Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 10
download
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công "Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HẢI LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Đắk Lắk, Năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HẢI LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH Đắk Lắk, Năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hồ Việt Hạnh. Những số liệu, tài liệu mà cá nhân sử dụng trong luận văn này là trung thực, tin cậy, dựa trên cơ sở kết quả khảo sát trực tiếp mà bản thân tự thực hiện và thu thập, tổng hợp. Những số liệu này là chính thống và được sự cho phép sử dụng của các cơ quan nhà nước. Đắk Lắk, tháng 11 năm 2021 Học viên Lê Hải Lý
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của các thầy cô giáo, sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cho phép tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cám ơn tới các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình, chu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời tri ân sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Hồ Việt Hạnh đã tận tình hướng dẫn, động viên và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng Người có công thuộc Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đắk Lắk, các phòng ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, đồng nghiệp và các bạn học viên lớp cao học chính sách công khóa X đợt 02 năm 2019 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, tháng 11 năm 2021 Học viên Lê Hải Lý
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... . LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. . MỤC LỤC................................................................................................................................... . MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 Chương 1 .................................................................................................................................. 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ............................................................................................ 11 1.1. Những vấn đề liên quan đến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ..........11 1.2. Cơ sở thực tiễn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ...............16 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ..................................................................................................................20 Chương 2 .................................................................................................................................. 26 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ........................................ 26 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ....................................................26 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk .................................................................32 2.3. Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk .................................................................42 Chương 3 .................................................................................................................................. 59 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG .......................................................... 59 VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ................... 59 3.1. Quan điểm về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ..............59 3.2. Dự báo về đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới ..............................................................62 5
- 3.3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............66 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 81 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................................... 86 6
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ không viết tắt UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội Lao động – TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam VNAH Việt Nam anh hùng LLVTND Lực lượng vũ trang nhân dân AHLĐ Anh hùng lao động TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh BHYT Bảo hiểm y tế XHCN Xã hội chủ nghĩa 1
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, với tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng hòa bình, đã đoàn kết kề vai sát cánh, không quản ngại gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Kế thừa truyền thống của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, cả dân tộc Việt Nam đã ra trận, hàng triệu triệu người con ưu tú trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã cùng chung một chiến hào vì một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [47]; cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã làm nên chiến thắng lịch sử đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước để đi lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh ấy biết bao người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường và trong ngục tù hoặc khi trở về đã mang trên mình những thương tật suốt đời. Có hàng triệu những người Mẹ, người Vợ, người con đã vĩnh viễn không bao giờ được gặp lại những người thân yêu nhất của mình [48]; máu đào của các anh, các chị đã tô thắm thêm lá cờ vẻ vang của Tổ quốc, góp phần làm nên dáng đứng Việt Nam. Tổ quốc và Nhân dân ta vô cùng tự hào và biết ơn vô hạn các bậc anh hùng nghĩa sỹ, các thế hệ tiền bối cha anh và lớp lớp các chiến sỹ cách mạng, các liệt sĩ, thương binh và các gia đình có công với nước, đã hy sinh tính mạng, của cải để giành và giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc [49]. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác chính sách ưu đãi có công vói cách mạng. Năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL, ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ; đồng thời, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ cũng đã chọn ngày 27/7 hằng năm làm “Ngày thương binh liệt sĩ” để thể hiện tình cảm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với tất cả những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc và để ghi 1
- nhớ, tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước. Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, lãnh đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hệ thống các văn bản về chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm từng bước cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần đối với người có công được phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có trên 50 ngàn hồ sơ đối tượng chính sách người có công với cách mạng [38]. Riêng thành phố Buôn Ma Thuột đang quản lý trên 10 ngàn hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có gần 3.000 người được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; số còn lại hưởng trợ cấp một lần và hưởng quyền lợi chính trị [32]. Trong thời gian qua, công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQVN, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện và được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, qua đó đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách người có công trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở hệ thống văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Thành phố Buôn Ma Thuột cũng đã đề ra những chính sách, giải pháp phù hợp, thiết thực sát với tình hình thực tế tại địa phương để đưa chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống và giúp người có công với cách mạng có cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần nhằm đem lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Hệ thống chính sách pháp luật về người có công mặc dù đã được Trung ương từng bước được kiện toàn nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung nên một số người dân có tham gia hoạt động kháng chiến 2
- vẫn chưa được giải quyết chế độ chính sách; mức trợ cấp, phụ cấp đối với một số nhóm đối tượng người có công còn thấp chưa xứng đáng với sự hy sinh, cống hiến của họ; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về người có công, nhất là chính sách mới chưa được thực hiện kịp thời, rộng rãi trong nhân dân; vai trò lãnh đạo của Cấp ủy, công tác quản lý nhà nước ở một số nơi còn hạn chế, thụ động, thiếu linh hoạt; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở một số nơi chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ; nguồn lực đầu tư thực hiện chính sách người có công còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương; đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động – TB&XH, nhất là ở cơ sở còn thiếu, chưa sâu sát... Mặt khác, do đối tượng người có công của thành phố Buôn Ma Thuột thuộc nhiều tỉnh thành trên cả nước chuyển đến, thường xuyên có sự biến động nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Việc nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa thành phố Buôn Ma Thuột nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương; chỉ ra những hạn chế bất cập, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường [1]. Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và Nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sỹ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh. Thực hiện lời kêu gọi của của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” [50]. Số 3
- người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn [51]. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ [51]. Với việc ban hành Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16/02/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ đã khẳng định tầm quan trọng cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước. Kể từ đó đến nay, các chính sách, chế độ đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng ngày càng được mở rộng về đối tượng, đa dạng hơn về các hình thức chăm sóc, hệ thống các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng, an dưỡng được xây dựng; nhiều trung tâm phục hồi chức năng thương binh, bệnh binh đã ra đời và hoạt động có kết quả tốt. Tổ chức nhiều trường học, cơ sở đào tạo, trung tâm thực hành và các xưởng sản xuất phục vụ việc đào tạo, dạy nghề, sản xuất, kinh doanh dành cho các đối tượng thương binh, bệnh binh và thân nhân thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Với việc ban hành và thực hiện Pháp lệnh “Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” và Pháp lệnh “Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (năm 1994) đã góp phần ổn định xã hội, tác động sâu sắc, làm tăng thêm tình cảm và trách nhiệm của các tầng lớp xã hội trong phong trào toàn dân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với các đối tượng người có công với cách mạng. Đặc biệt, Pháp lệnh số 26/2006/UBTVQH (năm 2006) và Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012; gần đây nhất là Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã bổ sung hoàn thiện, mở rộng đối tượng được hưởng chế độ, mức phụ cấp, trợ cấp được điều chỉnh... nhằm phù hợp với mức sống của người dân và tình hình phát triển của đất nước hiện nay. Với hệ thống văn bản này đã tạo nên hành lang pháp lý 4
- thuận lợi trong việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được chặt chẽ, sát với thực tế và theo đúng quy định của pháp luật. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định những định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cư dân trên địa bàn. Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân [2]. Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 29/9/2017 của Tỉnh ủy Đắk Lắk, về việc thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng” đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu về công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh: Thực hiện chính sách người có công với cách mạng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, lâu dài của Cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Đến năm 2020 giảm 30% - 40% số hộ nghèo là người có công, phấn đấu đến 2025 giảm 60% - 70% số hộ nghèo là người có công; cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên địa bàn toàn tỉnh [3]. Trên thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, như: - Đề tài “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh, năm 2018 [4]. Đề tài đã tổng hợp những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; nêu những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề ra 5
- những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công ở Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. - Đề tài “Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hường, năm 2017 [5]. Đề tài đã phân tích những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm; những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề xuất những giải pháp để thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Một số bài viết có nội dung về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của các tác giả được đăng tải trên các Báo, Tạp chí như: - Bài viết “Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi người có công với cách mạng” của tác giả Phạm Thị Hải Chuyền – Nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2014 [6]. Bài viết được tác giả làm rõ hơn về nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách người có công; đồng thời, đưa ra những giải pháp, định hướng nhằm góp phần thực hiện tốt hơn đối với công tác chính sách ưu đãi người có công. - Bài viết “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công với cách mạng” của tác giả Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [7]. Bài viết đã khái quát về tình hình thực hiện chính sách người có công ở nước ta trong thời gian qua, xác định nguồn lực thực hiện công tác chính sách ưu đãi người có công; đồng thời, nêu lên một số tồn tại, hạn chế và những nội dung bất cập... Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp quan trọng đối với công tác thực hiện công tác chính sách người có công với cách mạng trong thời gian tới. - Bài viết “Không ngừng hoàn thiện chính sách, nâng cao đời sống người có công với cách mạng” của tác giả Nguyễn Bá Hoan – Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [8]. Bài viết được tác giả đánh giá, phân tích các chính sách ưu đãi người có công qua các thời kỳ; đưa ra những ưu điểm, hạn chế của từng chế độ, chính sách cũng như kết quả đạt được của các chế độ chính sách đó. Đồng thời, 6
- đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đối với việc thực hiện công tác chính sách người có công trong những năm tiếp theo. Có thể nói những bài viết đăng trên các Tạp chí và các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách người có công là cơ sở để tác giả tham khảo nhằm có cách nhìn tổng quát và hiểu sâu hơn về chế độ chính sách người ưu đãi có công. Trên cơ sở đó, giúp tác giả có thể vận dụng tốt hơn trong việc nghiên cứu đề tài của mình. Qua kết quả thống kê cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. Đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành chính sách công là cần thiết nhằm giúp chúng ta tiếp cận một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan về công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, như: Đánh giá thực trạng, những khó khăn, kết quả đạt được trong giai đoạn 2013 - 2020. Đồng thời, đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để tạo điều kiện tốt hơn cho người có công thụ hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề, luận văn làm rõ thực trạng, các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 7
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. - Đánh giá việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020. - Những quan điểm của Đảng, Nhà nước và quan điểm của cá nhân về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thực hiện có hiệu quả trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được triển khai trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu việc thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. - Về Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2020. - Nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực hiện; kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 8
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước; các chương trình, kế hoạch của địa phương (tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột) về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. - Thu thập các số liệu, báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng Lao động – TB&XH, Sở LĐTB&XH, UBND tỉnh Đắk Lắk... và điều tra xạ hội học với một số nhóm đối tượng liên quan để có tính khách quan nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và những giải pháp thực hiện. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: trình bày các số liệu qua bảng biểu mà tác giả thu thập, điều tra, khảo sát. - Tiến hành phân tích, đánh giá công việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 6.2. Về mặt thực tiễn Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Buôn Ma Thột, tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 9
- Chương 3: Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 10
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Những vấn đề liên quan đến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 1.1.1. Khái niệm - Chính sách: Có nhiều thuật ngữ để nói về khái niệm chính sách, nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về chính sách. Theo từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary), “chính sách” là một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách … Theo Hugh Heclo (1972) cho rằng, chính sách có thể được xem như là một đường lối hành động hoặc không hành động thay vì những quyết định hoặc các hành động cụ thể [40]. Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của một chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. [9, Tr.475]. Qua phân tích các khía cạnh cơ bản về khái niệm chính sách, theo tác giả, chính sách có thể hiểu như sau: Chính sách là tập hợp các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và hành động về phương diện nào đó của Đảng, Nhà nước, bao gồm các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước muốn đạt được và cách thực hiện để đạt các mục tiêu đã đề ra. Các mục tiêu này nhằm đem đến sự phát triển của đất nước. - Chính sách công: Có nhiều khái niệm về chính sách công: Theo Thomas Dye (1972) định nghĩa “chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [41]. Theo William Jenkis (1978) định nghĩa “chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống cụ thể thuộc 11
- phạm vi, thẩm quyền” [42]. Còn theo James Anderson (1984) đưa ra định nghĩa chung hơn về chính sách công. Ông cho rằng “chính sách công là một đường lồi hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề quan tâm” [43]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về chính sách công và các tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản sau: Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải: “chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [10, tr.51]. PGS. TS. Đỗ Phú Hải định nghĩa: “chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể với các giải pháp công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của Đảng chính trị cầm quyền” [11, tr.37]. Theo tập bài giảng chính trị học của Viện chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia các tác giả có định nghĩa: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng” [12, tr.257]. Còn theo PGS. TS. Hồ Việt Hạnh “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng” [13, tr.6]. Từ những khái niệm nêu trên theo tác giả hiểu: Chính sách công là chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển của Nhà nước được thể hiện bằng những quyết định nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội. 1.1.2. Thực hiện chính sách công 1.1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách công Thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội, với hình thức ban hành các văn bản, chương trình, dự án, kế hoạch... trên cơ sở đó, triển khai thực hiện chính sách nhằm đạt các mục tiêu chính sách công mà Đảng, nhà nước đã đề ra. Thực hiện chính sách là khâu rất quan trọng trong chu trình chính sách nhằm duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý nhà nước và đạt mục tiêu chính sách đề ra. 12
- 1.1.2.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách công - Xây dựng kế hoạch thực hiện: Việc lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đáp ứng các yếu cầu, như: Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp triển khai thực hiện chính sách; nhân sự tham gia thực hiện chính sách; cơ chế tác động giữa các cấp thực thi chính sách; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách... - Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Nhằm truyền tải những nội dung, ý chí của Đảng, nhà nước đến với người dân; giúp các đối tượng chính sách và người dân hiểu rõ về yêu cầu, mục đích và mong muốn mà chính sách muốn hướng tới... Từ đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực thi chính sách. - Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công: Để thực thi một chính sách không thể một cơ quan hay một địa phương làm được mà cần phải có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc; từ cơ quan Trung ương đến địa phương đều tham gia thực hiện. Do đó, để triển khai thực hiện chính sách đạt kết quả như mong muốn cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp chính quyền địa phương và có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị. - Duy trì, điều chỉnh, kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách công: Duy trì chính sách công là những hoạt động để đảm bảo chính sách được thực hiện thường xuyên và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm mục đích làm cho chính sách được phù hợp với tình hình thực tế. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách công là hoạt động cần thiết nhằm làm cho đội ngũ cán bộ công chức, các cơ quan thực thực thi chính sách nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách. - Tổng kết, đánh giá thực thi chính sách công: Là việc tổng hợp, xem xét quá trình thực hiện chính sách, kết quả đạt được, chưa đạt được và xem xét sự điều hành chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, sự tham gia phối hợp của các đơn vị và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia thực hiện chính sách. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân thành công hay thất bại của chính sách, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 51 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn