intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

26
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở khoa học về thực thi chính sách đối với người có công; Thực trạng thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Quan điểm, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MAI PHƯƠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MAI PHƯƠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NHƯ THANH HÀ NỘI – 2021
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo BTC Bộ tài chính HĐBT Hội đồng nhân dân LĐ TB XH Lao động thương binh xã hội NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng minh họa trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mai Phương
  5. LỜI CẢM ƠN Học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho học viên. Xin cảm ơn Khoa Sau đại học và toàn thể cán bộ, nhân viên của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình cao học. Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc TS. Lê Như Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quận ủy, UBND quận, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy đã cung cấp số liệu, tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng, song kinh nghiệm và khả năng của học viên còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý Thầy, Cô cùng độc giả để học viên hoàn thiện luận văn của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mai Phương
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG ......................................................................................... 10 1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài................................................. 10 1.1.1. Chính sách, chính sách công và thực thi chính sách công .................... 10 1.1.2. Người có công ....................................................................................... 15 1.1.3. Chính sách và thực thi chính sách đối với người có công .................... 15 1.2. Đặc điểm, ý nghĩa của thực thi của chính sách đối với người có công ... 18 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của thực thi chính sách đối với người có công ......... 18 1.2.2. Ý nghĩa của thực thi chính sách đối với người có công........................ 21 1.3. Nội dung, quy trình thực thi chính sách đối với người có công .............. 22 1.3.1. Nội dung thực thi chính sách đối với người có công ............................ 22 1.3.2. Quy trình thực thi chính sách đối với người có công ........................... 27 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người có công ......................................................................................................................... 31 1.4.1. Những yếu tố khách quan ..................................................................... 31 1.4.2. Những yếu tố chủ quan ......................................................................... 33 1.5. Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công ở một số địa phương và những giá trị tham khảo cho quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 35 1.5.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công ở một số địa phương ............................................................................................................. 35
  7. 1.5.2. Những giá trị tham khảo cho quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ....... 39 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 42 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....... 43 2.1. Tổng quan về quận Cầu Giấy và người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ........................................................................................... 43 2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 43 2.1.2. Tình hình chung về người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 46 2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với người có công ................ 48 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đối với người có công ................................................................................................................. 48 2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đối với người có công ......................................................................... 50 2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ................................................................. 52 2.3.1. Thực hiện nội dung, quy trình thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ............................................. 52 2.3.2. Kết quả thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ................................................................................. 58 2.3.3. Ý kiến của người có công và cán bộ, công chức về thực thi chính sách người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy ..................................................... 63 2.4. Đánh giá chung việc thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ................................................................. 66 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 66 2.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 68 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 70
  8. Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 72 Chương 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................... 74 3.1. Quan điểm, phương hướng tăng cường thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội ............................... 74 3.1.1. Quan điểm của Đảng ............................................................................. 74 3.1.2. Phương hướng của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy ................................................................................................................. 76 3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội .................................... 80 3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 80 3.2.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 86 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 98 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Số lượng người có công với cách mạng của quận Cầu Giấy tính đến 31/12/2019....................................................................................................... 47 Bảng 2.2. Số lượng người có công quận Cầu Giấy đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thời điểm tháng 12 năm 2019 ................................................ 59 Biểu 2.1: Cách thức người có công biết chính sách của Nhà nước ................ 64 Biểu 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC Phòng LĐ-TB& XH quận .......................................................................................................... 65
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ và thống nhất đất nước trường kỳ, gian khổ. Để có được chiến thắng và đất nước ta được tự do, độc lập như ngày hôm nay, chúng ta không thể không nhớ đến những người con ưu tú của dân tộc đã anh dung hy sinh chống lại đế quốc ngoại bang, bảo vệ đọc lập, chủ quyền Tổ quốc. Họ là những người không quản khó khăn, gian khổ, sẵn sàng huy sinh vì dân tộc mà chúng ta phải đời đời ghi nhớ. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh, mất mát đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây” nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến công tác thương binh, liệt sỹ. Sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành quy định về chính sách ưu đãi đối với những người có công với đất nước. Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công” và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh, liệt sỹ. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công đối với cách mạng. Chính sách đối với người có công với cách mạng thường xuyên được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng và đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách đối với người có công với cách mạng. Chính sách này luôn gắn liền với thực hiện chính sách kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công với cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ” [8, tr47]. Việc thực hiện 1
  11. chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng là trách nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng. Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn được đáp ứng các yêu cầu về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bình của người dân địa phương và tạo điều kiện cho người có công sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân hóa giàu nghèo đang ngày càng nhiều, các định hướng giá trị của xã hội đang có những thay đổi thì việc thực hiện chính sách đối với người có công, đảm bảo người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương là việc làm cần thiết, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, các cấp chính quyền, công tác thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Công tác thực thi chính sách đối với người có công đã được thực hiện nghiêm túc, thu hút được nhiều người tham gia, tạo niềm tin trong các tầng lớp nhân dân trong quận. Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng việc thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế. Việc ban hành các văn bản về chính sách còn chồng chéo, chưa thống nhất, thủ tục hành chính rườm rà; trình độ của cán bộ, công chức thực thi chính sách còn hạn chế. Một số cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm không phải là người địa phương nên không hiểu rõ được hết các đối tượng thụ hưởng chính sách dẫn đến việc giải quyết chế độ cho các đối tượng có công với 2
  12. cách mạng gặp nhiều khó khăn. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách còn hạn chế, nhiều người có công chưa tiếp cận được những quy định của chính sách. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Vì những lý do tên, học viên đã lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học chuyên ngành Chính sách của mình. Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách trên địa bàn quận, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về các chính sách của Nhà nước trong các lĩnh vực và đối với các đối tượng trong xá hội nói chung và chính sách đối với người có công với cách mạng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu về chính sách công, quy trình hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách công có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Hữu Hải (chủ biên): “Chính sách công”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014. Cuốn sách trình bày những vấn đề chung về chính sách công, gồm 4 chương: những vấn đề chung về chính sách công; hoạch định chính sách công; thực thi chính sách công và đánh giá chính sách công [22]. - Lê Như Thanh, Lê Văn Hoà: “Hoạch định và thực thi chính sách công”, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, 2017. Cuốn sách đã trình bày tổng quan về chính sách công (quan niệm, vai trò, phân loại, chu trình chính sách công); về hoạch định chính sách công (khái niệm, vai trò, chủ thể, yêu cầu, căn cứ, quy trình hoạch định chính sách công) và thực thi chính sách công (khái niệm, vai trò, chủ thể tham gia, yêu cầu, quy trình triển khai, điều kiện, những 3
  13. yếu tố ảnh hưởng và phương pháp thực thi chính sách công, công cụ thực thi chính sách công, xây dựng và thực hiện chương trình, dự án thực thi chính sách công) [29]. Nghiên cứu về chính sách, thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Đình Liêu: “Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Cuốn sách đã trình bày tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ chính sách đối với người có công ở nước ta; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách ưu đãi người có công với các bộ phận chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Từ đó đề xuất các quan điểm nhằm đổi mới hệ thống pháp luật ưu đãi người có công trong công cuộc đổi mới của đất nước [27]. - Cuốn sách: “Hỏi và đáp về chính sách đối với người có công với cách mạng”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NXB Lao động, năm 2002. Cuốn sách đã trình bày các chính sách đối với người có công với cách mạng dưới dạng hỏi - đáp: chính sách đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lự lượng vũ trang nhân dân; anh hùng lao động; thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; người có công giúp đỡ cách mạng. Cuốn sách cũng cung cấp một số chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, ruộng đất, nhà ở, miễn giảm thuế và lệ phí cho người có công với cách mạng. - Lê Thiên Hương: “Một số giải pháp bảo đảm thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công ở nước ta”, tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, số 170, năm 2010. Bài viết đã trình bày sơ lược việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công và đề xuất một số giải pháp đảm bảo thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công ở nước ta hiện nay: hoàn thiện hệ thống thể chế quy định chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công; phân 4
  14. công, phân nhiệm rõ ràng trong thực thi chính sách; phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện chính sách; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực hiện chính sách chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công [25]. - Đỗ Thị Dung: “Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và hướng hoàn thiện”, tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, số 1(28), năm 2011. Bài viết đã phân tích, đánh giá chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và đề xuất phương hướng hoàn thiện chính sách ở các nội dung: chính sách ưu đãi về ruộng đất, nhà ở, miễn giảm thuế và lệ phí cho người có công với cách mạng [19]. - Đào Ngọc Lợi: “Thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng”, Báo Điện tử, Đảng Cộng sản Việt Nam ngảy 22/7/2020. Bài viết nhấn mạnh, nhiều năm qua, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng từng bước được hoàn thiện. Hằng năm, Nhà nước đều ưu tiên nguồn lực để điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công và thân nhân người có công ngày càng đi vào chiều sâu, giải quyết các vấn đề khó, cốt lõi, nhất là những vấn đề còn tồn đọng qua nhiều năm, nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công vẫn còn những tồn tại, khó khăn và bất cập như: việc nghiên cứu xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách chưa theo kịp với các yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ; công tác kiểm tra, thanh tra chưa bao phủ kịp thời, vẫn còn tình trạng giả mạo hồ sơ, trục lợi chính sách... Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách đối với người có công trong thời gian tới [26]. 5
  15. Một số nghiên cứu sinh, học viên cao học cũng đã lựa chọn đề tài chính sách và thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng làm đề tài nghiên cứu của mình. Có thể kể đến một số luận án, luận văn sau: - Luận án phó Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” (1996) của tác giả Nguyễn Đình Liêu. Luận án đã khái quát chung pháp luật ưu đãi người có công; lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về ưu đãi người có công; thực trạng của pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam ở góc độ hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công. - Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Tuyên Quang” (2011) của tác giả Nguyễn Anh Công. Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay” (2007) của tác giả Phạm Hải Hưng. Luận văn tập trung tiếp cận nghiên cứu về năng lực của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có công. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật đối với người có công ở nước ta. Các công trình nghiên cứu về chính sách công nói chung, thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng nói riêng được các tác giả nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, song chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên 6
  16. địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng nhằm đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. - Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến nay. 7
  17. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phương pháp chính sau đây: - Phương nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có luận cứ khoa học cho việc thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng nói chung, thực thi chính sách thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội nói riêng, làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận ở chương 2 của luận văn. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được tác giả sử dụng để phân tích thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cầu Giấy, từ đó tổng hợp thành các nhận xét, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3. - Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học: Học viên sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để điều tra ý kiến đánh giá của đối tượng người có công, cán bộ, công chức đang công tác tại UBND quận Cầu Giấy và các phòng, ban thuộc UBND quận về thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận trong những năm vừa qua. 8
  18. Đối tượng điều tra là những người có công và cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận. Số phiếu phát ra là 150: 100 phiếu cho đối tượng người có công và 50 phiếu cho cán bộ, công chức thuộc UBND quận thực thi chính sách đối với người có công. Số phiếu thu về tương ứng là 85 và 42. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người có công; đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phân tích làm rõ thực trạng thực thi chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người có công và cho các nhà hoạch định, thực thi chính sách công nói chung, thực thi chính sách đối với người có công nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về thực thi chính sách đối với người có công Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 9
  19. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG 1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài 1.1.1. Chính sách, chính sách công và thực thi chính sách công 1.1.1.1. Khái niệm chính sách Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Hiểu một cách giản đơn, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Theo từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary), “chính sách” là “một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách”. Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” [24]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa”. Theo Từ điển Tiếng Việt “Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một số mục đích nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và thực tế mà nhà nước đề ra” [32, tr163]. Theo giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” của Học viện Hành chính Quốc gia do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 10
  20. 2008, khái niệm về chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định [33, tr14]. Qua nghiên cứu các khái niệm chính sách, học viên đưa ra cách hiểu về chính sách như sau: Chính sách là các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, đối ngoại đang đặt ra cần có sự can thiệp của nhà nước để giải quyết. Chính sách bao gồm mục tiêu của chính sách, các điều kiện và nguồn lực cần có và cách thức để thực hiện các mục tiêu chính sách. Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau: chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của chính phủ, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách của một tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp. Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể cũng có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vị một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những “chính sách tư”, tuy trên thực tế khái niệm “chính sách tư” hầu như không được sử dụng. 1.1.1.2. Khái niệm chính sách công Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu các chính sách nói chung, nhưng tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các chính sách công nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước. Cho đến nay trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi. Dưới đây, chúng ta có thể dẫn chứng một số định nghĩa chính sách công khá tiêu biểu của các học giả trước khi đi đến một định nghĩa thích hợp. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2