Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tình trạng không hiệu quả và những đề xuất chính sách đối với dự án định canh định cư: nghiên cứu tình huống xã Ea Kiết, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 4
download
Nghiên cứu này tìm hiểu về sinh kế của cộng đồng dân cư cư trú trong rừng và trong khu định canh định cư thông qua khung phân tích DFID. Từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án định canh định cư, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị để thực hiện thảnh công dự án này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tình trạng không hiệu quả và những đề xuất chính sách đối với dự án định canh định cư: nghiên cứu tình huống xã Ea Kiết, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG MINH NGỌC TÌNH TRẠNG KHÔNG HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG XÃ EA KIẾT, HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT DƯƠNG MINH NGỌC TÌNH TRẠNG KHÔNG HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG XÃ EA KIẾT, HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Trần Tiến Khai TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành khảo sát, tham khảo tài liệu và viết. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2013 Tác giả Dương Minh Ngọc
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... viii DANH MỤC ĐỒ THỊ ...................................................................................................... viii Chương 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.4 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2 1.5 Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 3 Chương . T NG AN CƠ S TH ẾT V THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........ 4 2.1 Các khái niệm .................................................................................................................. 4 2.1.1 inh kế................................................................................................................................... 4 2.1.2 inh kế ền v ng................................................................................................................... 4 2.1.3 Đ nh canh đ nh cư ................................................................................................................. 4 2.2 Chính sách ĐCĐC của Chính phủ Việt Nam hiện nay .................................................... 5 2.3 hung h n tích sinh kế ền v ng .................................................................................. 6 2.4 Các nghiên cứu trước có liên quan .................................................................................. 9 2.5 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................... 10 2.5.1 Phương há chọn mẫu ....................................................................................................... 10 2.5.2. Tiêu thức phân nhóm hộ .................................................................................................... 11 2.5.3 Chọn mẫu ............................................................................................................................ 11 2.5.4. Khảo sát hộ gia đình........................................................................................................... 12 2.6 Phương há nghiên cứu và nguồn thông tin ................................................................ 13 2.6.1 Phương há nghiên cứu..................................................................................................... 13
- iii 2.6.2 Nguồn thông tin .................................................................................................................. 14 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 15 3.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 15 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................... 15 3.1.2 Văn hóa, thông tin ............................................................................................................... 16 3.1.3 Cơ sở hạ tầng....................................................................................................................... 16 3.1.4 Điều kiện kinh tế ................................................................................................................. 17 3.2 Tình hình d n di cư tự do trên đ a bàn xã ...................................................................... 17 3.3 Phân tích các nguồn vốn và tài sản sinh kế ................................................................... 18 3.3.1 Vốn con người..................................................................................................................... 18 3.3.2 Vốn tự nhiên........................................................................................................................ 21 3.3.3 Vốn tài chính ....................................................................................................................... 22 3.3.4 Vốn vật chất ........................................................................................................................ 25 3.3.5 Vốn xã hội ........................................................................................................................... 28 3.4 Chiến lược sinh kế của nhóm hộ.................................................................................... 29 3.5 Các nguồn gây tổn thương ............................................................................................. 29 3.5.1 Thiên tai .............................................................................................................................. 30 3.5.2 Biến đổi khí hậu .................................................................................................................. 30 3.5.3 Sự thay đổi giá cả th trường ............................................................................................... 30 3.6 Phân tích kết quả sinh kế ............................................................................................... 30 3.6.1 Thu nhập của hộ .................................................................................................................. 30 3.6.2 Chi tiêu của hộ .................................................................................................................... 31 3.7 Hỗ trợ của chính quyền .................................................................................................. 32 3.8 Đánh giá của người dân về các hạng mục của dự án đ nh canh đ nh cư ....................... 33 3.8.1 Nhóm hộ khó khăn .............................................................................................................. 33 3.8.2 Nhóm hộ khá............................................................................................................ 34 3.9 Nh ng trở ngại cản trở người d n ra khu đ nh canh đ nh cư ......................................... 34 3.10 Đánh giá của tác giả về dự án đ nh canh đ nh cư ........................................................ 35 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................. 36 4.1 Kết luận .......................................................................................................................... 36 4.1.1 Kết luận sự khác biệt về sinh kế của nhóm hộ cư trú trong rừng và nhóm hộ cư trú trong khu đ nh canh đ nh cư .................................................................................................................. 36 4.1.2 Kết luận về nh ng hỗ trợ của chính quyền ......................................................................... 36
- iv 4.2 Kiến ngh chính sách ..................................................................................................... 37 4.2.1 Kiến ngh đối với UBND tỉnh Đắk lắk ............................................................................... 37 4.2.2 Kiến ngh đối với UBND huyện Cư M’gar ......................................................................... 38 4.2.3 Kiến ngh đối với UBND xã Ea kiết ................................................................................... 38
- v TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này dựa trên khung phân tích của DFID (1999), để nghiên cứu tình huống và h n tích đ nh tính về sinh kế của các hộ d n uôn H’mông xã Ea iết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Để bảo vệ rừng trước sự lấn chiếm và phá rừng của dân di cư tự do, chính quyền đã x y dựng dự án đ nh canh đ nh cư uôn H’mông. Dự án đã đầu tư 13,5 tỷ đồng xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học, trạm cấ nước tập trung, cung cấp đất ở, hỗ trợ di chuyển, cây, con giống, v.v. Hiện nay dự án đã cơ ản hoàn thành tuy nhiên chỉ có một bộ phận nhỏ hộ dân chuyển ra khu đ nh canh đ nh cư. Tác giả đã khảo sát cơ sở, phỏng sâu chủ rừng, chính quyền các cấp, phỏng vấn nhóm, và điều tra hộ gia đình cư trú trong rừng và trong khu đ nh canh đ nh cư để tìm hiểu về sinh kế của hộ và xem xét sinh kế của hộ thay đổi như thế nào khi có sự hỗ trợ của chính quyền. Kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn trong tài sản sinh kế của hộ d n cư trú trong rừng và cư trú trong khu đ nh canh đ nh cư. Hộ cư trú trong rừng thuộc nhóm dân số già, có tỷ lệ mù ch cao hơn, và sở h u diện tích đất nhiều hơn. Với diện tích đất lớn đã mang lại cho hộ thu nhập nhiều nên tỷ lệ tiết kiệm cao từ đó các hộ sở h u nhiều tài sản sản xuất có giá tr lớn. Trong khi nhóm hộ cư trú trong khu đ nh canh đ nh cư là nhóm d n số trẻ, sở h u diện tích đất ít, thu nhập thấ đồng nghĩa tỷ lệ hộ có tiết kiệm không nhiều. Các hộ có rất ít các tài sản sản suất có giá tr . Dự án đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tài sản sinh kế của hộ, tuy nhiên do còn một số hạn chế nên chưa thu hút các hộ cư trú trong rừng chuyển ra khu đ nh canh đ nh cư. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số kiến ngh chính sách hy vọng sẽ giúp dự án thành công.
- vi LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin hé được gửi tới Thầy Trần Tiến Khai lời cảm ơn s u sắc nhất, Thầy là người đã trực tiế hướng dẫn tôi đề tài này. Trong quá trình hướng dẫn Thầy đã cung cấp rất nhiều tài liệu, thông tin quan trọng, hướng dẫn cụ thể và chi tiết về khung phân tích sinh kế, đồng thời Thầy đã thường xuyên quan t m, động viên chia sẻ k p thời nh ng khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luận văn. Nh ng nhận xét, góp ý sâu sắc cùng với nh ng hê ình ch n thành đã giú tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành gửi đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo, cùng các anh ch nhân viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Ful right đã nhiệt tình giảng dạy, giú đỡ tôi trong quá trình học tập tại chương trình. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến anh Nguyền Đình Hiệp, anh Hoàng A Páo, các anh đã giú đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn, điều tra khảo sát, cũng như nh ng thông tin h u ích các anh đã cung cấp. Tôi xin được gửi lời cảm ơn ch n thành đến toàn thể các hộ gia đình uôn H’mông đã nhiệt tình hợp tác trợ giúp tôi hoàn thành cuộc khảo sát. Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn s u sắc nhất đến gia đình, nh ng người đã luôn động viên, quan tâm lo lắng đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại chương trình. Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Dương Minh Ngọc
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt BHYT Bảo hiểm y tế CCB Cựu chiến binh DFID Department of Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương International Development quốc Anh ĐCĐC Đ nh canh đ nh cư FLITCH Forests for Livelihood Phát triển lâm nghiệ để cải thiện đời Improvement in The sống Vùng Tây Nguyên Central Highlands MTV Một thành viên NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PN Phụ n SL Số lượng TB Trung bình TN Thanh niên TNHH Trách nhiệm h u hạn UBND Ủy ban nhân dân
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về cấu trúc hộ và quy mô lao động của hộ ................................. 19 Bảng 3.2: Thực trạng học vấn của các thành viên trong hộ................................................. 20 Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ ........................................................ 21 Bảng 3.4: Tình hình tiết kiệm của các nhóm hộ .................................................................. 22 Bảng 3.5: Tình hình vay vốn của các nhóm hộ ................................................................... 23 Bảng 3.6: Tỷ lệ các loại nhà ở của các nhóm hộ (%) .......................................................... 25 Bảng 3.7: Mức độ sở h u tài sản sản xuất của các nhóm hộ (%) ........................................ 26 Bảng 3.8: Mức độ sở h u thiết b truyền thông của các nhóm hộ (%) ................................ 26 Bảng 3.9: Tỷ lệ hộ có nguồn nước, điện, nhà vệ sinh (%)................................................... 27 Bảng 3.10: Thu nhập của nhóm hộ (%) ............................................................................... 31 Bảng 3.11: Cơ cấu chi tiêu của nhóm hộ (%) ...................................................................... 32 Bảng 3.12: Tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ của chính quyền (%) ............................................... 33 Bảng 3.13: Đánh giá của nhóm hộ khó khăn về cơ sở hạ tầng ............................................ 34 Bảng 3.14: Đánh giá của nhóm hộ khá về cơ sở hạ tầng ..................................................... 34 Bảng 3.15: Tổng hợp nguyên nhân không chuyển ra khu ĐCĐC của cá..……….…...…35 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền v ng ........................................................................ 6 Hình 3.1: V tr vùng nghiên cứu ......................................................................................... 15 DANH MỤC SƠ ĐỒ ơ đồ 2.1: ơ đồ tiến trình khảo sát cơ sở, chọn mẫu.......................................................... 12 ơ đồ 2.2: ơ đồ tiến trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 13 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ th 3.1: Giá tr vốn vay trung bình của các nhóm hộ ..................................................... 24 Đồ th 3.2: Nguồn vốn vay của các nhóm hộ ...................................................................... 24 Đồ th 3.3: Tham gia các tổ chức của các nhóm hộ ............................................................. 28
- 1 Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách Trong nh ng năm qua, T y Nguyên nói chung và Đắk ắk nói riêng luôn là một trong nh ng đ a àn có lưu lượng d n di cư tự do rất lớn. Trong v ng 10 năm gần đ y, các tỉnh Tây Nguyên có trên 5 vạn hộ d n (khoảng 22 vạn nh n kh u) di cư tự do (Ban chỉ đạo Tây Nguyên, 2012). Bên cạnh nh ng đóng gó tích cực, di cư tự do đã làm đảo lộn chiến lược về dân số và lao động của toàn vùng, phá vỡ quy hoạch về phát triển kinh tế xã hội của đ a hương. Đa hần d n di cư tự do đều là nh ng người nghèo đã làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo. Mặt khác, họ thường di cư vào các khu rừng phát rừng làm rẫy, nên một bộ phận d n cư đã lợi dụng d n di cư tự do đ y mạnh hoạt động phá rừng, gây tác động nghiêm trọng đến môi trường. Di dân tự do đã ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội trên đ a bàn, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai gi a d n di cư tự do và người dân tại chỗ, gi a d n di cư tự do và các l m trường cùng với các vấn đề dân tộc, tôn giáo, v.v. D n di cư tự do vào các vùng sâu, vùng xa nên họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để ổn đ nh và cải thiện đời sống cho người dân, ổn đ nh tình hình an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên rừng, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách đ nh canh đ nh cư (ĐCĐC) d n di cư tự do. Từ năm 1999, hàng chục hộ d n tộc thiểu số đã vào cư trú gi a rừng Buôn Ya Wầm thuộc sở h u của Công ty Lâm nghiệp buôn Ja Wầm trên đ a bàn xã Ea kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Chủ rừng đã c ng với chính quyền đ a hương tổ chức đưa d n ra khỏi rừng nhưng không thành. Đến tháng 9 năm 2012 đã có 131 hộ với 670 nh n kh u là đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc đến đ nh cư tại các tiểu khu 540, 544 và 547. Diện tích rừng b 131 hộ d n này há để lấy đất dựng nhà, lậ vườn, làm rẫy lên đến 385 ha, bình quân mỗi hộ há hơn 2,9 ha (Công ty Lâm nghiệp buôn Ja Wầm). Với mục tiêu ổn đ nh d n di cư tự do trên đ a bàn, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, từng ước phát triển sản xuất và n ng cao đời sống cho người dân, quản lý sử dụng đất có hiệu quả và bảo vệ rừng. Năm 2009, Ủy ban nhân d n tỉnh Đắk ắk đã hê duyệt dự án ĐCĐC xã Ea kiết, huyện Cư M’gar. Với chính sách cụ thể là: Xây
- 2 dựng 4,41 km đường nhựa bán thâm nhậ , đường cấp phối nội vùng dự án dài 1,91 km, kéo 3,1 km đường dây trung áp và 1,67 km đường dây hạ áp cùng trạm biến áp tại khu dân cư, x y một giếng khoan công suất 86 m3/ngđ, c ng với nhà điều hành và mạng lưới cấp nước đồng bộ đến hộ gia đình, h n hiệu trường mần non hai phòng học với tổng số vốn đầu tư 13,5 tỷ đồng (Báo cáo về kết quả thực hiện Dự án điều chỉnh quy hoạch bố trí dân di cư tự do xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar từ năm 2007 đến nay, phòng Dân tộc, Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar). Bên cạnh đó, các hộ d n được cấ đất ở, thực ph m trong một tháng đầu, hỗ trợ di chuyển nhà, hợp thức hóa diện tích đất người d n đang canh tác. hi ra sống trong khu đ nh cư, các hộ được cấp hộ kh u, hưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số. Đã hai năm từ khi hộ d n đầu tiên chuyển ra khu ĐCĐC đến nay, số hộ d n cư trú trong khu ĐCĐC chỉ là 51 hộ. Như vậy, một dự án đầu tư hàng chục tỷ đồng đang đứng trước nguy cơ thất bại. Vậy đ u là nguyên nh n chính dẫn đến sự không thành công của dự án. Phải chăng sinh kế của các hộ dân cư trú trong các khu ĐCĐC đã không ổn đ nh và phát triển như kỳ vọng của các hộ dân và chính quyền. Đ y là vấn đề đang được sự quan tâm của chính quyền các cấp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này tìm hiểu về sinh kế của cộng đồng dân cư cư trú trong rừng và trong khu ĐCĐC thông qua khung phân tích DFID. Từ đó tìm ra nh ng nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án ĐCĐC, trên cơ sở đó đề xuất các kiến ngh để thực hiện thành công dự án này. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sinh kế của cộng đồng cư trú trong rừng và trong khu ĐCĐC. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại uôn H’mông, xã Ea kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Tại sao người dân không vào khu ĐCĐC? Câu hỏi 2: Các cấp Chính quyền có thể làm gì để người dân chuyển vào khu ĐCĐC?
- 3 1.5 Cấu trúc luận văn Đề tài nghiên cứu bao gồm 4 chương, trong đó chương 1 trình ày bối cảnh vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết, chủ trương, chính sách ĐCĐC của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, thiết kế nghiên cứu, hương há nghiên cứu và các nguồn thông tin, các kết quả nghiên cứu, khảo sát từ thực tế sẽ được phân tích, thảo luận đánh giá trong chương 3, và cuối cùng các kết luận, kiến ngh chính sách sẽ được trình ày trong chương 4.
- 4 Chương . T NG AN CƠ S TH ẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .1 C h i niệ .1.1 Sinh ế Trong khung h n tích sinh kế của Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) thì sinh kế được hiểu là: Sinh kế ao gồm các khả năng tài sản (nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một trong nh ng con đường để hiểu một hệ thống sinh kế là phân tích chiến lược sử dụng nguồn lực sinh kế cũng như cách thức chống đỡ và thích ứng của cá nhân và cộng đồng đó đối với các tác động bất thường từ bên ngoài (Balgis, 2005). .1. Sinh ế ền vững inh kế ền v ng là khi nó có thể đối hó và hục hồi từ nh ng căng th ng, nh ng cú sốc và duy trì hay n ng cao khả năng của mình cũng như các tài sản ở hiện tại và trong tương lai mà không tàn há các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo Chambers và Conway (1992) sinh kế bền v ng được đ nh nghĩa như sau: Sinh kế bền v ng bao gồm con người, năng lực, kế sinh nhai, lương thực, thu nhập và tài sản của họ, trong đó tài sản gồm tài nguyên, dự tr , và tài sản vô hình ch ng hạn như dư nợ và cơ hội. Về mặt xã hội sinh kế bền v ng thể hiện khả năng chống ch u hoặc tồn tại từ nh ng biến động lớn. Sinh kế bền v ng khi họ: iên cường đối mặt với các cú sốc bên ngoài và áp lực, không phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài, duy trì năng suất lâu dài của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và không phá hoại sinh kế của nh ng người khác .1.3 Đ nh nh đ nh ư Theo quyết đ nh số 140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC, ngày 14/10/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ĐCĐC được hiểu là: ĐCĐC là hình thức canh tác và cư trú đã ổn đ nh, không còn phá rừng làm rẫy, không còn du cư, không c n đói giá hạt. Trong đó hộ ĐCĐC có đủ tư liệu sản xuất ổn đ nh (chủ yếu là đất canh tác) và thôn, bản, xã có đủ cơ sở vật chất thiết yếu đảm bảo sản xuất và đời sống. Tư liệu sản xuất ổn đ nh (chủ yếu là đất canh tác) có các tính chất sau:
- 5 - Ruộng nước, ruộng bậc thang, nương, th m canh sản xuất lương thực ổn đ nh lâu dài. - Đất trồng cây công nghiệ , c y ăn quả, c y đặc sản có thu nhập. - Bãi cỏ, ao hồ để phát triển chăn nuôi. - Rừng và đất rừng được giao cho hộ kinh doanh, hoặc giao khoán bảo vệ lâu dài. - Đất ở và vườn hồ. Cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống bao gồm: - Các công trình thủy lợi nhỏ và vừa phục vụ sản xuất thâm canh. - Các tuyến đường giao thông nội vùng gi a các thôn bản, xã phục vụ đi lại, sản xuất lưu thông hàng hóa và cung ứng d ch vụ cho nhân dân trong vùng. - Các công trình phúc lợi công cộng như trường, lớp học, trạm y tế, tủ thuốc, các công trình nước sinh hoạt, v.v. Đảm bảo cho việc học hành, ch a bệnh và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. - Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ là tạo điều kiện để người d n n ng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt đời sống xã hội. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán ộ cơ sở biết tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. 2.2 Chính sách ĐCĐC của Chính phủ Việt Nam hiện nay Trong nh ng năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách về ĐCĐC. Trong giai đoạn gần đ y nhất, Thủ tướng Chính phủ đã an hành Quyết đ nh 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/08/2006 “Phê duyệt chương trình ố trí d n cư các v ng thiên tai, đặc biệt khó khăn, iên giới hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 – 2010 và đ nh hướng đến năm 2015”. Ngày 5/3/2007 Thủ tướng Chính phủ đã an hành Quyết đ nh số 33/2007/QĐ-TTg về “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010” và Quyết đ nh số 1342/QĐ-TTg ngày 25/08/2009 “Phê duyệt kế hoạch ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012”. Ngày 21/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã an hành Quyết đ nh 1776/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình ố trí d n cư các v ng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, iên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và đ nh hướng đến năm 2020”. Các chính sách này đã quy đ nh cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn, đối tượng được hưởng hỗ trợ của Nhà nước làm cơ sở thực hiện các dự án ĐCĐC.
- 6 2.3 Kh ng h n t h inh ế ền vững 2.3.1 Khái niệm Khung phân tích sinh kế là một công cụ được sử dụng để đánh giá, h n tích sinh kế của người dân. Áp dụng khung phân tích sinh kế sẽ nắm v ng các yếu tố tác động đến sinh kế của người d n cũng như mối quan hệ tác động gi a các yếu tố đó với nhau. Khung sinh kế bao gồm năm hần chính: Bối cảnh dễ b tổn thương, tài sản sinh kế, chính sách và thể chế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững Ghi chú: H: Nguồn vốn con người S: Nguồn vốn xã hội N: Nguồn vốn tự nhiên P: Nguồn vốn vật chất F: Nguồn vốn tài chính Ch nh h, ơ Kết quả sinh kế TÀI SẢN SINH KẾ quan, thủ tục Bối cảnh dễ b H tổn thương Ảnh hưởng Cơ q n CÁC CHIẾN -Thu nhậ tăng -Các cấp chính ƯỢC SINH KẾ -Đời sốngnâng cao và các -Các cú sốc S N nguồn tiếp quyền -Tính bền v ng cao -Các xu hướng - ĩnh vực -Luật cận tư -Chính -An ninh lương thực -Tính mùa vụ sách đảm bảo P F -Văn hóa -Sử dụng đất lâu dài Thể chế Thực hiện Nguồn: DFID, Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, 1999 2.3.2 Các nội dung của khung sinh kế ố ư i Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, kiến thức, sức khỏe lao động và c ng đảm bảo cho mọi người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế của họ. Tại một hộ gia đình mức vốn con người là một yếu tố số lượng và chất lượng lao động sẵn có, điều này thay đổi tùy theo quy mô hộ gia đình, trình độ kỹ năng, tiềm năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe, v.v. Vốn con người gi một vai tr vô c ng quan trọng trong các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình. Nó quyết đ nh việc tạo ra cũng như sử dụng cả ốn nguồn lực sinh kế c n lại của hộ gia đình.
- 7 Vốn con người sẽ được n ng cao thông qua giáo dục (các khóa đào tạo, trường học) tiế cận các d ch vụ h ng ngừa y tế, v.v. Là nguồn lực lao động, bao gồm số lượng và chất lượng (như kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ thuật canh tác, kiến thức bản đ a, sức khỏe, tậ quán lao động, siêng năng hay lười biếng) (FLITCH, 2012). Vốn tự nhiên Vốn tự nhiên là thuật ng d ng để chỉ tr lượng tài nguyên thiên nhiên mà các tích lượng và d ch vụ từ các tài nguyên này h u ích cho sinh kế. Nó bao gồm các hàng hóa công cộng vô hình như không khí, đến các tài sản được sử dụng trực tiếp cho sản xuất như đất đai, cây cối. Trong khuôn khổ sinh kế bền v ng, có một mối quan hệ rất gần gủi gi a nguồn vốn tự nhiên và bối cảnh dễ b tổn thương. Nh ng cú sốc phá hoại sinh kế của người nghèo, chính là sự tàn phá của thiên nhiên như cháy rừng, lũ lụt và động đất phá hủy đất nông nghiệp. Đ y là nguồn lực liên quan đến việc nắm gi , sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, tài nguyên rừng, v.v. (FLITCH, 2012). ố t i Vốn tài chính iểu th các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt mục tiêu sinh kế của mình. Nó ao gồm các cổ hiếu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản như gia súc và đồ trang sức, các khoản thu từ tiền gửi ng n hàng, các khoản vay ng n hàng. Nó cũng ao gồm các khoản thu hát sinh thường xuyên như lương hưu, các khoản trợ cấ từ nhà nước, kiều hối. Đ y có lẽ là nguồn vốn linh hoạt nhất trong năm loại tài sản, ởi vì có thể chuyển đổi một cách dễ dàng với các mức độ khác nhau. Là nh ng khoản tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh. Nguồn lực này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như tích lũy từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từ đi vay, tiền lương v.v. Khi xem xét nguồn lực tài chính ngoài việc xem xét số lượng và nguồn gốc, một vấn đề rất quan trọng cần được quan t m đó là khả năng tiếp cận nguồn lực này của người dân và cách thức họ sử dụng nguồn lực (FLITCH, 2012).
- 8 ố t t Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các tài sản cơ ản cần thiết để hỗ trợ sinh kế của hộ gia đình như: Phương tiện vận tải có giá cả hải chăng, nhà cửa, nơi trú n an toàn, nhà xưởng, các công trình cung cấ nước, vệ sinh môi trường, năng lượng sạch, giá cả hợ l và các hương tiện liên lạc. Bao gồm trang thiết b , hương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt và có thể được chia thành hai cấ độ khác nhau: Cấp hộ và cấp cộng đồng, ở cấp hộ bao gồm công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất kinh doanh và các hương tiện phục vụ cuộc sống; Ở cấp cộng đồng chủ yếu tập trung tới cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế, điện, nước (FLITCH, 2012). ố i Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn xã hội, trong khung h n tích sinh kế ền v ng vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà người đó theo đuổi để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Đ y là nh ng vấn đề liên quan đến tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết đ nh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Nh ng yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người dân, cộng đồng (FLITCH, 2012). Hoạt đ ng sinh kế Là toàn bộ các hoạt động nhằm đạt mục đích duy trì và hát triển các tài sản sinh kế. Bao gồm các hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, d ch vụ. Chiế lược sinh kế Đó là các kế hoạch công việc trong dài hạn của cả cộng đồng để tồn tại. Nó bao gồm các hoạt động, sự kết hợp các hoạt động này cùng các lựa chọn mà các chủ thể phải tiến hành để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Khi có các cú sốc thì người dân phải lựa chọn các sinh kế phù hợp với bản th n mình để thích nghi với hoàn cảnh mới. Chiến lược sinh kế là nh ng quyết đ nh của con người trong việc kết hợp nh ng lựa chọn và sử dụng các nguồn lực, tài sản sinh kế để tạo ra thu nhậ n ng cao đời sống (Ellis, 2000). Tùy thuộc vào các nguồn lực và các tài sản sinh kế mà người d n đang sở h u cùng
- 9 với sự tác động của các bối cảnh dễ b tổn thương mà con người hay hộ gia đình sẽ có các chiến lược sinh kế phù hợp nhất. Môi trường ên ngoài thay đổi thì chiến lược sinh kế cũng sẽ thay đổi theo ba dạng đó là mở rộng hoạt động sản xuất nông nghiệ , đa dạng hóa sinh kế và di cư. Bối cảnh dễ bị tổ t ươ Các tổn thương xảy ra do các xu hướng biến đổi của dân số, tài nguyên, kinh tế quốc gia và quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ. Các cú sốc về sức khỏe, tài nguyên, kinh tế, các cuộc xung đột. Các yếu tố mang tính mùa vụ như giá cả, sản xuất, y tế, cơ hội việc làm. Bối cảnh dễ b tổn thương ao gồm: Rủi ro do th trường (thay đổi th hiếu tiêu dùng, thay đổi giá đầu vào, giá sản ph m đầu ra). Và rủi ro liên quan tới yếu tố kỹ thuật (do sâu bệnh, hạn hán, mưa lũ, iến đổi khí hậu, ứng dụng quy trình kỹ thuật chưa tốt). (FLITCH, 2012). Kết quả sinh kế Kết quả sinh kế là nh ng gì con người đang tìm kiếm để đạt được thông qua các chiến lược sinh kế của họ, là nh ng thành tựu, kết quả đầu ra của chiến lược sinh kế. Kết quả sinh kế góp phần làm tăng thu nhập, tăng cường phúc lợi, giảm tính dễ b tổn thương, cải thiện an ninh lương thực, sử dụng bền v ng tài nguyên thiên nhiên. 2.4 Các nghiên cứ trước có liên quan Trên thế giới việc tiếp cận, sử dụng khung phân tích sinh kế để h n tích, đánh giá về thực trạng cuộc sống của người dân cùng với sự tham gia của người d n để đề ra các giải pháp n ng cao đời sống của họ đã được nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng. Việc áp dụng khung phân tích sinh kế đã tạo ra một hương há tiếp cận mới trong phân tích sinh kế góp phần đề ra nh ng giải pháp h u hiệu trong việc giảm nghèo bền v ng. DFID là một tổ chức đi đầu trong việc xây dựng khung phân tích sinh kế và vận dụng nó vào rất nhiều nghiên cứu về sinh kế trên thế giới, trong đó tập trung nhiều vào các nước đang hát triển. Sau một thời gian nghiên cứu, DFID đã tiến hành tổng kết các kết quả nghiên cứu. Bản tóm tắt các dự án của DFID cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố trong việc ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm ở khu vực nông thôn các nước như Uganda, Tanzania, Ấn Độ, Nam Mỹ. Sáu yếu tố đó là: (1) Giáo dục kỹ năng, (2) Nguồn vốn xã hội, (3) Dân tộc và
- 10 tính giai cấp, (4) Giới tính, (5) Vốn tài chính, (6) Cơ sở hạ tầng thông tin. Các nghiên cứu cũng cho thấy, ngoài hộ gia đình c n có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tồn tại và sinh kế của các hộ như phát triển nông nghiệp, cung cấp các d ch vụ công, phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển của th trường. Trên thế giới, Ellis (1999) đã dựa trên hương há tiếp cận sinh kế để nghiên cứu về đa dạng sinh kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy con người có vai trò quyết đ nh trong phát triển sinh kế của họ. Tại Việt Nam nh ng năm gần đ y, khung h n tích sinh kế đã được tiếp cận rộng rãi để nghiên cứu về sinh kế. Vương Th Bích Thủy (2012) đã vận dụng khung phân tích sinh kế bền v ng để nghiên cức về sự thay đổi tài sản sinh kế của người dân sau khi b thu hồi đất tại khu kinh tế Đông Nam-Nghệ An cho thấy cả năm loại tài sản đều có sự thay đổi đáng kể, trong đó nguồn vốn tự nhiên đã chuyển sang nguồn vốn tài chính, tuy nhiên nguồn vốn con người thì không thay đổi nhiều. Tài sản sinh kế thay đổi đã tác động đến sinh kế của người dân thể hiện cơ cấu sản xuất thay đổi từ sản xuất nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề khác. Tại khu vực Tây Nguyên, Nguyễn Th Minh Phương (2011) đã tiếp cận khung phân tích sinh kế trong nghiên cứu về sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số người Ê đê. ết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về nguồn vốn sinh kế, chiến lược cũng như kết quả sinh kế gi a các nhóm hộ nghèo, cận nghèo và khá người Ê đê tại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ngân hàng Phát triển châu Á đã vận dụng khung phân tích sinh kế làm cơ sở thực hiện và đánh giá hiệu quả “Dự án phát triển lâm nghiệ để cải thiện đời sống Vùng Tây Nguyên” (FLITCH). Theo dự án để n ng cao đời sống của người dân, sẽ phải tác động đến các nguồn lực cũng như hoạt động sinh kế của họ như quản lý sử dụng tốt hơn các tài nguyên rừng, tăng cường cơ sở hạ tầng, n ng cao năng lực cho người dân và cán bộ. 2.5 Thiết kế nghiên cứu 2.5.1 Phương h họn mẫu Để lựa chọn mẫu điều tra tác giả đã tiến hành các ước phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu và điều tra cụ thể tại đ a bàn nghiên cứu trong đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 73 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn