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá. Hiện tại tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong NHTMNN có xu hướng giảm dần4 nhưng vẫn còn 1 Chi tiết theo Phụ lục 1 2 Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 (Dự thảo). 3 Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại (2001) và Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 (2012). 4 4 NHTM quốc doanh đã được cổ phần hoá với tỷ lệ vốn nhà nước sau cổ phẩn hoá: 64,46% vốn của Vietinbank; 77,11% vốn của Vietcombank; 95.76% vốn của BIDV và 91,26% vốn của MHB.
- 2 khá cao5. Bên cạnh giải pháp cổ phần hoá các NHTMNN, giải pháp gia tăng quy mô vốn cũng được các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng tích cực thông qua hoạt động chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau khi Nghị định số 69/2007/NĐ- CP6 có hiệu lực, ngành ngân hàng chứng kiến một làn sóng nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia đầu tư vào các NHTM trong nước như Sumitomo Mitsui Banking Corporation (cổ đông chiến lược của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam); United Overseas Bank Limited (cổ đông chiến lược của NHTMCP Phương Nam),... Số liệu báo cáo năm 2009 cho thấy về trung bình các NHTM tư nhân có tỷ suất sinh lời ROA cao nhưng tỷ lệ ROE thấp hơn so với 5 NHTM quốc doanh và các NHTM có cổ đông chiến lược nước ngoài có tỷ suất sinh lời cao hơn so với các NHTM không có cổ đông chiến lược nước ngoài. Bảng 1.1 Hiệu quả hoạt động của các NHTM theo loại hình sở hữu năm 2009 Năm 2009 Số lượng ROA ROE NHTM quốc doanh 5 1,19% 16,21% NHTM tư nhân 37 2,11% 11,89% Năm 2009 Số lượng ROA ROE NHTM có cổ đông chiến lược nước ngoài 10 2,17% 13,96% NHTM không có cổ đông chiến lược nước ngoài 32 1,95% 11,91% Nguồn: Tác giả tính toán Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới cho thấy cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng mối tương quan lẫn nhau. Tuy nhiên mối tương quan này chưa rõ ràng và có kết quả khác nhau ở mỗi khu vực/mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn khác nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây ở các nước đang phát triển/các nước chuyển đổi cho thấy: (i) ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động thấp hơn về trung bình so với các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân và các ngân hàng nước ngoài (Berger và đ.t.g, 2005; Micco và đ.t.g, 2004); (ii) các ngân hàng có sự tham gia của các nhà đầu tư 5 Báo cáo Global Financail Development Report 2013 (World Bank, 2013) trong phạm vi 123 quốc gia trên thế giới, trung bình vốn nhà nước chiếm khoảng 21% tổng vốn hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2010 (Phụ lục 2). Trong khi đó, theo tính toán của tác giả tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong 5 NHTMNN chiếm 35,56% tổng vốn góp của hệ thống NHTM, chưa gồm vốn nhà nước góp thông qua các doanh nghiệp nhà nước. 6 Quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng và tổng mức sở hữu cổ phần của các cổ đông nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng.
- 3 chiến lược nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng không có cổ đông chiến lược nước ngoài (Bonin và đ.t.g, 2004; Berger và đ.t.g, 2007). Như vậy, thực tế đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam là: thứ nhất, sở hữu của nhà nước và các cổ đông chiến lược nước ngoài trong các NHTM tương quan như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thứ hai, Việt Nam cần thực hiện những chính sách liên quan đến quyền sở hữu theo hướng nào để có thể tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài, cụ thể là cổ đông chiến lược nước ngoài đến hiệu quả của NHTM Việt Nam. Trên cơ sở bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài “Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất, sở hữu của nhà nước trong NHTM Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động ngân hàng? Thứ hai, cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tư vào các NHTM Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động ngân hàng? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về sở hữu của nhà nước, sở hữu chiến lược nước ngoài trong các NHTM Việt Nam, loại trừ: (i) Ngân hàng chính sách xã hội vì ngân hàng này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; (ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài; (iii) Ngân hàng liên doanh và các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài do giới hạn về thông tin và số liệu. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về số liệu và nguồn lực, tác giả chỉ nghiên cứu những tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu của cổ đông chiến lược tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012.
- 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp định lượng nhằm chứng minh mối quan hệ tương quan giữa sở hữu nhà nước, sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở mô hình định lượng được sử dụng trong các nghiên cứu, tác giả lập mô hình định lượng sử dụng thước đo ROA, ROE đại diện cho khả năng sinh lợi và thước đo NPL, tỷ lệ tài sản có khác/tổng tài sản đại diện cho chất lượng tài sản là các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và sử dụng các yếu tố khác có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM để chứng minh mối quan hệ tương quan này. Tác giả tập trung phân tích báo cáo tài chính hợp nhất, kiểm toán của các NHTM và tính toán các chỉ số: hiệu quả hoạt động, chỉ số tài chính, tìm kiếm các thông số về tỷ lệ sở hữu của nhà nước và sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài. Sau đó, trên cơ sở kết quả của mô hình thực nghiệm tác giả phân tích và kết luận các vấn đề chính sách được nêu trong luận văn. 1.5 Nguồn dữ liệu Sử dụng báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch và các nguồn thông tin đáng tin cậy khác từ website của NHTM, các công ty chứng khoán năm 2009 – 2012. 1.6 Kết cấu của nghiên cứu Tiếp theo Chương 1 đã được trình bày ở trên, Chương 2 sẽ giới thiệu các nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, cụ thể là sở hữu nhà nước, sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài và hiệu quả của ngân hàng; thiết lập mô hình kinh tế lượng. Chương 3 tác giả mô tả các biến trong mô hình. Chương 4 gồm 2 phần: (i) kết quả ước lượng và kiểm định các giả thiết về đa cộng tuyến, phương sai thay đổi; (ii) phân tích kết quả và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Cuối cùng, Chương 5 tác giả tóm tắt các kết luận chính của nghiên cứu và đưa ra các gợi ý chính sách nhằm hướng các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
- 5 CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG 2.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Trên thế giới có nhiều quan điểm lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm khác nhau về cấu trúc sở hữu cũng như tương quan giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Theo Gursoy và Aydogan (2002), trích trong Kiruri (2013), về lý thuyết khái niệm cấu trúc sở hữu có thể hiểu theo 2 khía cạnh: mức độ tập trung sở hữu và loại hình sở hữu. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng nghiên cứu theo 2 hướng: (i) mối quan hệ giữa mức độ tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Gedajlovic và Shapiro, 1998, trích trong Kobeissi, 2010); (ii) mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và loại hình cổ đông sở hữu ngân hàng: nhà nước, nước ngoài, tư nhân. Tuy nhiên, mối quan hệ này ở mỗi nước khác nhau là khác nhau, có thể có hoặc không có ý nghĩa thống kê. Trong giới hạn về nội dung của luận văn, tác giả chỉ hướng đến mối quan hệ giữa loại hình cổ đông sở hữu ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. 2.1.1 Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Lý thuyết về sở hữu nhà nước trong ngân hàng được chia thành 2 quan điểm đối lập. Quan điểm ủng hộ cho rằng: ở các quốc gia có môi trường thể chế yếu kém, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có thể phân bổ nguồn vốn tốt hơn cho những khoản đầu tư có hiệu suất cao (Gerschenkron, 1962, trích trong Micco, 2006); những e ngại với hình thức sở hữu tư nhân tập trung quá mức vào lĩnh vực ngân hàng sẽ làm cho nhiều bộ phận trong xã hội hạn chế tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và ngân hàng tư nhân có nguy cơ lâm vào khủng hoảng nhiều hơn (WorldBank, 2001). Ngược lại, theo Jensen và Meckling (1976), trích trong Kobeissi (2010) cho rằng các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước không hoạt động hiệu quả do thiếu cơ chế giám sát thị trường vốn; do đó các nhà quản lý trong các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước sẽ theo đuổi các lợi ích riêng và làm gia tăng các chi phí doanh nghiệp. Đồng thời theo Lang và So (2002), trích trong Kobeissi (2010) thì các nhà quản lý trong các ngân hàng tư nhân chịu áp lực cao hơn từ cơ chế giám sát, các biện pháp trừng phạt khi hoạt động không hiệu quả.
- 6 Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước ở các nước đang phát triển/nước chuyển đổi có hiệu quả hoạt động thấp hơn so với các loại hình ngân hàng khác, cụ thể: (i) Nghiên cứu của Micco và đ.t.g (2004) với dữ liệu của 119 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1995 – 2002 cho thấy tại các nước đang phát triển, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có lợi nhuận thấp hơn so với ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân và ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài. (ii) Nghiên cứu của Berger và đ.t.g (2005) tại các ngân hàng Argentina trong thập niên 1990 cho thấy các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có hiệu quả thấp hơn trong dài hạn so với các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân và các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài, đặc biệt các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có tỷ lệ nợ xấu ở mức rất cao so với các ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài; (iii) Nghiên cứu của Cornett và đ.t.g (2008) đối với các ngân hàng tại 16 nước Đông Á giai đoạn 1989 – 2000 cho thấy các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có lợi nhuận thấp hơn, vốn cấp 1 thấp hơn và rủi ro tín dụng cao hơn so với các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân. 2.1.2 Mối quan hệ giữa sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Theo Bonin và đ.t.g (2004), về lý thuyết có 3 quan điểm khác nhau giải thích mối tương quan tích cực giữa các ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Thứ nhất, cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ đầu tư vào danh mục các ngân hàng có hiệu quả cao và có triển vọng đem lại lợi nhuận cao cho danh mục đầu tư của họ. Thứ hai, sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài vào ngân hàng không những giúp cải thiện cấu trúc quản trị nội bộ và hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn chuyển giao: công nghệ, quản lý rủi ro,… giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thứ ba, khi một cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia đầu tư vào một ngân hàng sẽ tạo một tín hiệu tích cực đối với ngân hàng. Tuy nhiên, quan điểm của Buch (2003), trích trong Berger (2005) ngược lại, cổ đông chiến lược nước ngoài hay các ngân hàng nước ngoài hoạt động trong môi trường trong nước cũng phải chịu bất lợi về hoạt động quản lý từ xa, những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, khả năng tiếp cận và xử lý các thông tin mềm địa phương hoặc sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài bị giới hạn
- 7 về tỷ lệ sở hữu vốn và mức độ kiểm soát, tham gia quản trị ngân hàng dẫn đến khả năng động lực chuyển giao công nghệ và quản trị. Đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu trước chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngân hàng nước ngoài và hiệu quả của ngân hàng hơn là mối quan hệ giữa ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài và hiệu quả của ngân hàng. Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chứng minh các ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài có hiệu quả cao hơn so với các ngân hàng khác, cụ thể: (i) Nghiên cứu của Bonin và đ.t.g (2004) về tác động của các ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở 11 nước chuyển đổi Châu Âu giai đoạn 1996 – 2000 cho thấy các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài hoạt động có hiệu quả hơn so với các ngân hàng khác, đặc biệt trong trường hợp nếu có một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Đồng thời, với sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. (ii) Nghiên cứu của Berger và đ.t.g (2006) đối với 38 NHTM Trung Quốc giai đoạn 1994 – 2003 cho thấy sự tham gia của các cổ đông nước ngoài vào ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân có hiệu quả cao hơn so với ngân hàng không có nhà đầu tư nước ngoài. 2.2 Mô hình thực nghiệm 2.2.1 Mô hình tổng quát Theo Aburime (2005), trích trong Ongore và Kusa (2013), các yếu tố tác động đến hiệu quả của một ngân hàng có thể được phân thành: yếu tố đặc thù của ngân hàng (yếu tố bên trong) và các yếu tố vĩ mô (yếu tố bên ngoài) tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau, nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các biến phù hợp để đưa vào mô hình. Trên cơ sở các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình kinh tế lượng tổng quát như sau: Efficiencyi = α + βOwnership Variablei + γControl Variablei + δMacro Variablei + εi (2.1) Trong đó: Efficiencyi : các biến đại diện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng 2 phương pháp để đo lường hiệu quả hoạt động trong ngân hàng. Thứ nhất, sử dụng phương pháp tham số/phi tham số để ước lượng biên lợi nhuận – chi phí thông qua
- 8 mô hình DEA (Data Envelope Analysis) hoặc SFA (Stochastic Frontier Analysis). Thứ hai, sử dụng các chỉ số tài chính về hiệu quả hoạt động như: ROA (Return on Assets), ROE (Return on Equity), NIM (Net interest margin), NPL (Non-performing loans)… là các chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ownership Variablei : các biến đại diện cấu trúc sở hữu của ngân hàng. Cấu trúc sở hữu có thể phân chia theo tỷ lệ hoặc loại hình cổ đông sở hữu: tổ chức (cổ đông nhà nước, cổ đông tư nhân, cổ đông nước ngoài/chiến lược nước ngoài) hoặc sở hữu gia đình,…; quá trình thay đổi cấu trúc sở hữu (thâu tóm, sáp nhập,…). Control Variablei : các biến đại diện cho các đặc tính/đặc thù của mỗi ngân hàng. Một số biến chỉ đặc tính của ngân hàng gồm: quy mô (tổng tài sản), niêm yết trên thị trường chứng khoán, chỉ số quản trị tài sản ngân hàng (tỷ lệ cho vay/tổng tài sản), chỉ số quản trị nợ (tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản), chỉ số đại diện hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng của ngân hàng (tỷ lệ chi phí phi tín dụng/tổng tài sản),… Macro Variablei : các biến đại diện cho đặc thù kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia/ mốc thời gian. Một số yếu tố vĩ mô gồm: tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, năm/quốc gia ảnh hưởng… Biến này thường được sử dụng khi bộ dữ liệu gồm các ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trong một khoảng thời gian. 2.2.2 Triển khai mô hình kinh tế lượng Đề tài nghiên cứu về cấu trúc sở hữu của ngân hàng với đối tượng nghiên cứu cụ thể là tương quan giữa sở hữu nhà nước, sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài và hiệu quả hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2009 – 2012. Do đó tác giả xây dựng mô hình kinh tế lượng trên cơ sở triển khai mô hình tổng quát 2.1, cụ thể như sau: Efficiencyi = αi + β1 BigStatei + β2 Statei + β3 Foreign Strategici + γ1 Banksizei + γ2 Listing i + γ3 Ruralbank i + γ4 Capital structurei + γ5 Loan/Assetsi + δ1 Year2009i + δ2 Year2010i + δ3 Year2011i + εi (2.2) 2.2.3 Định nghĩa các biến và cơ sở lý thuyết sử dụng các biến trong mô hình 2.2.3.1 Định nghĩa biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình
- 9 𝑬𝒇𝒇𝒊𝒄𝒊𝒆𝒏𝒄𝒚𝒊 : là biến phụ thuộc đại diện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lời ROA (lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân); ROE (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân) và khả năng quản trị tài sản NPL (tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ khách hàng). Các chỉ số này cũng đã được nhiều tác giả khác sử dụng làm chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng như Claessens (2000), Bonin (2004), Berger (2005). Ngoài ra theo Báo cáo triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam của Moody’s Investor Service (2014), tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng có thể đo lường theo các chỉ số: tỷ lệ nợ xấu theo công bố chính thức từ các NHTM theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế; tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ tái cấu trúc theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN hoặc Quyết định 780/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu/tổng tài sản bao gồm các đầu tư chứng khoán, cho vay liên ngân hàng, khoản phải thu khác – các mục theo quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phép các ngân hàng tránh ghi nhận vào khoản nợ xấu. Đặc thù của các NHTM Việt Nam là một phần nợ xấu thực tế không được phân loại và hạch toán đầy đủ trong khoản mục nợ xấu mà được đưa vào khoản mục tài sản có khác (bao gồm khoản phải thu khác và tài sản có khác)7. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thêm chỉ số tỷ lệ tài sản có khác8/tổng tài sản để biến đại diện cho khả năng quản trị tài sản ngân hàng. 2.2.3.2 Định nghĩa các biến độc lập được sử dụng trong mô hình Biến đại diện cho các NHTM thuộc sở hữu nhà nước bao gồm 𝑩𝒊𝒈𝑺𝒕𝒂𝒕𝒆𝒊 , 𝑺𝒕𝒂𝒕𝒆𝒊: lần lượt là các biến đại diện cho các NHTM thuộc sở hữu nhà nước gồm 5 NHTM quốc doanh và các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước từ trên 20%. Trong hầu hết nghiên cứu trước, các tác giả sử dụng một biến duy nhất để đại diện cho thuộc tính ngân hàng thuộc/không thuộc sở hữu của nhà nước9. Tuy nhiên, do đặc thù trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, tác giả áp dụng tương tự cách phân chia của Berger (2007) đối 7 Theo ông Nguyễn Xuân Thành (2014) các ngân hàng thường giấu nợ xấu bằng cách đảo nợ và một phần đưa vào tài sản có khác. Do đó, một số NHTM thời gian qua báo cáo nợ xấu thấp, nhưng khi Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, thì tỷ lệ nợ xấu lên tới 50 - 60% (Nguồn: Thanh Phong, 2013) 8 Tài sản có khác được tính bằng tổng các khoản phải thu và tài sản có khác thuộc mục Tài sản có khác trên Bảng cân đối kế toán. 9 Các nghiên cứu định nghĩa khác nhau về ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, cụ thể: (i) La Porta (2002); Dinç (2005); Cornett (2008) định nghĩa ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước khi tỷ lệ sở hữu nhà nước chiếm trên 20% vốn góp; (ii) nghiên cứu của Bonin (2004) và Berger (2007) định nghĩa ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước khi tỷ lệ sở hữu của nnước và các doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 89 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 71 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 85 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn