intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

74
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, nêu lên các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> TRƯƠNG HỒNG HẢI<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN<br /> ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH<br /> NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> <br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> TRƯƠNG HỒNG HẢI<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN<br /> ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH<br /> NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Chính sách công<br /> Mã số: 834.04.02<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một nguồn lực tài chính<br /> quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của cả<br /> nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này đóng vai trò chủ yếu trong đầu tư<br /> xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương nên việc thực hiện chính sách quản lý vốn<br /> đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được đặc biệt chú trọng.<br /> Hàng năm, ngân sách nhà nước dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư XDCB và<br /> tăng dần qua các năm (theo quy định mỗi địa phương phải tăng tối thiểu 10% vốn<br /> XDCB tập trung). Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách<br /> nhà nước có xảy ra thất thoát, lãng phí. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, trong<br /> đó có nguyên nhân hạn chế ở vấn đề thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây<br /> dựng cơ bản. Điều này đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra tại Báo cáo kiểm toán<br /> quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 đó là: “Công tác phê duyệt chủ trương<br /> đầu tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn<br /> 2016-2020 hoặc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của<br /> địa phương, chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; còn tình trạng<br /> phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục,<br /> không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng<br /> lắp với dự án khác đã được phê duyệt, có trường hợp phê duyệt vượt định mức;<br /> quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định<br /> tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị<br /> lớn; hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) của một số dự án chưa đầy đủ theo quy định;<br /> phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu chưa đúng quy định; hồ sơ dự thầu (hồ<br /> sơ đề xuất) của một số nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu;<br /> quá trình chấm thầu vẫn còn sai sót; áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không<br /> đúng quy định; công tác thương thảo, ký kết hợp đồng chưa bảo đảm theo quy định,<br /> một số điều khoản hợp đồng ký kết còn thiếu chặt chẽ gây thất thoát NSNN; tiến độ<br /> <br /> 3<br /> <br /> thực hiện tại một số dự án còn chậm so với kế hoạch ban đầu hoặc chậm được đưa<br /> vào sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư” [3, tr 1, 2]. Ngoài ra, theo Báo<br /> cáo Đánh giá chi tiêu công Việt Nam (2017) do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ<br /> Việt Nam khảo sát, đánh giá thì: “ Đầu tư công vẫn tồn tại những thách thức quan<br /> trọng cần phải giải quyết, bao gồm tình trạng dàn trải quá mức, hiệu suất còn hạn<br /> chế trong hoạt động và phân bổ, yếu kém trong giám sát. Bên cạnh đó hệ thống văn<br /> bản quy phạm pháp luật còn cồng kềnh và chồng chéo, kể cả trong các luật mới<br /> được ban hành và sửa đổi như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Luật<br /> Xây dựng”. [16, tr 120]<br /> Quảng Nam nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, là tỉnh tự cân đối<br /> ngân sách (từ năm 2017), có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển<br /> kinh tế xã hội. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do tỉnh quản lý tăng dần qua các<br /> năm, giai đoạn 2006-2010 là 12.325 tỷ đồng, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tư toàn xã<br /> hội trên địa bàn, giai đoạn 2011-2015 là 22.853 tỷ đồng, chiếm 42,8% tổng vốn đầu<br /> tư toàn xã hội và dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2016-2020 là<br /> 28.421 tỷ đồng, tăng 19% so với giai đoạn 2011-2015. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa<br /> quan trọng trong đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của địa<br /> phương, cần phải được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, theo kết luận của Kiểm toán<br /> nhà nước hàng năm và Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong giai đoạn vừa<br /> qua việc thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà<br /> nước của tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến tình trạng đầu tư<br /> còn dàn trải, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, gây lãng phí, thất thoát<br /> nguồn vốn ngân sách nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản còn cao nên việc nghiên<br /> cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản<br /> từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam là cần thiết để xác định những vấn đề<br /> còn tồn tại trong thực hiện chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br /> quả việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam.<br /> Với mong muốn được vận dụng kiến thức đã học, cũng như từ thực tiễn công<br /> tác của bản thân, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư<br /> xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu cả về<br /> 4<br /> <br /> lý luận lẫn thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vốn<br /> đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản<br /> lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư<br /> xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong phạm vi toàn quốc như:<br /> Luận văn thạc sĩ Chính sách công: “Giám sát nguồn vốn đầu tư từ ngân sách<br /> nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị”, năm 2012 của tác giả Bùi Thị<br /> Vân. Luận văn đã tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát<br /> của HĐND cấp tỉnh đối với nguồn vốn đầu tư từ NSNN, trong đó có nêu lên một số<br /> vấn đề lý luận liên quan đến việc giám sát, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.<br /> Luận văn thạc sĩ Chính sách công: “Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư<br /> xây dựng cơ bản từ thực tiễn tỉnh Bình Định”, năm 2016 của tác giả Huỳnh Tân.<br /> Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ<br /> bản và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng<br /> cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Định. Luận văn đã nêu lên được một số<br /> khái niệm có liên quan đến chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân<br /> sách nhà nước và các bước thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng bản từ<br /> ngân sách nhà nước nhưng chưa nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện<br /> chính sách và tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách.<br /> Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ<br /> nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”, năm<br /> 2017, của tác giả Nguyễn Duy Bách. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý<br /> luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, nêu lên<br /> các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản; phân tích, đánh giá<br /> thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước huyện Ba Vì,<br /> đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng<br /> cơ bản từ ngân sách nhà nước.<br /> Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2