intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

138
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> PHẠM CHÍ THỊNH<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH<br /> ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC<br /> TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> Hà Nội, năm 2018<br /> <br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> PHẠM CHÍ THỊNH<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH<br /> ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC<br /> TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI<br /> Ngành: Chính sách công<br /> Mã số : 834.04.02<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> PGS.TS. NGUYỄN HUY HOÀNG<br /> <br /> Hà Nội, năm 2018<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế của dân tộc<br /> ta, đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vị trí,<br /> vai trò đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cán bộ là gốc của mọi công<br /> việc, gốc có tốt thì ngọn mới tốt” [24]. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Đảng và<br /> Nhà nước ta luôn xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thông qua đào<br /> tạo bồi dưỡng (ĐTBD) là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Nghị quyết<br /> Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3, khóa VIII đã nhấn mạnh “Cán bộ là nhân tố<br /> quyết định đến sự thành bại của cách mạng” [12]. Cụ thể, trong Chương trình tổng<br /> thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Đảng và Nhà nước ta<br /> đưa ra mục tiêu “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất<br /> năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất<br /> nước” [10]. Theo đó, nội dung chính trong Chương trình cải cách hành chính nhà<br /> nước giai đoạn 2011- 2020 là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội<br /> ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách chính sách tiền lương; nâng<br /> cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Do đó, nhiệm vụ đặt<br /> ra cho công tác ĐTBD CBCC đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ<br /> năng, phẩm chất đạo đức; phù hợp với chức danh và ngạch bậc công tác, có năng<br /> lực thực thi các nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì vai trò của<br /> người CBCC càng có tính quyết định hơn. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền các cấp phải<br /> thường xuyên quan tâm đến công tác ĐTBD CBCC.<br /> Xuất phát từ nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác<br /> ĐTBD CBCC, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các chính sách nhằm<br /> nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thông qua hình thức ĐTBD. Cụ thể, việc thực<br /> hiện chính sách ĐTBD CBCC ở nước ta hiện nay đã đạt được những kết quả đáng<br /> ghi nhận: trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ<br /> CBCC trong thực thi công vụ được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, trong quá trình tổ<br /> chức triển khai thực hiện chính sách một bộ phận CBCC còn bộc lộ sự yếu kém về<br /> <br /> 3<br /> <br /> năng lực, kỹ năng, phương pháp trong thực hiện làm ảnh hưởng tới mục tiêu của<br /> chính sách. Một phần của nguyên nhân trên bởi do hệ thống chính sách về ĐTBD<br /> chưa thật sự hợp lí, tổ chức thực hiện chính sách chưa khoa học làm ảnh hưởng tới<br /> hiệu quả của việc thực hiện chính sách ĐTBD.<br /> Với đặc thù là cơ quan hành chính nhà nước với gần 15 năm hình thành và<br /> phát triển. Trong những năm gần đây, công tác ĐTBD CBCC tại huyện Thống<br /> Nhất, tỉnh Đồng Nai được tiến hành định kỳ thường xuyên và được các cấp lãnh đạo<br /> quan tâm sâu sắc. Bên cạnh việc khuyến khích CBCC đi học tập nâng cao trình độ<br /> về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng, phẩm chất đạo đức để không ngừng<br /> nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của địa phương. Một mặt đáp ứng những yêu<br /> cầu, thách thức mới của thời kỳ hội nhập, mặt khác để thực hiện có hiệu quả của<br /> chương trình Cải cách hành chính mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Từ tình hình thực<br /> tiễn cũng như yêu cầu trong thời gian tới, chính quyền huyện Thống Nhất đã rất chú<br /> trọng trong công tác cán bộ, đặc biệt trong công tác ĐTBD. Tuy nhiên, trong tổ<br /> chức thực hiện chính sách ĐTBD tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai còn có<br /> những bất cập nhất định chưa đáp ứng được mục tiêu của chính sách đã đề ra, làm<br /> giảm hiệu quả của chính sách ĐTBD CBCC. Vì vậy, để thực hiện chính sách đạt<br /> hiệu quả cao việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là một vấn đề có ý nghĩa cấp<br /> thiết, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại huyện Thống Nhất.<br /> Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá việc triển khai thực hiện chính sách<br /> ĐTBD CBCC từ thực tiễn của địa phương, đồng thời có những đề xuất nhằm hoàn<br /> thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBD CBCC trong<br /> thời gian tới. Từ thực tiễn trên Học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách đào<br /> tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng<br /> Nai” là hết sức cần thiết cho Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Chính sách ĐTBD CBCC không phải là vấn đề mới mà đã được đề cập tới<br /> trong nhiều các đề tài, công trình nghiên cứu. Đến thời điểm hiện nay có khá nhiều<br /> <br /> 4<br /> <br /> bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách ĐTBD CBCC nói chung,<br /> trong đó phải kể đến:<br /> Nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung (2009) có tiêu đề, “Công tác đào tạo,<br /> bồi dưỡng công chức ở một số nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 03/2009. [34].<br /> Thông qua bài viết tác giả đã nêu khái quát được vị trí, vai trò của đội ngũ công<br /> chức trong nền hành chính một số nước trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc,<br /> Hoa Kỳ… Đồng thời đề cao vai trò của hoạt động ĐTBD, nâng cao chất lượng của<br /> hoạt động ĐTBD công chức là mối quan tâm thường xuyên của các nước trong<br /> công tác quản lý góp phần phát triển nguồn nhân lực hành chính có chất lượng cao.<br /> Tác giả chỉ ra thực tiễn hoạt động ĐTBD công chức ở một số nước trên cho ta thấy<br /> đây là công tác được tiến hành triển khai tương đối hoàn thiện từ khâu xây dựng kế<br /> hoạch triển khai chính sách, xây dựng nội dung, chương trình đến khâu tổ chức thực<br /> hiện các mục tiêu chính sách ĐTBD. Theo đó, trong quá trình tổ chức thực hiện mọi<br /> cơ quan, đơn vị cũng như từng công chức đều phải nghiêm túc thực hiện các<br /> chương trình, nội dung đó. Cuối cùng, trên cơ sở phân tích, đánh giá công tác<br /> ĐTBD công chức ở một số nước tác giả đã đưa ra một số nhận xét từ thực tiễn: Đào<br /> tạo và bồi dưỡng công chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, quan<br /> trọng có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực<br /> công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của mỗi công chức; chương trình ĐTBD<br /> được nghiên cứu soạn thảo khá công phu, khoa học trên cơ sở mục tiêu ĐTBD cập<br /> nhật thông tin và những kiến thức mới; chương trình ĐTBD công vụ của các nước<br /> khá phong phú; các nước đều có cơ quan chuyên trách chăm lo và quản lý công tác<br /> ĐTBD CBCC; công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ<br /> hoạt động ĐTBD được các nước đặc biệt chú trọng.<br /> Nghiên cứu của Ngô Thành Can (2014), “Cải cách quy trình đào tạo, bồi<br /> dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, Tạp chí Quản<br /> lý nhà nước số 05/2014. [7]. Qua bài viết tác giả đã tập trung làm rõ quan niệm về<br /> ĐTBD CBCC; quy trình ĐTBD: xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, thực hiện<br /> kế hoạch, đánh giá ĐTBD; kết quả thực hiện quy trình ĐTBD CBCC thời gian qua<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2