Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
lượt xem 20
download
Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang; Quan điểm, mục tiêu, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. CAO THU HẰNG HÀ NỘI, 2021
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói, An Giang là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Nam bộ có đồng bào Chăm sinh sống, cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, văn hóa của An Giang luôn mang nhiều dấu ấn đậm nét và phong phú sắc màu độc đáo của các dân tộc cộng cư trên địa bàn. Phát triển văn hóa thì không thể nào bỏ qua việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Vì đó là thành tố không thể thiếu, là một bộ phận trong hệ thống của văn hóa, là một phần quan trọng làm nên nét độc đáo và bản sắc riêng của văn hóa tộc người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú hơn. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực. Nhiều di sản văn hóa vật thể trong tỉnh được bảo tồn, tôn tạo. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có nhiều tiến bộ trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, theo đánh giá của tỉnh An Giang qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm còn của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số di sản văn hóa của dân tộc Chăm, do không thực hiện bảo tồn đúng, đã có nguy cơ bị mai một; văn hóa, ẩm thực của dân tộc có nguy cơ bị lai căng. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân Chăm ở cấp xã còn nghèo nàn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa chưa phủ đều, chưa phát huy hiệu quả. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng đều, hiệu quả sử dụng chưa cao. Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa cấp tỉnh, huyện còn hạn chế. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, phát triển du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Việc nghiên cứu khai thác tài nguyên bản địa, đặc biệt là di
- sản văn hóa dân tộc luôn chứa đựng những tiềm năng khả thi để hình thành nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Vì vậy, học viên chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công với mong muốn mang chút ý nghĩa đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy những vốn quý của văn hóa dân tộc, gìn giữ và phát triển di sản văn hóa dân tộc Chăm của tỉnh nhà như một trong những tài nguyên quý giá, hấp dẫn, cốt lõi trong phát triển du lịch, góp phần xây dựng con người văn hóa An Giang và phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong các đề tài nghiên cứu về văn hóa của tỉnh, chưa có nội dung nghiên cứu rõ ràng, cụ thể về chính sách văn hóa như một thực thể của chính sách công. Và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang. Các đề tài nghiên cứu về văn hóa dân tộc Chăm tại An Giang được quan tâm nhiều vào chủ đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian Chăm để phát triển du lịch. Như đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”, với mục tiêu nhằm xác định các giá trị văn hóa của người Chăm tại An Giang; đồng thời xác định các yếu tố văn hóa có thể khai thác để phục vụ du lịch nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang nói chung. Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu và biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm (An Giang)” do TS. Phú Văn Hẳn chủ nhiệm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đơn vị chủ trì đã hoàn thành, chuyển giao và giới thiệu 5 bộ giáo trình dạy tiếng Chăm từ tập 1 - tập 5 và tập hướng dẫn sử dụng bộ giáo trình, nhóm tác giả đã tổ chức buổi tập huấn phương pháp giảng dạy bộ giáo trình tiếng Chăm cho các cán bộ phụ trách công tác giáo dục dân tộc và các giáo viên dạy tiếng Chăm thuộc huyện An Phú, huyện Châu Phú và thị xã Tân Châu. Triển khai thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu và biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm (An Giang)”. Đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở
- vừa phát triển sinh kế vừa bảo vệ văn hóa bản địa, vừa phù hợp với quan điểm của Đảng trong nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa theo Nghị quyết 05 khóa VII, Nghị quyết trung ương IX khóa XI và chủ trương phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhằm phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm An Giang và gắn với phát triển du lịch [44, tr. 20]. Bên cạnh các nghiên cứu về người Chăm tại An Giang, nhiều nghiên cứu về người Chăm sinh sống tại các vùng, miền khác nhau đã đượcnhiều tác giả thực hiện, tiêu biểu là nghiên cứu về người Chăm ở miền Trung. Công trình “Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận của nhóm tác giả Phan Văn Dốp, Phan Quốc Anh, Nguyễn Thị Thu đã khái quát cơ sở lý luận về văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa Chăm, thực tiễn công tác bảo tồn văn hóa Chăm và miêu tả cụ thể các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận, nhằm mục đích tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể, đánh giá mức độ tồn tại của chúng trong cộng đồng người Chăm Ninh Thuận, cũng là một biện pháp nỗ lực để bảo tồn văn hóa Chăm. Tương tự, cuốn “Văn hóa Chăm H’Roi” của Trung tâm Văn hóa Chăm Ninh Thuận cũng là một tư liệu quý về văn hóa Chăm ở các vùng miền của Việt Nam, góp phần bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể người Chăm H’Roi ở miền Trung. Tùy bút “Những cuộc đi và cái nhà” của nhà nghiên cứu Inrasara kể những câu chuyện trong hành trình cuộc đời, cũng là một tác phẩm thú vị để hiểu thêm về văn hóa người Chăm. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây tương đối bao quát các khía cạnh văn hóa dân gian của tộc người Chăm tại Việt Nam nói chung và tại An Giang nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về người Chăm tại tỉnh An Giang thì chưa đề cập sâu đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc này trên địa bàn tỉnh. Nhiều đề tài luận văn về nghiên cứu chính sách văn hóa, về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu ở các tỉnh, địa phương khác. Chưa có nghiên cứu về chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên phạm vi tỉnh An Giang. Sơ lược các công trình như: Luận văn thạc sĩ Chính sách công của tác giả
- Nguyễn Thị Hoàng Nguyên với đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam” (2018), của tác giả Trần Quỳnh Mai với đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ” (2020), tác giả Nguyễn Thanh Cường với đề tài “Chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” (2016), tác giả Dương Trung Việt với “Chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (2016). Đây là những tài liệu nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách công để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm, đề tài đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay, nhằm góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa phù hợp với điều kiện của địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Thứ hai, đánh giá thực trạng kết quả tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở dân tộc Chăm tỉnh An Giang. Thứ ba, đề xuất quan điểm,mục tiêu, một số giải pháp cơ bản nhằm nâng caothực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu, khảo sát số liệu, kết quả tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của khoa học nghiên cứu về chính sách công; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp cơ bản như sau: - Phương pháp khảo sát, nghiên cứu tài liệu: tác giả đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản quy phạm pháp luật, sách, báo, ấn phẩm nghiên cứu khoa học, báo cáo nghiên cứu của địa phương và thực tiễn hoạt động của bản thân… có các nội dung liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội để thống kê, tổng hợp, phân tích,…số liệu và dữ liệu, đối chiếu, so sánh, đưa ra những luận điểm, kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận chính sách công, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bản tỉnh An Giang, trên cơ sở đó, đề tài có ý nghĩa khuyễn nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở An Giang hiện nay. Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm và những ai quan tâm đến vấn đề này.
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 1.1.1. Khái niệm chính sách công Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách công. Có thể kế đến một số định nghĩa tiêu biểu sau: Chính sách công theo Thomas Dye: “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [14, tr. 8]; B. Guy Peter định nghĩa: "...chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân" [14, tr. 5]; theo Charle L. Cochran and Eloise F. Malone thì : “Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội” [14, tr. 8]; Ở nước ta, cũng có nhiều quan niệm rất khác nhau về chính sách công. Có thể kể ra đây một số định nghĩa đáng chú ý sau: Tác giả Nguyễn Hữu Hải quan niệm rằng: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [25, tr. 51] Viện Chính trị học cho rằng: “...chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng” [55, tr. 235], một tập thể các tác giả khác lại cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp những quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành,bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển” [20, tr. 10] Tác giả Lê Chi Mai phân tích về khái niệm chính sách công ở Việt Nam, có chủ thể ban hành là Nhà nước, CSC là kết quả của các quyết định chính phủ nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề của xã hội, trong đó là các
- vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội theo mục tiêu tổng thể của Đảng đã vạch ra từ trước. Vì vậy mà ở Việt Nam, chúng ta thường đề cập đến cụm từ “chính sách của Đảng và Nhà nước” [14, tr9-11]. TS. Lê Văn Hòa trong công trình “Quản lý thực thi Chính sách công theo kết quả” đã khái quát quan niệm về chính sách công cùng những đặc điểm rút ra như sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.” [21, tr. 7] Theo đó, học giả đã rút ra 07 đặc điểm cơ bản về chính sách công: Thứ nhất, CSC bắt nguồn từ các quyết định do Nhà nước ban hành và nội dung của chính sách được thể hiện trong các văn bản, quyết định của Nhà nước. Thứ hai, CSC bao gồm một tập hợp các quyết định được ban hành qua một giai đoạn và kéo dài sang cả giai đoạn thực thi chính sách. CSC luôn không được thể hiện rõ ràng trong một quyết định đơn lẻ, mà có xu hướng được xác định dưới dạng một chuỗi các quyết định gắn liền với nhau. Thứ ba, CSC hướng tới giải quyết vấn đề công và tác động đến lợi ích của một hoặc nhiều nhóm dân số trong xã hội. Thứ tư, CSC bao gồm hai bộ phận cấu thành là mục tiêu và giải pháp chính sách. Thứ năm, mục tiêu của CSC là tạo ra những thay đổi và nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của đất nước hoặc địa phương. Thứ sáu, các CSC luôn thay đổi theo thời gian, bởi những quyết định sau đó có thể có những điều chỉnh so với các quyết định trước đó, hoặc do có những thay đổi trong định hướng chính sách ban đầu; hoặc là kinh nghiệm về thực thi chính sách công được phản hồi vào quá trình ra quyết định; và do định nghĩa về các vấn đề CSC cũng thay đổi qua thời gian. Cuối cùng, về cơ bản CSC được xem là đầu ra của quá trình quản lý nhà nước, là sản phẩm trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và của cả xã hội [21, tr.8] Các định nghĩa trên cho thấy cách quan niệm của các học giả về chính sách công có một số điểm lưu ý sau: Thứ nhất, với tư cách chính sách của nhà nước, chính sách công chỉ xuất hiện trong thời kỳ xã hội loài người đã có nhà nước.
- Thứ hai, chủ thể chính sách công là nhà nước và nếu có mở rộng thì cũng chỉ đến các chủ thể chính trị khác song cũng đặt mối quan hệ liên quan đến nhà nước.. Tuy nhiên, với đặc thù chính trị ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội (Điều 4, Hiến pháp). Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách – đó chính là những căn cứ để Nhà nước ban hành CSC. Như vậy, về thực chất, các chính sách công ở Việt Nam là do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đề ra, trên cơ sở cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm phục vụ lợi ích nhân dân. Về cốt lõi, mục tiêu chinh sách đã được Đảng định hướng, Nhà nước được trao quyền xây dựng chính sách để hiện thực hóa các ý tưởng, mục tiêu tổng thể của Đảng. Thứ ba, việc đề xuất thực hiện một chính sách công có thể là giải quyết những vấn đề bức xúc, quan tâm chung của cộng đồng theo những mục tiêu nhất định. Thứ tư, chính sách công bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau; là một quá trình từ khâu xác định ý tưởng, hoạch định, thực hiện đến đánh giá, điều chỉnh chính sách. Như vậy, chính sách công có nhiều khái niệm từ những góc nhìn khác nhau. Theo tác giả, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chính sách công có thể được hiểu là tất cả quyết định làm hay không làm của chủ thể được trao quyền lực công nhằm xử lý những vấn đề mang tính xã hội, cộng đồng trên mọi lĩnh vực của đời sống nhằm đạt mục tiêu phát triển của quốc gia, của địa phương. 1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách công Thực hiện hay thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện/thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công.[21 , tr. 12]. Như phân tích của các học giả, chu trình chính sách công là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp có liên quan với nhau từ khi lựa chọn được vấn đề chính sách đến khi kết quả chính sách được đánh giá. Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách, nếu thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại. Thực hiện chính sách
- là một hệ thống nhất - nhất là với hoạch định chính sách. So với các khâu khác trong chu trình chính sách, thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng, là bước hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội. Cũng có thể nhận định, đó là khâu trung tâm của chu trình chính sách. Chu trình rút gọn của chính sách công gồm 3 bước: 1. Xây dựng chính sách; 2. Tổ chức thức hiện chính sách; 3. Đánh giá chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách: là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. Tổ chức thực hiện chính sách tốt không những mang lại lợi ích to lớn cho các nhóm đối tượng thụ hưởng, mà còn góp phần làm tăng uy tín của nhà nước trong quá trình quản lý xã hội. Để có được một chính sách tốt, các nhà hoạch định phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm kiếm công phu. Nhưng dù tốt đến đâu chính sách cũng trở thành vô nghĩa nếu nó không được đưa vào thực hiện. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách cần phải bảo đảm các 03 yêu cầu: (1) Thực hiện đúng trình tự các bước trong tổ chức thực hiện chính sách công. (2) Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách công.(3) Đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách công, chủ động đề xuất các biện pháp, giải pháp để tổ chức thực hiện các bước có hiệu quả. Các bước tổ chức thực hiện chính sách công bao gồm: 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách. 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách 4. Duy trì chính sách 5. Điều chỉnh chính sách 6. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách 7. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.
- Chủ thể tham gia thực hiện CSC, bao gồm: (1) Chủ thể thực hiện: là các cơ quan nhà nước và nhân sự của các cơ quan đó – đây là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách công. (2) Chủ thể tham gia: là các đối tác phi nhà nước (các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước); (3) Chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng hưởng thụ CSC: cộng đồng dân cư, các nhóm dân số, thậm chí cả người dân. 1.1.3. Khái niệm chính sách văn hóa và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 1.1.3.1. Khái niệm chính sách văn hóa Chính sách văn hóa là một trong những lĩnh vực của chính sách công. Căn cứ định nghĩa của UNESCO năm 2002: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết định các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa”. Có quan niệm cho rằng, chính sách văn hóa là hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát triển và quản lý thực hiện đời sống văn hóa theo quan điểm phát triển và các thức quản lý riêng, đáp ứng như cầu phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội [45, tr. 21] Chính sách văn hóa bao hàm nhiều nội dung. Phân loại theo lĩnh vực văn hóa thì chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là một nội dung quan trọng. 1.1.3.2. Khái niệm thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Về khái niệm Di sản văn hóa Theo Luật Di sản văn hóa thì Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Di sản văn hóa vật thể “là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” Di sản văn hóa phi vật thể “là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.” Di sản văn hóa là thành tố quan trọng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của một quốc gia, dân tộc, tộc người; là cái độc đáo, thu hút, hấp dẫn đối với nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa trong hoạt động du lịch; có thể nói, về mặt tinh thần đó là hồn cốt của dân tộc, về mặt vất chất đó là tài sản, tài nguyên quý giá của quốc gia, mang giá trị về mặt kinh tế nếu được phát huy phù hợp. Khái niệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Theo Từ điển Tiếng Việt của GS. Hoàng Phê, “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi” [13, tr 49], “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [13, tr 973]. Đối với di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn hay bảo vệ, theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, 2003: “Bảo vệ" Di sản văn hóa phi vật thể là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này. Đối với di sản văn hóa vật thể, Luật Di sản định nghĩa: “Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia là hoạt động phòng ngừa và hạn chế nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh la thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của loài người. Vì lẽ đó, văn hóa không phải là bất biến, sẽ luôn sản sinh nhằm thích ứng với nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Những phức thể bên trong văn hóa như nghệ thuật, tín
- ngưỡng, phong tục tập quán, cách thức ăn mặc ở, … hình thành nên văn hóa, qua thời gian trở thành truyền thống, là thói quen thực hành của con người, đó cũng chính là di sản văn hóa, là cái khó biến đổi hơn trong quá trình vận động phát triển. Để nó không biến đổi hay mất đi những cái hay cái đẹp, cái tinh hoa, hồn cốt dân tộc, thì di sản văn hóa cần được bảo tồn để giữ gìn, cần được phát huy để lan tỏa và phát triển cái hay cái đẹp vốn có của mình. Phát huy tốt di sản sẽ đồng thời bảo tồn bền vững di sản đó. Cho nên, bảo tồn và phát huy luôn phải là 02 khái niệm song hành, tương hỗ khi đề cập đến vấn đề di sản văn hóa. Phát huy di sản văn hóa cũng chính là quan niệm về bảo tồn di sản gắn với phát triển, xem di sản là một lựa chọn cho phát triển, vì vậy cần phải có những kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp để khai thác giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời thông qua khai thác là sự lan tỏa, quảng bá cái đẹp của di sản, thúc đẩy cộng đồng cùng gìn giữ bảo tồn di sản. Về khái niệm chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Như đã đề cập, chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là phần quan trọng của chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Và đã được đề cập từ rất sớm. Trong Đề cương văn hóa năm 1943, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam đã được đề cập với nội dung “trong văn hóa cổ của nước ta, có nhiều hạt ngọc bị che phủ bởi một lớp bụi thời gian, mà bổn phận của chúng ta là phải tiếp thu sự nghiệp, đặng tìm tòi, lượm lặt, nghiên cứu, không được bỏ sót một hạt…”. Trong Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ghi: nghiêm cấm việc phá hủy đình, chùa, đền, miếu hoặc các nơi thờ tự khác, cũng như cung điện, thành quách cùng lăng mộ… Các văn kiện của Đảng; Các văn bản pháp quy của Nhà nước như Hiến pháp, Luật Di sản văn hóa, Chiến lược phát triển văn hóa, Pháp lệnh về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, Pháp lệnh Bảo tàng, Luật Thư viện, Nghị định về bảo quản tu bổ di tích, Thông tư hướng dẫn về kiểm kê di sản,… Tất cả là sự thể hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Việt Nam ngày càng rõ ràng. Có thể khái quát, chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được coi như những sách lược, chiến lược cụ thể của Đảng và Nhà nước nhằm bảo tồn và phát
- huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học ở Việt Nam. Về khái niệm Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Với các cách hiểu như trên về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, có thể hiểu, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là quá trình đưa chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vào cuộc sống nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Mục tiêu cơ bản của chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nhằm tập trung vào 03 vấn đề: Thứ nhất là để thống kê vốn di sản văn hóa của dân tộc. Thứ hai là để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển xã hội. Thứ ba là thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân dân, đóng góp vào kho tàng văn hóa của quốc gia và thế giới. 1.1.4. Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Từ nhận định về khái niệm và mục tiêu khái quát nêu trên, có thể nói việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, sự phát triển của văn hóa quốc gia, văn hóa mỗi vùng miền, địa phương và đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Vai trò quan trọng đó thể hiện cơ bản trên các mặt sau: Thứ nhất, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa góp phần quan trọng trong công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa là yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, giữ gìn di sản văn hóa của mỗi dân tộc cũng chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc ấy, góp phần tôn tạo, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước Việt Nam. Trong quá trình giao lưu, hội nhập ngày càng sâu rộng trên các mặt của đời sống kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là quan điểm xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa của toàn dân. Bản sắc văn hóa chính là cốt cách của dân tộc, là những giá trị được nhân dân lựa chọn và lưu truyền từ đời này
- sang đời khác, qua bao lớp thăng trầm của lịch sử vẫn không bị mất đi, đó chính là những tinh hoa văn hóa mà mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn, làm cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới, góp phần làm cho văn hóa của dân tộc mình ngày càng phát triển hưng thịnh. Có như vậy thì những giá trị văn hóa tiến bộ mới được phát triển, những giá trị văn hóa không phù hợp sẽ bị loại bỏ trong đời sống. Chúng ta sẽ không phải lo ngại sự du nhập những loại hình văn hóa không phù hợp làm biến đổi bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện giao lưu, hội nhập như hiện nay. Gìn giữ di sản để góp phần gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm cơ sở cho sự phát triển của văn hóa trong những giai đoạn tiếp theo. Thứ hai, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, tăng cường giao lưu và hội nhập. Giao lưu, hội nhập là xu thế tất yếu. Tiến trình toàn cầu hóa càng làm cho xu thế này diễn ra mạnh mẽ. Di sản văn hóa luôn chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn của mỗi dân tộc. Và với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam có cả một kho tàng vô giá về di sản, bức tranh tổng thể đa sắc màu để chúng ta tự hào quảng bá ra thế giới, góp phần khẳng định giá trị, hình ảnh con người và đất nước Việt Nam, giao lưu thúc đẩy phát triển văn hóa đa quốc gia, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giúp cho sự hợp tác kinh tế, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực khác được thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao hơn, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Thứ ba, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là giữ gìn, phát huy nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế đất nước. Di sản văn hóa luôn được xác định là tài sản quý báu của mỗi dân tộc và mỗi quốc gia. Di tích, danh lam thắng cảnh, nghệ thuật truyền thống, các sản phẩm nghề thủ công truyền thống, ẩm thực Việt Nam,… đã ngày càng nổi tiếng trên thế giới, không chỉ hấp dẫn khách du lịch mà còn thu hút nhiều nguồn lực đầu tư, các quỹ tài trợ bảo tồn từ các tổ chức quốc tế. Di sản được khai thác đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các loại hình du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch tâm linh, sinh thái,…Nhiều sản phẩm từ di sản văn hóa được xuất khẩu các nước trên thế giới.
- Như vậy, thực hiện gìn giữ, phát huy di sản không chỉ tạo điều kiện cho ngành kinh tế du lịch phát triển mà còn tác động tăng trưởng đến các ngành kinh tế khác. Đây chính là nguồn lực nội sinh phong phú để phát triển kinh tế đất nước, đưa đất nước tiến lên giàu mạnh trong tương lai. 1.2. Chủ thể và các bước thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam Thứ nhất, về chủ thể thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chủ thể thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam bao gồm: - Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách: ở cấp trung ương là Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, chủ lực tham mưu và tổ chức thực hiện là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ở cấp tỉnh là HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chủ lực tham mưu và tổ chức thực hiện là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ở cấp huyện là HĐND, UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, chủ lực tham mưu và tổ chức thực hiện là Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; và ở cấp xã là UBND cấp xã, Ban Văn hóa xã hội cấp xã là chủ lực. Chủ thể tham gia: là các đối tác phi nhà nước (các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước). Các bên đối tác có thể bao gồm các viện nghiên cứu, các trường đại học, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội nghề nghiệp và cả người dân. Chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng thụ lợi ích từ chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam bao gồm: cộng đồng dân cư, các nhóm dân số, các dân tộc thiểu số, người dân Việt Nam ở các địa phương, trong và ngoài nước. Thứ hai, các bước thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế
- hoạch, lên chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cụ thể để thực hiện đầy đủ các nội dung chính sách đã đề ra, nhằm đảm bảo chính sách mang lại kết quả như mục tiêu đã xác định. Nội dung của kế hoạch sẽ bao gồm: Kế hoạch tổ chức, điều hành; Kế hoạch dự kiến các nguồn lực; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện chính sách và Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Để đáp ứng tính hiệu quả và khả thi cao thì các kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở bất cứ cấp nào, địa phương nào, ngành nào thì cũng phải đảm bảo các nội dung từ mục đích yêu cầu, nêu bật được ý nghĩa công tác bảo tồn và phát huy di sản đang tác động, đến quy định về thời gian thực hiện và hoàn thành, phạm vi hoạt động, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, chủ thể tham gia, đề ra nhiệm vụ, hoạt động cụ thể, dự toán và bố trí kinh phí cụ thể cùng các điều kiện vật chất, trang thiết bị thực hiện kế hoạch, phân công trách nhiệm các bên liên quan, bố trí nhân lực thực hiện, có cơ chế kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổng kết đánh giá, quy định về các chế độ quyền lợi, các biện pháp khen thưởng để kịp thời động viên các đối tượng thực hiện tốt nhiệm vụ, kể cả quy định về kỷ luật cá nhân, tập thể làm sai, thiếu trách nhiệm trong thực thi chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, quy định Đối với những những kế hoạch chiến lược, cần phải phân kỳ thực hiện, bố trí nguồn vốn theo lộ trình thực hiện, quy định những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực thi chính sách đảm bảo sự gắn kết và phối hợp chặt chẽ giữa các bên, sự kết nối thông tin thông suốt và có tính tương tác phản hồi từ trên xuống, từ dưới lên và thông tin hai chiều qua lại từ các cơ quan cùng cấp có liên quan; có cơ chế điều chỉnh kế hoạch phù hợp từng giai đoạn thực hiện, từng mục tiêu phải hoàn thành. Có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm nhằm đề xuất cho giai đoạn tiếp theo và khen thưởng những điển hình tiêu biểu.
- Nguyên tắc phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch: kế hoạch được thực hiện ở phạm vi cấp nào thì lãnh đạo cấp đó có thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch, đảm bảo giá trị pháp lý bắt buộc các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách phải thực hiện nghiêm túc. Ví như Kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm ở An Giang thì sẽ do Lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt, hoặc Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh An Giang ký ban hành nếu được UBND tỉnh ủy quyền. Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Bước thực hiện này giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa được giao. Để tham gia quá trình phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cần có sự tham gia của: Chủ thể phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; Đối tượng được phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, là những người thực thi, những người thụ hưởng và cả những đối tượng gián tiếp chịu tác động từ chính sách đã ban hành. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng v.v. để tăng tính hiệu quả, đồng bộ và toàn diện. Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 88 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn