intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu thực trạng, những hạn chế, nguyên nhân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đắk Glong trong thời gian tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN ĐẠI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG Đắk Lắk, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN ĐẠI Đắk Lắk, năm 2019 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI ĐỨC HÙNG ĐẮK LẮK, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Đắk Lăk, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả Lê Văn Đại
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các Thầy, cô tại học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt là khoa Chính sách công và những thầy, cô đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại học viện. Tôi xin gửi lời biết ơn đến PGS. TS Bùi Đức Hùng đã giành nhiều thời gian hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghệp. Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là các nhà khoa học đang tham gia nghiên cứu đề tài TN18/X06 thuộc chương trình Tây Nguyên 2016- 2020 do Thầy giáo PGS. TS Bùi Đức Hùng làm chủ nhiệm đã chia sẻ thông tin và giúp tôi thu thập tài liệu, thu thập thông tin, dữ liệu khảo sát trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, các phòng ban, UBND các xã thuộc huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu làm đề tài luận văn này. Mặc dù bản thân tôi có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót, rất mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để luận văn đạt kết quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đắk Lăk, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả Lê Văn Đại
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................4 3.1. Mục đích .......................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................5 5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ..............................................................................5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...........................................................5 7. Cơ cấu luận văn ...................................................................................................5 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI...................................................................................................6 1.1. Nông thôn, Nông thôn mới và chính sách xây dựng nông thôn mới ...............6 1.1.1.Quan niệm về nông thôn .............................................................................6 1.1.2.Quan niệm về nông thôn mới .....................................................................6 1.1.3..Mục tiêu của chính sách xây dựng nông thôn mới ....................................8 1.1.4.Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới ...........................................9 1.2. Vai trò, ý nghĩa của chính sách xây dựng nông thôn mới ..............................16 1.3. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............................................16 1.3.1.Xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ............................................................................16 1.3.2.Tuyên truyền, phổ biến chính sách xây dựng nông thôn mới ..................17 1.3.3. Huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ...........................................................................................17
  6. 1.3.4. Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................18 1.4. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .........................................................................................................................18 1.4.1. Chất lượng của chính sách .......................................................................18 1.4.2. Năng lực tổ chức thực hiện chính sách nông thôn mới ...........................18 1.4.3. Đặc thù của nhóm đối tượng chính sách xây dựng nông thôn mới .........19 1.4.4. Nguồn lực; văn hóa của đối tượng trên địa bàn khi thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ....................................................................................19 1.5. Những bài học kinh nghiệm ...........................................................................19 1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong tỉnh Đắk Nông ....................19 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG ..................................................................................................22 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk nông ...............................................................................................................................22 2.1.1.Đặc điểm tự nhiên huyện Đắk Glong .......................................................22 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa-xã hội ............................................................23 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Gong, tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2011-2018..................................................26 2.2.1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................26 2.2.2. công tác tuyên truyền phổ biến chính sách xây dựng nông thôn mới .....28 2.2.3. Đào tạo, tập huấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. ...........................................................................................................................29 2.2.4. Huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ...........................................................................................30 2.2.5. Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .....................................................................................................................33
  7. 2.3. Kết quả thực hiện các nội dung theo 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới ........................................................................................33 2.3.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ........................34 2.3.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội............................................................................35 2.3.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất......................................................................37 2.3.4. Văn hóa - Xã hội - Môi trường ................................................................41 2.3.5. Hệ thống chính trị ....................................................................................44 2.4. Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức thực hiện ...............47 2.4.1.Hạn chế .....................................................................................................47 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................50 Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG .......................................................53 3.1. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới thời gian tới ...................................................................53 3.2. Quan điểm, định hướng xây dựng nông thôn mới huyện Đắk G’long ...........56 3.2.1. Quan điểm ................................................................................................56 3.2.2. Định hướng ..............................................................................................57 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đắk Glong trong thời gian tới. ..............58 3.3.1.Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức thực hiện; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động ........................................................................58 3.3.2. Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân ......................................60 3.3.3. Huy động các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. ..................................................62 3.3.4. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái ...............................................................................62
  8. 3.3.5. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, lấy Hội Nông dân làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới .....63 3.3.6. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các Bộ tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ....................................................................................................65 3.3.7. Tăng cường tổ các chức hội nghị trao đổi, đối thoại với nhân dân ..........66 KẾT LUẬN ..............................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NTM: Nông thôn mới HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân MTTQVN: Mặt trận tổ quốc Viết Nam MTQG: Mục tiêu quốc gia
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số kết quả về phát triển kinh tế - xã hội huyện .................................25 Bảng 2.2. Biểu tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình năm 2018 ...........................................................................................................................32 Bảng 2.3. Biểu tổng hợp kết quả đánh giá theo 19 tiêu chí xây dựng ntm năm 2018 (Kèm theo báo cáo số 15 /BC-BCĐCTMTQG, ngày 6 /3/2019 của BCĐ các CTMTQG huyện Đăk Glong) ...................................................................................46
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, được thể hiện ở các văn kiện Đại hội của Đảng, các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và nhà nước ta. Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo nên sự chuyển biến cả về kinh tế và xã hội ở vùng nông thôn, giảm thiểu sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Cụ thể, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đã đề ra mục tiêu tổng quát: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn…”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Quyết định liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Như: Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Như vậy, xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng sống của nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thông qua việc chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong; trong những năm qua, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã đạt được một số kết quả quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên tất cả các mặt của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh kết quả đạt được, huyện gặp không ít khó khăn, thách thức, đó là: Việc triển khai thực hiện chương trình còn lúng túng; công tác quy hoạch thiếu đồng bộ; hạ tầng nông thôn xuống cấp; nhu cầu kinh phí đầu tư xây dựng lớn; việc huy động nguồn kinh phí đầu tư trong xây dựng nông thôn mới 1
  12. khó khăn; vai trò tham gia của cộng đồng còn hạn chế; tiến độ triển khai thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu. Nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu của huyện Đắk Glong trong thời gian tới đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài về những nội dung nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng đã được rất nhiều tác giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Điển hình là Cuốn sách “ Phát triển bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” của Trần Ngọc Ngoạn đã làm nổi bật được những kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong phát triển nông thôn bền vững. Và được thể hiện ở ba trụ cột chính: phát triển bền vững kinh tế nông thôn, phát triển bền vững xã hội nông thôn và tăng cường bảo vệ, quản lý môi trường tự nhiên.[ 41 ] Cuốn sách “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp – lý luận, thực tiễn và triển vọng phát triển ở Việt Nam” của Đặng Kim Sơn đã nêu một số lý thuyết trong phát triển nông nghiệp, đã giới thiệu những thành công và thất bại trong phát triển nông nghiệp, bối cảnh tiến hành công nghiệp hóa của một số nước châu Á, điển hình là Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. [ 25 ] Còn cuốn sách “ Nông nghiệp, nông thôn Việt nam sau hai mươi năm đổi mới - quá khứ và hiện tại” của Nguyễn Văn Bích đã phân tích, đánh giá cụ thể lịch sử phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt 2
  13. sau đổi mới 1986 – 2006 đã làm rõ khá toàn diện nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn của sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.[25] Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta.Tác giả Hồ Xuân Hùng với bài viết “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài của Đảng và nhân dân” đã thể hiện rõ nét mô hình nông thôn và nông thôn mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và đã đề ra một số biện pháp thực hiện 19 tiêu chí quốc gai về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. [16] Đề tài “ Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiên đại” năm 2010 của PGS.TS Nguyễn Danh sơn đã nêu bật được những vấn đề cơ bản, cần thiết, quan trọng, trong phát triển đất nước. [24] Trên tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có đăng nhiều bài viết quan trọng liên quan đến nội dung mà đề tài luận văn đang nghiên cứu” - Bài viết “ Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra” của TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, tháng 11/2015/[28] - Bài viết “ Xây dựng nông thôn mới – những bài học kinh nghiệm giai đoạn 2010 – 2015” của tác giả Lê Nguyễn, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 1/2016. [23] - Bài viết “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn – những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững” của GS.TS. Đào Thế Tuấn, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 10/2017. [13] Trong những công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết nói trên đã tập trung phân tích, đánh giá đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn, thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam nói chung, của các địa phương nói riêng. Từ đó đề ra được các giải pháp khả thi để thực hiện có hiệu quả chính sách xây dựng nông thôn mới của các địa phương trên phạm vi cả nước ngày một hiệu quả. Đề tài về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước hoặc gắn với một cơ sở, địa phương cấp xã, huyện tỉnh. Cụ thể, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu về thực hiện chính sách xây 3
  14. dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Qua hai năm nghiên cứu học tập chương trình cao học chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội tôi đã chọn đề tài luận văn “ Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” làm luận văn tốt nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài tìm hiểu thực trạng, những hạn chế, nguyên nhân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đắk Glong trong thời gian tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ Một là, hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chính sách công và chính sách xây dựng nông thôn mới cấp huyện. Hai là, phân tích thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, xác định những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách. Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khảo sát quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của các xã, phòng ban, cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài luận văn được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Cụ thể nghiên cứu trên 07 xã trực tiếp tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay 4
  15. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Thông qua phương pháp so sánh trước và sau khi thực hiện, qua việc triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung của chính sách và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tập thể, các nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp; phỏng vấn sâu; logic lịch sử, định tính, định lượng; điều tra; so sánh; khảo sát thực tiễn, ... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Luận văn hệ thống hóa toàn bộ quá trình thực hiện chính sách dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông; tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xây dựng nông thôn mới trên đại bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong thời gian tiếp theo. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, luận văn được bố trí theo 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. 5
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Nông thôn, Nông thôn mới và chính sách xây dựng nông thôn mới 1.1.1.Quan niệm về nông thôn Theo truyền thống từ xa xưa tại Việt Nam chúng ta thì nông thôn là nơi định cư của đại đa số người sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp là chính, trình độ canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai; nông thôn là nơi bảo tồn các phong tục tập quán cổ truyền, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước. Theo thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 01/10/2013 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì khái niệm “ nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã; Thôn là tên gọi chung của thôn, làng, xóm, ấp bản, buôn, phum, sóc,...là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một xã” [4] Như vậy, chúng ta có thể khái quát được nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó đại đa số dân cư là nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác và khác biệt hẳn so với đô thị. 1.1.2.Quan niệm về nông thôn mới Khi nói về nông thôn mới, đại đa số người Việt Nam đều nghĩ rằng, đó là nơi có không khí trong lành, có phong cảnh đẹp, an lành, nơi mà tình làng, nghĩa xóm đậm đà, nơi tối lửa, tắt đèn có nhau, nơi có lối sống chân chất, mộc mạc; nông thôn được quy hoạch bài bản, có hạ tầng giao thông đi lại thuận tiện, trình độ dân trí không ngừng được nâng cao, kinh tế được phát triển, văn hóa được bảo tồn, an ninh, chính trị được giữ vững. Cũng có quan niệm cho rằng nông thôn mới phải là nơi có môi trường xanh, sạch, đẹp, có mức sống và thu nhập bằng hoặc cao hơn của thành phố, có nếp sống lành mạnh, kỷ cương phép nước nghiêm minh; phát huy được bản sắc dân tộc, biết 6
  17. áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và trong đời sống hằng ngày của con người. Nói chung, mọi cách nghĩ và các quan niệm đều cho chúng ta nhận thấy rằng, nông thôn mới là vùng nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Người dân ở nông thôn được quan tâm, được hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nông thôn được quy hoạch, giao thông được quan tâm xây dựng phù hợp, thuận tiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và dịch vụ; có môi trường sống trong lành; an ninh, chính trị luôn được quan tâm, đảm bảo. Như vậy, nông thôn mới là tổng thể các đặc điểm, đặc trưng, cấu trúc, đáp ứng yêu cầu mới đề ra. Đặc biệt tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát về xây dựng nông thôn mới là “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà trực tiếp là thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã ban hành quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Quyết định số 800/TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 342/QĐ-TTg, 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí 7
  18. quốc gia về NTM. Trong thời gian qua đối với quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, có những tiêu chí chưa thật sự phù hợp với các địa phương trên phạm vi toàn quốc, vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Theo đó Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới gồm 19 tiêu chí, cụ thể: 1. Quy hoạch, 2. Giao thông, 3. Thủy lợi, 4. Điện, 5. Trường học, 6. Cơ sở vật chất văn hóa, 7. Cơ sở hạ tằng thương mại nông thôn, 8. Thông tin và Truyền thông, 9. Nhà ở dân cư, 10. Thu nhập, 11. Hộ nghèo, 12. Lao động có việc làm, 13. Tổ chức sản xuất, 14. Giáo dục, 15. Y tế, 16. Văn hóa, 17. Môi trường và an toàn thực phẩm, 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận Pháp luật, 19. Quốc phòng và An ninh. Trong các tiêu chí đã xác định cụ thể để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và được khái quát thành 05 nhóm nội dung cơ bản như sau: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế - xã hội; Kinh tế và tổ chức sản xuất; Văn hóa - xã hội - môi trường; Hệ thống chính trị. Các nội dung của chính sách xây dựng nông thôn mới luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, Nhà nước đóng vai trò tổ chức điều hành thực thi chính sách đồng thời tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho người dân nông thôn. Nông dân đồng thời là chủ thể và chủ động tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Từ đó chính sách xây dựng NTM sẽ tạo hiệu ứng và đi vào thực tế của cuộc sống, đáp ứng được sự mong đợi của người dân nông thôn. 1.1.3..Mục tiêu của chính sách xây dựng nông thôn mới Mục tiêu chính của chương trình xây dựng NTM là nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống người dân nông thôn; chăm lo đến lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân cả tinh thần lẫn vật chất, phát huy vai trò làm chủ của người dân, để người dân chủ động tự làm, tự giám sát. Mục tiêu ấy được nêu cụ thể như sau: Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công 8
  19. nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững ” [7, tr. 1] Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; - Thứ hai, bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí; - Thứ ba, cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; - Thứ tư, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.[7, tr.1] 1.1.4.Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới Nội dung của chính sách xây dựng NTM giai đoạn 2010 -2020, được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2020. Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xây dựng NTM và sát với tình hình thực tế với từng địa phương trên cả nước, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1600/QĐ -TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ), gồm 11 nội dung sau: 9
  20. *Nội dung 1: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Nhằm, đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải thực hiện tốt các nội dung sau: Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền. Thứ ba, rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. * Nội dung 2: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã. Đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi. Thứ ba, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện. Thứ tư, xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học. Thứ năm, hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2