Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài: Nhằm khảo sát đánh giá thực trạng, thực tiễn thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo huyện Phú Tân, tìm ra những bất cập trong thực hiện chính sách an sinh xã hội trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG VĂN NÊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG VĂN NÊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA HÀ NỘI, 2021
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách xã hội là một bộ phận trọng yếu trong hệ thống các chính sách lãnh đạo, quản lý và phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chính sách xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành và quản lý xã hội. Hiệu quả thực hiện chính sách xã hội góp phần phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội, phát triển kinh tế mang tính bền vững và phát triển toàn diện con người trên cơ sở bình đẳng, công bằng và tiến bộ. Ngoài ra, chính sách xã hội còn góp phần trợ giúp những con người, những nhóm xã hội, đảm bảo mức sống cho một số nhóm đối tượng yếu thế, giúp họ vượt qua khó khăn khi gặp những rủi ro trong cuộc sống. Do vậy, ở bất kỳ thời đại nào, chế độ chính trị nào, chính sách xã hội cũng đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ…” [23]. An sinh xã hội là trụ cột trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là “hệ thống các chính sách và các chương trình do nhà nước, các đối tác xã hội thực hiện nhằm đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản” [14, 2]. Chính sách an sinh xã hội hướng đến tạo ra một mạng lưới bảo vệ an toàn cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống; đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Chính vì mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” [23]. 1
- Phật giáo Hòa Hảo là tôn giáo nội sinh với hơn hai triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Mục tiêu của chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước có nhiều điểm tương đồng với đường hướng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”, mục tiêu báo đáp “Ân đất nước”, “Ân đồng bào nhân loại” của Phật giáo Hòa Hảo, đặc biệt là sự đồng nhất của hai chính sách và đường hướng cùng giúp cho cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có cuộc sống tốt đẹp hơn. Với sự huy động của Phật giáo Hòa Hảo, bên cạnh hoạt động huy động số tiền ủng hộ ngày càng lớn (tổng số quy thành tiền các hoạt động từ thiện xã hội và nhân đạo, trong các nhiệm kỳ từ 1999 đến nay đã thống kê được trên 2.882.243.403.000 đồng[21], quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào tín đồ Phật giáo Hòa Hảo còn xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, vừa thúc đẩy phát triển xã hội, vừa góp phần thực hiện các chính sách khác của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo đã trở thành điểm sáng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, được Nhà nước và cộng đồng xã hội ghi nhận, tôn vinh, học tập. Là quê hương khởi phát, trung tâm hội tụ của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, huyện Phú Tân (An Giang) luôn là địa bàn tiên phong trong thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng bào tín đồ nơi đây thực hiện các hoạt động an sinh xã hội trở thành nề nếp ổn định, với tinh thần tự giác, tính tích cực cao và hiệu quả lớn. Các hoạt động đó, một mặt thể hiện các nội dung trong chương trình đạo sự hàng năm của Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo, Ban Trị sự huyện Phú Tân và các xã, thị trấn, mặt khác góp phần quan trọng trong thực hiện công tác dân vận, xây dựng khối đoàn kết, phát huy sức mạnh của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo ở huyện Phú Tân biểu thị sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa Nhà nước với cộng đồng xã hội trong thực thi chính sách. Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang và huyện Phú Tân nói riêng đang đứng trước những yêu cầu ngày càng cao hơn trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ. Phát triển bền vững là đòi hỏi tất yếu buộc các địa phương phải hướng đến. Đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội đang là một trong ba trụ cột đặt ra tương quan với phát triển kinh tế và bảo vệ môi 2
- trường của toàn bộ quá trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội từng lúc từng nơi sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động, việc huy động các nguồn lực còn hạn chế; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một số hộ dân, nhận thức của từng đối tượng đối với chính sách an sinh xã hội chưa thật sự tốt. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội tiếp tục phải được xem trọng và đẩy mạnh với tính lan tỏa và hiệu quả thực tế. Huyện Phú Tân đã có quá trình lâu dài, ổn định trong thực hiện sâu rộng, hiệu quả chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo. Hiệu quả từ quá trình đó mang lại là rất to lớn, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nảy sinh nhu cầu phải được tổng kết nhằm một mặt tôn vinh, ghi nhận sự nỗ lực của đồng bào, mặt khác khái quát ra các kinh nghiệm hay và xây dựng các giải pháp đẩy mạnh, không chỉ có giá trị đối với huyện Phú Tân mà còn với nhiều địa phương khác ở An Giang, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chính sách an sinh xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học dưới những hình thức khác nhau, từ bài viết trên tạp chí khoa học đến các đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học, luận văn, luận án và sách xuất bản. Liên quan đến đề tài luận văn, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu theo các nhóm sau: - Công trình nghiên cứu về chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội Các nghiên cứu về chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội rất nhiều. Chủ yếu các nghiên cứu này tiếp cận dưới góc độ chính trị học, chính sách công, quản lý xã hội, quản lý nhà nước, triết học,… Một bộ phận các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này đề cập đến những vấn đề lý thuyết của chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội - từ lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các lý thuyết chính sách xã hội đương đại trên thế giới. Đó là 3
- các nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu trong “Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam” [40]; "Giáo trình Luật an sinh xã hội" của Nguyễn Thị Kim Phụng [49]; "Giáo trình ưu đãi xã hội" của Trường Đại học Lao động [60]; "Giáo trình Cứu trợ xã hội" của Trường Đại học Lao động [61];"Giáo trình Bảo hiểm xã hội" của Trường Đại học Kinh tế quốc dân [62]. Trong các công trình này, chính sách an sinh xã hội có khi được nghiên cứu tổng thể, khi được nghiên cứu một bộ phận nội dung cấu thành chính sách, với việc trình bày các nội dung chủ yếu như quan niệm về an sinh xã hội, đặc điểm và cấu trúc an sinh xã hội, phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách an sinh xã hội, vai trò và tầm quan trọng của xây dựng và thực thi chính sách an sinh xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu cả những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách an sinh xã hội ở phạm vi cả nước. Vũ Văn Phúc trong bài viết "An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [47] đã trình bày khái niệm an sinh xã hội và cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội; kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội và những thách thức đang đặt ra đối với quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam; quan điểm, mục tiêu, yêu cầu đổi mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Lê Quốc Lý trong công trình “Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp”, 2014) [43] đã trình bày khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn và những trở ngại trong thực thi chính sách an sinh xã hội; những trở ngại trong thực thi các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam gần đây qua đánh giá của nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng chính sách; mục tiêu, quan điểm và giải pháp thực thi hiệu quả chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020. Năm 2015, Tạp chí Xã hội học số 2 (130) đăng bài viết “An sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới và định hướng đến năm 2030” [2] của Đặng Nguyên Anh. Bài viết phân tích sâu sắc đặc điểm và thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới, nêu bật những kết quả đạt được và các khó khăn, thách thức; đồng thời, tác giả cũng nêu lên những định hướng an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2030 thông qua những đề cập về dự báo bối cảnh phát triển xã hội, hoàn thiện chính sách an sinh xã hội. Nghiên cứu "Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế những thách thức và giải pháp" [65], Đinh Thành 4
- Trung, Lữ Quang Ngời và Lê Thị Thanh Hiếu, 2017) đã khái quát thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội, phân tích bối cảnh và những nhân tố tác động, chỉ ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Bên cạnh, còn nhiều nghiên cứu khác thuộc nhóm chủ đề này như: Mai Ngọc Cường (2012), “Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta những năm tới”, [17]; Dương Văn Thắng (2011), “Bảo đảm an sinh xã hội dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng”, [55]; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), An sinh xã hội ở Việt Nam: Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới, [63]; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Cộng hoà Liên bang Đức (GTZ) (2009), Xây dựng Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2020, [13]; Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2012), An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội [4]; Phạm Thị Hải Chuyền (2012), "Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội - động lực pháp triển bền vững đất nước", [18]; Nguyễn Trọng Đàm (2017), "An sinh xã hội ở Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới", [20]; … Nhìn chung, các công trình này tổng kết, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nêu lên những vấn đề đặt ra, đồng thời có những phân tích, dự báo, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện trong tương lai. Ở phạm vi hẹp hơn, một số công trình nghiên cứu việc thực hiện chính sách an sinh xã hội gắn với vai trò của một chủ thể hoặc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một thành phần xã hội, một vùng hoặc địa phương. Đó là các nghiên cứu: Nguyễn Danh Sơn (2012), “Hệ thống an sinh xã hội cho người nông dân Việt Nam”, [52]; Nguyễn Văn Chiểu (2014), Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, [17]; Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển bền vững", [41]; Lương Vĩnh Thái (2014), Thực thi chính sách an sinh xã hội ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, [54]; Phạm Văn Sáng và các cộng sự (2009), Lý thuyết và mô hình an 5
- sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai), [51]; Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, [1];… Các nghiên cứu này cũng đề cập cả những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với một thành phần xã hội hoặc ở một vùng, địa phương. Qua đó, các nghiên cứu này phản ánh nhưng đặc trưng riêng có của thành phần xã hội hoặc địa bàn nơi thực hiện chính sách an sinh xã hội. Một số nghiên cứu về an sinh xã hội từ thực tiễn của nước ngoài và đúc rút kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. Đó là các nghiên cứu: Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội – kinh nghiệm một số nước đối với Việt Nam, [37]; Nguyễn Quang Thuấn, Bùi Nhật Quang (2011), Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu: Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam, [57]; Đinh Công Tuấn (Chủ biên) (2008), Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, [58]; Trần Thị Nhung (2008), Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay, [42]; Nguyễn Duy Dũng (1998), Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi ở Nhật Bản, [19];… Các nghiên cứu này đi sâu trình bày lý thuyết và quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ngoài, liên hệ với Việt Nam thông qua việc khái quát những bài học kinh nghiệm. - Công trình nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo: Phật giáo Hòa Hảo là đối tượng nghiên cứu, đề cập trong nhiều văn kiện và công trình nghiên cứu khoa học. Xét ở mức độ tổng thể, có thể chia các nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những văn kiện và công trình nghiên cứu trình bày về hiến chương, giáo lý, kinh văn, tổ chức bộ máy và hoạt động đạo sự, chủ yếu do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ấn hành. Đó là: Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo (2004), Sấm giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh Giáo chủ, [5]; Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo (2004), Thi văn giáo lý Phật giáo Hòa Hảo của Đức Huỳnh Giáo chủ, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội [6];… Bên cạnh đó là những nghiên cứu của các cá nhân giới thiệu một cách cơ bản về Phật giáo Hòa Hảo như: Nguyễn Văn Hầu (1973), Sấm giảng Đức Phật Thầy Tây An - Đoàn Minh Huyên. [38]; Nguyễn Văn Hầu (2017), Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo, [39];… 6
- Tiếp cận nghiên cứu một khía cạnh của Phật giáo Hòa Hảo đặt trong mối tương quan với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong mối tương quan với các tôn giáo khác thể hiện trong nội dung của một số công trình nghiên cứu như: Nguyễn Hoàng Sa, Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở Đồng bằng sông Cửu Long, 1999 [50]; Võ Văn Thắng và Đỗ Anh Thư (2009), "Tìm hiểu tính dung hợp linh hoạt, sáng tạo đạo lý truyền thống dân tộc của Phật giáo Hòa Hảo với các đề thuyết của giáo phái, tôn giáo khác", [56];… - Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo: Một trong những điểm nổi bật trong hoạt động của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là thực hiện chính sách an sinh xã hội. Do vậy, hoạt động này đang thu hút sự nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân. + Nguyễn Huy Diễm (2017), "Nhận dạng và xác định trách nhiệm của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với xã hội hiện nay", [22]. Nội dung bài viết trình bày những cơ sở để nhận dạng và xác định trách nhiệm của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với xã hội hiện nay. Đó là những cơ sở từ giáo lý, đường hướng, tôn chỉ đến đặc tính văn hóa và thực tiễn tổ chức đạo sự. + Nguyễn Văn Sỹ (2019), Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ hiện nay, [55]. Một phần không nhỏ của công trình này trình bày thực trạng tham gia hoạt động an sinh xã hội của đồng bào tín đồ Phật giáo Hòa Hảo – từ mô hình thực hiện đến phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Công trình cũng nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ, trong đó có đồng bào tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nêu trên nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang dưới góc độ chính sách công. Điều đó góp phần minh chứng tính mới của đề tài luận văn. Thành tựu nghiên cứu đã có góp phần cung cấp nhiều dữ liệu (cả trên phương diện nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn) để nghiên cứu đề tài luận văn. 7
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của đề tài: nhằm khảo sát đánh giá thực trạng, thực tiễn thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo huyện Phú Tân, tìm ra những bất cập trong thực hiện chính sách an sinh xã hội trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, An Giang. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tổng quan và làm rõ những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay. + Khảo sát, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay – Kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân, vấn đề đặt ra. + Đề xuất các giải pháp góp phần tiếp tục duy trì, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Phạm vi hành chính huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. + Thời gian: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay giai đoạn 2010 – 2020. Xây dựng giải pháp đến năm 2025. Năm 1999, Phật giáo Hòa hảo được thừa nhận và có sự phát triển lớn mạnh về tổ chức. Từ năm 2010 đến 2020, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo đã phát động các chương trình thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang. Các chương trình hỗ trợ an sinh xã hội được triển khai rộng khắp trên địa bàn có tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cư trú và hưởng ứng các chương trình an sinh xã hội của Nhà nước phối hợp với Ban trị sự Giáo hội của các địa phương ở An Giang. Do vậy, 8
- luận văn lựa chọn mốc thời gian từ 2010 đến 2020 để làm rõ hơn quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo với Phật tử trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. + Đối tượng: Chính sách an sinh xã hội thực hiện đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và tổ chức, cá nhân hữu quan trên địa bàn nghiên cứu. + Nội dung: Chính sách an sinh xã hội nghiên cứu trong đề tài luận văn tập trung ở ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, từ thiện xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. + Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp khảo sát, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp,… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: + Luận văn góp phần khái quát lý luận về chính sách an sinh xã hội và việc thực thi ở địa bàn một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. + Luận văn góp phần khái quát, làm phong phú thêm lý luận về thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung, thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn địa phương có đông tín đồ tôn giáo (Phật giáo Hòa Hảo). - Ý nghĩa thực tiễn: + Luận văn góp phần tổng kết quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay. + Luận văn cung cấp luận cứ có giá trị tham khảo cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan trong việc tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa hảo trên địa bàn huyện 9
- Phú Tân, tỉnh An Giang hiện nay. Qua đó, luận văn góp phần cung cấp luận cứ cho cơ quan hữu trách trong củng cố, tăng cường sự gắn kết hiệu quả giữa hệ thống chính trị và Ban Trị sự, chức việc, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn huyện. + Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu, giảng dạy về chính sách an sinh xã hội trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, trong vùng đồng bào tín đồ tôn giáo nói chung, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách An sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo. - Chương 2: Thực hiện chính sách An sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn huyện Phú Tân – Thực trạng; Những vấn đề đặt ra và các yếu tố tác động. - Chương 3: Mục tiêu, quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách An sinh xã hội đối với đồng bào Phật giáo Hòa Hảo trên địa bàn huyện Phú Tân đến năm 2025. 10
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO PHẬT GIÁO HÒA HẢO 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm - An sinh xã hội Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội (social security trong tiếng Anh, sécurité sociale trong tiếng Pháp) là sự bảo đảm thực hiện các quyền con người được sống trong hòa bình; được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được học tập, có việc làm, có nhà ở; được bảo đảm thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già… Theo nghĩa này thì tầm bao phủ của an sinh xã hội rất lớn và vì vậy bên cạnh thuật ngữ an sinh xã hội được sử dụng rộng rãi, có những lúc những nơi, các thuật ngữ bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi thiên tai, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp y tế cho các gia đình có con nhỏ, cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi…(Phạm Xuân Nam, 2012). Với cách hiểu phổ biến, an sinh xã hội là hình thức hoạt động có tổ chức của cộng đồng nhằm quy tụ các nguồn lực xã hội để cung cấp, tương trợ cho cho một bộ phận người có đời sống khó khăn vì biến cố, rủi ro, bất hạnh, mất (kém) khả năng lao động,… An sinh xã hội thường được thực hiện trên cơ sở tính tương đồng và tình thương yêu con người. Cuối thế kỷ XIX, ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây, an sinh xã hội được nhắc đến với tư cách là một khái niệm khoa học, một vấn đề chính trị - xã hội gắn liền với chính sách của nhà nước. Trên nền tảng đó, hiện nay, an sinh xã hội trở thành khái niệm phổ biến toàn cầu, được tiếp cận định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau. 11
- Ngân hàng Thế giới xem “an sinh xã hội là những biện pháp cộng đồng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập” [15, 21]. Ở quan niệm này, an sinh xã hội được tiếp cận chủ yếu ở biện pháp kiềm chế nguy cơ làm giảm thu nhập để tránh những tổn thương. Tiếp cận ở góc độ phân phối phúc lợi, Tổ chức Lao động quốc tế định nghĩa: “An sinh xã hội là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp” [15, 21]. Công trình “Chính sách an sinh xã hội – Thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý định nghĩa: “An sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội trong trường hợp họ gặp phải các rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, với phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự an sinh cho mọi thành viên trong xã hội” [43, 17]. - Chính sách an sinh xã hội Phần nhiều các định nghĩa chính sách an sinh xã hội gắn với chính sách công. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, “Chính sách an sinh xã hội là một hệ thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động đối với các hộ gia đình và cá nhân” [15, 22]. Nguyễn Hải Hữu trong “Giáo trình nhập môn an sinh xã hội”, định nghĩa: “ Chính sách an sinh xã hội là một hệ thống cơ chế chính sách, biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế, xã hội làm cho họ có nguy cơ bị sút giảm nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không có sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa…, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hỗ trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ đặc biệt” [40, 16-17]. Ở một công trình nghiên cứu khác, an sinh xã hội được tiếp cận theo nghĩa rộng và hẹp. “Theo nghĩa rộng, chính sách an sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được bình an, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, chính sách an sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý do bị giảm hoặc mất 12
- khả năng lao động hay mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người yếu thế, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa. Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác” [48, 14]. Sách “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” định nghĩa: “chính sách An sinh xã hội là một hệ thống chính sách và giải pháp nhằm bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân” [46, 18]. Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cùng đưa ra định nghĩa: “An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và các chương trình do nhà nước, các đối tác xã hội thực hiện nhằm đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản” [14, 2]. Trong các định nghĩa về an sinh xã hội, luận văn tiếp cận nghiên cứu theo định nghĩa được nêu trong Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Với định nghĩa này, khái niệm an sinh xã hội có nội hàm sau: - Tính chất: An sinh xã hội vừa tồn tại với tư cách là hệ thống chính sách, vừa là hoạt động để hiện thực hóa chính sách. - Chủ thể của an sinh xã hội là nhà nước, các đối tác của nhà nước và lực lượng xã hội cùng hướng đến thực hiện các nội dung và mục tiêu an sinh xã hội. - Đối tượng mà an sinh xã hội hướng đến là cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng bị các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản. 13
- - Mục tiêu của an sinh xã hội là đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực trong quản lý và kiểm soát các rủi ro cho các đối tượng hướng đến. Như vậy, trong trường hợp này, khái niệm “An sinh xã hội” được định nghĩa rất gần với khái niệm “Chính sách an sinh xã hội”. Một số nghiên cứu thường gọi “An sinh xã hội” với nghĩa hiểu là “Chính sách an sinh xã hội”. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho rằng khái niệm “An sinh xã hội” có nội hàm rộng hơn khái niệm “Chính sách an sinh xã hội”, bởi bao gồm cả “Chính sách” và hoạt động thực hiện chính sách. Với tiếp cận này, khái niệm “Chính sách an sinh xã hội” được xem là khía cạnh “chính sách” trong khái niệm “an sinh xã hội”. Theo Vũ Văn Phúc, “chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội” [48, 14]. Theo Nguyễn Văn Chiều: “Chính sách an sinh xã hội là những biện pháp bảo vệ của nhà nước nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì nguyên nhân khách quan khác thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội” [17, 18]. Tóm lại, chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam là hệ thống chủ trương, phương hướng và biện pháp đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch họa. Đây là hệ thống chính sách nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro thông qua các hoạt động bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội. Mục tiêu của chính sách an sinh xã hội là đảm bảo thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho mọi thành viên trong xã hội. Đối tượng của chính sách an sinh xã hội là mọi người dân, kể cả những người trong đối tượng lao động, người 14
- chưa đến tuổi lao động và người hết tuổi lao động, trong đó bao gồm các đối tượng của chính sách xã hội là người nghèo thành thị và nông thôn, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người tàn tật và người dân tộc thiểu số... - Ưu đãi xã hội (ƯĐXH): Là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, ƯĐXH là sự đãi ngộ vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này không những thể hiện trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ở nước ta Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) chỉ rõ: Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh bao gồm Người có công với cách mạng và Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân. - Bảo trợ xã hội (BTXH): Là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội - đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. BTXH là sự giúp đỡ thêm của nhà nước và xã hội bằng tiền hoặc bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng. BTXH thường có 02 loại: Trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp đột xuất. Trợ giúp thường xuyên là hình thức trợ giúp xã hội đối với những người hoàn toàn không thể lo được cuộc sống trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm) hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng trợ giúp (ví dụ: trợ cấp một khoản kinh phí hàng tháng; miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho những đối tượng người cao tuổi, người nghèo, người tàn tật, tâm thần; miễn, giảm học phí học tập; đưa người già cô đơn, trẻ em mồ côi vào các trung tâm nuôi dưỡng…). Trợ giúp đột xuất là hình thức trợ giúp xã hội do nhà nước và cộng đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc gặp những biến cố khác mà đời sống của họ bị đe dọa về tính mạng, lương thực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất hay phục hồi 15
- sản xuất nếu không có sự trợ giúp khẩn cấp. Đối tượng, chế độ của hai nhóm đối tượng trên được quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật. - Thực hiện chính sách an sinh xã hội Thực hiện chính sách (Policy Implementation) là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra; là toàn bộ quá trình hoạt động của chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách có hiệu quả Thực hiện chính sách an sinh xã hội là quá trình biến các chủ trương, phương hướng và biện pháp liên quan đến hệ thống ASXH thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và toàn xã hội, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Đó là quá trình triển khai hệ thống chính sách ASXH (trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết việc làm…) vào thực tiễn bằng các công cụ, bộ máy của nhà nước nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra. Thực hiện chính sách an sinh xã hội là hoạt động cụ thể triển khai các chính sách an sinh xã hội, cầu nối giữa ban hành chính sách với hiệu quả thực tiễn của chính sách. Ở Việt Nam, thực thi chính sách an sinh xã hội là khâu thứ hai trong chu trình thực hiện một chính sách công: (1) Hoạch định chính sách; (2) Tổ chức thực thi chính sách; (3) Đánh giá chính sách. Ở nhiều nước khác, thực thi chính sách là khâu thứ 4 trong 5 khâu của chu trình thực hiện chính sách công: (1) Thiết lập chương trình nghị sự chính sách là quá trình mà các vấn đề công được trở thành sự quan tâm của Nhà nước và đưa vào chương trình nghị sự; (2) Hình thành chính sách là quá trình thiết lập các phương án chính sách khác nhau để giải quyết vấn đề công; (3) Ra quyết định chính sách là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền 16
- thông qua đường lối hành động cụ thể bằng một chính sách; (4) Thực hiện chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tế để các đối tượng cùng tham gia thực hiện; (5) Đánh giá chính sách là việc xem xét kết quả tác động của chính sách đến các đối tượng và quá trình kinh tế -xã hội theo hệ thống tiêu chí định tính và định lượng. Nhà nước là chủ thể ban hành đồng thời cũng là cũng là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội. Ngoài ra, tham gia thực thi chính sách công còn có các thành tố khác của hệ thống chính trị, các lực lượng xã hội. Trên thế giới, về cơ bản chia ra hai nhóm đối tượng xã hội tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội: (1) Các đối tượng tham gia vào các chính sách an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng. Đối tượng này là người lao động gặp rủi ro và khó khăn do những nguyên nhân là ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tuổi già phải đối mặt với những khó khăn do bị “mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập". Những người lao động này phải đóng góp một khoản góp một khoản tiền cho quỹ bảo hiểm trong suốt thời gian làm việc với một tỷ lệ thu thập nhất định. Việc tham gia bảo hiểm xã hội đảm bảo cho họ duy trì mức sống trong trường hợp gặp những vấn đề nêu trên. (2) Những đối tượng tham gia vào chương trình ASXH theo nguyên tắc trợ giúp, bao gồm người di cư ở thành thị, nhóm dân tộc thiểu số, những người dân nghèo đói liên miên, những đối tượng rất dễ bị tổn thương (người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi), những người bị thiệt hại trước những biến đổi đột xuất của tự nhiên và xã hội. Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội chịu sự tác động của nhiều yếu tố như thể chế chính sách về an sinh xã hội, thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ, nhận thức của xã hội và người dân, môi trường thực thi chính sách (điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng,…). Mỗi yếu tố có vai trò và mức độ tác động khác nhau đến quá trình và kết quả thực thi chính sách an sinh xã hội. Do vậy, để đảm bảo thực thi tốt chính sách an sinh xã hội, việc nhận diện và kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố tác động là yêu cầu phổ biến. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
112 p | 67 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 57 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn