intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

61
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm ra những thành tựu, hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn Đắk Lắk

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ QUANG TRỌNG Đắk Lắk, năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được công bố trong công trình hoàn toàn trung thực. Trong công trình nghiên cứu này mọi sự tham khảo, trích dẫn đều được chú thích thỏa đáng. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình./. Đắk Lắk, tháng 11 năm 2019 Học viên Cao học Nguyễn Văn Hùng
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 4 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................................... 10 7. Kết cấu nội dung của luận văn...................................................................................... 10 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN .................................................. 11 1.1. Các khái niệm liên quan.............................................................................................. 11 1.1.1. Văn hóa ........................................................................................................... 11 1.1.2. Di sản văn hóa ................................................................................................. 13 1.1.3. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .................................................................. 15 1.1.4. Bảo tồn và phát huy......................................................................................... 18 1.2. Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ............................................. 19 1.2.1. Vai trò của chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ................. 19 1.3. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên............................ 21 1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách ...................................................................... 21 1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ...................................................................................................................... 22 1.3.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ...................................................................................................................... 23 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ............................................................................................................... 26 1.3.5. Yêu cầu và hình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ................................................................................................... 27
  4. 1.3.6. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ...................................................................................................................... 30 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 31 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ................. 32 2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên................. 32 2.1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk .............................................................................. 32 2.1.2. Khái quát về không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .... 37 2.2. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................................................... 41 2.2.1. Đánh giá thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................. 47 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 71 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .............................................................................................................. 73 3.1. Dự báo xu thế xã hội và những khó khăn, thách thức đặt ra đối với việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong tình hình mới ......................................... 73 3.1.1. Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ......................................... 73 3.1.2. Sự tác động của các xu hướng thực hành tôn giáo, tín ngưỡng ...................... 74 3.1.3. Sự tác động của các chủ trương, chính sách của Nhà nước ............................ 75 3.1.4. Sự ảnh hưởng của chủ thể văn hóa ................................................................. 76 3.2. Quan điểm và định hướng về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk .................................................................................................... 77 3.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ............................................................................................................... 77 3.2.2. Định hướng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ......................................................... 79 3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................ 81
  5. 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản, thể chế có liên quan về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh .................................................. 81 3.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh ........................................................ 82 3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa trong triển khai thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh ............................. 84 3.3.4. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách, huy động nguồn lực tài chính và vật chất để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh ..... 85 3.3.5. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho người dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh ................................................................... 86 3.3.6. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh .................................................. 87 3.4. Một số khuyến nghị..................................................................................................... 88 3.4.1. Đối với cơ quan trung ương ............................................................................ 88 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93 PHỤ LỤC...............................................................................................................................
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CT Chỉ thị DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân Nxb Nhà xuất bản NQ Nghị quyết PVS Phỏng vấn sâu TP Thành phố Tr Trang UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Liên hợp quốc VHCC Văn hóa cồng chiêng
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá trị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử. Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp của con người với thần linh và thế giới siêu nhiên. Từ khi sinh ra, trong lễ hội “thổi tai”, tiếng cồng chiêng đem đến cho đứa bé những tín hiệu đầu tiên của văn hoá dân tộc. Khi trưởng thành, cồng chiêng còn sử dụng trong đám cưới, làm nhà mới, làm rẫy… và cuối cùng tiếng cồng chiêng tiễn đưa người chết ra mồ và cả khi làm lễ bỏ mả kết thúc nghi lễ vòng đời người. Chính vì giá trị sâu sắc, độc đáo của nó trong đời sống, năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2007. Từ đó đến nay, phong trào học tập và biểu diễn cồng chiêng ngày càng trở nên sôi nổi và lan tỏa rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, góp phần làm cho đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh thêm sống động, bên cạnh đó nó còn tạo sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các đề án bảo tồn cồng chiêng, tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến văn hóa với nhiều loại hình văn hóa khác nhau, tác động của đô thị hóa, của nền kinh tế thị trường, của tôn giáo mới,… văn hóa 1
  8. cồng chiêng Tây Nguyên cũng giống như các loại hình nghệ thuật dân tộc khác luôn chịu sự tác động mạnh mẽ. Phong trào "cải biên, cải tiến" cồng chiêng làm mất bản sắc Tây Nguyên, nạn "chảy máu cồng chiêng" diễn ra khá phổ biến, số lượng nghệ nhân đang giảm mạnh, không gian văn hóa cồng chiêng ngày càng bị thu hẹp. Đặc biệt, lối sống của giới trẻ bị cuốn theo trào lưu hiện đại, xa rời gốc rễ không còn tha thiết với các loại nhạc cụ truyền thống, các trường ca, sử thi của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trở nên phổ biến. Trước thực trạng đó, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng là cần thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn Đắk Lắk” là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời đánh giá thực trạng, kết quả của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng, trên cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về Không gian VHCC Tây Nguyên và thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa nói chung, bảo tồn VHCC Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay vẫn đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. 2.1. Những nghiên cứu về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nghiên cứu về cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung đã có nhiều công trình của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong công trình Miền đất huyền ảo nghiên cứu về các dân tộc miền núi Nam Đông Dương, DamBo đã lột tả toàn cảnh bức tranh về quan niệm tín ngưỡng của các cư dân tại chỗ Tây Nguyên, trong đó, tác giả đã đề cập đến cồng chiêng như là giá trị đặc sắc, len lỏi trong mọi ngóc ngách, lễ hội, đời sống tinh thần của các 2
  9. dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong cuốn Nhạc khí dân tộc ở Gia Lai (1993), Đào Huy Quyền đã mô tả một cách khái quát về cồng chiêng của các dân tộc ở Gia Lai. Cuốn kỷ yếu Nghệ thuật cồng chiêng, (1996) của Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai – Kon Tum là sự tổng hợp về các bài viết của nhiều tác giả, trong tuyển tập này có mô tả về cấu tạo, môi trường diễn tấu, giải pháp bảo tồn cồng chiêng của các dân tộc ở Gia Lai và Kon Tum. Các tác giả Lê Huy, Minh Hiếu (1997) trong cuốn Nhạc khí các dân tộc Việt Nam cũng đề đề cập sơ lược về cồng chiêng nhưng chỉ ở mức độ chung chung chứ chưa có những miêu tả cụ thể. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Tri Nguyên, Võ Hoàng Lan (2006) trong cuốn Các nhạc cụ gõ bằng đồng, những giá trị văn hóa đã quan tâm, nghiên cứu và có những mô tả khá chi tiết về cồng chiêng của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa (2002), trong công trình Văn hóa Ê-đê – Truyền thống và biến đổi, đã tập trung phân tích sự biến đổi văn hóa của người Ê-đê ở Đắk Lắk trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong đó, tác giả đã đề cập đến sự biến đổi VHCC, nạn “chảy máu cồng chiêng” khi cho rằng “thần chiêng không còn hiện hữu trong ngôi nhà dài như một giá trị tình thần mà thay vào đó là các tiện nghi hiện đại”, tình trạng mua bán, trao đổi cồng chiêng trong giai đoạn này diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này cũng được xác định là do tín ngưỡng truyền thống thay đổi, người dân tộc tại chỗ theo các tôn giáo mới, sự tác động của kinh tế thị trường, của không gian diễn xướng,... dẫn đến sự hiện hữu của cồng chiêng mất đi ý nghĩa vốn có. Trong những nghiên cứu của Tô Đông Hải về người Mnông ở Đắk Lắk được xuất bản vào năm 2003 và 2009 đó là Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của người Mnông (Bu Nong) và cuốn Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong (Mnông) khi nghiên cứu về hệ thống nghi lễ, lễ hội của người Mnông đã đề cập đến cồng chiêng như là linh hồn của nghi lễ, là hình thức giao tiếp với thần linh nhằm kết nối với thần linh. Theo ông, âm nhạc (cồng chiêng) không thể thiếu 3
  10. trong các nghi lễ này. Điều này đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của VHCC trong đời sống của tộc người Mnông. Ngô Đức Thịnh (2007), trong công trình Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên đã góp phần phác họa những nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên. Độc giả sẽ thấy hình ảnh của vùng văn hóa Tây Nguyên, thế giới quan bản địa, cồng chiêng, trang phục các tộc người, ký họa dân tộc Ê-đê, đặc trưng của folklore Ê- đê, nếp nhà cổ truyền và văn hóa dân gian Mnông. Bên cạnh đó, tác giả cũng quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các tộc người ở Tây Nguyên là hết sức cần thiết trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội vùng. Năm 2009, trong công trình Cồng chiêng trong đời sống của người Xơ Đăng Xơ Teng, A. Tuấn là một trong số ít ỏi tác giả quan tâm sâu đến văn hóa cồng chiêng, đã làm rõ nguồn gốc, vị trí, vai trò của cồng chiêng trong đời sống của người Xơ Đăng, Xơ Teng ở Kon Tum. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thực trạng sinh hoạt cồng chiêng, và cho rằng trước sự biến đổi kinh tế - xã hội, cồng chiêng ngày càng bị mai một, đó là sự suy giảm về số lượng, các bài chiêng cổ, môi trường diễn xướng,... Vì vậy, việc đặt ra một số vấn đề về bảo tồn, phát huy giá trị của cồng chiêng trong đời sống của tộc người này trước khi nó biến mất trong lòng giới trẻ là nhiệm vụ cấp bách. Đây là một trong những nghiên cứu chuyên sâu về cồng chiêng, có giá trị tham khảo tốt đối với chúng tôi trong nghiên cứu đề tài này. Tác giả Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững khi đề cập đến các di sản văn hóa tiêu biểu ở Tây Nguyên đã đi sâu phân tích về không gian VHCC, bàn về nguồn gốc, xuất xứ của công chiêng và ý nghĩa của nó trong đời sống tâm linh, trong sinh hoạt của các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên. Bên cạnh những nghiên cứu trên, Linh Nga Niê Kdam (2012) với tác phẩm Văn hóa Tây Nguyên giàu và đẹp hay Nguyễn Ngọc Thanh (2018), Đặc trưng văn hóa vùng Tây Nguyên đã bàn về bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên và 4
  11. tất nhiên các tác giả cũng không bỏ qua những bàn luận, phân tích về không gian VHCC Tây Nguyên và ý nghĩa, tầm quan trọng của nó trong đời sống các DTTS tại chỗ Tây Nguyên. Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến văn hóa cổ truyền và VHCC Tây Nguyên như là một nét đặc sắc trong văn hóa của các tộc người nơi đây. Những tài liệu trên giúp chúng tôi có những hiểu ban đầu về văn hóa cồng chiêng và ý nghĩa nó trong đời sống các tộc người. 2.2. Những nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Chính sách bảo tồn văn hóa là một trong những chính sách lớn trong hệ thống chính sách ở nước ta. Vì vậy, nó cũng là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận về bảo tồn văn hóa trong đó đặc biệt lưu ý đến VHCC Tây Nguyên. Nhiều cuốn sách, nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết, nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau đã được công bố. Năm 2007, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội xuất bản cuốn Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, trong tác phẩm có đề cập đến việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Không gian VHCC Tây Nguyên – một trong những Di sản được UNESSCO công nhận nhà Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiếp đó năm 2008, cuốn Bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại của nhiều tác giả ra mắt bạn đọc. Đây là các công trình tập hợp nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể về bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể nói chung và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng. Trương Bi, Bùi Minh Vũ (2009), Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Ê-đê, Mnông, trên cơ sở đặc trưng văn hóa của người Ê-đê, Mnông trên địa 5
  12. bàn tỉnh Đắk Lắk, các tác giả đã cho thấy việc cần thiết phải bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc Ê-đê, Mnông đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể Không gian VHCC Tây Nguyên – đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2011), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay và tác giả Mã Thị Hạnh (2016), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Mnông ở huyện Lắk hiện nay, hai tác giả này đã có những nghiên cứu chuyên sâu về công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của hai tộc người thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, giá trị VHCC là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của người Ê-đê, Mnông cũng được đề cập khá chi tiết, cụ thể về thực trạng số lượng, nghệ nhân và công tác bảo tồn, phát huy VHCC trong thời gian qua. Năm 2016, tác giả Phạm Ngọc Đại trong công trình Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk và một số vấn đề nảy sinh quan tâm sâu sắc đến VHCC – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong công trình, tác giả bàn về công tác bảo tồn, phát huy giá trị VHCC qua các chính sách cụ thể như: ban hành đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng các giai đoạn 2007 – 2010; 2012 – 2015; 2016 – 2020; tổ chức các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tổ chức các cuộc thi liên hoan VHCC, dân ca, dân vũ, tham gia lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột theo định kỳ; gắn âm nhạc cồng chiêng với du lịch, vinh danh các nghệ nhân dân gian,... Tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề nảy sinh từ công tác bảo tồn cồng chiêng như các nghệ nhân đa số tuổi đã cao, lớp trẻ không mấy mặn mà với loại hình nghệ thuật này, số lượng cồng chiêng giảm,... những nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHCC ở tỉnh Đắk Lắk. Năm 2016, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “Bảo 6
  13. tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên”. Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận liên quan đến thực trạng văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Tây Nguyên. Các tác giả như Trương Quốc Bình, H’Lim, Bùi Minh Đạo, … đã quan tâm đến các chính sách bảo tồn văn hóa và đưa ra một số vấn đề tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách này đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS nói chung và VHCC nói riêng. Mới đây nhất, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017) “Quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là một trong những nghiên cứu chuyên sâu về VHCC. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, từ cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu đề tài đã góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Từ việc điểm qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy, VHCC và thực hiện chính sách VHCC là một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, về thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết nhằm góp phần khỏa lấp một phần khoảng trống đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
  14. - Tìm hiểu những vấn đề chung về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, phân tích kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005, thời điểm không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đến nay. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hoạt động thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản VHCC Tây Nguyên nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để giải quyết những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp tương thích các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau: 8
  15. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phải tìm hiểu, sử dụng các công trình nghiên cứu đi trước, các bài viết, sách báo, luận văn, luận án và các tài liệu thứ cấp tại địa phương về thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên. Cụ thể, thu thập các tài liệu thứ cấp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Buôn Ma Thuột; Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lắk để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo tồn VHCC trên địa bàn. Đây là một trong những giải pháp quan trọng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Để thu thập thêm những số liệu tại địa bàn, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của các nhà quản lý (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin, cán bộ phụ trách Văn hóa – xã hội xã) và chủ thể văn hóa là người Ê-đê, Mnông trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, chúng tôi tiến hành làm việc với Phòng Văn hóa và Thông tin tp. Buôn Ma Thuột và Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lắk, phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách mảng di sản của Phòng. Tại Thành phố Buôn Ma Thuột, làm việc trực tiếp với xã Cư Êbur, buôn Ea Bông (địa bàn có đội chiêng truyền thống chuyên đi biểu diễn ở các hoạt động trong và ngoài nước) và phỏng vấn sâu 5 trường hợp là nghệ nhân cồng chiêng. Tại huyện Lắk, làm việc với xã Đắk Phơi và buôn Jiê Yuk (địa bàn VHCC còn hoạt động mạnh) và phỏng vấn 3 nghệ nhân trong đội chiêng của buôn. Phương pháp này nhằm bổ sung, đưa thêm những chứng cứ xác thực cho những đánh giá của các cấp có thẩm quyền về thành tựu và hạn chế của chính sách bảo tồn VHCC. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp quan sát không tham dự để quan sát biểu hiện, thái độ, đánh giá của nhà quản lý, chủ thể văn hóa là người Ê-đê, Mnông về công tác bảo tồn VHCC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là một trong những phương pháp chủ đạo, được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện đề tài luận văn nhằm tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo từ tài liệu thứ cấp, tài 9
  16. liệu thực địa về VHCC. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập, phỏng vấn sâu và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu am hiểu về chủ đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Đề tài góp phần tổng hợp và hệ thống hóa lý luận cơ bản về thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Về mặt thực tiễn - Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm ra những thành tựu, hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà quản lý địa phương, đội ngũ cán bộ trong công tác văn hóa trong việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 10
  17. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Văn hóa Cho đến nay có hàng trăm định nghĩa về văn hóa, nhưng cho dù số lượng định nghĩa có bao nhiêu thì chúng vẫn xoay quanh một số khuynh hướng nhất định. Thông thường có hai xu hướng định nghĩa về văn hóa: một là loại định nghĩa mô tả liệt kê các thành tố của văn hóa và thứ hai, loại định nghĩa nêu đặc trưng của văn hóa. Định nghĩa của nhà Nhân học xã hội người Anh E.B. Taylor là một trong những người đầu tiên đưa ra định nghĩa khá chuẩn mực về văn hóa: “Văn hóa là một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được” [8, tr.10]. UNESCO định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [41]. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa bao gồm cả văn hóa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, là toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [23]. 11
  18. Từ những quan niệm về văn hóa, chúng ta thấy văn hóa có mặt trong toàn bộ đời sống của xã hội loài người. Mọi sự sáng tạo có giá trị của con người đều là văn hóa. Tuy nhiên cũng cần phải khu biệt khái niệm để công việc nghiên cứu văn hóa tránh sự trùng lặp với nhiều ngành khoa học khác. Văn hóa, theo cách hiểu thông thường nhất, chính là bộ mặt tinh thần và vật chất của xã hội. Văn hóa làm nên diện mạo của dân tộc này so với dân tộc khác. Văn hóa phản ánh mọi mặt đời sống của một dân tộc. Theo chúng tôi, văn hoá là khái niệm dùng để chỉ sự phản ánh tổng thể những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị (cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần) do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội của mình. Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Do vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hóa như một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể: Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, bao gồm: các tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và tư liệu tiêu dùng của xã hội. Nó được hiểu như là những giá trị vật chất phát triển của xã hội tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau. Có thể gọi văn hoá vật chất là văn hoá sản xuất, văn hoá của môi trường sản xuất, của điều kiện sản xuất và của người lao động. Văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sáng tạo tinh thần của con người. Bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hoá được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng. Những di sản văn hoá tạm gọi là phi vật thể (intangible) này theo UNESCO bao gồm tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, tập quán, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương,… 12
  19. Như vậy, văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Từ những quan niệm đó, ta nhận thấy: Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất chân, thiện, mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của con người, xã hội loài người. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội. Bản sắc văn hóa: Theo Từ điển tiếng Việt: “Bản sắc là màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”. Bản sắc văn hóa được thể hiện trên lĩnh vực của đời sống và ý thức của cộng đồng. Bản sắc văn hóa của Việt Nam được thể hiện qua lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính tự cường dân tộc, sự gắn kết cộng đồng, gia đình, làng xã, lòng nhân ái, bao dung, coi trọng đạo lý, cần cù trong lao động sáng tạo đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam. Bản sắc văn hóa là cội nguồn, gốc rễ của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử của sự hình thành, tồn tại và phát triển, cái đặc trưng riêng đó chính là sự khác biệt giữa dân tộc này và dân tộc khác. Với cách hiểu này, VHCC Tây Nguyên là một trong những bản sắc văn hóa của các DTTS tại chỗ Tây Nguyên. 1.1.2. Di sản văn hóa Theo nghĩa Hán Việt, di sản văn hóa là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên. Trong từ điển Tiếng Việt, di sản văn hóa được định nghĩa như sau: “Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia, một dân tộc để lại. 13
  20. Như vậy di sản văn hóa là những sản phẩm do con người tạo ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ sản phẩm nào do con người tạo ra đều là di sản văn hóa”. Theo điều 1 của Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2001 quy định: Di sản văn hóa: “bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [28, tr. 1]. Di sản văn hóa vật thể: “Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [28, tr.2]. Tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2009 quy định: Di sản văn hóa phi vật thể: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [29, tr.1]. Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng con đường truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ lưu truyền khác như: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, truyện kể dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, y học cổ truyền về văn hóa ẩm thực và các bí quyết của làng nghề truyền thống, trang phục truyền thống và những tri thức dân gian khác. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1