intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

51
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam; làm rõ các kết quả đạt được và hạn chế khó khăn trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chính sách và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BH NƯỚCH HẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BH NƯỚCH HẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Bh Nướch Hải
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn thị Song Hà, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những gì đạt được hôm nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của quý thầy, cô giáo Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội. Tôi xin được gởi lời cảm ơn đến các cơ quan: Huyện ủy, UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, các phòng, ban ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn đã cung cấp tài liệu, cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và nghiên cứu đề tài. Tôi xin được nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn động viên tôi và cùng tôi vượt qua mọi khó khăn. Và tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn chia sẽ, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu, và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Bh Nướch Hải
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ..........9 1.1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc thực hiện chính sách BHYT ...........................9 1.2. Hệ thống các văn bản của Nhà nước về chính sách BHYT ...............................17 1.3. Các nội dung thực hiện chính sách BHYT ........................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................24 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................24 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Nam Giang, từ năm 2015-2018. .....................................................................30 2.3. Những hạn chế trong thực hiện chính sách BHYT ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang .........................................................................................45 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện.................................................................................50 2.5. Nguyên nhân của kết quả và hạn chế trong thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam ..................................................................51 2.6. Những vấn đề đặt ra đối với thực hiện chính sách BHYT ở đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay. .....................................55 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .....58 3.1. Quan điểm thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS của chính quyền địa phương ......................................................................................................58 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ..................................................................................................................62 3.3. Một số kiến nghị về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS .......68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam DTTS Dân tộc thiểu số CSSK Chăm sóc sức khỏe KCB Khám chữa bệnh UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân BHYT Bảo hiểm y tế LĐTBXH Lao động, thương binh và xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội
  7. DANH MỤC BẢNG Số Tên bảng Trang hiệu Tình hình cấp thẻ BHYT đối với người DTTS, từ 2015- 2.1 40 2018 Tình hình cấp thẻ BHYT đối với người nghèo, từ 2015- 2.2 41 2018 Tình hình cấp thẻ BHYT đối tượng CCCM, BTXH từ 2.3 42 2015-2018 Tình hình Quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB từ 2015- 2.4 44 2018 Tình hình đội ngũ y bác sĩ được bồi dưỡng, nâng cao 2.5 45 nghiệp vụ từ năm 2015-2018
  8. DANH MỤC HÌNH Số Tên hình Trang hiệu 1.1 Thẻ bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số 14 2.1 Bản đồ huyện Nam Giang. 25
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cả nước nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Đảng ta và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, Đảng ta đã khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHYT đối với người dân, trong đó có đồng bào DTTS: “Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”. Với tầm quan trọng đó, ngày 14/11/2008, Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, Luật BHYT số 25/2008 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 4. Sau gần 6 năm triển khai thực hiện luật BHYT 2008, vào ngày 13/6/2014 Quốc hội nước CHXHCNVN, khóa XIII, tại kỳ họp thứ 7 thông qua Luật BHYT số 46/2014/QH13 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2008; Để cụ thể hóa Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có gần 90% dân số là đồng bào DTTS, trong những năm qua, nhờ chính sách BHYT của Nhà nước ta đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế, khó khăn trong công tác thực hiện chính sách BHYT ở huyện Nam Giang như: Chính sách BHYT chưa bao phủ 100% hộ dân, cán bộ thực hiện chính sách và đội ngũ y, bác sĩ trình độ chuyên môn còn hạn chế, chất lượng KCB, ý thức, thái độ phục vụ chưa cao… Để hoàn thiện và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện 1
  10. Nam Giang. Tác giả lựa chọn “Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công, với hy vọng làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Chính sách BHYT ở nước ta ra đời năm 1992, từ đó đến nay chính sách BHYT không ngừng thay đổi để phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Những thay đổi này về cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham gia, hưởng lợi từ chính sách BHYT. Từ khi chính sách BHYT được ban hành đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách được công bố. Chẳng hạn như: Đề tài “Những yếu tố quyết định khả năng tham gia BHYT ở Việt Nam” do PGS.TS Đặng Nguyên Anh làm chủ nhiệm đề tài, đã tìm hiểu thực trạng BHYT trên thế giới và Việt Nam. Các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT của một số nhóm đối tượng đặc thù như người nghèo ở nông thôn, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và nhóm cán bộ, công chức đô thị rất khác nhau về đặc trưng và lợi thế nghề nghiệp, về nguồn lực kinh tế và về vốn xã hội. So sánh mức độ tiếp cận dịch vụ y tế của ba nhóm đối tượng trên đã làm sáng tỏ các yếu tố quyết định trong khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài chỉ ra một số định hướng, một số chính sách nhằm nâng cao diện che phủ của chương trình BHYT ở Việt Nam. Đề tài “Bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay” của tác giả Trịnh Hòa Bình và nhóm nghiên cứu đã đề cập đến BHYT trong hệ thống ASXH, thực hiện chính sách phúc lợi xã hội và một số cơ chế đảm bảo công bằng trong CSSK, bên cạnh đó nhóm 2
  11. nghiên cứu còn phân tích cách tiếp cận các dịch vụ BHYT của nhóm yếu thế trong xã hội và những thay đổi trong chính sách về BHYT, nhu cầu tham gia BHYT của các đối tượng khác nhau. 2.2. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đối với vấn đề thực hiện chính sách BHYT vùng đồng bào DTTS ở Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện, công bố. Trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu “Viện phí và người nghèo ở Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Huy Dũng và cộng sự (1999). Công trình này được nhóm tác giả nghiên cứu tại 4 tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Ninh Bình và Hải Phòng. Nghiên cứu này đã đi sâu phân tích các tác động của chính sách BHYT, cụ thể là việc thu viện phí và đánh giá ảnh hưởng của nó đối với người nghèo. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã chỉ ra rằng: Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các đối tượng khác nhau có sự so sánh về chất lượng thuốc và chi phí KCB, giữa bệnh nhân trả tiền cao hơn bệnh nhân nghèo. Số liệu từ bệnh án của bác sĩ cho thấy thời gian điều trị nội trú của của những bệnh nhân được miễn phí dài hơn số ngày nằm viện của bệnh nhân trả tiền. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể như: Chính sách thu viện phí của chính phủ nên tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, tuy nhiên việc tăng viện phí cần cân nhắc thế nào cho phù hợp, đặc biệt là chính sách miễn giảm viện phí cần được quan tâm. Theo chúng tôi đây là những kiến nghị có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lí…trong đề xuất, ban hành chính sách thời gian tới. Cũng bàn đến chính sách thu viện phí, năm 2002 tác giả Nguyễn Khánh Phương tại Viện Chiến lược và Chính sách y tế cũng đã tiến hành nghiên cứu và công bố công trình: “Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK cho người nghèo: Đánh giá chính sách thu viện phí”. Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Phương đã đi sâu đánh giá các chính sách thực hiện viện phí nhìn từ góc độ 3
  12. công bằng xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Viện phí là rào cản đối với người nghèo trong việc tìm kiếm các dịch vụ CSSK. Các chính sách miễn giảm cho các đối tượng không có khả năng chi trả đã được áp dụng thông qua quỹ BHYT của mỗi tỉnh. Các hình thức miễn giảm chủ yếu, gồm: Cung cấp thẻ BHYT, cung cấp giấy chứng nhận được KCB miễn phí hoặc sổ hộ nghèo; miễn hoặc giảm trực tiếp do Giám đốc bệnh viện quyết định. Từ kết những nghiên cứu đó, nhóm tác giả cho rằng: Mặt tích cực của chính sách thu viện phí là huy động được nguồn lực cho nâng cao hoạt động của bệnh viện, nhưng mặt tiêu cực lại là rào cản cho việc tiếp cận các dịch vụ KCB của người nghèo. Năm 2007, Đàm Viết Cương và cộng sự đã nghiên cứu “Tình hình CSSK cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên”. Công trình này đã đi sâu nghiên cứu về công tác CSSK cho người nghèo, trong đó có đồng bào DTTS. Nhóm tác giả đã khá chú ý đến người cung ứng, nhà quản lý và người hưởng lợi, từ đó cho thấy được hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người nghèo; một số vướng mắc trong quá trình xác định người nghèo và cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo tại địa bàn nghiên cứu; tác động của quỹ KCB cho người nghèo đối với đối tượng quản lý đối với đối tượng hưởng lợi. Công trình của Đàm Viết Cương và cộng sự đã khẳng định, quá trình triển khai chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS đã đem lại rất nhiều kết quả rõ rệt: Số đối tượng người DTTS trong diện bao phủ của chính sách BHYT đã được tăng lên; Chất lượng KCB, CSSK đối với đồng bào DTTS được cải thiện, dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế; Quỹ KCB đã được tập trung sử dụng cho các nhóm mục tiệu cụ thể. Tuy nhiên, việc thực hiện chính BHYT đối với đồng bào DTTS vẫn còn khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện như: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chất lượng CSSK còn hạn chế, ở một số nơi thái độ của đội ngũ y, bác sĩ chưa thật sự nhiệt tình, do đó chỉ số hài lòng của người dân chưa 4
  13. cao. Một số đối tượng thuộc diện người DTTS chưa được hưởng lợi từ quỹ KCB cho người nghèo với nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa trực tiếp đề cấp đến những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS, đặc biệt là chưa có công trình nào chú ý nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với DTTS tỉnh Quảng Nam. Do đó việc nghiên cứu để đánh giá thực trạng thực hiện BHYT, thấy được những hiệu quả tích cực, hạn chế của chính sách và thực hiện chính sách BHYT, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn của Quảng Nam là đóng góp, điểm mới của luận văn này hướng tới. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên cơ bản đã đề cập đến các vấn đề BHYT đối với CSSK người dân. Các công trình này có giá trị tham khảo đối với tác giả luận văn này trong phân tích và đánh giá những vấn đề thực tiễn trong CSSK, thực hiện chính sách BHYT với đồng bào DTTS. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. - Làm rõ các kết quả đạt được và hạn chế khó khăn trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chính sách và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và các khái niệm cơ bản về các chính sách BHYT của nhà nước, làm cơ sở căn cứ phân tích, đánh giá quy trình thực hiện chính sách và thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2018, từ đó 5
  14. thấy được những thành tựu, bất cập hạn chế của chính sách và quá trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Đồng bào DTTS đã được cấp thẻ và chưa được cấp thẻ BHYT, các cơ quan Nhà nước quản lý thẻ BHYT, cán bộ thực hiện chính sách BHYT. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu về không gian là địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian từ năm 2015-2018, đây là thời điểm tỉnh Quảng Nam thực hiện Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 07 năm 2014 của HĐND tỉnh về việc thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững, giai đoạn 2014-2015 và Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 04 năm 2017 về chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017-2021, qua đó tổng kết, đánh giá công tác CSSK và thực hiện chính sách BHYT đối với các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài tiếp cận một cách có hệ thống những tiền đề lý luận về CSSK cho người dân và các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách BHYT. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu thứ cấp Nghiên cứu Luật, các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách BHYT của các Bộ ngành Trung ương; Chính 6
  15. sách của tỉnh Quảng Nam, các tài liệu có liên quan đến chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS; Các báo cáo của Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện Nam Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2015-2018; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác CSSK trên địa bàn huyện Nam Giang các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của Trung tâm Y tế huyện Nam Giang; Báo cáo tình hình công tác BHXH các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của BHXH huyện Nam Giang; Báo cáo tình hình thực hiện cấp phát thẻ BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang từ năm 2015-2018 của Phòng LĐTBXH huyện Nam Giang. - Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Để đánh giá được hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách BHYT, tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các đối tượng nghiên cứu. Việc phỏng vấn sâu được thực hiện phỏng vấn từng người ở các độ tuổi, có trình độ, nghề nghiệp, giới tính và thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có cả người dân và người đang thực hiện chính sách BHYT. Thảo luận nhóm sẽ được tiến hành với 30 người, chia thành 3 nhóm, gồm nhóm 1: 20 người DTTS, trong đó 15 người đang sử dụng thẻ BHYT và 05 người không có thẻ BHYT; nhóm 2: 6 cán bộ làm công tác quản lý thẻ BHYT và nhóm 3: 4 cán bộ làm công tác y tế. Nội dung phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung: Tìm hiểu nhận thức của người dân về chính sách BHYT và công tác truyền thông về chính sách BHYT đến với người dân, những mong muốn, nguyện vọng của người dân trong quá trình sử dụng thẻ BHYT trong KCB để khắc họa rõ nét. Đối với cán bộ làm công tác quản lý thẻ BHYT, cán bộ y tế tìm hiểu về qui trình, thủ tục đề nghị, cấp phát, quản lý thẻ bảo hiểm và CSSK đối với đồng bào DTTS trên địa bàn, để từ đó thấy được những khó khăn, bất cập của 7
  16. quá trình thực hiện chính sách để có sự điều chỉnh sao cho đầy đủ, phù hợp hơn trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học - Ứng dụng một số lý thuyết nghiên cứu để tìm hiểu, lý giải vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. - Cung cấp những tài liệu, kiến thức quan trọng và cần thiết về chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. Cho thấy tầm quan trọng của chính sách BHYT đối với vấn đề KCB, CSSK của đồng bào DTTS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng CSSK đối với đồng bào DTTS. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS dựa trên đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, để từ đó nhận diện được những thành tựu, kết quả đã đạt được, những bất cập, hạn chế của chính sách và quá trình thực hiện chính sách tại địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục tham khảo và nội dung chính gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 8
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc thực hiện chính sách BHYT 1.1.1. Khái niệm chính sách công Đến nay trên thế giới định nghĩa về chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động đang được tranh cải trong giới nghiên cứu. Người đầu tiên sáng lập ra khoa học chính sách là Harold Lasswell và sau đó được phát triển bởi các học giả khác ở Mỹ và Anh. Kể từ đó, khoa học chính sách không ngừng phát triển, dần dần thay thế các nghiên cứu chính trị truyền thống, đặc biệt là hợp nhất giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động chính trị. Theo phương diện hoạt động chính trị thì chính sách công phong phú, chính vì vậy, các nhà khoa học có nhiều cách tiếp cận để đưa ra khái niệm về chính sách công. Cho dù tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, song các khái niệm đều thống nhất cho rằng chính sách là chương trình hành động của nhà nước dùng để giải quyết những vấn đề chung vì lợi ích của đời sống cộng đồng. Thomas Dye đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công: “Chính sách công là bất kỳ những gì mà nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [Thomas A.Birkland, An introduction to the policy process: theories concepts, andmodels ofpublic making, M.E.Sharpe Armonk, NewwYork, London, England, 2011]. Ở nước ta, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách công, như: Viện chính trị học cho rằng: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng” [Viện 9
  18. Chính trị học, Tập bài giảng chính trị học, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008]…cũng bàn về chính sách công theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, cho rằng: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội [Nguyễn Hữu Hải, Chính sách công-những vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014]. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, tác giả cũng đồng ý với khái niệm chính sách công của PGS.TS. Hồ Việt Hạnh cho rằng: “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giả quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng” [Hồ Việt Hạnh, Bàn về khái niệm chính sách công, Tạp chí Nhân lực KHXH số 12-2017] 1.1.2. Khái niệm về an sinh xã hội An sinh xã hội là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia, đó là một trong những quyền và đòi hỏi chính đáng của con người. Ngay cả, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng thừa nhận vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của ASXH hiện nay: “ASXH là một loạt các biện pháp công cộng, nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; [ILO-1984, Tài liệu hội thảo ASXH, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2005]. Ở nước ta, ASXH nghĩa đó là bảo đảm người dân có việc làm, có thu nhập, bảo đảm cuộc sống ấm no, an toàn, bình đẳng và hạnh phúc. Văn kiện Đại hội XII của Đảng, chỉ rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội là một trong các những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới; Tiếp tục hoàn thiện chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; tạo điều kiện để 10
  19. trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền ASXH của công dân… Đẩy nhanh tiến độ thực hiện BHYT toàn dân” [ Nghị quyết Đại hội Đảng, lần thứ XII, Tapchicongsan.org.vn). 1.1.3. Khái niệm về bảo hiểm y tế Khái niệm về BHYT, hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau trên thế giới nhưng mục đích chung của BHYT đều giống nhau, đó là huy động nguồn lực tài chính từ người tham gia BHYT, từ ngân sách Nhà nước, từ các nguồn thu thuế của một số mặt hàng đặc biệt để chi trả chi phí KCB cho người tham gia khi bị ốm đau, bệnh tật. Ở nước ta, Theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 do Quốc hội nước ta ban hành ngày 14/11/2008, BHYT là: “Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT” [Luật BHYT, 2008] là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chửa bệnh cho nhân dân. Nguyên tắc tổ chức thực hiện chính sách BHYT của nước ta là bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT khi ốm đâu, bệnh tật. Quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Quỹ BHYT ở nước ta do Nhà nước được quản lý tập trung, thống nhất, và được bảo hộ. BHYT ở nước gồm các hình thức: BHYT bắt buộc: Ở Việt Nam, BHYT bắt buộc, gồm người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc có xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên và người quản lý lao động, CB,CC,VC, LLVT…theo luật qui định BHYT tự nguyện: được hiểu là hình thức BHYT do người tham gia tự bỏ ra một khoản kinh phí nhất định để được hưởng các chế độ thụ hưởng của 11
  20. BHYT. Mức đóng bảo hiểm y tế ở nước ta, bằng 4,5% mức lương tối thiểu trên một tháng lương. Trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình thì được giảm trừ mức đóng. Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, đều thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) với cách tiếp cận BHYT là một nội dung thuộc ASXH và loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm bảo đảm chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật. 1.1.4. Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Thực hiện chính sách BHYT là quá trình tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến CSSK, được thể hiện qua việc đăng ký tham gia BHYT của người dân, các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách đề nghị, tổng hợp danh sách, nhập dữ liệu phần mền quản lý đối tượng, in ấn thẻ BHYT, ký kết hợp đồng mua BHYT, thanh quyết toán mua thẻ BHYT, chi phí khám chữa bệnh BHYT và thủ tục KCB theo BHYT.... Ví dụ một số qui định về thực hiện chính sách BHYT ở nước ta, cụ thể: - Về thông tuyến KCB, từ ngày 01/01/2016 người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã, hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB tại các cơ sở này trong phạm vi một tỉnh. Và người tham gia BHYT đăng ký KCB tại bất cứ cơ sở y tế nào khi KCB tại bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc đều được hưởng quyền lợi BHYT. Qui định này tạo điều kiện cho người tham gia BHYT lựa chọn nơi khám bệnh phù hợp với tình trạng bệnh tật mà vẫn được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế , bỏ qua rào cản về thủ tục hành chính. - Các loại thuốc thuộc quỹ BHYT thanh toán được mở rộng, tốt hơn nhiều so với trước đây. Nhiều danh mục thuốc tốt được sử dụng trong lĩnh 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2