intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: Kethamoi5 Kethamoi5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

51
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá thực trạng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH TÚ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH TÚ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ TUẤN HƯNG HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” của luận văn này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, tìm tòi và nghiên cứu của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS Vũ Tuấn Hưng. Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu này chưa hề được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 02 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Thanh Tú
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ...................................................... 18 1.1. Những vấn đề chung về Chính sách khoa học và công nghệ .............. 18 1.2. Vai trò của thực hiện chính sách khoa học và công nghệ .................... 25 1.3. Nội dung của việc thực hiện Chính sách khoa học và công nghệ tại Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 27 1.4. Những yếu tố xã hội tác động đến thực hiện chính sách khoa học và công nghệ .................................................................................................... 28 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH LẠNG SƠN .................................................... 32 2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Lạng Sơn có tác động đến việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ ............................................................................................................. 32 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng Sơn............................................................................................................... 35 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng Sơn hiện nay....................................................................................... 48 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH LẠNG SƠN ....................................... 54 3.1. Định hướng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................................... 54 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................. 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ, công chức CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp ĐTDA Đề tài Dự án HTQLCL ISO Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO KHCN Khoa học và Công nghệ NC Nghiên cứu NĐ Nghị định NNƯDCNC Nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao QĐ Quyết định HTT Sở hữu trí tuệ SKHCN Sở Khoa học và Công nghệ TCCLHH Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TĐC Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng TK Thiết kế TTCP Thủ tướng Chính phủ TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của một số cường quốc trên thế giới ..................................................................................................................... 5 Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê của tỉnh Lạng Sơn ....................................... 33 Bảng 2.2: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ........... 39 Bảng 2.3: Tổng chi ngân sách quốc gia cho nghiên cứu và phát triển (R&D)40 Bảng 2.4: Chi R&D theo khu vực thực hiện và các thành phần kinh tế ......... 40 Bảng 2.5: Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2012 -2018 ... 44 Bảng 2.6: Thống kê tỉ lệ đầu tư kinh phí cho khoa học và công nghệ so với tổng chi ngân sách của tỉnh giai đoạn 2001-2011 ........................................... 46 Bảng 2.7: Các phòng thí nghiệm, kiểm định phục vụ hoạt động KH&CN .... 47 Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển tổ chức khoa học và công nghệ đến năm 202056
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Chương trình hành động số 91-CTr/TU ngày 29/10/2013 về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương trình hành động chính là bước nhằm triển khai chính sách của Đảng, Nhà nước và nêu rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện chính sách. Cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đã cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết bằng những chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương và đặc thù của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Ngày 11/4/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 418/QĐ- TTg về việc xây dựng Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011 - 2020 với 02 nội dung chính được đặt làm quốc sách hàng đầu đó là: Phát triển KH&CN và phát triển giáo dục và đào tạo [33, tr.1]. Trước đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế, việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào tiến trình phát triển chung của xã hội. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN, trong những năm qua Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của tỉnh và cho sự phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ của cả nước. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ của tỉnh cho đến nay chưa thực sự 1
  8. trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng đúng mức, đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả ứng dụng chưa cao. Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ còn chưa có thay đổi đáng kể, nguồn lực tài chính dành cho KHCN chưa được phân bổ hợp lý. Việc gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập. Thị trường khoa học và công nghệ của tỉnh mới đang từng bước hình thành, các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của các đề tài, dự án về khoa học đôi khi chưa gắn với thực tiễn nhu cầu của nhân dân và cơ quan quản lý. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao,... Kinh tế phát triển chủ yếu nông lâm nghiệp và thương mại - du lịch, dân cư phần lớn là người đồng bào thiểu số sinh sống thưa thớt, tập quán canh tác còn lạc hậu, manh mún,… Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, có một nguyên nhân quan trọng đó là hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực sự hiệu quả do cơ chế, chính sách về tài chính đối với khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập. Cơ chế hỗ trợ nhân rộng các mô hình triển khai, ứng dụng tiến bộ KH&CN,... để đưa KH&CN vào thực tiễn đời sống chưa thực sự đủ mạnh nên cho dù việc xây dựng những mô hình điển hình có kết quả tốt nhưng việc phổ biến, nhân rộng còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ “góp phần khẳng định phát triển và ứng dụng Khoa học và Công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý khoa học và công nghệ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn" làm đề tài luận văn thạc sĩ chính sách công. 2
  9. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trong những năm qua, KH&CN thế giới phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, xu hướng toàn cầu hiện nay với việc bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu và thảo luận rộng rãi và bước đầu có những ứng dụng thành công vào đời sống, sản xuất. Hiện tại, KH&CN của tất cả các nước trên thế giới là lực lượng sản xuất chính nhằm phát triển và cũng là nền móng cho kinh tế tri thức đối với các quốc gia phát triển. Trong đó, khoa học cơ bản không những được tiếp tục phát triển ở trình độ rất cao mà còn được thu hẹp khoảng cách, tích hợp chặt chẽ với kỹ thuật - công nghệ và khoa học ứng dụng. Đặc biệt, các khoa học liên ngành phát triển mạnh, góp phần hình thành các lĩnh vực mới, ngành nghề mới, phi truyền thống. Công tác quản lý và dự báo KH&CN truyền thống thường dựa trên hệ thống chuyên gia. Trong 10 năm qua, với sự phát triển của các hệ thống cơ sở dữ liệu học thuật của Web of Knowledge - ISI (Thomson Reuters, Hoa Kỳ), Scopus (Elsevier, Hà Lan), việc phân tích trắc lượng thư mục đã mang lại rất nhiều hữu ích. Mới đây, trên cơ sở các nghiên cứu trắc lượng thư mục, Thomson Reuters, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố các xu thế nghiên cứu nổi trội, dự báo các đổi mới sáng tạo vào năm 2025 của thế giới và tình hình tiếp cận của Việt Nam (PDF) Dự báo xu thế phát triển khoa học công nghệ thế giới. Thông tin này là cơ sở để Việt Nam xác định định hướng hội nhập quốc tế về KH&CN, thực hiện tốt Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và đưa chính sách vào thực hiện trong thực tế. 3
  10. - Trung Quốc - Theo China Association for Science and Technology: Chính sách khoa học và công nghệ của Trung Quốc đã phát triển qua 4 giai đoạn kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Trong giai đoạn đầu đến năm 1959, công nghệ đã hỗ trợ việc xây dựng nền công nghiệp nặng. Giai đoạn 2 từ sau cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1976 khi mà nền kinh tế trì trệ. Và giai đoạn ba được tính tới năm 2001, đánh dấu bằng những cải cách của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở nghiên cứu độc lập và chuyển dần sang nghiên cứu định hướng thị trường, nghiên cứu sản phẩm. Giai đoạn thứ tư từ năm 2002 đến 2015, các chính sách của Trung Quốc ngày càng ủng hộ công nghiệp hóa công nghệ cao cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xanh còn non trẻ. Các nhà hoạch định chính sách công nghệ của Trung Quốc đã thúc đẩy một nền kinh tế theo hướng đổi mới. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc là cơ quan hoạch định và điều phối các chính sách đồng thời tài trợ cho các dự án phát triển công nghệ quan trọng nhất. - Đức - Theo Germany, a world leader in technology, engineering and innovatio[45]: Đức là một quốc gia hàng đầu về công nghệ, kỹ thuật và đổi mới: Rất ít quốc gia có đóng góp nhiều cho khoa học và công nghệ như Đức, từ vật lý, hóa học đến xe hơi và sản phẩm tiêu dùng. Đức là quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới và luôn tự hào bởi hệ thống các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu cùng với ngành công nghiệp kỹ thuật, công nghệ thông tin và sản xuất chất lượng cao. Một loạt các dự án do EU tài trợ, điều phối bởi các công ty, trường đại học và viện nghiên cứu của Đức. Đức có một nền kinh tế dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa với một loạt các công ty có vị trí khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong sản xuất máy móc và thiết bị vận tải. Tăng trưởng kinh tế của đất nước phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu trong năm 2009. Đức phát triển chiến lược công nghệ cao 4
  11. (HTS), đây chính là tiềm năng thị trường trong lĩnh vực công nghệ. Từ những năm 2010, HTS đã tập trung đặc biệt vào nhu cầu của xã hội để phát triển và thực hiện cách tiếp cận các chính sách tương lai. Từ năm 2014, HTS tập trung vào các ngành công nghiệp, nghiên cứu và một số lĩnh vực mới như kinh tế kỹ thuật số, xã hội, một nền kinh tế và hệ thống năng lượng bền vững, nơi làm việc sáng tạo và an ninh dân sự. Chính phủ Đức cũng chú trọng đến đổi mới các công cụ nhằm tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và tăng cường sự tham gia tích cực của xã hội vào việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới. Bảng 1.1: Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của một số cường quốc trên thế giới (tỷ USD, ppp) Xếp Nước/ 2012 2013 2014 hạng lãnh NC&PT NC&PT NC&PT toàn thổ GDP *GERD GDP *GERD GDP *GERD / GDP / GDP / GDP cầu 1 Hoa 15.940 2,8% 447 16.195 2,8% 450 16.616 2,8% 465 Kỳ 2 Trung 12.610 1,8% 232 13.568 1,9% 258 14.559 2,0% 284 Quốc 3 Nhật 4.704 3,4% 160 4.798 3,4% 163 4.856 3,4% 165 Bản 4 Đức 3.250 2,8% 92 3.266 2,8% 92 3.312 2,9% 92 5 Hàn 1.640 3,6% 59 1.686 3,6% 61 1.748 3,6% 63 Quốc *GERD: Tổng đầu tư trong nước cho NC&PT. (Nguồn: Battelle. NC&PT Magazine. International Monetary Fund. World Bank. CIA World Factbook, 12/2013) Kinh nghiệm từ các cường quốc trên thế giới cho thấy: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế - 5
  12. xã hội của mỗi quốc gia, các nước giữ vững cam kết gia tăng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và đối phó với những thách thức, yếu tố tác động đến thực hiện chính sách của quốc gia. Hoạch định đúng, chiến lược đúng và thực hiện đúng sẽ mang lại giá trị to lớn đặc biệt trong việc duy trì và củng cố vị thế của một quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu, nắm bắt được các xu thế phát triển KHCN của thế giới cũng như kinh nghiệm của các nước sẽ giúp Việt Nam thực hiện thành công Chiến lược phát triển KHCN và có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện chính sách KHCN của đất nước như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hàm lượng tri thức cao, hội nhập quốc tế về KHCN, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách này trong thời gian gần đây. Trong khuôn khổ đề cương nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tham khảo ở mức độ khá hạn chế những tài liệu sau đây: Văn bản quan trọng nhất trong chính sách khoa học công nghệ của Việt Nam phải kể đến đầu tiên là Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghị quyết TW2 -Khóa VIII)[46]. Đây là một trong những văn bản quan trọng đặt nền móng cho chính sách và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ của nước ta từ sau Đại hội VI (1986) cho đến nay. Trong văn kiện quan trọng này, bên cạnh việc chỉ ra những hạn chế cố hữu của khoa học và công nghệ nước nhà, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cho từng ngành khoa học, từng lĩnh vực khoa học cụ thể để từ đó phát huy được sức mạnh tổng hợp, 6
  13. thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển, làm tiền đề căn bản và vững mạnh cho đất nước trong thời kỳ hội nhập. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 của Đảng thể hiện quan điểm và tầm nhìn dài hạn về khoa học và công nghệ, đồng thời cũng là những định hướng quan trọng trong quản lý và phát triển khoa học công nghệ giai đoạn mới. Đáng kể nhất trong giai đoạn này là sự ra đời của Nghị quyết số 20 ngày 01/11/2012. Nghị quyết khẳng định rõ phát triển khoa học và công nghệ và ứng dụng trong đời sống xã hội là nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp; ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nghị quyết 20 là tiền đề cơ bản để Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 418 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đảm bảo đến năm 2020 khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới. Hai văn kiện quan trọng này là cơ sở giúp Việt Nam sửa đổi và ban hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 thay thế Luật khoa học và công nghệ năm 2000 đã không còn phù hợp. Việc này đã tạo nên sự thay đổi trong tư duy quản lý hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo cũng như định hướng, để đưa khoa học và công nghệ có tiền đề và điều kiện thuận lợi phát triển đáp ứng nhu cầu xã hội và hiện thực phát triển của đất nước, đặc biệt chú trọng đến vấn đề thực hiện chính sách tại cơ sở. Nhằm đưa Khoa học và Công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững để từ đó tạo bước đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 7
  14. phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 với nhiều nội dung đổi mới và mang tính đột phá: tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành; Tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ; Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế,... Nhằm phát triển đồng bộ và đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực nhằm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hiện đại.[27] Đánh giá chính sách phát triển khoa học và công nghệ qua 30 năm đổi mới (1986 – 2016), tác giả Phan Xuân Dũng trong công trình Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Cộng sản (2016), số 1 và tác giả Thu Hoa trong công trình Chính sách khoa học và công nghệ qua các giai đoạn phát triển[47] đã chỉ ra những bất cập, yếu kém trong xây dựng, thực hiện chính sách cũng như đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ qua các giai đoạn. Trên cơ sở những đánh giá đó, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách khoa học và công nghệ, thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển trong hiện thực. 8
  15. Sở KH&CN tỉnh Ninh Thuận đã có nghiên cứu về "Chính sách khoa học và công nghệ Việt nam qua các giai đoạn phát triển", năm 2014[47], nhằm thực hiện Chính sách KH&CN trong những năm qua, các chính sách, Luật, văn bản dưới Luật đã được ban hành kịp thời phù hợp với từng giai đoạn phát triển, qua đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác quản lý nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học công nghệ (KHCN); hệ thống chính sách pháp luật về KHCN đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, trong đó Luật KH&CN năm 2013 với những nội dung mới đã tạo tiền đề quan trọng, từng bước đưa KHCN trở thành động lực then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất - thập niên 80, với những chuyển đổi quan trọng của cơ chế quản lý kinh tế và đổi mới KHCN, chính sách KHCN trong giai đoạn này đã có bước phát triển mới, tuy nhiên, mới chủ yếu tập trung vào khoa học - kỹ thuật dưới hình thức văn bản điều hành của Chính phủ và đối tượng áp dụng chính là thành phần kinh tế nhà nước; Giai đoạn thứ hai - Giai đoạn đổi mới (từ 1986 đến nay): Trong giai đoạn này, đổi mới cơ chế quản lý KHCN đuợc triển khai tích cực, hoạt động KHCN đã chuyển dần sang phục vụ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Công tác xây dựng chính sách pháp luật về KHCN cũng có nhiều bước đổi mới, chất lượng văn bản và hiệu lực pháp lý được nâng cao hơn, từng bước đồng bộ với hệ thống pháp luật kinh tế, đặc biệt những văn bản pháp luật khuyến khích công dân Việt Nam (bao gồm cả những người Việt Nam ở nuớc ngoài) và các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Công tác xây dựng chính sách KHCN cũng ngày càng hoàn thiện, tập trung vào nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi những quy định còn hạn chế; soạn thảo văn bản mới để thay thế các văn bản đã lạc hậu. Năm 2000, Luật KHCN được Quốc hội thông qua đã thừa nhận quyền bình đẳng 9
  16. của mọi công dân trong hoạt động KHCN. Nét mới cơ bản này của Luật đã góp phần giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo và là tiền đề thực hiện xã hội hóa hoạt động KHCN. Theo đó, mọi tổ chức KHCN, không phân biệt thành phần kinh tế và cấp ra quyết định thành lập, đều có quyền bình đẳng khi thực hiện nhiệm vụ KHCN thông qua cơ chế đăng ký và tuyển chọn. Điểm mới này đã được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá cao và tích cực hưởng ứng, bước đầu tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát huy đuợc tiềm năng sáng tạo trong hoạt động KHCN. Lần đầu tiên trong nhiều năm, định hướng nghiên cứu và quy trình xét chọn nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quản lý nhà nước về KHCN đã có những đổi mới căn bản theo hướng áp dụng nguyên tắc công khai, công bằng, dân chủ, khách quan trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Cùng với Luật, các văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về KH&CN. Giúp các địa phương có những căn cứ chính xác để xây dựng chiến lược nhằm thực hiện chính sách KHCN tại địa phương với mục tiêu phát triển, đổi mới, đóng góp công sức vào quá trình phát triển KHCN, đây chính là cơ sở để KH&CN vươn ra thị trường quốc tế, nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước; đồng thời khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN; tiếp thu, làm chủ công nghệ ngoại nhập phục vụ sản xuất và đời sống từ địa phương, để KHCN thực sự là nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công trình nghiên cứu "Phân tích chính sách khoa học và công nghệ: Triển vọng và thách thức" của PGS.TS. Đào Thị Ái Thi, Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ đăng trên tạp chí Vietnamstijournal, năm 2013 đã phân tích một số vấn đề cơ bản của chính sách khoa học công nghệ trong điều kiện thực tiễn của KH&CN Việt Nam hiện nay một cách chung nhất để từ đó 10
  17. hoạch định, ban hành, thực thi và đánh giá hiệu quả chính sách. Chỉ ra những tồn tại để nhận biết được các vấn đề của chính sách KH&CN hiện hành và nhu cầu phải đổi mới chính sách. Đặc biệt, qua quá trình phân tích nhằm chỉ ra triển vọng và thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đón nhận và đối mặt, qua những mặt lợi và hại để lựa chọn ra phương án tối ưu làm cơ sở cho việc ban hành chính sách hiệu quả và vận dụng chính sách vào thực tiễn. Tiến sĩ Khoa học Nghiêm Vũ Khải, đã có nghiên cứu sâu sắc về "Những nội dung đổi mới căn bản trong chính sách phát triển KH&CN" của đất nước ta thời kỳ đổi mới. Những nội dung đổi mới đó nhằm mục tiêu tăng cường chính sách đầu tư cho KH và CN; cơ chế tài chính, cơ chế tổ chức hoạt động KH và CN; phát triển nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài KH và CN. Nhằm hoàn thiện hệ thống quan điểm, chính sách và cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho phát triển KH&CN, các cơ chế, chính sách này đã được hoàn thiện trên tinh thần tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.[48] Sau những chính sách căn bản, nhằm đạt được kết quả trong phát triển và thực hiện cụ thể chính sách KH&CN, Việt Nam đã tiếp tục có những bước đi vững chắc trong quá trình tiếp cận với KH&CN thế giới để từng bước hội nhập, trong công trình nghiên cứu của PGS. TS. Mai Hà về "Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn mới", năm 2015. Việt Nam đã chủ động tích cực hội nhập quốc tế: tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hội nhập quốc tế KH&CN là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. 11
  18. Tác giả Tấn Kiệt đã có bài nghiên cứu về quản lý hoạt động KH&CN do các Quỹ tài trợ của Hoa kỳ: "Kinh nghiệm quản lý hoạt động khoa học và công nghệ do các Quỹ tài trợ của Hoa Kỳ và một số đề xuất cho Việt Nam", Tạp chí Chính sách và Quản lý KHCN tập 2, số 2, năm 2013. Qua đó có thể thấy công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của Hoa Kỳ không tổ chức theo cấp hành chính mà được tổ chức thành các cơ quan nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu và công ty. Chính phủ đứng bên cạnh với vai trò tư vấn hỗ trợ, không tham gia quản lý vào quá trình hoạt động KH&CN. Hoạt động KH&CN và đào tạo nguồn nhân lực luôn gắn liền với nhau. Các cơ quan nghiên cứu KH&CN không những cho phép các nhà khoa học phát huy tính chủ động, sáng tạo trong một môi trường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, mà còn gắn quyền lợi và trách nhiệm với nhà khoa học và tập thể nghiên cứu do nhà khoa học đứng đầu. Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ cho thấy đối tượng thụ hưởng hỗ trợ thông qua quỹ ở đây phải là các doanh nghiệp hoặc các viện, tổ chức nghiên cứu hoạt động theo hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Đối với chính sách KH&CN, Hoa Kỳ có một loại tài sản đã được cả thế giới công nhận đó là những chương trình phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới dựa trên cơ sở giáo dục và nghiên cứu trình độ cao. Hoa Kỳ có hệ thống đánh giá đồng đẳng được sử dụng bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH), Quỹ khoa học Quốc gia (NSF) và các tổ chức khác với những tiêu chuẩn cao trong công nhận và cấp kinh phí cho các chương trình nghiên cứu chất lượng cao. Bên cạnh đó, các trường đại học của Hoa Kỳ thu hút gần 1 triệu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới tập trung trong các ngành học chính là kỹ thuật và kinh doanh, tiếp sau là toán học và khoa học máy tính. Trên thực tế, các công nghệ do các nhà đổi mới Hoa Kỳ tạo ra đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày trên toàn thế giới. 12
  19. Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia đã có bài viết về "Hợp tác quốc tế về KHCN", năm 2019 [50]. Trong đó nêu rõ vấn đề hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) của nước ta. Chính sách hội nhập quốc tế về KHCN của Việt Nam cũng được chú trọng phát triển, từ hợp tác song phương, đa phương, trao đổi về các mặt như: Tri thức, kinh nghiệm, thông tin khoa học, bí quyết công nghệ, đào tạo nhân lực và hỗ trợ trang thiết bị, góp phần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu trong nước,... đặc biệt chú trọng đến nhu cầu hợp tác quốc tế của các địa phương trên cả nước. Từ đó mở ra sự thông thoáng, hội nhập trong chính sách KHCN của đất nước ta, nhằm đạt mục tiêu chính sách thực hiện hữu ích đối với từng địa phương, từ đó các địa phương có thể học hỏi, tiếp cận hoặc xây dựng cơ chế đối với những vấn đề KHCN phù hợp với thực tiễn. Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, của tác giả Hồ Trọng Phương, năm 2018. Đề tài trên cơ sở phân tích rõ quá trình thực hiện chính sách KH&CN từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đã phân tích thực trạng quá trình thực hiện chính sách QLNN về KH&CN trên địa bàn theo các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ QLNN như: tiêu chí phù hợp, tiêu chí phát triển bền vững, hiệu quả,… Trên cơ sở kết hợp quan điểm của Đảng về thực hiện chính sách KH&CN trong giai đoạn tiếp theo, tác giả đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương thức thực hiện nhiệm vụ QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nhằm tham khảo việc thực hiện chính sách, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo các bài viết, công trình trên. Tuy nhiên, đây là các công trình mang tính riêng biệt, phù hợp với từng điều kiện của mỗi địa phương hay cả nước nói chung, chỉ có thể mang tính chất tham khảo. Để đánh giá, nghiên cứu về 13
  20. thực hiện chính sách KH&CN của tỉnh Lạng Sơn, tác giả đã nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách KH&CN từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn. Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có hơn 273km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc (trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới). Với những lợi thế cạnh tranh xét trên phương diện giao lưu thương mại Lạng Sơn đã cơ bản phát huy được những thế mạnh của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học và công nghệ, những điểm được coi là lợi thế chưa giúp Lạng Sơn tận dụng hết khả năng của mình. Những nghiên cứu khoa học cũng như những chính sách quản lý và đầu tư tài chính để phát triển nội lực khoa học công nghệ của tỉnh chưa được chú trọng nhiều. Chính bởi vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ đi lên tương xứng với mục tiêu biến khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất chủ đạo là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với Lạng Sơn. Thực tế, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách KH&CN trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và góp phần thực hiện chính sách Khoa học và Công nghệ tại địa phương đạt được những kết quả tích cực đóng góp chung vào sự nghiệp KHCN của đất nước như: Tiềm lực KH&CN được tăng cường, ứng dụng KH&CN và đổi mới công nghệ có bước tiến bộ. Nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, điều tra tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,... Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách KH&CN của tỉnh vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: Nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất, đầu tư cho KH&CN còn chưa cao; Nhiều nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh đã được 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2