Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu của luận văn là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THẾ QUANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẾ SƠN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THẾ QUANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẾ SƠN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG THỊ THU HẰNG HÀ NỘI, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác, Tác giả luận văn NGUYỄN THẾ QUANG
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP ........................................................................................................... 8 1.1 Khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp ................................................................................ 8 1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp .............. 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp ...................................................................................... 20 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp và bài học rút ra có thể áp dụng vào huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. ............................................................................................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .......................................................................... 32 2.1 Thông tin chung về huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ............................. 32 2.2 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn ........................................................................................................... 33 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn ............................................................................... 45 2.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ................................................................... 46
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 ......................................................................................... 52 3.1 Quan điểm và định hướng phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ...................................................................................... 52 3.2 Giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp hiệu quả và bền vững tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ........................... 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ĐTN Đào tạo nghề HĐND Hội đồng Nhân dân LĐNT Lao động nông thôn LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội KT – XH Kinh tế xã hội NTM Nông thôn mới UBND Ủy ban Nhân dân UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc GDNN Giáo dục nghề nghiệp
- DANH MỤC CÁC HỘP Số hiệu Tên hộp Trang hộp 1.1 Ngành nghề phi nông nghiệp nông hộ tại Bắc Ninh 25
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành nghề phi nông nghiệp là một cấu phần quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân, nhất là ở khu vực nông thôn. Các ngành nghề phi nông nghiệp như dịch vụ ẩm thực, nghề may công nghiệp hay thủ công mỹ nghệ sản xuất mây tre đan… đã mở ra nhiều những cơ hội nghề nghiệp, tăng thu nhập cho người người lao động, đặc biệt là người nông dân trong bối cảnh mới, bối cảnh chuyển đổi kinh tế, xã hội khu vực nông thôn. Theo thống kê từ Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta và số lao động nông nghiệp chuyển đổi ngành nghề khoảng 400 ngàn người (Bộ TN&MT, 2018). Trong bối cảnh đô thị hoá nông thôn, một bộ phận nông dân bị giảm thu nhập từ canh tác nông nghiệp do thu hồi đất, hoặc thu hẹp diện tích canh tác. Để tăng thu nhập, phát triển và tiếp thu các ngành nghề phi nông nghiệp chính là sự lựa chọn phù hợp, hiệu quả cho người lao động khu vực nông thôn. Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2025 nhằm cải thiện đời sống của người dân, hầu hết địa phương trong cả nước tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và năng lực của nông dân. Nhóm ngành/nghề phi nông nghiệp đang được kỳ vọng là “lời giải hiệu quả” cho “bài toán” tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn. Trong xu thế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ứng dụng của khoa học công nghệ, các hộ gia đình nông thôn từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề phi nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ tại 1
- các địa phương. Hiện nay, cùng với cả nước; công cuộc gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hoá với thực hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn; tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm…”. Như vậy, có thể thấy phát triển nghề phi nông nghiệp là hướng mở của nền kinh tế đa dạng trong bối cảnh mới hiện nay. Thời gian qua, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều hoạt động trong việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, bước đầu đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các ngành nghề phi nông nghiệp còn phát triển một cách tự phát, thiếu tính bền vững, chưa hiệu quả. Đặc biệt là chưa phát triển ngành nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, trong đó thiếu chú trọng vấn đề chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm. Chất lượng dạy nghề phi nông nghiệp, vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo, vấn đề thực hiện chính sách hỗ trợ người học nghề từ trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập. Thực tế này đòi hỏi phải có nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống nhằm hoàn thiện chính sách phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và quy trình thực thi chính sách đối với sự phát triển các nghề phi nông nghiệp trên cả nước nói chung và địa bàn huyện Quế Sơn nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách của vấn đề, đề tài “Thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” được học viên lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công. Đây là đề tài có tính mới và không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu trước đó tại địa bàn nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu. Đối với bất kỳ đất nước nào trên thế giới thì các nghề phi nông nghiệp luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển của mình. 2
- Vai trò đó còn được thể hiện rõ nét hơn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới của Việt Nam hiện nay. Một quá trình khiến cho diện tích canh tác nông nghiệp giảm đi, cơ sở hạ tầng và cơ cấu lao động nông nghiệp bị thay đổi và tỷ lệ nông dân thất nghiệp đang có chiều hướng tăng lên. Ngành nghề nông thôn, các nghề phi nông nghiệp góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho cư dân nông thôn. Theo thống kê chưa đầy đủ, có gần 70% dân số 69,3% lực lượng lao động sống ở khu vực nông thôn và có đến 63% dân số là nông dân. Với khoảng 11,5 triệu ha gieo trồng thì bình quân ruộng đất theo đầu người của nông dân Việt Nam là khá thấp. Trung bình mỗi hộ nông dân chỉ có khoảng 0,46ha và đó là quy mô diện tích đất nông nghiệp thuộc loại thấp nhất ở các nước Châu Á sống nhờ vào ruộng đồng. Do vậy, hầu hết các vùng nông thôn, nhất là các vùng thuần nông đều thiếu việc cho người lao động. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2016 tỷ lệ lao động trong độ tuổi thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 2,12%, cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ này của thành thị (0,73%) và của cả nước (1,66%). Thậm chí ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng thuần nông… tỷ lệ lao động trong độ tuổi thiếu việc làm là rất cao so với tình hình chung. Hàng năm có khoảng 20.000 - 60.000ha dành cho phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Theo tính toán, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi dành cho mục đích khác thường kéo theo khoảng 14-16 lao động nông nghiệp bị mất viêc làm (Tổng Cục thống kê, 2016). Chính vì vậy, lao động ở vùng nông thôn vốn đã thiếu việc làm lại ngày càng dư thừa. Trong những bối cảnh như vậy, việc tổ chức các hoạt động sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp khu vực nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm tại chỗ là một trong những giải pháp chính sách quan trọng và khả thi nhất để giải quyết vấn đề phát triển bền vững vùng nông thôn. 3
- Từ thực tiễn này, chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu lý luận, và nhiều học giả quan tâm. Nhóm tác giả Phạm Đức Thành và Lê Doãn Khải (2002) trong cuốn “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng Bắc Bộ nước ta”, đã hệ thống hoá cơ sở khoa học của quá trình cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nhóm tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004) trong cuốn “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn”, đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển lao động kỹ thuật gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vấn đề thực hiện chính sách nghề phi nông nghiệp đã được đề cập đến trong các nghiên cứu đã có, từ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, từ góc độ thực tiễn tại địa bàn huyện Quế Sơn, các nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả các chính sách nghề phi nông nghiệp chưa được đề cập đến. Từ đó, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính bền vững trong việc thực thi chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát 4
- triển nghề phi nông nghiệp - Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, phân tích yếu tố thành công, hạn chế, thách thức, rủi ro và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi địa bàn hành chính: huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2018, đề xuất giải pháp thực hiện chính sách đến năm 2025. 5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp tiếp cận Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong nghiên cứu vấn đề phát triển nghề phi nông nghiệp. Luận văn tiếp cận vấn đề dưới góc độ chính sách công về phát triển kinh tế, xã hội và nguồn lực trong bối cảnh mới. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5
- - Tổng quan và phân tích tài liệu đã có về phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội gắn với công bằng xã hội; phát triển bền vững; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung đường lối chính sách và quá trình hiện thực hóa những đường lối phát triển nghề phi nông nghiệp đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế . - Thống kê, thu thập và phân tích số liệu nghề phi nông nghiệp; số lượng lao động được đào tạo, số lượng được đào có tạo có việc làm, tự tạo được việc; việc thực hiện mục tiêu phát triển nghề phi nông nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Quế Sơn.... - Nghiên cứu so sánh, đối chiếu trong đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại địa phương với các địa phương, các quốc gia khác đã và đang thực hiện. - Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm đánh giá, phân tích chính sách và nguồn nhân lực với sự kết hợp của chuyên ngành chính trị học, kinh tế chính trị học, giáo dục học, quản trị nhân lực để giải quyết các nội dung và nhiệm vụ của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn vận dụng lý thuyết về chính sách công để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động, cụ thể là chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại địa phương. Kết quả luận văn góp phần chỉ ra những bất cập của chính sách trong quá trình thực hiện chính sách công về nghề phi nông nghiệp, nhất là khu vực nông thôn. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận văn góp phần chỉ ra các hạn chế, bất cập, rủi ro và thách 6
- thức trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp hiện nay. Luận văn đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực nông thôn nói chung. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm ba chương: Chương 1. Các vấn đề chung về lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2030. 7
- CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP 1.1 Khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp 1.1.1 Chính sách, Chính sách công - Khái niệm: Chính sách Hiện nay, có nhiều khái niệm về chính sách. Hiện nay, khái niệm được sử dụng nhiều nhất đó là: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội. Khái niệm trên vừa thể hiện đặc trưng của chính sách công là do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định, cho thấy bản chất của chính sách công là công cụ định hướng cho hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội và đạt được mục tiêu nhất định theo mong muốn của chủ thể quản lý”. Từ các khái niệm trên, chính sách công được xem là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước. Như vậy, chính sách công chính là công cụ, là chuỗi các hoạt động để nhà nước can thiệp vào tất cả các lĩnh vự của đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình. Trên cơ sở đó, khái niệm về chính sách công được dùng trong luận văn 8
- là: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan để lựa chọn mục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền”. Qua các định nghĩa trên, khái niệm “chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp” được hiểu trong luận văn “Chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp là tập hợp các quyết định có liên quan để lực chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. 1.1.2 Chính sách phát triển nghề phi nông nghiệp * Sản xuất phi nông nghiệp Phi nông nghiệp có thể được hiểu là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ. Hoạt động phi nông nghiệp là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay dịch vụ nhằm tạo ra việc làm, giải quyết lao động dư thừa nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân. Vì vậy để phát triển các ngành nghề này, đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những bậc thang nhất định của sự phát triển. * Các ngành nghề phi nông nghiệp: - Công nghiệp: Công nghiệp nông thôn là một khái niệm đơn ngành dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, hoặc chính xác hơn là các hoạt động sản xuất mang tính công nghiệp được diễn ra ở nông thôn. Tuy nhiên một số tác giả sử dụng thuật ngữ công nghiệp nông thôn để bao hàm toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn tức là bao gồm cả xây dựng, thương nghiệp và các loại dịch vụ khác liên quan tới kinh tế nông thôn của quá trình phân công lao động tại chỗ. Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp được phân bố ở nông thôn bao gồm các cơ sở 9
- sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (Nguyễn Thế Thìn và cộng sự, 2018). Công nghiệp nông thôn là các hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp khu vực nông thôn chỉ hàm chứa các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ như các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý là chủ yếu, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các tư nhân và hộ gia đình tiểu chủ, cá thể. Các quy mô, tổ chức vừa và nhỏ đa dạng nói trên, có đăng ký sản xuất kinh doanh, dựa trên sở hữu tư liệu sản xuất. Hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay là tiểu thủ công nghiệp - hình thức ban đầu của sự phát triển công nghiệp đã tồn tại và phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, ngoài ra công nghiệp nông thôn còn bao gồm các bộ phận sản xuất công nghiệp và dịch vụ có tính chất công nghiệp hoặc phục vụ công nghiệp của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã, các tổ hợp công ty, công ty cổ phần, hộ sản xuất kinh doanh, tổ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chế biến lương thực thực phẩm và các xí nghiệp công nghiệp khác, hầu hết có quy mô vừa và nhỏ mà họat động trực tiếp gắn liền với kinh tế nông thôn. - Tiểu thủ công nghiệp: Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp nhỏ, có quy mô sản xuất nhỏ và số lượng nhân công ít, sản phẩm chủ yếu bằng thủ công, hoặc có áp dụng công nghệ xong quy mô sản xuất với sản lượng ít, hoặc chưa hiện đại. Tiểu thủ CN ở nông thôn thường gắn liền với thời gian nông nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuất NN vì vậy mà nhiều hộ không thực hiện các hoạt động sản xuất NN nữa mà tập trung thực hiện sản xuất tiểu thủ CN. Thực 10
- tế cho thấy, các ngành nghề tiểu thủ CN thường được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống. - Kinh tế dịch vụ nông thôn: Dịch vụ nông thôn để chỉ toàn bộ các hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống và các nhu cầu phát triển khác ở nông thôn. Thương mại dịch vụ là một ngành kinh tế quan trọng, là một bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hóa. Ta phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn theo các tiêu thức khác nhau: theo lĩnh vực được cung ứng dịch vụ, tính chất xã hội của đối tượng phục vụ, nội dung của dịch vụ, dựa theo trách nhiệm chi trả dịch vụ của người sử dụng dịch vụ. Theo lĩnh vực được cung ứng dịch vụ: Người ta phân chia thành dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống nông thôn. Dịch vụ sản xuất cho nền kinh tế nông thôn bao gồm các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn. Đây là loại dịch chủ yếu nhất trong nông thôn, bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như cung cấp thông tin cho người sản xuất, xây dựng hệ thống chợ và các đầu mối giao lưu vật tư hàng hoá, hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ … Dịch vụ đời sống nông thôn bao gồm hai loại: Dịch vụ đời sống vật chất và dịch vụ đời sống tinh thần cho cá nhân và cộng đồng dân cư. Các dịch vụ đời sống vật chất chủ yếu có dịch vụ ăn uống, may mặc, thẩm mĩ, vệ sinh, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ …Các dịch vụ tinh thần chủ yếu có dịch vụ giáo dục đào tạo nghề, văn hoá tín ngưỡng, thể dục, thể thao ...Ngoài ra còn môt số dịch vụ khác phục vụ sinh hoạt nông thôn như dịch vụ vận tải hành khách, bưu điện, cung cấp điện, nước… Theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ: Người ta phân thành dịch vụ công cộng và dịch vụ cá nhân. Dịch vụ công cộng là những dịch vụ đáp ứng 11
- nhu cầu chung của xã hội hay một nhóm cộng đồng nông thôn. Những dịch vụ công cộng xã hội hình thành và phát triển là khách quan xuất phát từ đòi hỏi khách quan và cách thức thoả mãn nhu cầu của cộng đồng nông thôn như các dịch vô sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt tín ngưỡng, dịch vụ trị an thôn xóm …Tuy nhiên, phù hợp với đòi hỏi khách quan về cách thức thoả mãn nhu cầu, phần lớn các dịch vô sinh hoạt đời sống và tinh thần là dịch vụ cá nhân. Theo nội dung của dịch vụ: Người ta phân các dịch vụ thành dịch vụ lao động, dịch vụ tín dụng, dịch vụ kỹ thuật sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ chất xám. Dịch vụ lao động trong nông nghiệp, nông thôn thực hiện các hoạt động giới thiệu việc làm cho người đi tìm việc làm thuê ở các trang trại, các xưởng thủ công, tổ chức việc làm thuê các công việc sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp, như chuẩn bị sản xuất, thu hoạch mùa vụ…Thực hiện dịch vụ lao động ở nông thôn nước ta hiện nay gồm những cá nhân làm thuê, những nhóm lao động thủ công làm thuê, những tổ hợp hay hợp tác xã làm dịch vụ [29, tr75). Dịch vụ tín dụng là hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hiện nay ở hầu hết nhiều vùng nông thôn do trình độ hàng hoá còn thấp nên thu nhập và tích luỹ còn thấp. Trong khi đó hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn đã chịu sự tác động mạnh mẽ của thị trường và các quan hệ tiền tệ (quan hệ mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tư vấn sản xuất …) nên nhu cầu tín dụng vốn trong nông thôn hiện nay có các ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tư phát triển, ngoài ra của còn có ngân hàng của người nghèo, các dự án của các tổ chức trong nước hay quốc tế, quỹ tín dụng nhân dân (hợp tác xã tín dụng kiểu mới) các tư nhân cho vay trong hay ngoài nông thôn [29, trg 87]. Dịch vụ kỹ thuật sản xuất, trong đó quan trọng nhất là các dịch vụ sản 12
- xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp. Đối với những vùng sản xuất chuyên canh lớn, đặc biệt là sản xuất nông sản xuất khẩu thì dịch vụ kỹ thuật sản xuất có vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chủ yếu là sản xuất cung ứng giống mới, hướng dẫn qui trình kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới vào nông nghiệp, nông thôn…Thực hiện cung cấp dịch vụ kỹ thuật sản xuất có hệ thống các cơ quan khuyến nông, lâm, ngư của Nhà nước, các tổ chức khuyến nông tình nguyện, các hợp tác xã làm dịch vụ. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp và làm kinh tế nông thôn. Tham gia hoạt động dịch vụ này có các doanh nghiệp thương mại của nhà nước, hệ thống thương mại buôn bán nông sản phẩm, các hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ. Dựa theo trách nhiệm chi trả dịch vụ của người sử dụng dịch vụ: người ta phân chia thành dịch vụ phải trả tiền và dịch vụ không phải trả tiền. Trong cơ chế thị trường, người dân sử dụng dịch vụ phải chi trả cho phần lớn các hoạt động dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, một số trường hợp, người hưởng dịch vụ không phải trả tiền như dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi mới, giống cây trồng rừng, hay một số dịch vụ xã hội khác. Nguồn vốn chi trả cho các hoạt động dịch vụ này do ngân sách nhà nước cấp hoặc từ các nguồn có tính chất ngân sách nhà nước khác [29; trg89].. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của phi nông nghiệp còn có tính chất nhiệm vụ như dịch vụ thanh toán, dịch vụ làm thủ tục hành chính. Sự phát triển đầy đủ các hoạt động dịch vụ có tính chất nghiệp vụ này góp phần vào sự phát triển mạng lưới dịch vụ đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn. * Đặc điểm sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn Phi nông nghiệp rất đa dạng về ngành nghề về hình thức tổ chức sản 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn