Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn ở thành phố Cần Thơ
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình ở nông thôn TP Cần Thơ dựa trên những cơ sở và bằng chứng thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống của các hộ gia đình nông thôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn ở thành phố Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN THỊ THU PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU PHƯƠNG MSHV: 7701230019 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 603.40402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. TP Cần Thơ, ngày 19 tháng 04 năm 2016 Tác giả Trần Thị Thu Phương
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 2 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 1.6 Kết cấu đề tài................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 6 2.1 Lý thuyết về vốn xã hội ............................................................................... 6 2.1.1 Các quan điểm về định nghĩa vốn xã hội (social capital) ..................... 6 2.1.2 Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu.................................................. 8 2.2 Tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng ................................... 11 2.2.1 Phân biệt tổ chức tín dụng chính thức ................................................. 11 2.2.2 Khả năng tiếp cận tín dụng .................................................................. 12 2.3 Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng ................................................. 12 2.3.1 Cách thức vốn xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ...................... 12 2.3.2 Các nghiên cứu về vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng ............. 14 2.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ................... 15 2.4.1 Đặc điểm các khoản vay ...................................................................... 15 2.4.2 Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình ........................................................ 16 2.5 Đánh giá các tài liệu nghiên cứu có liên quan ........................................... 18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 21 3.1 Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................... 21 3.3 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 23 3.4 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 24 3.4.1 Các biến trong mô hình ....................................................................... 25 3.4.2 Mô hình nghiên cứu............................................................................. 25
- CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................. 28 4.1 Vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam............................................................. 28 4.2 Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam .................................................. 30 4.3 Tổng quan về địa bàn TP Cần Thơ ................................................................ 31 4.4 Thị trường tín dụng trên địa bàn TP Cần Thơ ........................................... 31 Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 34 5.1. Thống kê mô tả ...................................................................................... 34 5.1.1. Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức .................... 34 5.1.2. Đặc điểm các khoản vay ................................................................. 36 5.1.3. Đặc điểm cá nhân người đi vay ...................................................... 37 5.1.4. Đặc điểm hộ gia đình ......................................................................... 39 5.2 Kiểm định về mối quan hệ giữa vốn xã hội, đặc điểm vốn vay, đặc điểm cá nhân và hộ gia đình với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ...................... 41 5.3 Kết quả hồi quy mô hình binary logistic giữa khả năng tiếp cận tín dụng với các biến độc lập trong mô hình.................................................................. 47 5.4 Kết quả hồi quy mô hình hồi quy giữa giá trị khoản vay với các biến độc lập trong mô hình ............................................................................................. 52 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 56 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 56 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 57 6.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59 Phụ lục 1 : Kết quả Stata thống kê mô tả ............................................................ 69 Phụ lục 2 : Kiểm định Ttest................................................................................. 84 Phụ lục 3 : Hàm hồi quy ..................................................................................... 88
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ........... 17 Bảng 2.2. Tóm tắt cách thức đo lường vốn xã hội .............................................. 19 Bảng 3.1. Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn và số mẫu tương ứng ................. 23 Bảng 3.2. Tóm tắt và mô tả các biến ................................................................... 25 Bảng 5.1. khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ................................................ 34 Bảng 5.2. Vốn xã hội của các hộ gia đình ........................................................... 35 Bảng 5.3. Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng ......................................... 36 Bảng 5.4. Đặc điểm các khoản vay ..................................................................... 37 Bảng 5.5. Đặc điểm cá nhân người đi vay .......................................................... 38 Bảng 5.6. Đặc điểm người đi vay và khả năng tiếp cận tín dụng ....................... 38 Bảng 5.7. Đặc điểm hộ gia đình .......................................................................... 40 Bảng 5.8. Đặc điểm hộ gia đình và khả năng tiếp cận tín dụng .......................... 40 Bảng 5.9. Kiểm định Ttest giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc về tiếp cận tín dụng chính thức .............................................................................................. 41 Bảng 5.10. Kiểm định chi-test giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc về tiếp cận tín dụng chính thức ....................................................................................... 44 Bảng 5.11. Kết quả mô hình hồi quy Logistic .................................................... 47 Bảng 5.12. Kết quả mô hình hồi quy tác động của các nhân tố đến độ lớn khoảng vay ....................................................................................................................... 53
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSXH: Chính sách xã hội NGO: Tổ chức phi chính phủ NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ROSCA: Hiệp hội tín dụng xoay vòng VARHS: Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam TCTD: Tổ chức tín dụng TD: Tín dụng TPCT: Thành phố Cần Thơ
- 1 TÓM TẮT Mục tiêu tổng quát của đề là phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ. Với mục tiêu tổng quát trên, bài viết đặt ra hai mục tiêu cụ thể là: (1) phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn TP Cần Thơ và (2) đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị khoản vốn vay được từ nguồn tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn. Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ gia đình có vay vốn và không có vay vốn tại TP Cần Thơ. Để trả lời cho hai mục tiêu nghiên cứu, bài viết sử dụng mô hình hồi quy binary logit và mô hình hồi quy bội theo phương pháp bình phương nhỏ nhất. Với mục tiêu thứ nhất tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit với biến phụ thuộc là xác suất tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình. Sau khi ước lượng mô hình logit, nghiên cứu nhận thấy rằng vốn xã hội cụ thể là mạng lưới xã hội chính thức, niềm tin và người bảo lãnh có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ. Từ kết quả của mục tiêu thứ nhất tác giả tiếp tục nghiên cứu giải quyết mục tiêu thứ hai. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy bội theo phương pháp bình phương nhỏ nhất để đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị khoản vốn vay. Kết quả hồi quy cho thấy, các yếu tố của vốn xã hội là mạng lưới xã hội chính thức, niềm tin và sự hợp tác có quan hệ cùng chiều với lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức. Ngoài ra, bài viết còn chứng minh rằng ngoài vốn xã hội còn có các yếu tố khác tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và giá trị khoản vốn vay là lãi suất và tài sản thế chấp. Kết quả của bài nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu của Oken (2004) Heikkilaa (2009), Lawal (2009) cho rằng vốn xã hội tăng làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình.
- 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí thấp. Qua 15 năm đổi mới khu vực nông thôn nước ta đã có nhiều thay đổi, các phương thức tập thể hóa nông nghiệp đã được xóa bỏ thay vào đó là các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng: ưu đãi thuế nông nghiệp, các chính sách tín dụng ưu đãi, từng bước ứng dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Do vậy, việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín dụng được coi như là một công cụ chiến lược để hỗ trợ vốn cho đại đa số hộ nghèo ở nông thôn. Theo Tổng Cục Thống Kê (2010), Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số) trong đó có hơn một nữa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Bên cạnh đó, ở nông thôn, nhu cầu về vốn để tiêu dùng, xây dựng nhà ở đặc biệt là sản xuất trong nông nghiệp ở các hộ gia đình là rất lớn. Tuy nhiên, để tiếp cận được các nguồn vốn vay ở khu vực chính thức, các hộ gia đình cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Ở Việt Nam, Phạm và Izumida (2002) chỉ ra rằng hơn 30% hộ nông dân không thể vay từ người cho vay chính thức. Trong việc cung cấp tín dụng chính thức cho các hộ gia đình, một số tổ chức tín dụng chính thức duy trì các thủ tục rườm rà và tốn thời gian cũng góp phần giới hạn các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp. Bên cạnh đó hộ gia đình phải đối mặt với hai vấn đề chính trong việc vay mượn từ các ngân hàng thương mại: tài sản thế chấp và không thể vay dựa trên mức thu nhập của họ. Do
- 3 đó, khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức bị hạn chế đã làm cho các hộ gia đình phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tín dụng phi chính thức. Để tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức, ngoài các loại tài sản dùng thế chấp như đất đai, nhà cửa, máy móc còn có một loại tài sản khác đó là lòng tin, mạng lưới xã hội, sự hợp tác và gắn bó của hộ gia đình với cộng đồng mà gọi chung là vốn xã hội. Ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho rằng vốn xã hội có thể giúp các hộ gia đình hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn khắc phục được sự thiếu hụt các loại vốn khác (Annen, 2001; Fafchamps và Minten, 2002 ). Vậy, thực tế vốn xã hội có tác động như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn? Để trả lời câu hỏi này, tôi thực hiện đề tài “Tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn ở TP Cần Thơ” dựa trên số liệu sơ cấp được phỏng vấn từ các hộ gia đình có vay vốn và không có vay vốn. Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình ở nông thôn TP Cần Thơ dựa trên những cơ sở và bằng chứng thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống của các hộ gia đình nông thôn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau: (1) Phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ. (2) Đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội, đặc điểm khoản vay và đặc điểm nông hộ đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ.
- 4 (3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn của các hộ gia đình nông thôn khi có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn TP Cần Thơ (4) Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn TP Cần Thơ. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện để trả lời những câu hỏi sau: (1) Vốn xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ tại TP Cần Thơ không? (2) Vốn xã hội, đặc điểm khoản vay và đặc điểm nông hộ tác động như thế nào đến khả năng vay vốn của các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ? (3) Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến lượng vốn mà hộ gia đình vay ở các tổ chức tín dụng chính thức? (4) Các giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa bàn TP Cần Thơ. - Thời gian: Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được phỏng vấn từ các hộ gia đình có vay vốn và không có vay vốn tại TP Cần Thơ. Thông tin được thu thập phục vụ cho phân tích là số liệu các năm 2010 - 2014. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn và họ có có thể vay được vốn hoặc không vay được vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn TPCT. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã thực hiện thu thập và phân tích các bộ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp khác nhau.
- 5 Dữ liệu thứ cấp là các tài liệu, các thông tin báo cáo của ngân hàng nhà nước, tổng cục thống kê, các bài viết đăng trên các tạp chí, các website trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Dữ liệu sơ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm Stata. Để có thông tin phục vụ cho nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn và đã vay vốn ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ thông qua trả lời bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. 1.6 Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm sáu chương. Cụ thể như sau: chương một giới thiệu chung về đề tài. Chương hai sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về vốn xã hội, thị trường tín dụng chính thức, lược khảo các lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng. Chương ba đề cập đến phương pháp nghiên cứu bao gồm trình bày về cơ sở dữ liệu, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng khung phân tích, phát triển mô hình kinh tế lượng và xây dụng các biến trong mô hình. Chương bốn khái quát về vốn xã hội, thị trường tín dụng nông thôn của Việt Nam và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Chương năm trình bày thống kê mô tả và kết quả phân tích. Chương sáu rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách về cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn.
- 6 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết về vốn xã hội 2.1.1 Các quan điểm về định nghĩa vốn xã hội (social capital) Vốn xã hội được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế vốn văn hóa, vốn con người. Một trong những người đầu tiên tiên phong trong việc nghiên cứu vốn xã hội là Lyda Judson Hanifan (1916), cho đến nay khái niệm vốn xã hội (VXH) đã được phát triển với nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau. Theo Hanifan (1916), dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như sự tương tác giữa các cá nhân hay gia đình – những người tạo nên một đơn vị xã hội. Khái niệm này đã được Pierre Bourdieu mở rộng vào năm 1986: vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực (hiện hữu hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hay gián tiếp (chẳng hạn cùng thành viên của một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán hay đồng môn) và là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau. Bourdieu cho rằng khối lượng vốn xã hội của một cá nhân chính là mối quan hệ và danh tiếng của cá nhân đó trong xã hội và thực chất nó là mạng lưới xã hội của cá nhân. Một cá nhân có mạng lưới quen biết (trực tiếp hoặc gián tiếp) lớn thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm và khẳng định vị thế của họ trong xã hội. Năm 1988, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa ra một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông hiểu vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội (scoail trust) là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung. Nhà chính trị học Robert Putnam (1995) đã lập lại ý tưởng của Coleman và đưa ra định nghĩa như sau về vốn xã hội: Vốn xã hội nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương. Ông cho rằng trong một nhóm, nếu tất cả các thành viên tin tưởng nhau, họ có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn và vốn xã hội cho phép họ làm những công việc với chi phí thấp hơn. Cách hiểu của Ngân hàng
- 7 Thế giới (1999) về vốn xã hội cũng phần nào tương tự như cách hiểu của Coleman và Putnam nêu trên: “Vốn xã hội liên quan tới các tổ chức, các mối quan hệ, và các chỉ tiêu hình thành chất lượng và số lượng của các tương tác xã hội, tin tưởng nhau dẫn đến hành động tập thể hay nói cách khác nó là “chất keo” gắn kết các mối liên hệ với nhau”. Trong một bài viết vào năm 2000, nhà nghiên cứu chính trị học người Mỹ gốc Nhật Francis Fukuyama cho rằng phần lớn các định nghĩa về vốn xã hội đều chỉ nói về những mặt biểu hiện của vốn xã hội hơn là về bản thân vốn xã hội. Ông viết như sau: “Vốn xã hội là một chuẩn mực phi chính thức được biểu hiện trong thực tế có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân”. Theo định nghĩa này, sự tin cậy, các mạng lưới xã hội, xã hội dân sự, và những thứ tương tự vốn gắn liền với vốn xã hội, đều là những hiện tượng thứ phát, nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xã hội. Một nghiên cứu của Spellerberg (2001) xem xét vốn xã hội là mối quan hệ giữa các đối tượng (cá nhân, nhóm và tổ chức) để tạo ra một công suất vì lợi ích chung hoặc một mục đích chung. Thêm vào đó ông cho rằng vốn xã hội là nguồn lực xã hội được thể hiện trong mối quan hệ giữa con người. Nó nằm trong và bắt nguồn từ liên lạc, chia sẻ, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau trong các mối quan hệ đang diễn ra. Công trình nghiên cứu về vốn xã hội gần đây nhất của Durlauf và Fafchamps (2005) đưa ra một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông cho rằng vốn xã hội là một dạng không chính thức của các tổ chức và các tổ chức dựa trên mối quan hệ xã hội, mạng lưới, các hiệp hội tạo ra sự chia sẻ kiến thức, tin tưởng lẫn nhau các chuẩn mực xã hội và các quy tắc bất thành văn. Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên các định nghĩa và giải thích đều xoay quanh bốn yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: hệ thống các mạng lưới xã hội; niềm tin của con người trong xã hội; sự hợp tác và sự gắn bó với mọi người. Trên cơ sở của các nhà nghiên cứu trước, các yếu tố tạo thành vốn xã hội được xác định trong bài viết này là mạng lưới xã hội (bao gồm mạng lưới chính thức và không chính thức), sự tin cậy và sự hợp tác với nhau. Theo đó, có thể hiểu rằng sự liên kết thực tế giữa các mạng lưới xã hội như các cá nhân, các nhóm, các tổ chức các hiệp hội với nhau sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn
- 8 nhau. Lợi ích mà các hộ gia đình nhận được từ vốn xã hội của mình là những điều kiện thuận lợi để chủ thể tham gia huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính. 2.1.2 Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu Đã có nhiều tài liệu thảo luận về các phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường vốn xã hội. Phải thừa nhận rằng, đo lường vốn xã hội là một công việc rất khó khăn. Thứ nhất, do sự cùng tồn tại của nhiều định nghĩa về vốn xã hội. Thứ hai, vì vốn xã hội được dựa trên các chỉ số đại diện vô hình, khó định lượng. Thứ ba, đo lường vốn xã hội không chỉ đo lường số lượng mà còn đo lường chất lượng của nguồn vốn xã hội trên nhiều quy mô khác nhau. Trong nghiên cứu này, vốn xã hội được đo lường bằng các yếu tố hợp thành vốn xã hội bao gồm: mạng lưới xã hội (mạng lưới chính thức và phi chính thức), niềm tin vào sự hợp tác. Mạng lưới xã hội Mạng lưới xã hội đề cập tới mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc các nhóm, có thể được coi là các yếu tố “cơ cấu” của vốn xã hội và được xem là một yếu tố quan trọng hình thành nên vốn xã hội như số lượng và cách thức trao đổi giữa những người trong cùng mạng lưới có thể ảnh hưởng đến mức độ hỗ trợ mà một cá nhân nhận được, cũng như có thể tiếp cận được các nguồn hỗ trợ khác. Trong vốn xã hội, mạng lưới xã hội được phân biệt trên một số khía cạnh như: loại mạng lưới chính thức và không chính thức; cấu trúc mạng lưới đóng và mở, mạng lưới đồng nhất và không đồng nhất; quan hệ mạng lưới theo chiều ngang và theo chiều dọc (Stone, 2001). Trong khuôn khổ nghiên cứu, bài viết chỉ tiến hành đo lường mạng lưới xã hội theo loại mạng lưới là mạng lưới chính thức và mạng lưới không chính thức. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, chúng tôi chỉ thực hiện đo lường mạng lưới xã hội bao gồm mạng lưới chính thức và mạng lưới không chính thức. Mạng lưới chính thức Mạng lưới chính thức bao gồm các tổ chức chính thức như các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội (theo Putnam, 1995, trích bởi Baum và Ziersch, 2003).
- 9 Theo Stone (2001) mạng lưới các mối quan hệ xã hội chính thức liên quan đến nhiều khía cạnh của cuộc sống như xã hội dân sự và thể chế. Mạng lưới này gồm các tổ chức, hiệp hội hoạt động dựa trên nhóm, các quan hệ dân sự không theo nhóm, các tổ chức/hiêp hội dựa trên quan hệ công việc và các mối quan hệ thể chế. Các nhà nghiên cứu như Putnam (1995) và Stone (2001) xem xét số lượng mạng lưới xã hội mà các cá nhân là thành viên như là một chỉ số đo lường mạng lưới chính thức. Chỉ số này có thể được đo lường bằng phương pháp thống kê số lượng tổ chức thông qua câu hỏi như: “Gia đình bạn là thành viên của tất cả các nhóm nào ?” (World Bank, 2003), hay “Bạn đã tham gia (tất cả) các nhóm, câu lạc bộ, tổ chức nào trong 12 tháng qua ?” (Dave Ruston và Lola Akinrodove, 2002). Chỉ số này cho phép đánh giá sức mạnh và sự đa dạng của mạng lưới các tổ chức chính thức tại địa phương. Đo lường mạng lưới xã hội còn sử dụng chỉ số tham gia vào các tổ chức chính thức, chỉ số tham gia hoạt động xã hội hay sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến sự tương tác và mối liên hệ giữa các cá nhân được thực hiện thông qua việc gặp gỡ giữa mọi người trong các câu lạc bộ, nhà thờ, các tổ chức và các hiệp hội khác nhau. Để đánh giá tư cách thành viên của các tổ chức, có thể sử dụng các chỉ số như tần suất tham gia vào các hoạt động, các cuộc họp ở các tổ chức xã hội hay cam kết tham gia vào các nhóm địa phương, các nhóm tự nguyện, các tổ chức, câu lạc bộ, hành động về một vấn đề ở địa phương (Woolcock, 2000). Để đo lường các chỉ tiêu này có thể sử dụng những câu hỏi như “Bao nhiêu lần trong 12 tháng qua, bất cứ người nào trong gia đình bạn tham gia vào các hoạt động của nhóm này, ví dụ như tham gia bằng các cuộc họp hoặc làm việc nhóm ?” (World Bank, 2003), hay “Những ngày này, bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để giúp đỡ người khác với tư cách là tình nguyện viên hoặc một tổ chức cho bất kỳ tổ chức từ thiện, câu lạc bộ hay tổ chức khác? (Dave Ruston, 2002). Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội trong các hoạt động xã hội còn sử dụng thang đo mức độ về sự kỳ vọng hoặc cảm nhận về mức độ đồng ý, mức độ quan trọng, mức độ quan tâm, mức độ tình nguyện của các cá nhân tham gia mạng lưới xã hội để đánh giá chỉ số tham gia hoạt động xã hội.
- 10 Đối với mạng lưới xã hội chính thức dựa trên quan hệ dân sự, để đo lường Stone (2001) sử dụng chỉ số tham gia của công dân, chỉ số này được đo lường bằng mức độ tham gia của cá nhân trong các vấn đề địa phương, nhận thức về khả năng ảnh hưởng đến các vấn đề về địa phương, và sự tin tưởng trong các tổ chức công dân. Mạng lưới không chính thức Baum và Ziersch (2003) đã phân biệt mạng lưới không chính thức bao gồm bạn bè, gia đình, hàng xóm và các mối quan hệ liên quan đến công việc (Baum và Ziersch, 2003). Theo Finch (1989) (trích bởi Stone, 2001) phân biệt đầu tiên trong mạng lưới không chính là mạng lưới trong gia đình và mạng lưới ngoài gia đình. Tác giả cho rằng, các thành viên trong một hộ gia đình hợp tác và hoạt động theo những cách khác nhau để mở rộng mạng lưới gia đình và họ hàng với các hộ gia đình khác bên ngoài. Mạng lưới không chính thức đề cập đến mạng lưới bên ngoài gia đình và họ hàng bao gồm tình bạn và các mối quan hệ thân mật khác như mối liên hệ giữa hàng xóm láng giềng. Mạng lưới xã hội không chính thức được Harper (2002) đo lường thông qua mối quan hệ bạn bè và mạng lưới hàng xóm. Mối quan hệ này được đánh giá bằng số lượng bạn bè, số lượng hàng xóm láng giềng hay tần xuất gặp gỡ và nói chuyện với người thân, bạn bè, hàng xóm hoặc bằng chỉ số tương tác xã hội như mối liên hệ giữa các cá nhân được thực hiện thông qua việc gặp gỡ giữa mọi người trong các câu lạc bộ, nhà thờ, các tổ chức; sự liên lạc với bạn bè gia đình hàng xóm. Để đo lường chỉ số này, Cindy-Ann và Doug (2002) đã sử dụng câu hỏi: “Trong tháng vừa qua bạn có thường xuyên giao tiếp với gia đình và/hoặc bạn bè, qua điện thoại, qua internet hoặc qua đường bưu điện không?’’ hay “Nếu bạn đột nhiên phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp dài hạn như cái chết của một trụ cột gia đình hoặc [NÔNG THÔN: thất bại sau thu hoạch; ĐÔ THỊ: mất việc làm], có bao nhiêu người ngoài gia đình ngay lập tức sẵn sàng hỗ trợ bạn?” (Ngân hàng Thế Giới, 2003).
- 11 Niềm tin và sự hợp tác Sự tương trợ và niềm tin là những yếu tố cốt lõi của vốn xã hội (Putnam, 1995). Theo quan niệm của tác giả, các mối quan hệ xã hội tạo ra niềm tin giữa các cá nhân và các nhóm. Niềm tin tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác, mức độ tin tưởng trong một cộng đồng càng lớn, khả năng hợp tác càng cao. Coleman (1988) chỉ ra rằng niềm tin được hình thành bởi sự tương tác lặp đi lặp lại giữa các cá nhân thông qua uy tín, mạng lưới hoặc sự hiểu biết về cơ chế hình thành các hành vi và những hành động của những người khác. Như vậy, tin tưởng là một yếu tố quan trọng của vốn xã hội ở chỗ nó là một nguồn lực mà chúng ta sử dụng khi xây dựng các mối quan hệ với những người khác và tương trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, niềm tin, sự hợp tác là những khái niệm mang tính chất trừu tượng, vì vậy, rất khó để đo lường hai yếu tố này. 2.2 Tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng 2.2.1 Phân biệt tổ chức tín dụng chính thức Bài viết phân biệt các tổ chức tín dụng chính thức là các Ngân hàng được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/210. Theo đó, Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, các tổ chức tín dụng chính thức là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Trong bày viết này, các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Chính sách Xã hội, các ngân hàng thương mại nhà nước, và các ngân hàng tư nhân. Những cá nhân và tổ chức cho vay khác không thuộc nhóm các ngân hàng quy định trong luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/210 sẽ không thuộc khu vực tín dụng chính thức.
- 12 2.2.2 Khả năng tiếp cận tín dụng Thuật ngữ khả năng tiếp cận tín dụng được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu trước đây. Trong bài viết của Okten (2004) khi nghiên cứu về tiếp cận tín dụng ở Indonesia, ông phân tích việc tiếp cận tín dụng thông qua các nguồn tín dụng mới thành lập bao gồm: biết về nơi đi vay, quyết định xin cấp vốn vay và được cấp bởi người cho vay. Lawal và cộng sự (2009) thì xác định rằng nếu hộ gia đình nhận được khoản vốn vay từ một nguồn tín dụng bất kỳ cho mục đích sản xuất, nó sẽ được gọi là “tiếp cận” và ngược lại. Tiếp cận tín dụng là khả năng nông hộ có thể tiếp cận được một nguồn tín dụng cụ thể nào đó nghĩa là họ có thể vay mượn được tiền từ tổ chức tín dụng đó (Diagne và Zeller, 2001). Trong nghiên cứu này, khả năng tiếp cận tín dụng được thể hiện qua 2 phương diện, một là khả năng vay hay cơ hội vay được tiền của một nông hộ; hai là lượng tiền vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức được giới hạn bởi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Chính sách Xã hội, và các ngân hàng thương mại nhà nước. 2.3 Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng 2.3.1 Cách thức vốn xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng Theo lý thuyết về vốn xã hội, những ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng bao gồm việc chia sẽ thông tin qua các mối quan hệ xã hội, lòng tin với mọi người và sự gắn bó giữa mọi người trong xã hội. Trong một thị trường được đặc trưng bởi các thông tin không hoàn hảo như thị trường tín dụng, mối liên kết giữa mọi người trong các nhóm, các tổ chức xã hội có thể làm tăng quá trình trao đổi thông tin để tạo ra các cơ hội tiếp cận tín dụng (Fafchamps và Minten, 1998). Ngoài ra, các đặc tính của mạng lưới xã hội cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu chuyển thông tin. Devereux và Fishe (1993) cho rằng, nếu mạng lưới mà đồng nhất, nó sẽ làm giảm thông tin không hoàn hảo và tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp trừng phạt xã hội được áp dụng (Devereux và Fishe, 1993). Tuy nhiên, Grootaert (1999) không đồng ý với quan điểm này. Ông khẳng định trong mạng lưới các hiệp hội, các nhóm hay các tổ chức không đồng nhất như có cả nam lẫn nữ, hay bao gồm những người có trình độ học vấn khác nhau có thể tiếp cận tín
- 13 dụng tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin khác nhau giữa các thành viên về các nguồn tín dụng sẵn có rộng rãi hơn. Kilpatrick (2002) chỉ ra rằng, vốn xã hội đóng vai trò tạo điều kiện cũng như là chất xúc tác của quá trình học tập và chia sẽ trong cộng đồng thông qua sự hỗ trợ của truyền thông. Việc trao đổi kiến thức được coi là trao đổi thông tin và kỹ năng giữa các bạn bè, hàng xóm, giữa các thành viên trong gia đình và các thành viên trong nhóm. Sự chia sẻ thông tin kỹ năng có thể tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia đầy đủ các hoạt động trong xã hội và tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn lực bao gồm các nguồn tín dụng. Bên cạnh đó, nhờ các giao dịch chia sẻ thông tin và sự tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng, các tổ chức tín dụng có thể giảm được những rủi ro về thông tin bất cân xứng trong hoạt động cấp vốn vay cho khách hàng. Mặc khác, bên trong mạng lưới, các mối liên kết, tương tác và đặc biệt là sự tin tưởng giữa các thành viên giúp những thành viên là khách hàng vay có thể tiếp cận được nguồn tín dụng dễ dàng hơn. Guiso (2004) khẳng định rằng vốn xã hội thể hiện niềm tin được coi là có ảnh hưởng mạnh ở nơi mà hành lang pháp lý yếu và người dân có trình độ thấp. Thêm vào đó, ở nơi có vốn xã hội cao, có thể có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nhiều thông tin và hiểu rõ về các quy định, cách thức giao dịch đối với từng tổ chức tín dụng khác nhau. Niềm tin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí giao dịch thông qua cung cấp thông tin và các phương tiện để thực hiện hợp đồng. Bởi vì mọi giao dịch xã hội và kinh tế sẽ ít rủi ro hơn nếu những đối tác liên hệ ngầm hiểu với nhau theo một chuẩn tắc cư xử (như tự trọng, sợ mất uy tín gia đình, giữ lời hứa), do vậy những cá nhân trong các mối quan hệ sẽ không tốn nhiều thời gian và chi phí để có những ràng buộc bảo đảm cho những mục đích của những quan hệ đạt được theo mong đợi. Tóm lại, mỗi dạng của vốn xã hội (mạng lưới xã hội, sự hợp tác, lòng tin và sự gắn bó với mọi người) có thể cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng. Vì với những dạng vốn xã hội này sẽ giúp ta có thể tiếp cận được những thông tin mới, khác nhau (Dufhues và các cộng sự, 2012) và những mức độ tin tưởng cao có được thông qua sự tương tác lặp đi lặp lại giữa các cá nhân đang hoạt động trong nền kinh tế, sẽ khuyến khích sự hợp tác và làm giảm thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch từ đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng (Pargal cùng cộng sự,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 55 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 81 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 71 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn