Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
lượt xem 3
download
Luận văn được chia làm 3 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; Chương 2: Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỖ HỮU PHƯƠNG HÀ NỘI, 2021 i
- ii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cháy rừng là một thảm họa gây thiệt hại rất lớn đến tài nguyên rừng, đến môi trường sinh thái, đến tính mạng con người và đời sống kinh tế, xã hội. Cùng với biến đổi khí hậu, thảm họa cháy rừng đang gia tăng nhanh trên thế giới và ở nước ta, nếu không có giải pháp kịp thời để kìm chế cháy rừng, loài người sẽ phải gánh chịu hậu quả kép (cháy rừng sẽ làm biến đổi nhanh về khí hậu) gây ra các thảm họa thiên tai khác. Theo ước tính, tổng cộng 1.202 km2 rừng Amazon đã bị cháy làm xóa xổ hoàn toàn từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2020. Con số này tăng 55% so với số liệu cùng kỳ năm 2019, và là con số cao nhất trong bốn tháng đầu năm kể từ khi INPE bắt đầu đo đạc dữ liệu vào tháng 8/2015. [2] Trong năm 2020, theo thống kê của Sở Lâm nghiệp và cứu hỏa bang California, tại bang California đã xảy ra hơn 8.200 đám cháy rừng, hơn 1,6 triệu hecta đất rừng ở bang California (Mỹ) đã bị thiêu rụi trong các vụ cháy rừng nghiêm trọng ở bang này [58]. Tại Australia, theo thống kê của các cơ quan chức năng Australia, hơn 10,30 triệu héc ta đất rừng đã bị thiệt hại trong các vụ cháy trong đầu năm 2020. [23] Ở Việt Nam, các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, vài năm trở lại đây, diện tích rừng bị cháy tuy có giảm mạnh, nhưng vẫn tồn tại những diễn biến bất ngờ và phức tạp khó lường. Năm 2017, lượng mưa tăng mạnh làm thời tiết bớt khô hạn và hanh nóng góp phần giảm diện tích rừng bị cháy đến mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua, mức độ thiệt hại chỉ còn 471,70 ha, giảm khoảng trên 80% so với năm 2016 (3.320 ha). Đến năm 2018, thiệt hại do cháy rừng tuy có tăng so với năm 2017 (739,10 ha) nhưng nhìn chung, thiệt hại vẫn ở mức thấp so với các năm khác. Tuy nhiên, trong 10 tháng năm 2019, diện tích rừng bị cháy lại tăng lên đến 2,70 nghìn ha, gấp 3,6 lần năm 2018. Đặc biệt, vào những tháng cao điểm của mùa khô hạn, nắng nóng, nhiều khu rừng của Việt Nam nằm trong tình trạng cảnh báo có nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao khiến Chính phủ và các bộ, ngành thường xuyên phải ra công điện khẩn trương chỉ đạo phòng, chống cháy rừng. [32] 1
- Hiện nay, nước ta có trên 14,40 triệu ha rừng, trong đó có hơn một nửa diện tích là rừng dễ cháy. Tỉnh An Giang hiện nay có 10.258,28 ha rừng, nằm trên địa bàn 03 huyện và 01 thành phố. Trong đó, huyện Tịnh Biên có 5.639,70 ha diện tích rừng bao gồm 4.934,90 ha rừng phòng hộ và 704,80 ha rừng đặc dụng [3]. Đa số là diện tích rừng trồng xen cây ăn quả, được giao khoán cho các hộ dân trồng, chăm sóc, bảo vệ. Đối với diện tích rừng này, thảm thực bì chủ yếu là cây bụi, thảm có, lá khô, đặc biệt núi Phú Cường lá cây rừng tự nhiên, cây le, cây tầm vong lá rụng nhiều vào mùa khô tạo thành lớp vật liệu cháy dày đặc dưới tán rừng nên rất nguy hiểm cho công tác PC&CCR; khu vực đồng bằng với 845 ha rừng tràm Trà Sư là khu rừng trồng và tái sinh từ năm 1983 đến năm 2015, thực bì chủ yếu là thảm cỏ và lớp lá rụng dưới tán rừng dày đặc nên khả năng, mức độ cháy rừng là rất lớn. Bên cạnh đó, vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, lớp thực bì dưới tán rừng khô kiệt, rất dễ xảy ra cháy rừng. Nếu để xảy ra cháy rừng, việc chữa cháy rừng rất khó khăn và hậu quả sẽ vô cùng lớn. Chính vì vậy, công tác PC&CCR là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đối với huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, thực hiện PC&CCR là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết để bảo vệ an toàn rừng, để Huyện hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, xây dựng và phát triển bền vững trong tương lai. Thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tác giả đã lựa chọn đề tài trên làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu về chính sách BVR và chính sách PC&CCR theo nhiều góc độ khác nhau. Qua tìm hiểu đã có những đề tài nghiên cứu: - Tác giả Trần Minh Cảnh đã có luận án về “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý lửa rừng cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên”. Trong nghiên cứu này tác giả bổ sung các dữ liệu khoa học về tình hình cháy rừng, ảnh hưởng của cháy rừng 2
- đến đất, thực vật và khả năng phục hồi rừng sau cháy, đồng thời đề xuất các giải pháp QLLR và phục hồi rừng (PHR) sau cháy một cách toàn diện, có cơ sở khoa học và thực tiễn cho khu vực nghiên cứu. - Tác giả Lê Sỹ Doanh, Nguyễn Thị Tiến, Lê Mạnh Thắng đã có nghiên cứu “Đánh giá tình hình thực hiện quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004” được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 6 – 2016. Trong nghiên cứu này, tác giả rà soát Luật BV&PTR năm 2004; phát hiện tồn tại, hạn chế trong chính những quy định của Luật thực định; so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực BVR, PCCCR. Chỉ ra những điểm thiếu của Luật BV&PTR 2004, những điểm tồn tại, hạn chế, những điểm mâu thuẫn chồng chéo giữa Luật BV&PTR với các Luật khác trong quy định về BVR, PCCCR. Đồng thời, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới. - Tác giả Trần Quang Bảo, Võ Minh Hoàn, Nguyễn Thị Hoa, Dương Huy Khôi đã có bài viết “Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy và phân vùng nguy cơ cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai” trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 5 – 2019. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy và phân vùng nguy cơ cháy rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai để chủ động đối phó và hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, đưa ra những số liệu cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng như đặc điểm vật liệu cháy dưới tán (khối lượng, độ dày và độ ẩm của VLC) và xác định các vùng có nguy cơ cháy rừng cao. - Tác giả Nguyễn Phương Văn đã có luận án về “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình”. Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá được thực trạng công tác quản lý cháy rừng ở tỉnh Quảng Bình; xây dựng các chỉ số dự báo nguy cơ cháy rừng cho từng tiểu vùng sinh thái của địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên cơ sở hiệu chỉnh các chỉ số dự báo trên phạn vi quốc gia; xác định các vùng trọng điểm 3
- cháy rừng cho từng tiểu vùng sinh thái của tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cháy rừng theo hướng thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, còn có các bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả đề cập đến nội dung quản lý BVR và PCCCR. Các công trình nghiên cứu trên ở những mức độ khác nhau đã đề cập đến công tác BVR, PC&CCR, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về thực hiện chính sách PC&CCR trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, nghiên cứu thực hiện luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách PC&CCR trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách PC&CCR trên địa bàn huyện Tịnh Biên, góp phần thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Tịnh Biên và tỉnh An Giang trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách PC&CCR, các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách PC&CCR trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đưa ra kiến nghị, giải pháp thực hiện chính sách PC&CCR nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách PC&CCR trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách PC&CCR và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách PC&CCR dưới góc độ khoa học chính sách công từ năm 2015 đến nay. 4
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận trong nghiên cứu luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách và việc thực hiện chính sách PC&CCR. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu luận văn là những phương pháp phổ biến hiện nay như: phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, quy nạp, thống kê, lịch sử và điều tra xã hội học. Đối với yêu cầu của từng chương, tác giả sẽ có những ưu tiên trong việc thực hiện để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể: Trong Chương 1, sử dụng các phương pháp phân tích, quy nạp và chứng minh. Trong đó, phương pháp phân tích để làm rõ chính sách có vai trò quan trọng đối với người dân và xã hội. Phương pháp quy nạp được sử dụng để khái quát vấn đề nghiên cứu những khái niệm, đặc điểm, từ đó sử dụng làm các căn cứ tiến hành nghiên cứu luận văn. Phương pháp chứng minh nhằm chỉ ra những phạm vi cần phải tiếp tục nghiên cứu để tập trung làm rõ hơn. Ở Chương 2, sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích, chứng minh để làm rõ nội dung nghiên cứu. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá các yếu tố tác động của lịch sử, điều kiện kinh tế - xã. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá phân tích trong thực hiện chính sách. Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh vai trò của chính sách trong quản lý nhà nước. Ở Chương 3, do là chương đưa ra định hướng, kiến nghị, giải pháp nên tác giải sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh để làm rõ những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách PC&CCR. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa cơ sở lí luận về chính sách và thực hiện chính sách PC&CCR, nghiên cứu, lý giải thực tiễn để làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến chính sách PC&CCR, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách PC&CCR. 5
- 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu góp phần làm rõ sự cần thiết và đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện chính sách PC&CCR thời gian qua tại huyện Tịnh Biên, giúp địa phương có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện chính sách PC&CCR. Luận văn là một cơ sở khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với các cơ quan, ban ngành trong tỉnh An Giang, huyện Tịnh Biên vận dụng trong quá trình hoạch định, quy hoạch, xây dựng và thực hiện chính sách PC&CCR một cách hiệu quả, góp phần đóng góp vào công cuộc phát triển KT-XH ở địa phương. Luận văn là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách PC&CCR và công tác giảng dạy, nghiên cứu về thực hiện chính sách PC&CCR. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chương 2: Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Rừng Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp những thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về lâm học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông có công xây dựng học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và Châu Âu trong thế kỷ 19. Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng. Sự phát triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái học. Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974, I.S. Mê-lê-khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu. [24] Điều 2, Luật Lâm nghiệp năm 2017 của nước ta đưa ra khái niệm về rừng: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”. 7
- 1.1.2. Cháy rừng Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, tác động và làm tiêu huỷ sinh vật ở trong rừng. Hay nói theo các khác. Cháy rừng là quá trình cháy làm tiêu huỷ những vật liệu của rừng mà sự hình thành và phát triển diễn ra không theo sự kiểm soát của con người. Theo tài liệu về quản lý lửa rừng của FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng mà cho đến nay thường được sử dụng là: “Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường”. [12] Cháy rừng xảy ra khi hội tụ đủ ba yếu tố: + Vật liệu cháy: Là tất cả những chất có khả năng bén lửa và bốc cháy trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và oxy. + Oxy: Oxy tự do luôn sẵn có trong không khí (nồng độ khoảng 21 – 23%) và lấp đầy các khoảng trống giữa vật liệu cháy. Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 15% thì không còn khả năng duy trì sự cháy. + Nhiệt (nguồn lửa): Nguồn nhiệt có thể phát sinh do thiên nhiên như sấm sét, núi lửa phun, … Nhưng ở Việt Nam cháy rừng chủ yếu là do con người gây ra. Mỗi yếu tố trên đây được xem là một cạnh của tam giác, ghép chúng lại với nhau tạo thành “tam giác lửa”: Nếu thay đổi (giảm hoặc phá hủy) 1, 2 hoặc 3 cạnh thì “tam giác lửa” sẽ thay đổi hoặc bị phá vỡ, có nghĩa là đám cháy suy yếu hoặc bị dập tắt. Đây cũng chính là một trong những cơ sở khoa học của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. 8
- 1.1.3. Phòng cháy rừng, chữa cháy rừng Phòng cháy rừng là việc thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ chức, kinh tế, xã hội, pháp chế, khoa học công nghệ, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, cảnh báo,… và điều tiết các hoạt động của con người trong và gần vùng rừng; xây dựng các công trình phòng lửa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy rừng. Chữa cháy rừng là huy động nhanh chóng lực lượng, phương tiện dập tắt kịp thời không để lửa lan tràn, hạn chế và chấm dứt thiệt hại do cháy rừng gây ra. [12] Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau: - Dập tắt đám cháy phải khẩn trương, kịp thời, triệt để. - Hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện, dụng cụ chữa cháy. Chữa cháy rừng được phân làm 2 loại: - Chữa cháy gián tiếp: Chữa cháy gián tiếp là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện tạo vật chướng ngại ngăn cản cháy lan; để giới hạn đám cháy, nó thường áp dụng cho các đám cháy lớn diện tích trên 01 ha và diện tích của khu rừng còn lại rất lớn. - Chữa cháy trực tiếp: Chữa cháy trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công đến cơ giới như: cuốc, xẻng, cào, câu liêm, bàn dập, cành cây tươi, thùng tưới nước, bình nước đeo vai đến máy cày, máy ủi, máy bơm nước, xe chữa cháy và thậm chí cả máy bay phun hoá chất tác động trực tiếp vào đám cháy để để đàn áp đám cháy dập lửa. Chữa cháy trực tiếp thường được áp dụng đối với những đám cháy nhỏ có diện tích cháy dưới 01 ha và chủ yếu là các đám cháy mặt đất hoặc cháy dưới tán cây rừng. Phòng cháy, chữa cháy rừng là hoạt động mang tính chất xã hội sâu sắc, cho nên phòng cháy, chữa cháy rừng là hoạt động mang lại lợi ích cho toàn xã hội và cần sự hợp tác và liên kết của toàn xã hội. Vì vậy PC&CCR là sự nghiệp của toàn dân, việc bảo vệ rừng an toàn, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra phải do Nhà nước quản lý và huy động nhân dân tham gia theo hướng xã hội hóa để quản lý, bảo vệ rừng; tiến hành giao, khoán và cho thuê rừng, đất lâm nghiệp; phối, kết hợp lồng ghép các chương trình dự án lâm nghiệp, định canh, định cư, xóa đói, giảm nghèo,… tiến tới phát triển lâm nghiệp xã hội bền vững. 9
- 1.1.4. Bảo vệ rừng Bảo vệ rừng là bảo vệ các yếu tố cấu thành rừng, bao gồm: quần thể động vật rừng, vi sinh vật rừng, thực vật rừng, đất rừng, các yếu tố môi trường khác trong mối quan hệ thống nhất, phù hợp với hệ sinh thái rừng. Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái. 1.1.5. Chủ rừng Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật. [1] 1.1.6. Chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng Khái niệm Chính sách PC&CCR là chính sách do Nhà nước ban hành để quản lý công tác PC&CCR, được tổ chức thực hiện thông qua quá trình truyền ý chí của Nhà nước thành hiện thực tới các đối tượng chính sách nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nói cách khác, tổ chức thực hiện chính sách PC&CCR là quá trình hiện thực hóa, đưa chính sách PC&CCR vào thực tiễn cuộc sống. Chính sách PC&CCR là một chính sách quan trọng như một chương trình hành động của nhà nước và các cơ quan quản lý về lâm nghiệp nhằm giải quyết vấn đề này, mặt khác chính sách PC&CCR nhìn như một “chính sách công” với ý nghĩa nhà nước là chủ thể quyền lực công cộng quyết định những phương cách, phạm vi điều chỉnh thông qua luật pháp để giải quyết vấn đề cốt lõi trong chính sách PC&CCR, đồng thời chính sách đó là kết quả của sự tham gia xây dựng của cả công chúng chứ không chỉ riêng chủ thể quyền lực. Nội dung Về phòng cháy rừng, bao gồm: Các biện pháp phòng cháy rừng; Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng; Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa 10
- cháy khi được phép sử dụng lửa trong rừng, ven rừng; Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; Kinh phí đầu tư cho phòng cháy và chữa cháy trong dự án trồng rừng; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với dự án trồng rừng và xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; Tạm đình chỉ các hoạt động khi vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Đình chỉ các hoạt động khi không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng. Về chữa cháy rừng, bao gồm: Các biện pháp chữa cháy rừng; Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng; Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng; Người chỉ huy chữa cháy rừng; Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy rừng. Quy trình thực hiện Theo tập bài giảng của Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, việc thực hiện chính sách PC&CCR theo quy trình gồm bảy bước, cụ thể bao gồm: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách PC&CCR; Phổ biến, tuyên truyền chính sách PC&CCR; Phân công, phối hợp thực hiện chính sách PC&CCR; Duy trì chính sách PC&CCR; Điều chỉnh chính sách PC&CCR; Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách PC&CCR; Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm chính sách PC&CCR. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách PC&CCR Tổ chức thực hiện chính sách PC&CCR là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, lên chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách PC&CCR được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Phổ biến, tuyên truyền chính sách PC&CCR Phổ biến, tuyên truyền chính sách PC&CCR giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính 11
- sách PC&CCR; về tính đúng đắn của chính sách PC&CCR trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, viên chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách PC&CCR với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch thực hiện chính sách được giao. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách PC&CCR Muốn tổ chức thực thi chính sách PC&CCR có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện. Ngoài ra, còn có sự phân công, phối hợp các đối tượng thực hiện. Chính sách PC&CCR khi thực thi có thể tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau. Việc thành công của một chính sách do nhiều yếu tố cấu thành, nhân tố cấu thành. Do đó, để cho việc thực thi chính sách PC&CCR thực hiện được đúng mục tiêu quản lý thì cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động và liên quan. Duy trì chính sách PC&CCR Duy trì chính sách PC&CCR là toàn bộ hoạt động đảm bảo cho chính sách phát huy tác dụng trong đời sống chính trị xã hội. Để thực hiện tốt việc duy trì chính sách PC&CCR cần phải đảm bảo một số nội dung sau: (1) Cụ thể hóa nội dung triển khai bằng các văn bản mang tính pháp lý – quy định rành mạch, hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; (2) Tổ chức phối hợp thống nhất, hiệu quả, đồng bộ; (3) Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ; (4) Đảm bảo kế hoạch hóa về thời gian và quy trình, thủ tục thực hiện; (5) Đảm bảo thông suốt về thông tin (mệnh lệnh và phản hồi) trong quá trình thực hiện, triển khai, duy trì chính sách PC&CCR; (6) Đảm bảo sự thống nhất giữa việc kiên trì mục tiêu chính sách PC&CCR với việc sáng tạo trong 12
- khi sử dụng các biện pháp, hình thức, chương trình hành động cụ thể thích hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; (7) Đấu tranh chống bệnh quan liêu, phô trương hình thức trong quá trình triển khai thực hiện chính sách PC&CCR. Điều chỉnh chính sách PC&CCR Là một hoạt động cần thiết trong tiến trình tổ chức thực thi chính sách PC&CCR, để cho chính sách PC&CCR ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Về thẩm quyền điều chỉnh chính sách PC&CCR chỉ cơ quan nào ban hành chính sách PC&CCR thì cơ quan đó mới có thẩm quyền điều chỉnh. Nguyên tắc điều chỉnh chính sách PC&CCR là tuyệt đối không được điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu chính sách PC&CCR, nếu thay đổi mục tiêu chính sách coi như chính sách đã thất bại. Đôn đốc, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chính sách PC&CCR Việc đôn đốc theo dõi kiểm tra thực hiện chính sách PC&CCR giúp kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách PC&CCR; chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách; phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm chính sách. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách PC&CCR Đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách PC&CCR bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách PC&CCR, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. 1.1.7. Thực hiện chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng Tổ chức thực hiện chính sách là một giai đoạn trong chu trình chính sách công từ xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách và đánh giá chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách, nếu thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại. Thực hiện chính sách là một hệ thống nhất - nhất là với hoạch định chính sách. So với các khâu khác trong chu trình chính sách, thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng, là bước thực hiện hóa chính sách trong đời sống xã hội. 13
- Tổ chức thực hiện chính sách tốt không những mang lại lợi ích to lớn cho các nhóm đối tượng thụ hưởng, mà còn góp phần làm tăng uy tín của nhà nước trong quá trình quản lý xã hội. Để có được một chính sách tốt, các nhà hoạch định phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm kiếm công phu. Nhưng dù tốt đến đâu chính sách cũng trở thành vô nghĩa nếu nó không được đưa vào thực hiện trong thực tiễn. Thực hiện chính sách PC&CCR là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách: hiện thực hóa chính sách PC&CCR, đưa chính sách PC&CCR vào cuộc sống. Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc nhiều vào năng lực, trách nhiệm của đội ngũ CBCCVC trong thực thi chính sách. 1.2. Vai trò quan trọng của phòng cháy và chữa cháy rừng và việc thực hiện chính sách của Nhà nước 1.2.1. Vai trò quan trọng của phòng cháy và chữa cháy rừng Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội và con người. Là tài nguyên quý báu của đất nước, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế, gắn liền với đời sống của nhân dân. PC&CCR luôn là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho mọi người, từ các nhà hoạch định, quản lý, các cơ quan chuyên ngành đến các tầng lớp dân cư. Mỗi người dân cần phải nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và lợi ích cá nhân. Từ đó nhận thức được vai trò quan trọng của PC&CCR để ý thức được vai trò của bản thân với việc bảo vệ rừng, đặc biệt là công tác PC&CCR. 1.2.2. Thực hiện chính sách của Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy rừng Hàng năm, trước khi vào mùa khô, Bộ Nông nghiệp và PTNT đều có văn bản chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác PC&CCR ở những vùng trọng điểm. Đối với công tác PC&CCR thì bao giờ cũng phải thực hiện phương châm lấy phòng là chính, nếu xảy ra cháy thì phải được phát hiện kịp thời, không để xảy ra cháy lớn vì nếu để xảy ra cháy lớn, việc chữa cháy sẽ rất khó khan, tốn kém và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Để làm được điều này, trong thời gian qua, chúng ta đã triển khai hiệu 14
- quả phương châm 4 tại chỗ. Một trong những biện pháp để triển khai tốt phương châm này đó là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác PC&CCR. Có thể nói, thông qua công tác tuyên truyền, ý thức của người dân về PC&CCR đã được nâng lên rõ rệt. Việc phòng, chống cháy rừng ngày càng nhận được sự đồng thuận cao của người dân, đặc biệt là những người dân có cuộc sống gắn bó với rừng. Tại An Giang, Để chủ động công tác PC&CCR, lực lượng Kiểm lâm, Ban quản lý rừng tập trung chủ động triển khai các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng. Nếu xảy ra cháy thì hạn chế thấp nhất mức thiệt hại đến hệ sinh thái rừng. Công tác phối hợp với các phòng, ban, các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền quy định của pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ PC&CCR và triển khai thực hiện các giải pháp của phương châm bảo vệ rường và phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường. Đặc biệt là quán triệt, phổ biến Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, vận động người dân sống trong và ven rừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện tốt các biện pháp PC&CCR. Với phương châm “phòng là chính, chữa cháy kịp thời, bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có”, duy trì thường xuyên công tác kiểm tra địa bàn, xây dựng, triển khai phương án và bố trí lực lượng PCCCR tại cơ sở được chú trọng, tổ chức thường trực bảo vệ rừng và PC&CCR 24/24 giờ hằng ngày, tổ chức khoanh vùng xác định các điểm, khu vực có nguy cơ cháy cao, kịp thời tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác PC&CCR. Trên địa bàn huyện Tịnh Biên, UBND huyện đã yêu cầu Ban Chỉ huy Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững huyện xây dựng các phương án cụ thể trong bảo vệ rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc và tổ chức ứng trực, canh gác 24/24 giờ hằng ngày, bố trí lực lượng canh phòng ở những khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao; đầu tư tu sữa đường lên rừng để chủ động, đảm bảo tốt việc huy động lực lượng kịp thời chữa cháy khi có cháy xảy ra và hướng dẫn quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, việc sử dụng 15
- lửa của bà con xung quanh khu vực rừng nhằm đảm bảo không để thiệt hại do cháy rừng gây ra. Chính sách của Nhà nước về PC&CCR được thể hiện qua các văn bản mà Trung ương đã ban hành, cụ thể: Bảng 1.1. Các chính sách trung ương đã ban hành hỗ trợ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng Ngày ban Cơ quan ban Số Văn bản Nội dung hành hành Luật số 29/6/2001 Quốc hội Về phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 Luật 15/11/2017 Quốc hội Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 Luật số 22/11/2013 Quốc hội Về sửa đổi, bổ sung một số 40/2013/QH13 điều của Luật PCCC Nghị định số 31/7/2014 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một 79/2014/NĐ-CP số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC Nghị định số 22/5/2012 Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều 46/2012/NĐ-CP của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy Chỉ thị 1634/CT- 31/8/2010 Thủ tướng Về tăng cường chỉ đạo thực TTg Chính phủ hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Chỉ thị số 27/9/2011 Thủ tướng Về việc tăng cường chỉ đạo 1685/CT-TTg Chính phủ thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ Chỉ thị số 18/11/2009 Bộ trưởng Bộ Về việc tăng cường các biện 3767/CT-BNN Nông nghiệp pháp cấp bách trong công tác và PTNT BVR và PCCCR Quyết định số 21/12/1998 Thủ tướng Về thực hiện trách nhiệm 245/QĐ-TTg Chính phủ quản lý nhà nước của các cấp 16
- về rừng và đất lâm nghiệp Quyết định số 14/8/2006 Thủ tướng Về việc ban hành Quy chế 186/2006/QĐ-TTg Chính phủ quản lý rừng Quyết định số 24/06/2011 Thủ tướng Sửa đổi, bổ sung ban hành 34/2011/QĐTTg chính phủ kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg Thông tư liên tịch 26/7/2013 Bộ Tài chính - Hướng dẫn thực hiện một số số Bộ Nông điều của Quyết định số 100/2013/TTLT- nghiệp và Phát 24/2012/QĐ-TTg ngày BTC-BNNPTNT triển nông thôn 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020 Thông tư Số 27/12/2019 Bộ Nông Quy định về phòng cháy và 25/2019/TT- nghiệp và Phát chữa cháy rừng BNNPTNT triển nông thôn Văn bản số 8718/ 23/10/2015 Bộ Nông Về việc tăng cường thực hiện CT-BNN-TCTL nghiệp và các giải pháp phòng, chống PTNT hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino Văn bản số 29/01/2016 Cục Kiểm Lâm Về việc Tăng cường các biện 76/KL-QLR pháp bảo vệ rừng và quản lý động vật hoang dã Văn bản số 193/ 23/02/2016 Tổng Cục Lâm Về việc xử lý vi phạm quy TCLN-KL Nghiệp định về phòng cháy chữa cháy rừng Công điện khẩn số 07/03/2016 Tổng Cục Lâm Về việc phòng cháy chữa 265/ CĐ-TCLN- Nghiệp cháy rừng KL Văn bản số 09/05/2017 Bộ Nông Về tăng cường giải pháp bảo 3790/BNN-TCLN nghiệp và vệ rừng năm 2017 PTNT Văn bản số 28/04/2017 Cục Kiểm lâm Về tăng cường phòng cháy, 225/KL-QLR chữa cháy rừng Công văn số 22/11/2017 Bộ Nông Về việc tăng cường công tác 9771/BNN-TCLN nghiệp và bảo vệ rừng, phòng cháy, PTNT chữa cháy rừng Chỉ thị 557/CT- 25/01/2019 Tổng cục Lâm Về việc tăng cường các điểm BNN-TCLN nghiệp nóng về phá rừng, cháy rừng Công điện khẩn số 11/2/2019 Tổng cục Lâm Về việc phòng cháy chữa 156/CĐ-TCLN- nghiệp cháy rừng KL Công văn số 13/01/2020 Chi cục Kiểm Về tăng cường công tác bảo 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 56 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn