intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

42
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công "Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên; Thực trạng của việc thực hiện chính sách về bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên; Các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRIỆU VĂN KHOAY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓATẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG LÂM ĐỒNG, 2021 i
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRIỆU VĂN KHOAY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI VĂN LIÊM LÂM ĐỒNG, 2021 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS Bùi Văn Liêm. Các số liệu, những luận cứ khoa học được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa hề được công bố trong các công trình khoa học khác. Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2021 Học viên Triệu Văn Khoay iii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn song nhờ có sự giúp đỡ động viên nhiệt tình của các thầy cô, anh chị, bạn bè, gia đình và những người thân, nay tôi đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm kính đặc biệt tới Thầy hướng dẫn của tôi là PGS.TS Bùi Văn Liêm, người đã định hướng và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các PGS.TS Bùi Chí Hoàng, TS. Lê Đình Phụng, TS. Đào Linh Côn,… Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã cung cấp tư liệu để cho tôi nhận thức, tham khảo trong suốt quá trình làm luận văn. Những tư liệu này đã giúp tôi mở mang thêm nhiều kiến thức về tiến trình lịch sử văn hóa nói chung và vấn đề phát huy giá trị văn hóa của các di tích nói riêng... Một lần nữa, tôi gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học bằng tất cả tấm lòng và sự biết ơn sâu sắc của mình. Tôi cũng cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Chính sách công, Viện Khoa học xã hội Tây Nguyên đã truyền đạt cho tôi những nền tảng kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập để tôi có những kiến trức và nhận thức mới- điều đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Sau cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, anh em, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian học tập. Trong luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, bạn đọc đến luận văn được hoàn thiện hơn. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2021 Học viên Triệu Văn Khoay iv
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ . LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. . MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1 ....................................................................................................................... 17 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN .............................................. 17 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 17 1.2. Vai trò, đặc trưng của di tích khảo cổ Cát Tiên ..................................................... 28 1.3. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Lâm Đồng về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. ..................................................... 35 Tiểu kết chương 1.......................................................................................................... 39 Chương 2 ....................................................................................................................... 41 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN................................................................. 41 2.1. Những yếu tố tác động đến chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên ......................................................................................................................... 41 2.2. Quá trình thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên................................................................................................................................ 45 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................... 54 Chương 3 ....................................................................................................................... 55 CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN 55 3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên .................................................................................................... 55 3.2. Chính sách quy hoạch chung.................................................................................. 56 v
  6. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên .................................................................................................... 57 Tiểu kết chương 3.......................................................................................................... 70 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 75 vi
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TCXD Tiêu chuẩn xây dựng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT-BXD Thông tư Bộ Xây dựng KCH Khảo cổ học NĐ-CP Nghị định Chính phủ Nxb Nhà xuất bản KHXH Khoa học Xã hội DSVH Di sản văn hóa Dl-Dv Du lịch - dịch vụ PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ TK Thế kỷ QĐ-UB Quyết định Ủy ban vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lâm Đồng là vùng đất cổ ở Nam Tây Nguyên, nơi có nhiều di tích khảo cổ học đã được phát hiện và nghiên cứu. Di tích Khảo cổ Cát Tiên (Lâm Đồng) được phát hiện từ năm 1985, quá trình khai quật và nghiên cứu di tích đã mang lại những kết quả bất ngờ, gây tác động lớn trong nghiên cứu văn hóa, lịch sử, khảo cổ của vùng đất này. Đây là một quần thể di tích rộng lớn bao gồm nhiều kiến trúc gạch đá nằm rải rác bên tả ngạn sông Đồng Nai với chiều dài hơn 18km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ và Gia Viễn của huyện Cát Tiên, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực xã Quảng Ngãi. Những giá trị khoa học về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, … thể hiện qua sự phong phú, đặc sắc từ các di tích và di vật được phát hiện qua các đợt khai quật đã đặc biệt tạo nên sự hấp dẫn và quan tâm đặc biệt trong giới khoa học trong và ngoài nước. Khu di tích Cát Tiên có quy mô lớn, ẩn chứa trong lòng đất nhiều tư liệu quý thể hiện những nét độc đáo và mối quan hệ chặt chẽ với các văn hóa Champa, văn hóa Óc Eo và văn hóa Ấn Độ. Với những giá trị đặc thù đó di tích khảo cổ Cát Tiên đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2014. Hơn 30 năm qua, kể từ khi được phát hiện 1985 cho đến nay, các hoạt động nghiên cứu, khảo sát khảo cổ và bảo tồn hiện trạng di tích Cát Tiên vẫn đang tiếp diễn. Những nghiên cứu về di tích khảo cổ học Cát Tiên của các học giả trong thời gian dài vừa qua, tuy chưa thống nhất nhưng đã góp phần vào việc khẳng định giá trị của di tích. Đồng thời, đây cũng là đánh giá mức độ bảo tồn di tích chưa thực sự được hệ thống hóa, phân tích và tổng kết, giải đáp khoa học một cách trình tự có hệ thống đầy đủ chính xác. Trong đó vấn đề niên đại, chủ nhân, chức năng của từng di tích, hệ thống hóa tiến trình của di tích, mối quan hệ giữa các di tích khảo cổ Cát Tiên với văn hóa Phù Nam – Óc Eo và văn hóa Chăm Pa? Đặc biệt hơn là công tác bảo tồn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Tình trạng gạch kiến trúc bị hoàn thổ do quá trình lịch sử các đền, tháp, các công trình kiến trúc khác bị xô lệch bợi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ 1
  9. quan, chưa xác định bản đồ phân bố, phân khu trong tổng thể của các di tích trong cả quần thể, bản đồ các hạng mục di tích,…trụ sở làm việc, lẫn khu vực nghiên cứu chuyên môn, xác lập các giá trị vốn có của quần thể di tích cũng như chưa định hướng được nhiệm vụ công tác bảo tồn dù được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt. Từ những vấn đề cơ bản trên đây đã bộc lộ những hạn chế cơ bản hoạt động bảo tồn trong suốt thời gian qua. Thiết nghĩ cần có một công trình nghiên cứu tổng quát về các chính sách công liên quan đến hoạt động bảo tồn tại di tích khảo cổ Cát Tiên nhằm lựa chọn, vận dụng những chính sách cần thiết, hữu dụng phù hợp với các điều cụ thể của địa phương nhằm định hướng được mục tiêu cho các nhà hoạt động bảo tồn, tạo ra những động lực để đạt được các mục tiêu, phát huy tốt những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tạo ra cân đối những nguồn lực, kiểm soát được mục tiêu và nguồn lục để xây dựng định hướng thích ứng với mỗi thời kỳ của xã hội và tạo ra môi trường phù hợp, hợp lý trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thể hiện rõ trong hệ thống nghị quyết phát triển địa phương. Bảo tồn di tích khảo cổ học Cát Tiên sẽ là nhiệm vụ chính trị trong quá trình phát triển vùng tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhiệm vụ khoa học đầu ngành mang tính bước ngoặc trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế khu vực và địa phương Là cán bộ hiện công tác tại Bảo tàng Lâm Đồng, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động về nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích, được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Bùi Văn Liêm tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên” cho luận văn Cao học của mình. Với hy vọng góp phần hệ thống hóa tư liệu, tìm hiểu thực trạng di tích, nghiên cứu mới và đề xuất các cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm đưa được những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Mong ước trong thời gian sớm nhất di tích khảo cổ Cát Tiên trở thành điểm đến hấp dẫn, vừa là nơi trải nghiệm có hiệu quả về những giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh Lâm Đồng, vừa là danh thắng thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần 2
  10. phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong các nghị quyết và cương lĩnh chính trị của Đảng đều nhất quán chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 3/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Từ hệ thống đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và thu hút nhiều nguồn lực hợp tác nghiên cứu với các cơ quan ban ngành trong và ngoài nước. Hơn 60 năm qua, theo chức năng và nhiệm vụ ngành Khảo cổ học đã lần lượt được giao thực hiện một hệ thống các đề tài và nhiệm vụ phong phú, đa dạng trong việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa - văn minh Việt Nam. Ngoài hệ thống đề tài cấp Viện được thực hiện hàng năm, theo chủ trương phê duyệt từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, từ năm 1968 đến năm 2012, ngành Khảo cổ học đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tích cực phối hợp liên ngành, liên cơ quan lần lượt triển khai thực hiện trên 50 nhiệm vụ và đề tài do Nhà nước, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giao thực hiện, tiêu biểu là các chương trình, nhiệm vụ lớn như sau: - Mở đầu là đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng dựng nước, dưới sự lãnh đạo của Cố GS. VS. Nguyên viện trưởng Viện Khảo cổ học Phạm Huy Thông nhằm chứng minh thời kỳ các vua Hùng dựng nước là có thật. - Năm 1993 đến năm 1998, ngành Khảo cổ học đã thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cấp Nhà nước do Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp giao: Nghiên cứu cơ bản khảo cổ học Trường Sa - Tây Nguyên - Nam Bộ. 3
  11. - Năm 2001, khai quật và di dời 11.000m2 di chỉ khảo cổ học Lung Leng (Kon Tum). - Năm 2005-2006, khai quật và di dời 8.000m2 di chỉ Khảo cổ học PleiKrong (Kon Tum). - Năm 2002-2008, khai quật, di dời và bảo tồn cấp thiết 33.000m2 khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). - Năm 2008-2010, khai quật, di dời 31 di tích Khảo cổ học tại khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La. - Khai quật, di dời 15 di tích ở lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. - Năm 2011-2012, khai quật, di dời 12 di tích khảo cổ Huội Quảng - Bản Chát (Sơn La). Ngành Khảo cổ học được Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ nghiên cứu và khai quật các địa điểm khảo cổ học có diện tích lớn với kết quả tốt được công luận đánh giá cao như khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, nhà nghiên cứu trứ danh Trần Bạch Đằng khẳng định: “Phát hiện Hoàng thành Thăng Long dưới lòng đất- Thành tựu số 1 của khoa học lịch sử Việt Nam” (Khảo cổ học số 1/2006: 68). - Nghiên cứu, lần tìm những trang sử xa xưa nhất của Tổ quốc - “thời kỳ tổ tiên của tổ tiên ta” (Phạm Huy Thông); “Đối với lịch sử Việt Nam, khảo cổ học gần như giữ vai trò thống soái trong nghiên cứu thời Tiền sử, thời Sơ sử” (Phan Huy Lê 2004: 23). Các nhà tiền sử học của Viện đã bền bỉ vượt mọi khó khăn nguy hiểm, tiến hành khảo sát, thám sát và khai quật ở khắp các vùng núi cao, rừng rậm, lần lượt xác định bước đầu các dấu mốc của những trang sử tối cổ của Tổ quốc. GS. NGDN. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: “Khảo cổ học là người bạn đồng hành với sử học trong nghiên cứu thời Cổ - Trung đại cho đến thời Cận - Hiện đại. Nhiều phát hiện của các nhà khảo cổ học với giá trị chân thực của các di tích, di vật đã buộc các nhà sử học phải xem xét lại nhận thức của mình và cùng nhau nâng cao trình độ của khoa học lịch sử cho phù hợp hơn với đối tượng là lịch sử khách quan luôn tồn tại 4
  12. ngoài ý thức của nhà khoa học” (Khảo cổ học số 5/2004: 23). Theo đó, ngành Khảo cổ học đã tham gia góp phần nghiên cứu lịch sử thời Cổ - Trung đại và Cận đại Việt Nam một số vấn đề cơ bản như sau: Góp các chứng lý vật chất về sức sống của văn hóa Việt và người Việt trong đêm trường nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Nhận thức rõ vai trò Khảo cổ học trong việc giải quyết vấn đề này, ngành Khảo cổ học đã tập trung nghiên cứu đề tài “Văn hóa Việt Nam 10 thế kỷ sau Công nguyên”. Lần tìm các dấu tích kiến trúc cung điện, thành quách, chùa tháp, đình chùa, miếu mạo, các thương cảng, các lò gốm, các di tích chiến trường, tàu đắm… của các triều đại, qua đó đã từng bước làm rõ và chứng minh. Trong lịch sử Khảo cổ học Việt Nam, đã có một cuộc khai quật được Bộ Chính trị đánh giá: “Quá trình khảo cổ để phát hiện được những di tích và hiện vật tại khu vực phía tây (của) Hoàng thành Thăng Long xưa, cùng một số lượng lớn các hiện vật phong phú, quý giá gắn với lịch sử hơn 1.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, của Thủ đô Hà Nội, với các văn hóa kế tiếp nhau qua các thời kỳ từ thế kỷ thứ VII tiếp nối đến thời đại Hồ Chí Minh. Kết quả khai quật giúp chúng ta thêm hiểu rõ và tự hào về lịch sử dân tộc, về Thủ đô Hà Nội” (Thông báo số 126/TB/TW của Bộ Chính trị ngày 05/11/2003). Từ các thành tựu của khảo cổ học lịch sử do nghành Khảo cổ học thực hiện, cùng hệ thống di tích khảo cổ học lịch sử được nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, có thể khái quát hai giá trị nổi bật như sau: - Giá trị thứ nhất: Các di tích khảo cổ học lịch sử đã chứng minh tiềm lực và trình độ cao của văn hóa, văn minh Việt Nam. GS. Inoue, chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu kinh thành Nhật Bản (đại học Meiji, Tokyo) khi tham quan và nghiên cứu khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2004 đã đánh giá: “Qua những di tích kiến trúc, chúng ta hiểu biết được rằng lúc đó trình độ văn hóa của dân tộc Việt Nam rất cao” (Hoàng thành Thăng Long, phát hiện khảo cổ học, Hội Sử học Việt Nam xuất bản năm 2004: 134). 5
  13. - Giá trị thứ hai: Khẳng định và chứng minh trong giao lưu phong phú và rộng mở với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, văn hóa và văn minh Việt Nam đã thể hiện được sự hội tụ và kết tinh các tinh hoa văn hóa của khu vực và văn hóa bản địa để sáng tạo nên một nền văn minh Đại Việt phong phú mang đậm sắc thái Việt Nam (trích ý của Quyết định số 34 COM8B.22 năm 2010 của Ủy ban Di sản Thế giới đánh giá giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long). Trước năm 1975, khảo cổ học Champa được các học giả phương Tây đặc biệt chú ý đến các đền tháp. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành Khảo cổ học đã chú ý nghiên cứu các tòa thành Chăm, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự của Champa qua các khu vực khác nhau như thành Thi Nại, An Thành, Chà Bàn, Châu Sa, Trà Kiệu... hợp tác nhiều năm với các nhà khảo cổ học Nhật Bản, Bỉ trong nhiều năm trong việc làm rõ trung tâm sản xuất gốm Gò Sành, Trương Cửu, góp phần làm sáng tỏ diễn biến của văn hóa Chăm, quá trình giao lưu hòa hợp văn hóa Việt - Chăm. Nghiên cứu nguồn gốc, nội dung và diễn biến của văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo đã được nghiên cứu và định danh từ thời Pháp thuộc. Sau năm 1975, bộ phận khảo cổ học phía Nam đã tiếp tục nghiên cứu nhiều di tích kiến trúc Óc Eo. Theo chương trình của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nghành Khảo cổ học chủ trương đẩy mạnh việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo với mục tiêu chủ đạo là cùng với việc tiếp tục nghiên cứu các di tích kiến trúc, nguồn gốc văn hóa Óc Eo, diễn biến của văn hóa Óc Eo nhằm cung cấp nguồn sử liệu có giá trị khoa học cao góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam và nhận thức vai trò to lớn của khảo cổ học trong việc nghiên cứu lịch sử dân tộc. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã giao ngành Khảo cổ học tiến hành chương trình đặc biệt Điều tra, nghiên cứu cơ bản khảo cổ học Trường Sa - Tây Nguyên - Nam Bộ. Đề tài đã được Viện Khoa học xã hội Việt Nam chỉ đạo tiếp nối trong các năm 1996, 1997, 1998 và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quần đảo Trường Sa đã phát hiện các dấu tích của người Việt liên tục có mặt ở đây từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIX-XX, chứng minh rất rõ chủ quyền của Việt Nam từ 6
  14. rất sớm tại quần đảo Trường Sa. Khu vực Tây Nguyên, 150 di tích tiền, sơ sử và lịch sử cũng đã được phát hiện và nghiên cứu. Đã làm rõ và phân lập được một hệ thống các Văn hóa Tiền sử ở Tây Nguyên trong mối quan hệ giao lưu rộng mở để tiến tới hòa hợp dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nam Bộ, Chương trình đã tập trung nghiên cứu gợi mở các con đường tiến lên văn hóa Óc Eo và đặc trưng văn hóa Óc Eo... Tổng kết chương trình, GS. NGND Hà Văn Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định hai thành tựu chính: Thứ nhất: “Chúng ta đang có cơ may tìm được nguồn gốc một nền văn minh: Văn hóa Óc Eo”; Thứ hai: “Các văn hóa tiền Óc Eo, và do đó cả văn hóa Óc Eo là của những người nói tiếng Nam Đảo chứ không phải là người Khơme… Đây là giả thuyết khoa học nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa chính trị” (Khảo cổ học Trường Sơn - Tây Nguyên - Nam Bộ 1996, Tư liệu Viện Khảo cổ học: 6-7). Các kết luận này hiển nhiên còn mang tính giả thuyết, nhưng là những giả thiết có cơ sở khoa học bước đầu đáng tin cậy. Nó giúp chúng ta các chứng lý khoa học lịch sử vững chắc khẳng định chủ quyền dân tộc ở khu vực Nam Bộ. Các chương trình nghiên cứu trên đây vẫn đã và đang được tiếp tục nghiên cứu lâu dài. Các di sản khảo cổ học là một bộ phận quan trọng mật thiết trong hệ thống các di sản văn hóa dân tộc. Nét đặc biệt của loại hình di sản này là cực kỳ dễ bị phá hủy và thực tế nhiều di tích khảo cổ học ở Việt Nam đã bị hủy hoại rất nghiêm trọng. Công ước Quốc tế khảo cổ học Lausanne của UNESCO nhấn mạnh: Di sản khảo cổ học là một loại hình cực kỳ mong manh và không thể tái sinh. Mong manh nghĩa là di sản rất khó bảo tồn; Không thể tái sinh nghĩa là một khi di tích đã mất đi là mất đi vĩnh viễn. Từ 45 năm trước, khi động viên các nhà khảo cổ học tập trung nghiên cứu thời các vua Hùng, vua Thục, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ điều này và căn dặn: “Đất nước ta có thể tàng trữ những di vật quý báu không những đối với ta mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Những di vật ở dưới lòng đất là một kho tàng rất quý báu vô giá. Nếu để mất đi thì không có cách gì lấy lại được. Nếu không giữ gìn, có thể nó 7
  15. mất đi, mất thì hết…Phải tìm cách giữ gìn cho được, bảo tồn cho được” (Khảo cổ học số 1/ 1969: 9-10). Như vậy, khảo cổ học dưới góc độ của mình nhất thiết phải tham gia mạnh mẽ vào công tác bảo tồn Di sản văn hóa dân tộc. Thực tế, trong những năm qua, Viện Khảo cổ học đã góp phần bảo tồn di sản dân tộc trên các phương diện: Phát hiện, nghiên cứu, đánh giá giá trị di tích, đề xuất, kiến nghị các cấp độ bảo tồn di tích; Xử lý bảo tồn cấp thiết tại chỗ ngay khi di tích được xuất lộ, hoặc di dời, bảo quản cấp thiết di tích khi được các cấp có thẩm quyền yêu cầu; Cung cấp các dữ liệu di tích để các nhà Bảo tồn học xử lý bảo tồn, xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ tôn tạo di tích. Xây dựng các hồ sơ khoa học chính là một cấp độ bảo tồn di tích. Theo đó, ngành Khảo cổ học có trên 670 bộ hồ sơ bao gồm báo cáo khoa học, bản vẽ, bản ảnh, bản dập, nhật ký khai quật đang được lưu trữ cẩn thận. Hàng loạt hồ sơ đã được các nhà Bảo tồn học tham khảo phục vụ việc bảo vệ, bảo tồn và trùng tu. Hiện nay, công tác xây dựng quy hoạch khảo cổ học nhằm bảo vệ tốt các di sản khảo cổ học trong mối quan hệ hài hòa với công tác xây dựng đang được một số địa phương quan tâm. Với các thành tựu bảo tồn tiêu biểu nói trên, PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa đánh giá: “… Với những hoạt động có hiệu quả thiết thực, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Viện Khảo cổ học đã và đang đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc” (Khảo cổ học số 5/2004: 36). Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14-6- 2001, có hiệu lực từ ngày 1-1-2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Với các điều khoản cụ thể, rõ ràng, phạm vi điều chỉnh của bộ luật bao gồm cả văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể, quy định cụ thể việc kiểm kê, sưu tầm vốn văn hóa truyền thống về quản lý bảo vệ và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cùng việc xây dựng các bộ sưu tập và tổ chức các bảo tàng; việc mở hệ thống các cửa hàng mua bán cổ vật, lập các bảo tàng và sưu 8
  16. tập tư nhân; thống nhất việc sử dụng các nguồn thu và trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp ngân sách cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; cho phép tổ chức trưng bày cổ vật ở nước ngoài, việc người nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hóa ở Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác quốc tế để bảo hộ những di sản văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Tóm lại, từ những góc nhìn lý luận và thực tiễn, có thể thấy thành tựu của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vừa qua được thể hiện qua một số mặt sau đây: Bằng chính sách xếp hạng của Nhà nước, nhiều di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và khoa học đã được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật. Tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích liên tục được tăng lên. Như thế, chương trình mục tiêu quốc gia tu bổ tôn tạo di tích ngày càng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo tồn bảo tàng. Nhờ có nguồn ngân sách đầu tư kịp thời của Nhà nước và cộng đồng xã hội mà nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được cứu thoát khỏi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc thù, có sức hút mới làm tăng đáng kể số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm. 2.2. Các nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên Sau khi được những người dân địa phương phát hiện, báo cáo với các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn xác định là “di tích khảo cổ” vào năm 1985 thì di tích được giao cho địa phương quản lý. * Các cuộc khai quật - Các cuộc khai quật 1994, 1995, 1996, 1998 Với quy mô mô lớn đã phát hiện nhiều di tích khác thu được nhiều hiện vật quan trọng, các báo cáo đã ghi nhận chi tiết quá trình hoạt động nghiên cứu các di tích 1A, 2A, 4, 5 các hiện vật thu đượclà cơ sở quan trọng để “tìm hiểu tính chất, loại hình, niên đại, chủ nhân cũng như những hoạt động tôn giáo kinh tế góp phần quan trọng vào 9
  17. phục dựng tiến trình lịch sử của vùng đất phương nam (báo cáo khai quật di tích trang 87). Đã gợi ra nhiều vấn đề trong xác định chủ nhân của khu di tích – “cùng với di tích Cát Tiên trên địa bàn phụ cẩn đã phát hiện được nhiều di tích có cùng loại hình văn hóa như di tích Đạ lak của huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, di tích Đăng Hà của huyện Bù Dăng tỉnh Bình Phước. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu khi tiến hành di tích khảo cổ học Cát Tiên và các di tích phụ cận. Phần phụ lục, bản vẽ, của các bản báo cáo đã thể hiện các chi tiết về bình đồ kiến trúc cũng như hiện vật là cứ liệu quan trọng mô tả bố cục, quy mô, không gian kiến trúc. - Các cuộc khai quật 2001 Là tư liệu đặc biệt quan trọng là báo cáo khoa học khai quật di tích cát tiên (Lâm Đông năm 2002 do PGS TS Bùi Chí Hoàng, TS Đào Linh Côn (trung tâm nghiên cứu khảo cổ - Viện khoa học xã hội tại tp HCM ) thực hiện. tiếp nối thành công các đợt khai quật những năm trước, lần này diện mạo lộ kiến trúc của các di tích ỏ gò 2C, 2D, 3 với số lượng lớn về hiện vật có có giá trị đặc biệt, là cứ liệu khoa học “la2anh1 sáng dọi vào một công trình khoa học hoành tráng đã từng rực rỡ trong quá khứ ở vùng dất bày” (báo cáo khoa học khai quật trang 109). - Các cuộc khai quật 2003 Báo cáo khai quật khảo cổ học tại di tích Đức Phổ Cát Tiên – Lâm Đồng) năm 2003 do PGS TS Bùi Chí Hoàng, TS Đào Linh Côn (trung tâm nghiên cứu khảo cổ - Viện khoa học xã hội tại tp HCM ) thực hiện. “Việc khai quật khu di tích Đức Phổ một lần nữa khẳng định không gian văn hóa của thánh địa Cát Tiên cũng như mở ra một nhận thức mới về sự đa dạng trong mô hình kiến trúc tháp – đền tháp .. có tầm vóc không kém những trung tâm kiến trúc có ảnh hưởng Ấn – Phật giáo vùng Đông Nam Á ….” (trang 24 báo cáo). - Cuộc khai quật 2006 do PGS. TS Bùi Chí Hoàng, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Tp. HCM thực hiện. Lần khai quật này đã làm rõ diện mạo kiến trúc di tích IIc, IIc, III, làm rõ quy mô, bình diện tổng thể của cụm di tích. 10
  18. Kết quả đã cho thấy đây là một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, thu nhận được nhiều hiện vật có giá trị khoa học cả về văn hóa lẫn lịch sử. * Hội thảo khoa học - Hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần 1 năm 2001: Nhằm làm rõ hơn các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, tháng 3/2001 UBND tỉnh Lâm Đồng, Ngành văn hóa thông tin Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên năm 2001. Hội thảo có sự tham gia nhiều nhà khoa học nổi tiếng như GS Trần Quốc Vượng, PGS Hoàng Xuân Chinh, TS Lê Đình Phụng, Cao Xuân Phổ, PGS Ngô Văn Doanh, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính…nhiều phát biểu đã làm rõ thêm giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên (kể cả những giả thiết và so sánh…) về chủ nhân và niên đại bước đầu đã được giải luận. Hai bài tham luận ( Vấn đề trùng tu di tích cát Tiên- Lâm Đông của tác giả Nguyễn Hồng Kiên, Một vài gợi ý cho việc định hướng ứng xử với khu di tích khảo cổ cát Tiên của GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính) đều cho rằng việc trùng tu cần được tiến hành ngay. - Hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần 2 năm 2008 Nhằm làm rõ hơn các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, tháng 12/2008 Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Lâm Đồng, đã tổ chức hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần. Hội thảo có sự tham gia nhiều nhà khoa học nổi tiếng như TS Lê Đình Phụng, Cao Xuân Phổ, PGS Ngô Văn Doanh…nhiều phát biểu đã làm rõ thêm giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên như “ tư liễu thu được khẳng định giá trị vô cùng to lớn trong lịch sử phương Nam, văn hóa dân tộc nói chung, là trung tâm tôn giáo của cộng đồng cư dân vùng đất phía Nam, có triển vọng lớn trong phát triể du lịch về cuội nguồn lịch sử. * Luận án tiến sĩ “Khu di tích Cát Tiên (Lâm Đông)” năm 2002 và một số bài viết đăng trên hội thảo, tạp trí, TS Nguyễn Tiến Đông cũng đã có nhận định “với mật độ di tích …cùng với nhiều linh vật thờ tìm thấy ở khu di tích Cát Tiên có thể xác dịnh 11
  19. đây một thánh địa của của một quốc gia Ấn Giáo thuộc về hệ thống sông Đồng Nai …quốc gia này có thể được lập từ thời Phù Nam – Óc Eo. Sau khi Phù Nam tan rã quốc gia này đứng độc lập giữa Chăm Pa và Chân Lạp. * Pháp lý công nhận mức độ Với những giá trị khoa học nổi bật về lịch sử văn hóa nghệ thuật của di tích khảo cổ học Cát Tiên đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận di tích gia vào năm 1997 theo QĐ số 2890/ VH/QĐ ngày 27/9/1997 của Bộ Văn hóa Thông tin và đến năm 2014 di tích khảo cổ học Cát Tiên đã được thủ tướng chính phủ ký QĐ xếp hạng di tích quốc gia đăc biệt theo QĐ 2408/QĐ/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 * Công trình sách: Công trình sách có tính độc lập “Di tích Cát Tiên Lâm Đồng – Lịch sử và văn hóa” của tiến sĩ Lê Đình Phụng với 383 trang do nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 2007 gồm 3 chương. * Đề tài “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy di tích khảo cổ Cát Tiên - Lâm Đồng” do Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng quản lý và cơ quan thực hiện là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. HCM. Chương trình hoạt động công tác bảo tồn di tích khảo cổ Cát Tiên do Sở Văn hóa Thể Thao và Du Lịch Lâm Đồng quản lý điều hành theo quy định của chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác. Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào hoàn chỉnh trong việc nghiên cứu về bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Cát Tiên một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên những tài liệu trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu trước, kế thừa và nối tiếp các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo. 2.3 Rút ra những gì kế thừa và không kế thừa. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào hoàn chỉnh trong việc nghiên cứu về bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Cát Tiên một cách hiểu quả 12
  20. nhất. Tuy nhiên những tài liệu trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu trước, kế thừa và nối tiếp các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo. Chương trình hoạt động công tác tác bảo tồn di tích khảo cổ Cát Tiên do Sở Văn hóa Thể Thao và Du Lịch Lâm Đồng quản lý điều hành theo quy định của chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách này nhằm bảo vệ di tích, chống lại những xâm phạm từ các yếu tố khách quan, chủ quan đồng thời đưa quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên trở thành một địa điểm tham quan du lịch, nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc,… 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng quát về các chính sách công liên quan đến hoạt động bảo tồn tại di tích khảo cổ Cát Tiên nhằm lựa chọn, vận dụng những chính sách cần thiết, hữu dụng phù hợp với các điều cụ thể của địa phương nhằm định hướng được mục tiêu cho các nhà hoạt động bảo tồn, tạo ra những động lực để đạt được các mục tiêu, phát huy tốt những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tạo ra cân đối những nguồn lực, kiểm soát được mục tiêu và nguồn lục để xây dựng định hướng thích ứng với mỗi thời kỳ của xã hội và tạo ra môi trường phù hợp, hợp lý Hệ thống hóa, đánh giá các cơ chế chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo tồn quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng). 4.2 Phạm vi nghiên cứu: 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2