intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học và công nghệ

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học và công nghệ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MẠC VĂN CƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MẠC VĂN CƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM ĐỨC CHÍNH HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Ngoài sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS. Phạm Đức Chính, luận văn này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về đề tài luận văn. Mọi số liệu, quan điểm, quan niệm, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy định. Vì vậy, tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017 Tác giả Mạc Văn Cƣơng 1
  4. LỜI CÁM ƠN Luận văn được hoàn thành sau một thời gian nghiên cứu, trước hết là nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Phạm Đức Chính. Tác giả xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thầy hướng dẫn khoa học đáng kính đó. Tác giả cũng xin được chân thành nói lời tri ân tới quý thầy cô lãnh đạo Học viện, quý thầy cô là giảng viên, viên chức Học viện Hành chính quốc gia nơi mà tác giả học tập và nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình tác giả thực hiện công trình khoa học này./. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017 Tác giả Mạc Văn Cƣơng 2
  5. MỤC LỤC Trang Danh mục các ký hiệu viết tắt 6 Danh mục các bảng 7 Lời mở đầu 8 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 15 1.1 Một số khái niệm cơ bản 15 1.2 Vai trò của chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 20 1.3 Tổ chức thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 21 1.3.1 Ý nghĩa của thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 21 1.3.2 Các bước thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 23 1.3.3 Yêu cầu và hình thức tổ chức thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 26 1.3.4 Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 29 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 29 1.5 Kinh nghiệm quốc tế 31 1.5.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ở Mỹ 31 1.5.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ở Singapor 32 1.5.3 Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin đối với Cục Thông tin Khoa học công nghệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ 35 Tiểu kết Chƣơng 1 38 Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học công nghệ 39 2.1 Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay 39 3
  6. 2.1.1 Những căn cứ pháp lý tổ chức thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 39 2.1.2 Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay 43 2.2 Thực hiện chính sách sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học và công nghệ 45 2.2.1 Khái quát về Cục Thông tin khoa học công nghệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ 45 2.2.2 Thực trạng thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ thuộc Bộ Khoa học công nghệ 50 2.2.3 Đánh giá chung về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học và công nghệ 75 Tiểu kết chƣơng 2 80 Chƣơng 3: Mục tiêu, định hƣớng và các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học công nghệ 81 3.1 Mục tiêu chính sách ứng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ giai đoạn 2010 - 2020 81 3.2 Phương hướng của Cục thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ khoa học công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 82 3.3 Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ thuộc Bộ Khoa học công nghệ 84 3.3.1 Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các bước thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ 84 3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực trong thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ 85 3.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cập nhật ứng dụng trong thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công 4
  7. nghệ 86 3.3.4 Tăng cường số lượng dịch vụ công trực tuyến trong thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ 88 3.3.5 Đa dạng hóa hình thức tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin 90 3.3.6 Tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến 90 3.3.7 Đầu tư kinh phí cho hoạt động thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công 91 3.3.8 Tăng cường chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin trong thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 92 3.3.9 Xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 92 3.3.10 Tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin 94 Tiểu kết chƣơng 3 95 Kết luận 96 Danh mục tài liệu tham khảo 97 5
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Số TT Chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 KHCN Khoa học công nghệ 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CQNN Cơ quan nhà nước 4 KTNN Kiểm toán nhà nước 5 PS2 Dịch vụ công thế kỷ 21 của Singapor 6 CPĐT Chính phủ điện tử 7 KQNC Kết quả nghiên cứu 8 PKH Phòng kế hoạch 9 PKT Phòng kế toán 10 CGCN Chuyển giao công nghệ 11 CSDL Cơ sở dữ liệu 12 KHKT Khoa học kỹ thuật 13 TS Tiến sĩ 14 Th.s Thạc sĩ 15 PGS Phó Giáo sư 16 GS Giáo sư 6
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng công chức viên chức làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. 48 Bảng 2.2: Chi tiết kết quả cơ sở hạ tầng giai đoạn 2012- 2016. 61 Bảng 2.3: Chi tiết kết quả trình độ nhân sự giai đoạn 2012- 2016. 63 Bảng 2.4: Chi tiết kết quả hệ thống phần mềm giai đoạn 2012-2016 63 Bảng 2.5: Chi tiết kết quả dịch vụ công trục tuyến giai đoạn 2012- 2016. 65 Bảng 2.6: Chi tiết kết quả đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2012- 2016. 66 7
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người, làm cho thói quen làm việc, giải trí hay ngay cả các hình thức kinh doanh cũng thay đổi theo. Các ứng dụng công nghệ thông tin hứa hẹn việc trao đổi thông tin trong hoạt động tại Cục Thông tin Khoa học công nghệ cũng như việc cung cấp các dịch vụ và dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp sẽ trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn, từng bước nâng cao tính minh bạch và bình đẳng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin gắn với dịch vụ công trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Khoa học công nghệ đã nhận được sự quan tâm đặt biệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và nhân dân. Trong thời gian qua Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về ứng dụng CNTT: Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin”, Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN giai đoạn 2016-2020. Nhiều chính sách đã ban hành nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin nhưng hiện nay tại Cục Thông tin Khoa học công nghệ việc ứng dụng công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực của Cục Thông tin KHCN nhưng việc ứng dụng và sự đầu tư còn dàn trải và chưa được đúng mức, còn nhiều nhược điểm nhất là trong sử dụng khai thác tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu, thống kê. Việc sử dụng khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu và thống kê trước đây còn chậm do nhiều giấy tờ văn bản nhiều thủ tục làm ảnh hưởng nhất định tới người sử dụng khai thác 8
  11. thông tin, làm chậm tiến độ công việc của cá nhân và đơn vị dẫn đến hiệu quả công việc chưa được cao. Cục Thông tin Khoa học công nghệ quan tâm và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành tốt việc thực hiện chính sách ứng dụng CNTT đồng thời làm cho việc triển khai thực hiện chính sách ứng dụng CNTT hiệu quả hơn. Do tồn tại những vấn đề trên nên em quyết định chọn đề tài: "Thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ Khoa học và công nghệ" nhằm giới thiệu cụ thể hơn về chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính phủ điện tử vào trong công tác quản lý và khuyến khích các cá nhân trong cơ quan có nhiều sáng kiến kinh nghiệm làm cho công việc được nhanh hơn và đảm bảo chất lượng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Các tài liệu công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn đề tài có rất nhiều đã được công bố rộng dãi như: - Nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng chính phủ điện tử thế hệ mới tại Việt Nam’’. Đề tài thạc sỹ Nguyễn Lệ Thu, Năm 2010. Đề tài đã làm rõ chính sách phát triển chính phủ điện tử trong một số ngành của Việt Nam trong đó có ngành Khoa học công nghệ, nông nghiệp phát triển nông thôn, giao thông vận tải, ngân hàng nhà nước, và tác giả đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển trong hiện tại và tương lai trong việc ứng dụng chính phủ điện tử với những thay đổi mới về cơ sở vật chất trang thiết bị một số ngành. - Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính (Nghiên cứu trường hợp Quận Thanh Xuân, Hà Nội). Đề tài thạc sỹ Phan Thị Mận, chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ , năm 2016. Để tài đã áp dụng nội dung sau tại Quận Thanh Xuân Hà Nội: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận chung về Công nghệ thông tin, cải cách hành chính, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và các địa phương trong cả nước ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính. 9
  12. Luận văn làm rõ thực trạng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Quận Thanh Xuân. Luận văn đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Quận Thanh Xuân. - Đề tài Xây dựng chính sách ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong các trường trung học sơ sở tại Hà Nội. Đề tài thạc sỹ Lê Thị Quỳnh Giang, năm 2017. Đề tài đã nêu một số khái niệm về chính sách và quản lý giáo dục. làm rõ thực trạng áp dụng công nghệ thông tin trong trường PTCS tại Hà Nội, triển khai thực hiện chính sách ứng dụng CNTT trong trường THCS Cát Linh Hà Nội, Trường THCS Nghĩa Tân Hà Nội để quản lý học sinh theo phương pháp hiện đại để cha mẹ có thể nắm bắt được tình hình học tập của con cái, thông tin giữa nhà trường với gia đình phụ huynh được phản ánh kịp thời , và đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường THCS ở Hà Nội hiện nay. - Ứng dụng kiến trúc Chính phủ điện tử và mô hình SAAS cho các dịch vụ phần mềm cấp Phường – Xã, đề tài thạc sỹ Dương Bá Cường, chuyên ngành công nghệ thông tin Trường Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015. Đề tài đã làm rõ chính phủ điện tử và việc áp dụng mô hình Saas cho các dịch vụ phần mềm cấp phường , xã . Và hiệu quả của việc áp dụng mô hình này làm được rất tốt, do cấp phường xã việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng khá nhiều hạn chế thế nên áp dụng mô hình này sẽ tiết kiệm được kinh phí vì không cần đầu tư trang thiết bị, tự động hóa mọi công đoạn, sao lưu dễ dàng thông suốt, dữ liệu được thống nhất, truy xuất thông tin đơn giản, báo cáo dễ dàng, đặc biệt là chi phí thấp, triển khanh nhanh chóng, làm việc mọi lúc mọi nơi. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam, đề tài thạc sỹ Nguyễn Trung Thành năm 2015. Đề tài này tác giả đã làm rõ tình hình việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam, thống kê tỷ lệ sử dụng các ứng dụng phần mềm và internet tại các Bộ cơ quan ngang Bộ và các tỉnh thành trên cả nước, 10
  13. nếu ra tồn tại và hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin từ đó đề xuất một số giải pháp như nhận thức về CNTT, hoàn thiện cơ chế chính sách CNTT, triển khai các ứng dụng cơ bản. Các công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển các ngành kinh tế -xã hội. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận kiểm toán, của Kỹ sư Nguyễn Xuân Đồng, năm 2011. Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tiễn, nhằm hướng tới việc tin học hoá các hoạt động kiểm toán của KTNN trước sự phát triển nhanh và mạnh về phạm vi, quy mô kiểm toán trong thời điểm hiện tại. Sản phẩm của đề tài sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động chuyên môn kiểm toán, trong đó có công tác tổng hợp kết quả kiểm toán và theo dõi kết quả thực hiện kết luận kiểm toán; đảm bảo tiết kiệm thời gian, quản lý có hệ thống, khoa học; kịp thời tổng hợp và cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động khoa học thống kê, của Nguyễn Thị Thanh, năm 2011 Đề tài nghiên cứu việc thực hiện tin học hóa mọi khâu quản lý trong qui trình hoạt động khoa học thống kê, từ khâu đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học, đến khâu xử lý, lưu trữ và phổ biến kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học của toàn ngành Thống kê nói chung. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong tính toán dự báo phát triển ngành, của Trần Văn Dũng năm 2015. Đề tài Nghiên cứu xây dựng phần mềm để quản lý dữ liệu và trợ giúp công tác tính toán dự báo phát triển của ngành du lịch từ đó để xuất giải pháp để quản lý dữ liệu được tốt hơn.. Các đề tài và giáo trình trên có nghiên cứu thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực, nhưng lại chưa có tài liệu nào viết về thực 11
  14. hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin KHCN như trong đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: + Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ; + Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ; + Trên cơ sở mục tiêu, định hướng của Nhà nước, của ngành, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tổ chức thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ. Trong đó luận văn tập trung nghiên cứu sâu về các bước tổ chức thực hiện chính sách, hình thức thực hiện và các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông tin khoa học công nghệ. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông Tin KHCN. + Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tổ chức về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông Tin KHCN từ năm 2013 đến năm 2017. 12
  15. + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tổ chức về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông Tin KHCN. Những minh họa từ thực tiễn sẽ tập trung khai thác triệt để các bước tổ chức thực thi chính sách, hình thức thực thi và các phương pháp tổ chức về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông Tin KHCN. Từ đó có những đề xuất các giải pháp hoàn thiện về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông Tin KHCN trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung đề tài. Đề tài cũng kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp thu thập - xử lý thông tin, Phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp thống kê. Phương pháp tổng hợp. Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận văn: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu có liên quan, các đánh giá, nhận định trong các báo cáo tổng kết của các cơ quan thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông Tin KHCN. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về lý luận: Hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về cơ sở lý luận; một số nội dung về chính sách, lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Thông Tin KHCN. - Ý nghĩa về thực tiễn: Luận văn làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong việc ban hành chính sách và thực thi chính sách; luận văn cũng làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị quản lý, doanh nghiệp, trường, trung tâm đào tạo, những cá nhân có liên quan tới thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin. 13
  16. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu , kết luận, các phụ lục , nội dung chính của luân văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ khoa học công nghệ. Chương 3: Mục tiêu, định hướng và các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục thông tin Khoa học công nghệ, thuộc Bộ khoa học công nghệ. 14
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Các khái niệm chính sách - Khái niệm chính sách: “Chính sách” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện thông tin, truyền thông và trong đời sống xã hội. Theo từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary) “chính sách” là “một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách…”. Hugh Heclo (năm 1972) định nghĩa chính sách có thể được xem như là một đường lối hành động hoặc không hành động thay vì những quyết định hoặc các hành động cụ thể. David Easton (năm 1953) cho rằng “chính sách bao gồm một chuỗi các quyết định và các hành động mà trong đó phân phối thực hiện các giá trị”. Smith (năm 1976) cho rằng “khái nhiệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của các lực lượng có quan hệ với nhau”. Smith nhấn mạnh “không hành động” cũng như “hành động” và nhắc nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ không chỉ tập trung vào các quyết định tạo ra sự thay đổi, mà còn phải thận trọng với những quyết định chống lại sự thay đổi và khó quan sát vì chúng không được tuyên bố trong quá trình hoạch định chính sách” [15]. Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách..” [14]. - Khái niệm chính sách công: Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những giác độ khoa học khác nhau, theo đó có những cách hiểu, xác định không hoàn toàn giống nhau về khái niệm: Thomas Dye (năm 1972) đưa ra một định nghĩa khá súc tích về chính sách công: “Chính sách công là bất kỳ những gì mà nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm”. Winiam Jenkins (năm 1978) đưa ra định nghĩa: Chính sách công “là một tập 15
  18. hợp các quyết định liên quan với nhau, được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”. James Anderson (năm 1984) đưa ra định nghĩa khái quát hơn về chính sách công: “Chính sách công là đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạt động chính trị để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề cần quan tâm” [13,tr 5,6]. Có thể khẳng định, chính sách công là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng. Như vậy, “chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [8, tr51]. Đặc trưng của chính sách công là do nhà nước chủ động xây dựng để tác động lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định, cho thấy bản chất của chính sách công là công cụ định ướng cho hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Để đạt được mục tiêu đề ra, trước hết chính sách công phải tồn tại trong thực tế, phải thể hiện được vai trò định hướng hành động theo những mục tiêu nhất định. Điều kện tồn tại của một chính sách công là tổng hòa những tác động tích cực của hệ thống thể chế do nhà nước thiết lập và tinh thần nghiêm túc thực hiện, tự chủ, sáng tạo của các chủ thể tham gia giải quyết vấn đề chính sách trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại được thể hiện bằng các nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, môi trường chính trị, pháp lý, văn hóa xã hội và cả bảo đảm bằng nhà nước. 1.1.2 Khái niệm thực thi chính sách - Khái niệm thực thi chính sách: Thực thi đơn giản có nghĩa là thực hiện hoặc tiến hành. 16
  19. Thực thi có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo Mazmanian và Sabatier: “Thực thi là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở, thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể được thể hiện dưới hình thức các quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc các quyết định của tòa án. Theo lý tưởng, quyết định đó xác định vấn đề cần được giải quyết, quy định các mục tiêu cần theo đuổi và rất nhiều cách thức, định hình quá trình thực thi. Thông thường, quá trình này trải quan nhiều giai đoạn, bắt đầu với việc thông qua đạo luật cơ bản, tiếp theo là các quyết định của các cơ quan thực thi chính sách, sự tuân thủ của các nhóm lợi ích với các quyết định đó, các tác động thực tế - cả chủ định và không chủ định - của các đầu ra đó, những tác động nhận thức được của các quyết định, và cuối cùng là những sửa đổi quan trọng trong đạo luật cơ bản” [11,tr.1]. Theo Amy DeGroff, Margaret Cargo, “thực thi chính sách công phản ánh một quá trình thay đổi phức tạp mà các quyết định của Nhà nước được chuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định, hoặc các hoạt động nhằm đạt được những cải thiện xã hội” [12,tr.47]. Theo Thomas Dye, “thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để thực hiện các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì các chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chúng phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích” [11,tr.4]. Theo các định nghĩa trên, thực thi chính sách công không đơn giản chỉ là sự tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách cụ thể mà bao gồm: ban hành các văn bản chi tiết, quy định các biện pháp, các thủ tục thực thi chính sách công; thiết lập các chương trình, dự án để thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đó. Có thể hiểu: thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công. 17
  20. Như vậy, “Tổ chức thực thi chính sách đưa ra là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả” [8, tr 127]. 1.1.3 Khái niệm công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá... của con người. Công nghệ thông tin (tiếng Anh là: Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Vì lý do đó, những người làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp, và bộ phận của một công ty hay đơn vị chuyên làm việc với CNTT thường được gọi là phòng CNTT. Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. 1.1.4 Khái niệm thông tin và hệ thống thông tin - Khái niệm về thông tin: Thông tin là thông báo tin tức. Tin tức có thể dùng như danh từ chẳng hạn: tin tức về máy móc, điện toán, hay nói gọn là tin về... Ngày nay, thuật ngữ thu thập tin tức được sử dụng khá phổ biến. Tin tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2