intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

297
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN VĂN TRƯỞNG<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP<br /> KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY:<br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, 2018<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN VĂN TRƯỞNG<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP<br /> KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY:<br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br /> <br /> Ngành: Chính sách công<br /> Mã số: 8.34.04.02<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> TS. PHẠM ANH TUẤN<br /> <br /> HÀ NỘI, 2018<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Năm 2016 được chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp”, điều này cho thấy<br /> vấn đề khởi nghiệp đang được nhà nước và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt.<br /> Cùng với thành tựu của các doanh nghiệp truyền thống trong hơn 30 năm tiến<br /> hành đổi mới, tuy còn non trẻ nhưng sự phát triển nhanh chóng của các doanh<br /> nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) đã góp phần đáng kể vào những thành<br /> tựu phát triển chung của đất nước. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang<br /> ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát<br /> triển kinh tế xã hội của đất nước.<br /> Thực tiễn phát triển của nhiều nước trên thế giới hiện nay đã chứng minh<br /> vai trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với sự phát triển của<br /> nền kinh tế. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cho<br /> phép khai thác tốt hơn nguồn lao động, nguồn vốn, công nghệ và thị trường.<br /> Đặc biệt doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là môi trường thuận lợi để khai<br /> thác tối đa lượng chất xám, tinh thần làm giàu, ước mơ vươn mình ra thế giới<br /> của thế hệ trẻ hiện nay. Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo làm giảm<br /> nguy cơ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt sự chênh<br /> lệch giàu nghèo, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cao của quốc gia.<br /> Trong thời gian gần đây, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng<br /> công nghiệp 4.0) đã trở thành chủ đề được nghiên cứu, phân tích và bàn luận<br /> rộng rãi với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Thực tế đã cho thấy cách mạng<br /> công nghiệp 4.0 đã bắt đầu có ảnh hưởng đến Việt Nam ở những mức độ khác<br /> nhau trong các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị. Vì vậy, việc nghiên<br /> cứu, đánh giá về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải<br /> pháp phù hợp, một cách ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cuộc cách<br /> 1<br /> <br /> mạng 4.0 đem lại cho Việt Nam là một nhiệm vụ rất cần thiết, có ý nghĩa cả về<br /> lý luận và thực tiễn.<br /> Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, hiện nay Việt Nam đang tham gia một<br /> loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đánh dấu sự hội nhập<br /> sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Những FTA này đang đặt Việt Nam<br /> trong một sân chơi kinh tế mới với những thay đổi chiến lược nhằm nâng cao<br /> hợp tác kinh tế, tháo gỡ những khó khăn, rào cản trước đây từng cản trở sự phát<br /> triển của các doanh nghiệp, sự giao thương giữa các quốc gia. Quá trình hội<br /> nhập vào các FTA đem lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam,<br /> đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có những sản phẩm mới,<br /> những ý tưởng mới muốn phát triển rộng rãi trên thị trường thế giới. Hòa vào<br /> sân chơi chung đã mang lại nhiều cơ hội, nhưng nó cũng đem đến không ít các<br /> thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp khởi<br /> nghiệp sáng tạo, rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Cả nước đang lỗ lực phấn<br /> đấu đạt mốc 1 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào năm 2020 đây là<br /> điều không hề dễ dàng đòi hỏi sự quyết tâm mạnh mẽ của cả nhà nước, doanh<br /> nghiệp và người dân. Một trong những vấn đề cấp thiết để giúp các doanh<br /> nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập<br /> hiện nay là xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp<br /> khởi nghiệp sáng tạo. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi<br /> nghiệp sáng tạo cần phải có cơ sở khoa học, phương pháp luận khoa học và căn<br /> cứ vào tình hình thực tế.<br /> Xuất phát từ việc phân tích lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài “Thực<br /> hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam hiện<br /> nay: thực trạng và giải pháp” đã được tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên<br /> cứu<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> 2<br /> <br /> Đề tài nghiên cứu về DNKNST là một đề tài mới tại Việt Nam hiện nay.<br /> Với sự phát triển mạnh mẽ của các DNKNST chính phủ đã lấy năm 2016 là năm<br /> “quốc gia khởi nghiệp” và phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi<br /> mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” vào tháng 8/2016, đến năm 2017, Luật<br /> doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua có nội dung về các DNKNST.<br /> Khí thế, tinh thần khởi nghiệp của cả nước đang sôi sục, làn sóng khởi<br /> nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều bài tham luận, nhiều tài liệu nghiên cứu<br /> về doanh nghiệp khởi nghiệp được công bố. Trong đó chủ yếu là các bài báo,<br /> các báo cáo tham luận về chính sách hỗ trợ DNKNST của các cơ quan chức<br /> năng hoặc các tổ chức kinh tế.<br /> Trong phạm vi luận văn của mình, tôi xin tập trung giới thiệu một số báo<br /> cáo, tham luận tiêu biểu có liên quan đến chính sách hỗ trợ DNKNST:<br /> Báo cáo “Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo,<br /> kinh nghiệm quốc tế - đề xuất giải pháp cho Việt Nam” do VCCI thực hiện năm<br /> 2017. Đây là bản báo cáo chi tiết về thực trạng DNKNST của Việt Nam trong<br /> năm 2017 với những số liệu cụ thể về sự phát triển của các DNKNST. Tuy nhiên,<br /> báo cáo chưa đưa ra được nguyên nhân và giải pháp để hiện thực hóa việc hỗ trợ<br /> các DNKNST.<br /> Bài tạp chí “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" số 1/2017 do Cục thông<br /> tin khoa học và công nghệ quốc gia thực hiện. Bài viết có cách nhìn sâu sắc<br /> về DNKNST, tuy nhiên chưa đưa ra được những khó khăn thách thức, thực<br /> trạng của DNKNST hiện nay.<br /> Tham luận “Huy động vốn cho các doanh nghiệp startup: thực trạng và<br /> giải pháp”. Tác giả là thạc sĩ Trần Thị Thanh Huyền, Khoa Tài chính - Kiểm<br /> toán, đại học Nguyễn Tất Thành (Thành phố Hồ Chí Minh). Tham luận viết về<br /> một khía cạnh của chính sách hỗ trợ DNKNST là vấn đề huy động động vốn<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2