Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay
lượt xem 7
download
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ, luận văn đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THÀNH NAM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở ĐƯỜNG LÂM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THÀNH NAM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở ĐƯỜNG LÂM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 834 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. CAO THU HẰNG HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa học, khảo sát tình hình thực tiễn với sự hướng dẫn của PGS.TS. Cao Thu Hằng. Các số liệu, tư liệu được dựa trên nguồn tài liệu tham khảo có độ tin cậy, có xuất xứ rõ ràng, đã nêu rõ nguồn gốc trích dẫn. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Đặng Thành Nam
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................ 12 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................ 12 1.2 Nội dung cơ bản của việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Viêt Nam hiện nay .............. 20 1.3. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam hiện nay ........................ 24 1.4. Nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở ĐƯỜNG LÂM HIỆN NAY................................................... 30 2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay......................... 30 2.2. Thành tựu trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay và nguyên nhân của chúng ............................................................................. 37 2.3. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trục nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay ... 53 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở ĐƯỜNG LÂM HIỆN NAY ..................................................................................................... 60 3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý.............................. 60
- 3.2. Hoàn thiện công tác chỉ đạo, điều hành, phân công phối hợp ........... 62 3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thứccủa các bên liên quan ....................................... 64 3.4. Phát triển nguồn nhân lực .................................................................. 67 3.5. Đa dạng hoá các nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay ................ 71 3.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế .......................................................................................... 73 3.7. Một số giải pháp cụ thể khác ............................................................. 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80
- DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT 1 HĐND Hội đồng nhân dân 2 UBND Ủy ban nhân dân United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization 3 UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệpquốc)
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của lao động sáng tạo, trí tuệ, tình cảm, truyền thống, tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó cũng là biểu tượng của sự trường tồn, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Kho tàng di sản văn hóa đồ sộ đó không chỉ góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng mà còn đem lại những giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ giá trị cũng như vai trò của di sản văn hoá, sau khi nước nhà giành được độc lập, dù còn bộn bề công việc cần giải quyết, nhưng với tầm nhìn của một vĩ nhân-danh nhân văn hóa kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam [13]. Sắc lệnh xác định việc bảo tồn di sản văn hoá là việc rất cần cho công cuộc kiến thiết nước nhà. Để đáp ứng được yêu cầu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, các chính sách về lĩnh vực trên từng bước được ban hành và đưa vào thực tiễn như: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 cũng đã đề ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể [3]. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam [45], nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm trên lĩnh vực di sản văn hóa. Năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 [39], điều chỉnh cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Trong những năm qua, các di sản văn hóa được nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới thông qua các hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội,... Di sản văn hóa ở Việt Nam đã và đang ngày càng rõ hơn vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. 1
- Cùng với các di sản khác của đất nước, di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm với những giá trị vô cùng to lớn và đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 28/11/2005 [10]. Nhận thức được tầm quan trọng cả về lý luận và thực tiễn của di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền Thị xã Sơn Tây đã tích cực đề xuất, tham mưu cho các cơ quan cấp trên ban hành các chính sách hỗ trợ việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, việc tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách của cấp trên; đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời; vì vậy công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm đã thu được những kết quả đáng khích lệ, có những thay đổi rõ nét như: các hoạt động đang dần đi vào nền nếp; ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng cao; bước đầu các di tích xuống cấp đã được bảo tồn, cảnh quan môi trường được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu; được các nhà khoa học quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm còn không ít các hạn chế, như vẫn còn di tích xuống cấp chưa được đầu tư, cảnh quan môi trường còn nhiều khu vực chưa phù hợp; sản phẩm du lịch c n ngh o nàn, những tour, tuyến chưa thực sự đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du hách, , như Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thị uỷ Sơn Tây tại kỳ họp lần thứ 71 có nêu “Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và hoạt động du lịch, dịch vụ còn hạn chế”, “một số dự án dân sinh, việc tu bổ tôn tạo các di tích triển khai chậm, ”[43] Để việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm đúng hướng, hiệu quả, xứng tầm với giá trị, tiềm năng vốn có của mình và đặc biệt thể hiện được vai trò là một trong những tài nguyên có giá trị cao, để phát triển kinh tế địa phương cũng như trong cả nước thì làm rõ việc 2
- thực trạng thực hiện và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuậtlàng cổ ở Đường Lâm là rất quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay”là có giá trị lý luận và thực tiễn cần thiết ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di sản nói chung: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục du lịch phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) xuất bản công trình “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam”[72]. Công trình đề cập đến việc nhận thức về du lịch nông thôn hiện nay; đã đưa ra phương pháp và quy trình phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam, thông qua việc phân tích, giới thiệu một số mô hình thực tế phát triển du lịch nông thôn hiện nay như: tại làng Đường Lâm, thành phố Hà Nội; Làng Bồ Dương, xã Hồng Phong, tỉnh Hải Dương; Làng Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế; Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam;vai trò và sự liên kết của các cơ quan hữu quan và đề xuất thêm một số phương pháp phát triển du lịch nông thôn có liên quan.Những nội dung trình bày trong công trình là những gợi mở quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di dích lịch sử - văn hóa nói chung, ở làng cổ Đường Lâm nói riêng. Kỷ yếu hội thảo do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Trung ương Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2018 tại Hà Nội. Các tham luận được chia ra làm 3 nhóm: Những vấn đề chung với tham luận “Bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội”; lĩnh vực giá trị tiềm năng của di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội với tham luận “Giá trị quy hoạch và kiến trúc đô thị khu phố Pháp ở Hà Nội”; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di dích lịch sử - văn hóa Hà Nội có tham luận “Bảo tồn, phát huy giá trị và 3
- bài học kinh nghiệm từ di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia-Làng cổ Đường Lâm”, Về cơ bản các công trình đã nêu bật kết quả đạt được và các giải pháp thục hiện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích nói chung, di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm nói riêng. Bài viết của tác giả Lưu Trần Tiêu: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững”[46], đã nêu lên những thành tựu nổi bật trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam từ hi giành được độc lập (1945) đến nay; những nhận thức về giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững, đồng thời đã đưa ra 03 giải pháp cơ bản để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trong mối quan hệ gữa bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội; Trong bài viết: “Phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo cơ hội phát triển du lịch”[6], tác giả cho rằng: Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử, cùng với đó là lớp lớp di sản của các nền văn hóa được hình thành, phát triển, việc bảo tồn tốt các di sản làm cơ sở, tiền đề cho việc phát huy giá trị di sản văn hoá, việc phát huy giá trị di sản văn hoá hợp lý, khoa học tạo cơ hội cho việc phát triển du lịch- đây là hướng phát triển kinh tế bền vững. Trong bài viết: “Bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc: Những tồn tại và giải pháp”, tác giả Trương Quốc Bình đã phân tích rõ những hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc tập chung chủ yếu ở nhận thức chung về di sản của các cấp, ngành, các cơ tham gia về công việc bảo tồn di tích còn hạn chế, dẫn đến những nhận thức thức sai lệch trong việc thực hiện tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản từ việc thay đổi nhận thức, nội dung quản lý của các cấp, các ngành; việc đào tạo, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước để nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho cho các Kiến trúc sư, đến việc phát huy vai trò của cộng đồng trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di tích [8]. 4
- Tác giả Hà Thị Thuỳ Dương trong bài viết “Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hoá với phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay” đã phân tích dựa những quy định hiện hành, những lý luận và những ví dụ thực tiễn để nêu bật mối quan hệ chặt chẽ giữa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch; thực trạng cũng như dự báo của sự phát triển du lịch có ảnh hưởng tiêu cực của đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời đưa ra bảy giải pháp để giải quyết các vấn đề trên [19]. Bài viết của tác giả Phạm Hùng Cường “Nhận diện giá trị di sản trong công tác bảo tồn”, đã phân tích vai tr của lý luận trong việc nhận diện giá trị di sản, khẳng định cần có lý luận nhận diện giá trị một cách đầy đủ, đúng đắn thì mới có thể đề ra cách thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá đúng đắn. Muốn làm được điều đó, theo tác giả cần xây dựng lý luận nhận diện di sản văn hoá “tích hợp”, việc tích hợp là cần được xem xét dưới các góc độ, giá trị như: Giá trị tự bản thân của di sản, các giá trị trị kế thừa, chuyển tiếp, giá trị văn hoá phi vật thể ẩn mình trong di sản và các giá trị khi kết hợp các giá trị trên. [14]; Trong bài viết “Bảo tồn thích ứng các di sản làng xã truyền thống trong quy hoạch nông thôn mới”, tác giả cho rằng, việc bảo tồn di sản các làng xã truyền thống hiện nay cần đặt trong điều kiện của phát triển kinh tế xã hội, trong quá trình lập quy hoạch nông thôn mới cần có sự thay đổi rõ nét hơn, từ các cấp quản lý - trong việc nghiên cứu để ban hành bổ sung các quy định, hướng dẫn cụ thể hơn nội dung bảo tồn di sản trong công tác lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đến các nhà chuyên môn - cần được trang bị lý luận về nhận diện các giá trị di sản, các phương pháp bảo tồn để có thể đưa ra các giải pháp quy hoạch đúng đắn [15]. Công trình: 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai[31] đã làm rõ tầm quan trọng của công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO, làm rõ thực trạng- những thành tựu và hạn chế của việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay; đề xuất một số định hướng, giải pháp 5
- nhằm làm cho quá trình này ngày càng hiệu quả hơn. Đó là các giải pháp về nhận thức, về kinh tế, chính sách và pháp luật. Công trình: Bảo tồn kho tàng di sản văn hóa[9], công trình đề cập đến một số di sản văn hóa Việt Nam, cho thấy sự cần thiết phải bảo tồn di sản Việt Nam, một mặt, để thế hệ sau có thể thấy được giá trị đáng tự hào của cha ông, rút ra những bài học lịch sử cho mình; mặt khác, theo tác giả, việc bảo tồn và phát huy di sản còn có vai trò trong phát triển kinh tế, thông qua phát triển du lịch. Ngoài các công trình trên, còn có bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Hiền, Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa[26, tr.50]; Bùi Bạch Đăng - Giải pháp bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc[16]; Nguyễn Duy Anh, Gắn kết bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch[1]; Vũ Diệu Trung - Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa: thành tựu, hạn chếm thách thức[47]; Nguyễn Ngọc Thiện, Gắn kết hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay[44] ; Nguyễn Thế Phi, Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa trong thời kỳ mới; Đặng Thị Bích Liên, Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa ở nước ta hiện nay[37]; Triệu Thị Ngọc, Quan điểm, định hướng, mục tiêu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam[36]. Về cơ bản, dưới các góc độ hác nhau, như văn hóa học, văn hóa dân gian, chính trị học,.., các công trình đều khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam; làm rõ được một số thành tựu cũng như hạn chế trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; từ đó đề xuất được một số định hướng cơ bản nhằm làm cho quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam ngày càng có hiệu quả hơn. Thứ hai, những công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc và di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm: Liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di tích kiến trúc, có thể có đến các công trình “Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc”[28] của tác giả Nguyễn Khởi (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2011): công trình làm rõ một số khái niệm liên quan, như bảo tồn, trùng tu, bảo tồn và trùng tu di sản văn hóa; làm rõ thực trạng 6
- công tác bảo tồn và trùng tu di tích của một số quốc gia trên thế giới, cho thấy những thành công và hạn chế của công tác này ở một số quốc gia trên thế giới; trên cơ sở đó, công trình đã đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Công trình “Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển”[21], tác giả Phan Thanh Hải đã làm rõ inh nghiệm bảo tồn di sản của một số quốc gia trên thế giới; khẳng định rằng,những kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc của các quốc gia trên thế giới là bài học hữu hiệu cho Việt Nam trong thực hiện công tác bảo tồn di sản kiến trúc. Công trình cũng đã đánh giáthực trạng hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc ở Thành phố Hồ Chí Minh; làm rõ nguyên nhân của thực trạng này; qua đó đã đưa ra những giải pháp, định hướng, nhằm làm cho quá trình này ngày càng hiệu quả hơn. Ngoài các công trình trên, trước đó c n có các bài viết của các tác giả Đỗ Thanh Tùng, Nguyên tắc nào để ứng xử với kiến trúc “gốc” của di tích[50]; Đào Ngọc Nghiêm, Di sản kiến trúc Hà Nội- nhận diện để bảo tồn và phát triển[35]; Hoàng Đạo Kính, Duy trì giá trị lịch sử phải là ưu tiên số một của trùng tu di tích[30]. Các công trình đều khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản kiến trúc, đề xuất một số vấn đề mang tính phương pháp luận trong bảo tồn di sản kiến trúc,cho thấy tính đặc thù nhất định của bảo tồn di sản kiến trúc so với các di sản văn hóa phi vật thể khác. Tác giả Nguyễn Quốc Hùng năm 2005, có bài tham luận “Bảo tồn các làng cổ ở xã Đường Lâm – Thực trạng và giả pháp”[26] tại hội thảo về làng cổ Đường Lâm. Bài tham luận nêu rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho việc bảo tồn di tích trong làng cổ ở Đường Lâm. Trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 07/2013: tác giả Hoàng Đạo Kính có bài viết “Bảo tồn làng cổ Đường Lâm trong sự phát triển tiếp nối” [29], trong công trình này, tác giả nêu rõ trong quá trình bảo tồn cần xem xét đến việc cho phép người dân phát triển, xây dựng trong điều tiết, khuôn khổ để đáp ứng phần nào nhu cầu sống, sinh hoạt của người dân; Tác giả Đặng Văn Bài trong bài viết “Giải pháp Bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm”[2], nêu một số giải pháp 7
- cần thực hiện đồng bộ, đồng thời cần có sự tham gia đồng bộ của nhà nước, nhân dân và của toàn xã hội trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm; tác giả Trương Văn Quảng trong bài viết “Quy hoạch làng cổ Đường Lâm - Một di sản sống”[38], tác giả nêu phải chọn lựa phương pháp bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di sản một cách hôn ngoan để người dân sống được cùng di sản. Trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 08/2013, với chủ đề “Bảo tồn và phát triển Làng cổ Đường Lâm”: Trong bài viết “Nhận diện để bảo tồn và phát triển”[73, tr 38-39], tác giả Lê Thành Vinh cho rằng, việc nhận diện để có những hiểu biết thấu đáo, đồng thời có cách ứng xử thích hợp trong nỗ lực bảo tồn là những cơ sở quan trọng, là tiền đề để phát triển di tích làng cổ ở Đường Lâm. Tác giả Khuất Tân Hưng trong bài viết “Bảo tồn và phát triển bền vững”[24, tr.39-41], đã có những phân tích về việc phát triển bền vững trong bảo tồn di sản văn hoá trên các quan niệm bền vững về tài nguyên nhân văn, xã hội, kinh tế và môi trường. Tác giả Nguyễn Thu Hạnh trong bài viết “Phát triển du lịch từ cây lúa”[22, tr.41] đã đề xuất việc tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế cho di tích làng cổ ở Đường Lâm thông qua chuỗi sản phẩm du lịch từ cây lúa, bao gồm các sản phẩm: tour du lịch mùa lúa chín, du lịch tìm hiểu nông thôn, nghỉ ngơi thư giãn, thưởng thức văn hoá ẩm thực từ hạt gạo, các sản phẩm du lịch từ vật liệu truyền thống địa phương, tham quan làng cổ và di tích. Trong công trình “Di sản Đường Lâm - Ẩm thực và Trang phục truyền thống”[33], tác giả Phan Hải Linh đã nghiên cứu về nguyên liệu, cách chế biến các món ăn, đồ uống của người dân trong những bữa ăn thường ngày cũng như trong ngày tết, lễ; một số loại trang phục truyền thống từ quy trình dệt vải, phương pháp nhuộm đến cách thức may trang phục, từ đó đề xuất một số biện pháp bảo tồn trang phục và ẩm thực truyền thống của Đường Lâm. Hội thảo ngày 20/11/2019 tại di tích làng cổ ở Đường Lâm, một số nhà nghiên cứu, quản lý đã có bài phát biểu về giải pháp phát triển du lịch cho di tích làng cổ Đường Lâm, như: Nguyễn Anh Tuấn ”Một số định hướng, giải pháp phát 8
- triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm”; Dương Văn Sáu “Kỹ năng hướng dẫn tham quan và phục vụ khách du lịch tại làng cổ Đường Lâm”; Nguyễn Tiến Đạt “Giải pháp phát triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm”; Nhà báo Hà Nguyên Huyến có bài: “Du lịch Làng cổ ở Đường Lâm –Thực trạng và giải pháp”; Bùi Thị Thu Phương “Khai thác nguồn tài nguyên di tích phục vụ cho phát triển du lịch: Vận dụng ở làng cổ Đường Lâm”... Ở các góc độ khác nhau, các bài viết đều thể hiện được sự nghiên cứu sâu về thực trạng, đề ra các giải pháp cho việc phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đương Lâm. Các bài viết, công trình nghiên cứu, ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nêu trên đã phản ánh ở những khía cạnh, góc độ nhất định, đã có những phân tích, quan điển, nhìn nhận vấn đề ở các mức độ khác nhau từ lý luận, thực trạng đến giải pháp đã góp phần tạo nên bức tranh đa chiều hơn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiện nay ở Việt Nam nói chung, ở Đường Lâm nói riêng, qua những kinh nghiệm, những minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, như đã trình bày, chưa có công trình nào triển khai nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc làng cổ ở Đường Lâm hiện nay. Song, đây là những tài liệu tham khảo hữu ích để tác giả luận văn triển khai nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ, luận văn đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ; 9
- - Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng: Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ tại di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay (164.02 ha). Thời gian: Từ năm 2014 đến nay (vì đây là thời điểm Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm được áp dụng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê; thu thập, sử lý tài liệu thứ cấp, điền dã thực địa, 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay. 10
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về chính sách công, những vấn đề liên quan đến văn hoá, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, đồng thời có ý nghĩa huyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Đường Lâm hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 3 chương 14 tiết 11
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT LÀNG CỔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam * Di tích kiến trúc nghệ thuật Khái nịên “di tích” được UNESCO đề cập trong Công ước bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới (1972) “Những đối tượng sau đây sẽ được coi là di tích: các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, nơi cư trú hang động và tổ hợp các đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học”. Theo Luật di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009, được hợp nhất năm 2013 có quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. [70, tr.2] Theo Điều 28 Luật di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009, được hợp nhất năm 2013 có quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật”[70, tr.10] 12
- Như vậy, theo quy định về các tiêu chí trên thì ta có thể hiểu di tích iến trúc nghệ thuật là một bộ phận, là một phần của di tích lịch sử - văn hóa, có giá trị tiêu biểu về iến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử, liên quan đến iến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển đất nước; là nơi ghi dấu những công sức, trí tuệ của con người qua quá trình lao động, sáng tạo. Di tích iến trúc nghệ thuật là tài sản quý giá của nhân loại, của đất nước là những bằng chứng cụ thể, chính xác minh chứng cho một thời ỳ phát triển của lịch sử, chứa đựng các giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Di tích iến trúc nghệ thuật tồn tại hông chỉ là dấu mốc về thời gian đã qua của dân tộc mà c n là những vết son sáng của nền văn hóa hiện tại thể hiện đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ qua từng thời ỳ. Theo cách xếp hạng di tích [70, tr.11-12], thì hiện nay tại Việt Nam có 3 mức độ xếp hạng di tích là: Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu cho địa phương; Di tích cấp quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu cho quốc gia; Di tích cấp quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu cho quốc gia. Căn cứ vào các giá trị thực trạng của di tích, nhà nước có các sự xếp hạng khác nhau, từ đó có những cơ chế, chính sách cho phù hợp với nhu cầu của từng loại hình di tích cũng như nhu cầu của xã hội. * Kiến trúc nghệ thuật làng cổ ở Việt Nam: - Làng Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển Trong thời ỳ nguyên thủy, con người sống cuộc sống du canh, du cư nên xóm làng chưa thể ra đời. Vào giai đoạn nghề nông bắt đầu xuất hiện, để thuận tiện cho việc làm nông con người cần sống gần nơi mình làm nông nghiệp, từ đây xóm làng bắt đầu được hình thành, cùng với sự phát triển của nông nghiệp mà cụ thể là nghề trồng lúa nước, là sự phát triển, mở rộng quy mô của xóm làng. Làng xóm thời ỳ đầu của người Việt còn được gọi với những tên gọi khác nhau như: các ẻ, chạ, chiềng với quan hệ láng giềng theo khu vực và ruộng đất được sở hữu công cộng. “Làng” là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong xã hội. 13
- Trong lịch sử phát triển, tồn tại một giai đoạn rất dài ở nước ta, “làng” chủ yếu sản xuất nông nghiệp với cây chủ lực là lúa nước. Khi trình độ sản xuất phát triển, nhu cầu của mỗi người tăng lên thì cầncó công cụ lao động phù hợp ngày càng tăng, mỗi gia đình phải tìm cách tự tạo ra công cụ lao động, dần dần những người có tay nghề cao tách ra hỏi nghề nông để chuyên lo việc sản xuất để cung cấp cho người dân trong làng. Từ đây hình thành một đội ngũ thợ, nơi trao đổi hàng hoá, phát triển dần lên, xưởng sản xuất và chợ quê cũng ra đời.Từ đó xuất hiện một số làng nghề như: Nghề r n, nghề đúc, nghề dệt vải, nghề thủ công mỹ nghệ... - Đặc điểm Làng cổ Việt Nam: Cổ: Những đối tượng, cổ vật được xem là cổ hi phải đạt được nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố có thời gian tồn tại trên 100 năm [70, tr.2] Làng cổ Việt Nam là một đơn vị tụ cư truyền thống chủ yếu của người nông dân Việt ở nông thôn (một số ít ở thành thị cũng được gọi là Làng), có những đặc điểm nổi bật như: có địa vực, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục, tập quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và cả “hương âm”, "thổ ngữ" tức "giọng làng" riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử. Đặc biệt, để duy trì trật tự, nền nếp, mỗi làng đều có hương ước, được coi như bộ luật của làng; có thời gian tồn tại và phát triển trên 100 năm. Làng cổ Việt Nam đã từng có đặc điểm tự trị, tự quản. Nhà nước chỉ can thiệp vào làng trong việc lớn, trọng đại như: thu thuế, bắt lính, xử lý những vụ án tranh chấp dân sự làng hông h a giải được, can thiệp hi có dịch bệnh lớn, , c n lại thuộc quyền tự trị, tự quản của các làng xã. Cơ cấu tổ chức làng xưa đơn giản nhưng chặt chẽ, hệ thống tổ chức gồm Hội đồng hương chính và Lý trưởng do dân làng tự bầu, Nhà nước phê chuẩn, nếu vị chức sắc nào thực hiện trách nhiệm ém cỏi hay có sai phạm, dân làng sẽ bầu người hác thay thế. Làng có đội ngũ tuần phiên, có trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự trong làng và ngoài đồng. Do tính chất tự trị, tự quản cao như thế nên người ta đánh giá làng cổ truyền Việt Nam “như một nước cộng h a thu 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn