Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 12
download
Luận văn trình bày những nội dung chính sau: Những vấn quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và cơ sở lý luận về thực chính sách tôn giáo trong giai đoạn hiện nay; Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam; Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả được tổng hợp, khái quát trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, giảng viên Học viện khoa học xã hội và lãnh đạo UBND xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức đã tận tình hướng dẫn, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu, nghiên cứu, góp ý để tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Quảng Nam, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Sơn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự đóng góp những ý kiến quý báu của nhiều cá nhân, tập thể, đồng nghiệp và những người đang công tác trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, phật học đã cung cấp thêm nhiều số liệu, thông tin bổ ích từ thực tiễn để tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Hùng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp chân thành của các thầy, cô giảng viên của Học viện khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu sinh và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện Hiệp Đức; các cơ quan, ban ngành liên quan; người thân, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ, tạo tạo nhiều động lực cho tôi phấn đấu, cố gắng trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Luận văn. Hy vọng tiếp tục nhận được sự góp ý chân thành của mọi người để những ý tưởng của Luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Quảng Nam, tháng 3 năm 2021 Học viên Nguyễn Hữu Sơn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................ 9 1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo .................................................. 9 1.2. Cơ sở thực tiễn thực hiện chính sách tôn giáo .................................................. 22 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tôn giáo ......................... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM .......................... 38 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức ................................................................................................. 38 2.2. Kết quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức ............... 46 2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách tôn giáo huyện Hiệp Đức ................. 56 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM ........................................................................................................ 62 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức ....................................................................................................... 62 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức ....................................................................................................... 65 3.3. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................. 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CNXH Chủ nghĩa xã hội 2 HĐTN Hoạt động tín ngưỡng 3 HĐTG Hoạt động tôn giáo 4 KTXH Kinh tế xã hội 5 KĐĐKTDT Khối đại đoàn kết toàn dân tộc 6 MTTQVN Mặt trận Tổ quốc VN 7 NNPQ Nhà nước pháp quyền 8 NNPQXHCN Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 9 QTD Quyền tự do 10 QCD Quyền công dân 11 TDTNTG Tự do tín ngưỡng, tôn giáo 12 TNTG Tự do tín ngưỡng 13 VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 14 XHXN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Đại hội đại biểu toàn quốc qua các thời kỳ 23 Hộ nghèo chia theo tiêu chí thu nhập và thiếu hụt các dịch 2.1 vụ xã hội cơ bản năm 2016 -2018 41 2.2 Tổng hợp quần chúng tín đồ tham gia Mặt trận, đoàn thể 47 2.3 Tổng hợp các tổ chức tôn giáo, tín đồ 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 1.1 Thống kê tình hình tôn giáo hiện nay tại Việt Nam 31
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có đa tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) với số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm 27% dân số. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (TDTNTG) của mọi người luôn là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, là hạt nhân để quy tụ đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc (KĐĐKTDT), góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Lật lại dòng lịch sử với những dấu ấn thời gian, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “Thực dân và phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào lương với đồng bào giáo để cai trị, tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố TNTG, lương giáo đoàn kết”. Một năm sau, Hiến pháp năm 1946 đã ghi “Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến Sắc lệnh 234/SL ngày 14- 6-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chính phủ bảo đảm quyền TDTN và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy”. Các Hiến pháp sau này tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về quyền TDTNTG. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có bước tiến mới trong khi thay cụm từ "quyền công dân" bằng "quyền con người", khẳng định quyền con người, trong đó là quyền TDTNTG là quyền của mọi người, được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Thực hiện tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo, trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2003), cả nước có khoảng 17,4 triệu tín đồ/hơn 80 triệu dân, chiếm 21,8% dân số; có 15 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân tại các địa phương đã nhận thức sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác, chính sách tôn giáo. Hàng năm, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo được tuyên truyền kịp thời, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, qua đó đã kịp thời ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch; 1
- đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh, liên quan đến công tác tôn giáo, có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, vận động nhân dân xóa bỏ tập tục mê tín dị đoan; giữ vững quốc phòng, an ninh. Cùng với đó, hoạt động quản lý nhà nước về công tác tôn giáo đã đi vào nền nếp, các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện và tổ chức hoạt động đúng quy trình của pháp luật góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tính đến tháng 9-2019, Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc. Việc ra đời các tổ chức tôn giáo một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bình đẳng giữa các dân tộc [80] Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước và thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức đã đạt được những kết quả nhất định, các cấp chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo, giáo phận hoạt động theo nguyên tắc quy định của pháp luật, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao đời sống nhân dân ở các địa phương trên địa bàn huyện. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn nhất định, việc quản lý, theo dõi hoạt động của các cơ sở, tổ chức tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của các giáo dân chưa được kiểm soát chặt chẽ, tác động đến thực hiện chính sách tôn giáo, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Bằng những kiến thức đã tiếp nhận, học tập tại Học viện và với nhiệm vụ trong công tác quản lý tại địa phương, xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến vấn đề nghiên cứu và vấn đề chính sách tôn giáo, tín ngưỡng, phật học từ thực tiễn nhiều địa phương đã được rất nhiều tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu. Sau đây là một số công trình và bài viết tiêu biểu: Một số công trình nghiên cứu Lê Thị Dung (2013), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo vào việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sỹ 2
- chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Kim Dung (2015), Vấn đề đại đoàn kết dân tộc với việc thực hiện chính sách đoàn kết đối với đồng bào Công giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Đà Nẵng; Vũ Đức Chính (2016), Sự hội nhập phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay, Luận án Tiến sỹ tôn giáo học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Các Luận văn, Luận án khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội …. Đồng thời làm rõ cơ sở lý luận về đại đoàn kết dân tộc và việc thực hiện chính sách đối với cộng đồng Công giáo để xây dựng khối đại đoàn kết; khảo sát thực tế, luận án chỉ ra những biểu hiện của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên và những giải pháp nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay. Trương Ngọc Tuấn (2018), Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện nay, Luận án Tiến sỹ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Nô (2019), Thực hiện chính sách đối với đạo tin lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sỹ chính sách công, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Ngô Hằng Nga (2019), Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Thị Thu Oanh (2019), Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay, Luận văn Thạc sỹ chính sách công, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Phạm Văn Út (2019), Thực hiện chính sách tôn giáo đối với người Khmer ở tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sỹ chính sách công, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Thái Thị Thúy Lan (2020), Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ chính sách công, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm 3
- Khoa học xã hội Việt Nam. Các tác giả đã làm rõ thực trạng của việc thực hiện chính sách tôn giáo, chính sách đối với đạo tin lành; tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện khi thực hiện theo quy định pháp luật; các nhân tố ảnh hưởng và thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo… Đồng thời kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo, thực hiện tốt chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Phú Yên, ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; chính sách đối với đạo tin lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chính sách tôn giáo đối với người Khmer ở tỉnh An Giang. Trần Thị Tuyết (2012), Đổi mới việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Huấn (2016), Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Thị Kim Thoa (2019), Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ chính trị học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các Luận văn và Luận án đã thực hiện nghiên cứu chính sách, lý luận về chính sách tôn giáo và tình hình, thực trạng thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đất nước đổi mới, từ đó đề xuất kiến nghị mang tính giải pháp nhằm hoàn thiện quan điểm, chính sách tôn giáo cũng như đổi mới việc thực hiện chính sách tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay; xây dựng phát triển bền vững đất nước. Một số bài viết tiêu biểu PGS, TS Hoàng Thị Lan (2017), Việt Nam phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, Cổng thông tin điện tử Lý luận chính trị http://lyluanchinhtri.vn/, cập nhật ngày 26/4/2017. Bài viết đã khái quát, trong lịch sử Việt Nam hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương mẫu mực trong việc nhìn nhận và ứng xử với tôn giáo. Đề cao những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo… Sau đó đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các Văn kiện Đại hội X, XI, XII, tinh thần trên vẫn tiếp 4
- tục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định. Qua đó khẳng định Trong thời kỳ đổi mới, đời sống tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực như diện mạo văn hóa tôn giáo khởi sắc, phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Nguyễn Văn Long (2018), Chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Trang thông tin điện tử Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương http://tuyengiao.vn/, cập nhật ngày 17/11/2018. Tác giả đã khẳng định Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm. Thời kỳ nào các thế lực thù địch cũng lợi dụng tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điệu sai trái. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chức sắc, tín đồ các tôn giáo đều có những đóng góp to lớn, quan trọng. Hiến pháp năm 2013 ra đời là dấu ấn quan trọng, ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người... TS. Vũ Chiến Thắng (2019), Chính sách nhất quán về tự do tôn giáo: Hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc, Cổng thông tin điện tử Xây dựng Đảng http://www.xaydungdang.org.vn/, cập nhật ngày 03/12/2019. Bài viết đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, trong đó nêu rõ việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã đánh dấu một mốc son cho quá trình hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, cụ thể hóa chủ trương nhất quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, phù hợp với chủ trương cải cách thể chế.... TS Nguyễn Thanh Xuân (2020), Kiến nghị của đề tài "Xu hướng biến đổi của tôn giáo và tác động đến đời sống xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đang đặt ra, phương hướng giải quyết", Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương http://hdll.vn/vi/, cập nhật ngày 24/3/2020. Đề tài khái quát quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước được thể hiện qua các Nghị quyết số 24/NQ-TW năm 1990 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng khóa VI, sau đó được nâng lên và công khai ở Nghị quyết số 25/NQ-TW năm 2003 của BCHTW Đảng Khóa IX, cùng với Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và văn kiện Đại hội Đảng các nhiệm kỳ. Về chính sách và thực hiện chính sách bao gồm các nội dung thực hiện bình đẳng tôn giáo; Không can thiệp vào công việc nội bộ các tôn giáo…. 5
- Từ những công trình, bài viết nghiên cứu trên có thấy, thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của các cấp, các ngành, để nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội… Xuất phát từ những nhiệm vụ trên và thực tiễn tại địa phương nên tôi muốn nghiên cứu các quan điểm, quy định pháp luật, kinh nghiệm về công tác quản lý chính sách tôn giáo, tính ngưỡng để tập trung phân tích, nghiên cứu Đề tài về “Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”. Qua đó, Luận văn đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo tại địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Khái quát những quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay và cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo. + Đánh giá thực trạng những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém, nguyên nhân hạn chế yếu kém trong thực hiện chính sách tôn giáo. + Định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quan điểm, lý luận, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tôn giáo. Đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách 6
- tôn giáo và thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2017 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách tôn giáo, tín ngưỡng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thu thập số liệu, xử lý số liệu, tổng hợp số liệu từ công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, qua đó phân tích thực trạng và yêu cầu đặt ra trong thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn: Kết quả luận văn góp phần hệ thống hóa làm rõ hơn về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Từ phân tích đánh giá rõ thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp Đức từ năm 2017 đến năm 2020; qua đó xác định nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đặt ra. Với kết quả này, luận văn cung cấp luận chứng thực tiễn để tham mưu đề xuất đến các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Hiệp Đức về các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn Hiệp Đức ở thời gian đến. Ngoài ra, kết quả của luận văn còn có thể làm vốn tài liệu để tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy các cơ sở đào tạo về ngành quản lý nhà nước và chính sách công. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và cơ sở lý luận về thực chính sách tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Hiệp 7
- Đức, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 8
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm tín ngưỡng Tín ngưỡng (belief) là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người, đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người từ xưa cho đến nay. Cho nên, tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau như văn hóa dân gian, tôn giáo học, nhân học,…Ở mỗi chuyên ngành, do có cách tiếp cận riêng, nên dẫn đến việc hiểu khái niệm tín ngưỡng cũng chưa thống nhất với nhau. Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” (1). Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghĩa là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng” (73). Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con người. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn, trong công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, ông đã phân tích khá rõ khái niệm tín ngưỡng với tư cách là đức tin tôn giáo, tín ngưỡng không hoàn toàn tách rời khỏi tôn giáo: “Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believe, theo nghĩa hẹp, croyance religieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo” [93] Tác giả Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, tín ngưỡng dân gian được hiểu: Là những hình thái tôn giáo sơ khai, chúng được hình thành trên cơ sở tâm cách nguyên thủy (primitive metality) để nhận thức hiện thực và tác động đến hiện thực bằng các kỉ xảo (các biện pháp ma thuật) của thuyết hồn linh….. [59] 9
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng [72, tr.1] * Khái niệm tôn giáo Định nghĩa của tôn giáo đến nay vẫn còn rất mù mờ và nhiều tranh cãi. Tại sao lại có những tranh cãi này? Sở dĩ bởi các định nghĩa tôn giáo xuất hiện khá muộn, dấu vết của việc định nghĩa khái niệm tôn giáo một cách rõ ràng, được biết tới là vào những năm sau Công nguyên, quãng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6. Đây là thời kỳ đế chế Roman đang đi vào thời suy tàn, và các vị vua Gothic bắt đầu nắm giữ vương quyền. Trước đó, khái niệm “tôn giáo” đã được sử dụng ở trong nhiều văn bản, nhưng không thống nhất được cách hiểu. Tôn giáo – “religion” có gốc từ tiếng Latin “religionem”, có nghĩa là “tôn sùng những điều thiêng liêng, sùng bái thần thánh, sự tận tâm, cảm thức về lẽ phải, bổn phận đạo đức, nỗi sợ hãi thần thánh, phụng sự thần thánh, tuân thủ tín ngưỡng, một niềm tin, một hình thức thờ phụng, tế lễ, tinh thần, sự thánh thiện”. Tiếng Pháp cổ từ này có nghĩa là “lòng mộ đạo, sự hiếu kính, cộng đồng tín ngưỡng” Theo nhà ngôn ngữ học Max Muller, vào khoảng những năm 1200, “religion” trong tiếng Pháp Anglo có nghĩa là “cuộc sống nguyện cầu trong các tu viện”. Khoảng những năm 1300, trong tiếng Anh, nó có nghĩa là “hệ thống niềm tin riêng biệt”. Vào những năm 1530, tôn giáo lại có nghĩa là “công nhận và trung thành với quyền lực tối thượng và vô hình”. Các định nghĩa tôn giáo này đều xuất hiện trong thời Trung Cổ ở Châu Âu, khi quyền lực nhà thờ Công giáo đang bao trùm châu lục này. Có một sự khác biệt về đời sống thần thánh ở phương Đông so với phương Tây, đó là người phương Đông không coi thần thánh hoặc ma quỷ sống ở một cõi nào đó khác mà họ không thể chạm tới. Người phương Đông coi thần thánh hoặc ma quỷ hiện diện ngay trong đời sống, hòa lẫn vào xã hội con người, thậm chí ngay bên trong mình. Vậy nên, do các hành vi tôn giáo được thực hiện một cách tự 10
- nhiên trong đời sống, nên các từ này không nhất thiết phải được định nghĩa hoặc tranh cãi nhau [60] Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [72, tr.1] * Khái niệm tổ chức tôn giáo Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan [Lý luận tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Việt Nam của GS. Đặng Nghiêm Vạn] Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện như Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo..... [72, tr.3, 4] Trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước; .…. [72, tr.7, 8] Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo [72, tr.1] * Khái niệm cơ sở tôn giáo Tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện như có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo; Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo; Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo [72, tr.6] 11
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo [72, tr.1] * Khái niệm chính sách tôn giáo Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa: Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. Trong thực tế, nhà nước, đảng phái, các tổ chức, các công ty đều là các chủ thể của chính sách. Do đó, trong thực tế, có hai loại chính sách là: chính sách tư và chính sách công. Chính sách công là tổng thể các quan điểm tư tưởng, các quy định pháp lý do Nhà nước đề ra, thể hiện thái độ, lập trường chính thức, lâu dài, nhất quán của người cầm quyền; thông qua đó người cầm quyền định hướng, lãnh đạo, quản lý các hoạt động xã hội nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Như vậy có thể hiểu, chính sách tôn giáo là tổng thể các quan điểm tư tưởng, các quy định pháp lý có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo do Nhà nước đề ra, thể hiện thái độ, lập trường chính thức, lâu dài, nhất quán của người cầm quyền; thông qua đó người cầm quyền định hướng, lãnh đạo, quản lý các hoạt động tôn giáo nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. * Khái niệm thực hiện chính sách tôn giáo Về chính sách tôn giáo Đảng ta khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là 1 bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” Từ những quan điểm, chủ trương về chính sách tôn giáo, các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện chính sách tôn giáo tại các địa phương. Do đó, thực hiện chính sách tôn giáo là thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng cơ chế chính sách tôn 12
- giáo, tín ngưỡng, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo và mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc [10] 1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của việc thực hiện chính sách tôn giáo * Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách tôn giáo Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hết sức đúng đắn, đem lại những hiệu quả thiết thực. Chính sách không phải được đưa ra do ý chí chủ quan của những nhà lãnh đạo, mà lại sự kết hợp quan điểm lý luận và Chủ nghĩa Mác - Lê nin - Tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn, tình hình tôn giáo Việt Nam. Trong những năm chiến tranh các tín đồ tôn giáo đã góp phần vào chiến thắng chung dân tộc. Thời kỳ hiện nay, họ đang ra sức xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Củng cố khối đại dodàn kết dân tộc, nâng chủ nghĩa yêu nước lên tầm cao mới. Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận, Chủ nghĩa Mác - Lê nin - Tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể nước ta, phù hợp với lịch sử và văn hoá dân tộc xuất phát từ đất nước và con người Việt Nam, giải đáp những yêu cầu lí luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam .. Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ hiện nay là hết sức đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng đại bộ phận tín dodò. Sự đoàn kết các đồng bào tôn giáo tạo thành sức mạnh nội lực chống phá thế lực thù địch, đang lợi dụng tôn giáo vào mục tiêu “diễn biến hào bình”. Đồng thời phát huy mặt tích cực tôn giáo, cũng như mặt còn hạn chế của tôn giáo. Vì tôn giáo hàng năm vẫn sống cùng con người. * Vai trò của việc thực hiện chính sách tôn giáo Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác tôn giáo Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. 13
- Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước...Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo“ trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch; Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước. Góp phần hoàn thiện pháp luật, giữ vững độc lập Quyền tự do tín ngưỡng được khẳng định trong hiến pháp và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Thực tiễn cho thấy các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam tăng cường lợi dụng tôn giáo để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình”. Do đó việc xây dựng chủ trương chính sách đúng đắn Đảng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước là rất cần thiết. Các chủ trương chính sách về tôn giáo được thể hiện trong các văn bản, Nghị quyết qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Chức sắc giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới tín đồ. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, bộ phận chức sắc yêu nước, tiến bộ gần gũi với Đảng, chính quyền và Mặt trận ngày càng nhiều lên. Đại đa số các chức sắc yên tâm làm việc đạo, có tinh thần dân tộc, đồng tình với đường hướng tốt đời, đẹp đạo. 1.1.3. Nội dung thực hiện chính sách tôn giáo Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về tôn giáo và công tác tôn giáo Các bộ, ngành và địa phương liên quan cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo. Tăng cường công tác tuyên truyền đối nội cũng như đối ngoại về hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo nhất quán của Đảng và Nhà nước, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP để cán bộ, người dân và tổ chức, cá nhân tôn giáo hiểu, nâng cao nhận thức và chủ động thực hiện đúng. Bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và các chính sách, pháp luật khác có liên 14
- quan tương thích với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, ký kết. Bảo đảm bình đẳng giữa trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức tôn giáo, giữa tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội khác. Hạn chế để các tổ chức, cá nhân tôn giáo lợi dụng khoảng trống, sự bất cập giữa các luật để tìm cách xuyên tạc, hiểu sai, hoạt động sai luật, ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, an ninh chính trị. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, giảm thiểu nhận thức lệch lạc, mê tín dị đoan từ trong đội ngũ công chức và ngoài xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ quan tâm chỉ đạo các ban, ngành chức năng và UBND các tỉnh, thành phố có chế độ chính sách thu hút đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp ngăn chặn, quản lý chặt chẽ các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới có tính cực đoan, không để hình thành tổ chức hoạt động trái pháp luật, gây bức xúc trong xã hội. Tăng cường công tác tiếp xúc, vận động chức sắc, chức việc tôn giáo; hướng dẫn các tổ chức tôn giáo đăng ký và tổ chức các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo, hoàn thành trong năm 2021. Các cấp, các ngành cần chủ động nghiên cứu và tham mưu giúp Chính phủ về hoàn thiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan như đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục… Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân và các tổ chức tôn giáo; phát huy nguồn lực của các tôn giáo đóng góp cho xã hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, góp phần giảm ngân sách nhà nước. Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Hướng dẫn các tổ chức hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ đã được nhà nước công nhận và quy định của pháp luật. Xem xét, giải quyết thấu đáo các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy của người dân tại các địa phương, phân 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 87 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn