intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của FDI đến sự rời ngành của doanh nghiệp trong nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm điều tra tác động của FDI vào các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ở Việt Nam, xem xét tác động của sự hiện diện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước và từ đó đề xuất những hàm ý chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực (nếu có) của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của FDI đến sự rời ngành của doanh nghiệp trong nước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM QUANG SÁNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN SỰ RỜI NGÀNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM QUANG SÁNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN SỰ RỜI NGÀNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Mã ngành chính sách công: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014 Phạm Quang Sáng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đinh Công Khải, người đã tận tình hướng dẫn cũng như đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, những giảng viên và trợ giảng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong hai năm học vừa qua. Xin cảm ơn cơ quan công tác là trường Trung học phổ thông Phan Chu Trinh, huyện Eah’leo, tỉnh Đăklăk đã tạo điều kiện cho tôi được dành toàn thời gian học tập để nâng cao năng lực chuyên môn. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên và các bạn đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu để thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này. Cảm ơn cuộc sống đã cho tôi thật nhiều may mắn cũng như những trải nghiệm tuyệt vời khi tôi tham gia học tập tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014 Phạm Quang Sáng
  5. iii TÓM TẮT Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. FDI được kỳ vọng không chỉ cung cấp lượng vốn đầu tư lớn, tạo nhiều việc làm cho xã hội mà còn thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu cũng như mang lại sự thay đổi về công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh những kết quả mang lại, FDI cũng tạo ra những tác động nhất định đối với các doanh nghiệp trong nước, trong đó có tác động lấn át đối với những doanh nghiệp này. Sự có mặt của nguồn FDI dù dưới hình thức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh cũng đã tạo nên những áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Với lợi thế là được tận dụng những ưu đãi nhất định trong chính sách thu hút FDI cũng như sự khác biệt về năng suất lao động và trình độ công nghệ, các doanh nghiệp FDI đã có một khoảng cách nhất định so với các doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu này sử dụng một phân tích thực nghiệm, sử dụng mô hình định lượng với bộ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) từ năm 2002 đến năm 2010. Nghiên cứu cố gắng lượng hóa tác động của nguồn vốn FDI đối với sự rời ngành của các doanh nghiệp trong nước. Kết quả thu được từ mô hình hồi quy Probit cho thấy rằng ngoài những yếu tố như thời gian hoạt động, quy mô, tình trạng xuất nhập khẩu, mức độ tập trung ngành, năng suất lao động thì thị phần FDI trong ngành cũng có tác động đến khả năng rời ngành của các doanh nghiệp trong nước. Tác giả phân tích những nguyên nhân mà FDI tác động đến sự rời ngành của các doanh nghiệp trong nước như sự khác biệt về năng lực cạnh tranh, hố cách về công nghệ và năng suất lao động, chính sách ưu đãi, liên kết giữa FDI và doanh nghiệp trong nước cũng như liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau...Từ đó, tác giả đề xuất những gợi ý chính sách nhằm hạn chế tác động lấn át của FDI đối với doanh nghiệp trong nước cụ thể là những giải pháp hỗ trợ nguồn vốn, gia tăng mối liên kết giữa FDI và doanh nghiệp trong nước, ổn định vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân, gia tăng năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước, định hướng và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp phụ trợ để tạo sự liên kết với doanh nghiệp FDI.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 4 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......... 7 2.1. Một số khái niệm về FDI ......................................................................................... 7 2.2. Phân loại FDI ........................................................................................................... 7 2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI đối với doanh nghiệp trong nước . 8 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ƯỚC LƯỢNG................................... 13 3.1. Lựa chọn mô hình .................................................................................................. 13 3.2. Chiến lược ước lượng ............................................................................................ 13 3.3. Nguồn dữ liệu ........................................................................................................ 19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 20 4.1. Thống kê mô tả ...................................................................................................... 20
  7. v 4.2. Kết quả hồi quy...................................................................................................... 23 4.3. Phân tích kết quả.................................................................................................... 24 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH............................. 27 5.1. Kết luận.................................................................................................................. 27 5.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 28 5.3. Giới hạn của nghiên cứu ........................................................................................ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 32 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 35
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN CDF Cumulative Distribution Function Hàm xác suất tích lũy CN Công nghiệp CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSO General Statistics Office Tổng cục Thống kê Việt Nam IMF International Moneytary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KCN Khu công nghiệp KTTN Kinh tế tư nhân LFI Law on Foreign Investment Luật đầu tư nước ngoài MNCs Các công ty đa quốc gia UBND Ủy ban nhân dân VCCI Phòng công nghiệp và Thương mại Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tóm tắt mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ........................... 18 Bảng 4.1: Bảng số liệu chéo giữa tình trạng XNK và khả năng rời ngành ......................... 22 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy (biến phụ thuộc là Exit, xem thêm Phụ lục 14) ........................ 23 Bảng 4.3: Bảng ước lượng tác động biên khi các biến độc lập thay đổi 1 đơn vị ............... 24
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Số doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể và ngừng hoạt động năm 2013 (tăng giảm so với 2012) .......................................................................................................... 2 Hình 4.1: Số Doanh nghiệp còn hoạt động và rời ngành giai đoạn 2002-2009 ................... 20 Hình 4.2: Thống kê số DN theo số năm hoạt động.............................................................. 21
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý doanh nghiệp (IMF, 2003). Kể từ sau chính sách “Đổi mới” của năm 1986, Việt Nam đã trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế; cùng với xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là đóng góp đáng kể vào sự phát triển gần đây của nền kinh tế Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (LFI) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút một lượng đáng kể của nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế về FDI thường tập trung vào yếu tố quyết định của FDI đó là làm thế nào để thu hút FDI đến Việt Nam, đây có thể xem như một vấn đề trung tâm của các mối quan tâm trong nhiều nghiên cứu. Ngoài ra, việc phân tích những tác động của FDI nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả hơn cũng khá quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Tuy vậy, các nghiên cứu về vấn đề này đối với trường hợp của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. FDI có thể được sử dụng như một phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng năng suất (Bitzer và Görg, 2004). Bên cạnh đó, FDI có thể mang lại sự chuyển giao công nghệ mới cho các nước đang phát triển, đồng thời FDI có thể cải thiện kiến thức và kỹ năng của người quản lý hoặc người lao động, FDI cũng có thể nâng cao hiệu quả và năng suất trong sản xuất (Mansfield và Romeo, 1980). Hầu hết các nghiên cứu về tác động của FDI thường tập trung vào tác động lan tỏa năng suất (vốn hoặc công nghệ). Trong những năm gần đây, một cách tiếp cận mới về lan tỏa vốn và công nghệ đã được giới thiệu trong một số công trình thực nghiệm trên thế giới. Nghiên cứu của Görg và Strobl (2004) điều tra các cơ chế truyền tải và các kênh mà qua đó những yếu tố bên ngoài tác động vào sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nước. Đây là một chủ đề quan trọng vì sự tồn tại của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế có ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội trong nền kinh tế.
  12. 2 Việt Nam đã thay đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường từ năm 1986 và gia nhập khối ASEAN vào tháng 7 năm 1995, hoàn thành chương trình tự do hóa thương mại trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào tháng 1 năm 2006. Ngoài ra, kể từ khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1991, Việt Nam đã được chấp nhận là thành viên đầy đủ chính thức gia nhập WTO vào năm 2007. Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu thu hút vốn và công nghệ cao từ các quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản,...với hy vọng quá trình chuyển giao công nghệ sẽ đóng góp tốt hơn cho các doanh nghiệp trong nước thông qua nguồn vốn FDI. Tuy vậy, trên thực tế theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 đạt 250,93 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 125,79 tỷ USD, tăng 15,4%, xuất siêu 650 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 77,3 tỷ USD, chiếm 61,44% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dựa vào những các con số, có thể thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang “lép vế” trên lĩnh vực xuất khẩu linh kiện điện tử, máy ảnh, dệt may... Theo đó, với máy vi tính, linh kiện và hàng điện tử, doanh nghiệp FDI đóng góp 98,2%; giày dép chiếm 77,4%, hàng dệt may chiếm 60%, máy ảnh lên tới 99,6%... Hình 1.1: Số doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể và ngừng hoạt động năm 2013 (tăng giảm so với 2012) Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu Tổng cục thống kê (2013)
  13. 3 Theo báo cáo của Tổng cục thống kê và Bộ Kế hoạch Đầu tư thì trong năm 2013, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm 2012 (Hình 1.1). Năm 2011 mỗi tháng có 4.498 doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động, đến năm 2012 là 4.517 doanh nghiệp và bình quân 5 tháng đầu năm 2013 là 4.646 doanh nghiệp. Một thực tế cho thấy, từ năm 2007 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chậm lại, trong khi hàng vạn doanh nghiệp trong nước kinh doanh kém hiệu quả và phải ngừng hoạt động thì FDI vẫn đang được xem là động lực tăng trưởng, vận hành tốt và điều này đã làm nảy sinh vấn đề cần quan tâm, đó là hoạt động của doanh nghiệp FDI có lấn át doanh nghiệp trong nước và cần làm gì để giải quyết vấn đề này? Để tìm được câu trả lời đúng, cần có cách tiếp cận khoa học đối với chủ trương thu hút FDI của nước ta. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu về tác động của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước (cụ thể là tìm hiểu về tác động lan tỏa và tác động lấn át), như nghiên cứu của Görg và Greenaway (2003), Bloomstrom và Kokko (1997), Ferragina, Pittiglio và Reganati (2009), Aitken và Harrison (1999), Franco và Gelübcke (2013)… Những nghiên cứu này đã tìm hiểu về sự tác động của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước đối với những quốc gia khác nhau, các kết luận cho thấy có sự khác biệt về sự tác động của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả tác động lan tỏa và tác động lấn át. Nghiên cứu này thực hiện một phân tích thực nghiệm về việc liệu rằng sự hiện diện của dòng vốn FDI có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong nước, khi mà qui mô và năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước còn chưa cao. Tác giả cho rằng nếu tồn tại sự gia tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước thông qua hiệu ứng lan tỏa công nghệ do đầu tư nước ngoài mang lại sẽ làm giảm chi phí trung bình các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Tuy nhiên , một mặt khác thì sự có mặt của dòng vốn FDI cũng có thể có tác động tiêu cực đến những hoạt động và sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước, FDI có thể gây nên tác động lấn át (crowding out effect) đối với những doanh nghiệp này. Một số ý kiến lo ngại về tác động tiêu cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế, cho rằng sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường
  14. 4 là các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường, mất lao động có kỹ năng và vì vậy có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư hoặc đầu tư không hiệu quả do trình độ công nghệ thấp kém, vốn ít (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006). Đối với Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu định lượng nào thực sự rõ ràng nhằm chỉ ra được sự tác động lấn át của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước mà chủ yếu là các nghiên cứu về lan tỏa năng suất và tăng trưởng. Do vậy, nghiên cứu này sẽ cụ thể hóa bằng cách xác định xem sự hiện diện nước ngoài thể hiện thông qua dòng vốn FDI có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự sống còn của doanh nghiệp trong nước. Các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI trên bối cảnh của từng địa phương đã tập trung vào tác động lan tỏa năng suất (công nghệ hoặc bằng tiền) trên việc phân tích các yếu tố quyết định đến thu hút FDI. Với cách tiếp cận khác, nghiên cứu này đánh giá về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự rời ngành1 của các doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua những số liệu cụ thể. Chủ đề này khá thích hợp cho Việt Nam khi thực trạng hiện nay là số doanh nghiệp trong nước đóng cửa khá cao và vai trò ngày càng tăng của dòng vốn FDI trong những năm qua. Nghiên cứu cố gắng đánh giá một mặt khác ngoài tác động lan tỏa năng suất và tìm hiểu các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nước. Đây là một chủ đề quan trọng vì sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước có liên quan đến công việc của lao động và cả những vấn đề có ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội trong nền kinh tế. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm điều tra tác động của FDI vào các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ở Việt Nam, xem xét tác động của sự hiện diện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước và từ đó đề xuất những hàm 1 Markusen và Venables (1999) cung cấp một trong những mô hình chính thức đầu tiên mà kết hợp tác động khác nhau. Họ cho rằng FDI tạo ra một hiệu ứng cạnh tranh, tác động mạnh mẽ trong thị trường hàng hóa cuối cùng và sẽ dẫn đến giá thị trường thấp hơn, điều này có thể buộc doanh nghiệp trong nước kém hiệu quả rời khỏi thị trường, tác động này được xem là sự rời ngành của doanh nghiệp.
  15. 5 ý chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực (nếu có) của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu tập trung trả lời hai câu hỏi:  Câu hỏi 1: Sự xuất hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành tác động đến việc rời ngành (firm exit) của các doanh nghiệp trong nước như thế nào?  Câu hỏi 2: Những gợi ý chính sách nào để giảm tác động tiêu cực từ FDI đối với sự rời ngành doanh nghiệp trong nước? 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về tác động của FDI đến sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề đó là cơ sở lý thuyết về FDI và tác động lấn át của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước. Trên cơ sở khai thác những kết quả của các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của FDI đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nước. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng dựa trên dữ liệu bảng nhằm chỉ ra được sự tác động của dòng FDI đối với các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam. Để đưa ra được mô hình phù hợp, tác giả căn cứ dựa trên những nghiên cứu trước đây về sự tác động của FDI đến các doanh nghiệp trong nước, những mô hình này tập trung ở hai dạng đó là mô hình tỉ lệ nguy cơ Cox (Cox proportional hazard model) và mô hình hồi quy Probit (Probit estimates for exit). Cụ thể, các nghiên cứu của Görg và Strobl (2001, 2003), Beveren (2007), Mata và Portugal (2004), Chen và Wu (1996), Taymaz và Özler (2007), Ferragina và Filippo Reganati (2009) sử dụng mô hình tỷ lệ nguy cơ Cox. Ngoài ra, những nghiên cứu của Baldwin và Yan (2011),
  16. 6 Wagner và Gelübcke (2011), Chiara Franco và Gelübcke (2013) sử dụng mô hình hồi quy Probit. 1.5. Cấu trúc luận văn Nghiên cứu gồm có 5 chương. Tiếp theo, chương 2 sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết FDI, phân loại FDI cùng những tác động của FDI đến doanh nghiệp trong nước được thể hiện thông qua các nghiên cứu trước đây tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chương 3 đi vào trình bày về dữ liệu, lựa chọn mô hình thực nghiệm, mô tả các biến cũng như phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Chương 4 trình bày kết quả và những phát hiện chính của nghiên cứu, kết quả của mô hình hồi quy và những thảo luận, dự báo thông qua mô hình. Cuối cùng, trong chương 6, tác giả sẽ tổng kết lại những phát hiện chính của nghiên cứu đồng thời đề xuất những khuyến nghị chính sách cụ thể dựa trên các lập luận, cùng với đó là những hạn chế và hướng phát triển của đề tài.
  17. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Một số khái niệm về FDI Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý doanh nghiệp (IMF, 2003). Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 (được sửa đổi bổ sung năm 2000): “FDI là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. 2.2. Phân loại FDI Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005, FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, các hình thức chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân. - Doanh nghiệp liên doanh: Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
  18. 8 - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh. Ở Việt Nam, hình thức này có xu hướng gia tăng cả về số lượng dự án và vốn đăng ký. 2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI đối với doanh nghiệp trong nước Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đánh giá sự tác động của FDI đối với sự rời ngành của các doanh nghiệp trong nước khá đa dạng và phong phú. Để tách biệt tác động của dòng vốn FDI đối với sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước, những nghiên cứu trước đây đã dựa trên nhiều yếu tố liên quan đến doanh nghiệp như nghiên cứu của Evans (1987); Dunne và cộng sự (1988); Dunne và Hughes (1994), bên cạnh đó là những yếu tố thể hiện đặc điểm của ngành như vốn, năng suất, tốc độ tăng trưởng và mức độ tập trung của ngành (Audretsch và Mahmood (1995); Mata và Portugal (2002)). Ngoài ra, nghiên cứu của Aldrich và Auster (1986) chỉ ra rằng những doanh nghiệp nội địa có quy mô nhỏ dễ bị đánh bật khỏi thị trường hơn so với những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Những công ty có quy mô lớn thường sử dụng công nghệ tiên tiến hơn, có năng suất cao hơn, dễ dàng áp dụng những phương pháp sản xuất mới và do vậy sẽ có khả năng sống còn cao hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Những nghiên cứu của Görg và Strobl (2001, 2003); Mata và Portugal (2002), Bernard và Sjöholm (2003) đã cung cấp những bằng chứng cho thấy sự “hụt chân” (“footloose”) của các công ty đa quốc gia ở nước nghiên cứu là Bồ Đào Nha, Indonesia và Ai-len. Mata và Portugal (2002) nghiên cứu những yếu tố quyết định sự sống còn của các công ty mới thành lập ở Bồ Đào Nha trong giai đoạn 1983-1989, nghiên cứu sử dụng một mô hình gọi là mô hình tỷ lệ nguy cơ Cox (Cox proportional hazard model). 2 Tiếp theo đó, trong nghiên cứu của Audretsch và Mahmood (1995) cũng sử dụng mô hình này. Mô hình cho thấy được rằng khả năng sống còn của doanh nghiệp được quyết định bởi một 2 Có thể tham khảo thêm một số nghiên cứu và kết quả tại Phụ lục 6.
  19. 9 số lợi thế về quyền sở hữu thông qua quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, số năm thành lập, bên cạnh đó là đặc điểm ngành công nghiệp và các yếu tố như quy mô kinh tế, xuất nhập khẩu, và một yếu tố quan trọng đó là mức độ hiện diện của yếu tố nước ngoài. Các tác giả của nghiên cứu trước đây sau khi kiểm tra những yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp thì những kết luận cuối cùng cũng có sự khác biệt đối với quốc gia nghiên cứu. Görg và Strobl (2003) thấy rằng các doanh nghiệp nước ngoài của Ai-len, quan sát từ năm 1973-1986, có khả năng rời ngành cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Một phương pháp tương tự cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Görg (2003) đối với ngành công nghiệp thực phẩm và ngành thiết bị điện tử tại Vương quốc Anh trong giai đoạn 1980-1993, tuy nhiên kết luận cho thấy không có sự khác biệt về khả năng sống còn của các doanh nghiệp trong nước dưới tác động của FDI. Kết luận này cũng tương tự như nghiên cứu của Özller và Taymaz (2004, 2007) về các ngành công nghiệp sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1983-2001. Dường như sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài không có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng tồn tại của các doanh nghiệp trong nước. Nói về mối liên hệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, có hai phát hiện quan trọng có thể kể đến trong nghiên cứu của Alvarez và Görg (2005) khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa các công ty đa quốc gia và công ty trong nước ở Chile. Thứ nhất, các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng sống còn cao hơn các doanh nghiệp trong nước xét trên nhóm ngành công nghiệp sản xuất Chile giai đoạn cuối những năm 90, giai đoạn mà nền kinh tế Chile trải qua cuộc suy thoái lớn, nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều khả năng phản ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế. Thứ hai, xác suất rời bỏ ngành của các doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào việc định hướng xuất khẩu, nghĩa là các doanh nghiệp này không bị “hụt chân” và tránh được các cú sốc tiêu cực nhờ vào hoạt động xuất khẩu. Bernard and Jensen (2007), trong nghiên cứu thực hiện phân tích về “những cái chết” của các nhà máy sản xuất tại Mỹ (“US manufacturing plants’ deaths”) sử dụng các mẫu trong nước, đã chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia có xác suất sống còn cao hơn các công ty trong nước. Bandick (2007) đã sử dụng một bộ số liệu của Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2002. Những mục tiêu cụ thể đề cập trong nghiên cứu là: i) Kiểm tra xem các doanh nghiệp
  20. 10 đa quốc gia nước ngoài, doanh nghiệp đa quốc gia của Thụy Điển và doanh nghiệp đa quốc nước ngoài đặt tại Thụy Điển có xác suất sống còn khác với các doanh nghiệp trong nước hay không ; ii) Sự hiện diện của nguồn vốn nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại của các doanh nghiệp đa quốc gia trong nước cũng như các doanh nghiệp trong nước. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp thuộc sở hữu của doanh nghiệp đa quốc gia, bất kể quốc tịch của chủ sở hữu, có xác suất rời khỏi thị trường cao hơn các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thụy Điển. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy rằng doanh nghiệp đa quốc gia nước ngoài và các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu có tỉ lệ sống sót cao nhất và đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia trong nước có tỉ lệ thấp nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhà máy lâu đời, có qui mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời thấy rằng các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp xuất khẩu có tỉ lệ sống sót cao nhất. Cuối cùng, nghiên cứu phát hiện thấy sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài đã giải thích một phần đối với nguy cơ rời ngành của các doanh nghiệp trong nước chứ không phải đối với doanh nghiệp đa quốc gia của Thụy Điển và các nhà xuất khẩu của Thụy Điển. Cùng quan điểm với Bandick (2007), Van Beveren (2006, 2007) cũng cho thấy sự khác biệt giữa khả năng sống còn của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước tại Bỉ. Kết quả chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia nước ngoài có nhiều khả năng rời ngành hơn so với các công ty quốc gia trong nước xét trong cả các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ; bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia trong nước cũng thể hiện tỉ lệ rời bỏ ngành cao hơn đáng kể so với các công ty trong nước nhưng chỉ trong các ngành công nghiệp sản xuất. Như những phân tích ở trên, những tác động của sự hiện diện của nước ngoài là không rõ ràng. Một mặt, sự hiện diện của nguồn vốn nước ngoài có thể làm tăng khả năng sống còn của các doanh nghiệp nước chủ nhà nếu xảy ra hiệu ứng lan truyền công nghệ, kiến thức, năng suất,.. từ nước ngoài cho các công ty doanh nghiệp bản địa. Mặt khác, các doanh nghiệp bản địa sẽ khó tồn tại trong kinh doanh do sự cạnh tranh áp đặt bởi doanh nghiệp đa quốc gia nước ngoài. Một giả định phổ biến thực hiện trong các nghiên cứu đó là tồn tại một khoảng cách về công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, do vậy kỳ vọng sẽ có sự lan tỏa công nghệ giữa hai nhóm doanh nghiệp này. Sự gia tăng năng suất lao động thông qua
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2