Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú
lượt xem 7
download
Luận văn này nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Đánh giá sự tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty Cp Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. Đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------- TRẦN NGA MI ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: : 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2017.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------- TRẦN NGA MI ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU KỸ THUẬT ĐỒNG PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: : 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2017.
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN ĐÌNH LUẬN (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM ngày….tháng….năm 2017 Thành phần hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Trương Quang Dũng Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Quyết Thắng Phản biện 1 3 TS. Lê Tấn Phước Phản biện 2 4 TS. Hoàng Trung Kiên Ủy viên 5 TS. Nguyễn Hải Quang Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận văn đã được chỉnh sữa (nếu có) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LV
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP.HCM, ngày….tháng….năm 20…. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trần Nga Mi Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 21/10/1983 Nơi sinh: Bình Phước Chuyên Ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820204 I-TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú II-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Đề tài nghiên cứu về công tác tạo động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm khuyến khích, động viên làm việc, phát huy năng lực làm việc của họ. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày 24 tháng 01 năm 2017 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày…. Tháng….năm 20…. V- NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Nguyễn Đình Luận HƯỚNG DẪN KHOA HỌ KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS.Nguyễn Đình Luận
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, lý thuyết trích dẫn đều có trích dẫn, nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu đều do tôi thu nhập thông qua việc phát và thu hồi các bảng khảo sát từ nhân viên thuộc Công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú Toàn bộ quá trình phân tích do tôi thực hiện và trực tiếp viết lại kết quả nghiên cứu thành luận văn này. Kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên thực hiện Luận văn Trần Nga Mi
- ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS.Nguyễn Đình Luận đã nhiệt tình định hướng, hướng dẫn và góp ý trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Xin cảm ơn Công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú đã cho phép tìm hiểu, thu thập, báo cáo thông tin liên quan đến việc nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các giảng viên đào tạo sau đại học Khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM - HUTECH đã đào tạo tận tình, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện cho tôi và các học viên khác hoàn thành khóa học. Trân trọng cám ơn. Bình Phước, ngày….tháng…năm 2017 Học viên thực hiện Trần Nga Mi
- iii TÓM TẮT Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ mới, công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú cần xây dựng các chính sách quản trị nguồn nhân lực hiệu quả hơn nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên, phát huy hết năng lực làm việc của họ, góp phần nâng cao năng suất lao động, từ đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Bài nghiên cứu đã tiến hành thực hiện được những điều sau: dựa trên cơ sở lý luận về động lực làm việc và công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên, các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên….Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách như: lương và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ làm việc, đặc điểm công việc, khen thưởng, chính sách đào tạo và phát triển,….để khuyến khích, động viên nhân viên làm việc tốt hơn, nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với Công ty.
- iv ABSTRACT We are faced with the appearance of more and more new competitors , Dong Phu Technical Rubber Joint Stock company needs to develop the human resource management policies more effectively to motivate our staff and promote all of their capacity to work and contribute to improve labor productivity , which in turn will enhance the competitiveness of the company . The study was carried out were the following: a rationale based on motivational work and work to motivate employees, the factors affecting the motivation of staff... Since then offer a number of policies to complete solutions, such as wages and benefits, working conditions, working relationships, job characteristics, rewards, training and policy development.... Toencourage, motivate employees better, improve employee loyalty to the company.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................ iv MỤC LỤC ................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................... x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 2 1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. ............................................... 2 1.5. Bố cục nghiên cứu. ............................................................................................ 3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. ...................................... 3 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................... 5 2.1 Lý luận về động lực làm việc của người lao động. ............................................ 5 2.1.1 Khái niệm về động lực làm việc. ......................................................... 5 2.1.2 Các học thuyết về nâng cao động lực làm việc cho người lao động. 6 Hấp lực x Mong đợi x Phương tiện = Sự động viên ................................... 16 2.2 Lý luận về công tác nâng cao động lực cho người lao động. ........................... 19 2.2.1 Mục đích của công tác nâng cao động lực cho người lao động. ........ 19 2.2.2 Vai trò của công tác nâng cao động lực. ............................................ 19 2.2.3 Vai trò người quản lý trong nâng cao động lực người lao động. ....... 20 2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và công tác nâng cao động lực cho người lao động. ................................................................................................ 22 2.3.1 Cá nhân người lao động. .................................................................... 23
- vi 2.3.2 Công việc. .......................................................................................... 26 2.3.3 Doanh nghiệp. .................................................................................... 29 2.4 Một số nghiên cứu trước đây. .......................................................................... 33 2.5 Mô hình nghiên cứu. ........................................................................................ 34 Tóm tắt chương 2. .................................................................................................. 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................. 36 3.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú................................................... 36 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 36 3.1.2 Nghiên cứu định tính.......................................................................... 37 3.1.3 Nghiên cứu định lượng. ..................................................................... 40 3.2 Xây dựng thang đo. .......................................................................................... 42 3.3 Kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ........................................................................ 43 3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA. ..................................................... 43 3.3.2 Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (sơ bộ) ............... 43 3.4 Kết quả phân tích dữ liệu thang đo chính thức ................................................ 44 3.4.1 Phân tích các nhân tố nghiên cứu....................................................... 44 3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach alpha ................. 45 3..5 Phân tích tương quan và hồi quy. .................................................................... 49 3.5.1 Phân tích tương quan. ........................................................................ 49 3.5.2 Phân tích hồi quy................................................................................ 50 3.6 Phân tích Anova. .............................................................................................. 57 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 60 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 61 4.1 Giới thiệu thực trạng Công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. ............. 61 4.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ, tầm nhìn sứ mệnh của Công Ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. ...................................................................... 61 4..1.2 Cơ cấu tổ chức................................................................................... 63 4.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ. ...................................................................... 64 4.1.4 Tình hình nhân sự tại Công ty. ........................................................... 64
- vii 4.1.5 Tình hình kinh doanh của Công Ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú.65 4.2 Thực trạng công tác nâng cao động lực làm việc cho người lao động công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. .................................................................................. 66 4.2.1 Điều kiện và môi trường làm việc...................................................... 66 4.2.2 Nội dung và tính chất công việc. ....................................................... 67 4.2.3 Công tác tiền lương. ........................................................................... 67 4.2.4 Phúc lợi xã hội. .................................................................................. 68 4.2.5 Công tác khen thưởng - kỷ luật. ......................................................... 70 4.2.6 Công tác tuyển dụng, đào tạo lao động. ............................................. 71 4.2.7 Đánh giá năng lực làm việc của nhân viên. ....................................... 71 4.2.8 Quan hệ làm việc................................................................................ 73 4.3 Nhận xét thực trạng về tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP Cao su Kỹ Thuật Đồng Phú. .................................................................................. 74 4.3.1 Những điểm mạnh. ............................................................................. 74 4.3.2 Điểm yếu. ........................................................................................... 74 4.4 Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú đối với tạo động lực lao động. ............................................................................................ 75 4.5 Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. ...................................................... 75 4.5.1. Hoàn thiện chính sách lương, phúc lợi. ............................................ 75 4.5.2 Hoàn thiện chính sách khen thưởng. .................................................. 78 4.5.3 Hoàn thiện về đặc điểm công việc. .................................................... 81 4.5.4 Hoàn thiện chính sách đào tạo và thăng tiến...................................... 83 4.5.5 Nâng cao mối quan hệ làm việc. ........................................................ 87 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 89 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 90 5.1 Kết luận. ........................................................................................................... 90 5.2 Kiến nghị. ......................................................................................................... 91 5.2.1 Đối với công ty.................................................................................. 91 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương........................................................ 91
- viii 5.3 Những hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo. ...................................... 91 5.3.1 Những hạn chế ................................................................................... 91 5.3.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93 PHỤ LỤC ...................................................................................................................
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn gốc các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất. ................... ..33 Bảng 3.1: Nội dung nghiên cứu ................................................................................36 Bảng 3.2 Thống kê mẫu nghiên cứu .........................................................................44 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ...........................46 Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tốt khám phá cho các nhân tố tác động ..............47 Bảng 3.5: Kết quản phân tích nhân tốt khám phá cho các nhân tố bị tác động. .......49 Bảng 3.6: Thang đo Lãnh đạo-Thăng tiến. ...............................................................55 Bảng 3. 7: Thang đo mối quan hệ đồng nghiệp. .......................................................56 Bảng 3. 8: Thang đo chế độ lương thưởng................................................................56 Bảng 3. 9: Thang đo đặc điểm công việc. .................................................................56 Bảng 3. 10: Thang đo về sự hài lòng. .......................................................................57 Bảng 4. 1: Sản lượng sản xuất, doanh thu hàng năm: ...............................................65 Bảng 4. 2: Tài sản cố định và tải sản lưu động từ 2014-2016 ..................................66 Bảng 4. 3: Chế độ phúc lợi của công ty. ...................................................................69 Bảng 4. 4: Khung lương cho nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. ...................................................................................................................................77 Bảng 4. 5 Bảng mô tả vị trí công việc. .....................................................................83 Bảng 4.6: Bảng đề xuất về nội dung đào tạo và đối tượng đào tạo. ......................... 85
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống phân cấp nhu cầu con người của Maslow ........................10 Hình 2.2 Lý thuyết ERG của Alderfer ......................................................................12 Hình 2.3: Lý thuyết thành tựu của McClelland.........................................................13 Hình 2.4: Thuyết công bằng John Stacy Adams .......................................................13 Hình 2. 5: Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham ..........................18 Hình 2. 6: Nhu cầu và động cơ..................................................................................23 Hình 2. 7: Chuỗi mắc xích nhu cầu – mong muốn – thỏa mãn.................................24 Hình 2. 8: Cơ cấu tiền lương. ....................................................................................30 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu xây dựng thang đo ................................................36 Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc tại Công ty. ...............................................................................................................................39 Hình 3. 3:Kiểm tra phân phối chuẩn phần dư. ..........................................................53 Hình 3. 4: Biểu đồ P-P. .............................................................................................54 Hình 3. 5: Biểu đồ Scatter .........................................................................................54 Hình 3. 6: Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh...........................................................59 Hình 4. 1: Sơ đồ tổ chức của công ty. .......................................................................63 Hình 4. 2: Biểu đồ phân bố lực lượng lao động. .......................................................64 Hình 4. 3: Quy trình khen thưởng hiện tại ở công ty ................................................70 Hình 4. 5: Quy trình chi trả lương tại công ty Cổ phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. ...................................................................................................................................76 Hình 4. 6: Qui trình khen thưởng mới.......................................................................79
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài. Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của sự nghiệp, công nghiệp hóa hiện đại hóa, chúng ta cần những nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị to lớn và có ý nghĩ quyết định của nhân tố con người. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong một tổ chức. Ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển. Khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu, vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì yêu tố con người luôn được chú trọng. Để doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi nhà quản lý phải biết khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Muốn khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả thì cần thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích về vật chất, lợi ích tinh thần cho người lao động. Hay nói cách khác, cần phải có biện pháp tạo động lực cho người lao động trong lao động. Nhằm thu hút, giữ chân nhân tài và kích thích về mặt vật chất, tinh thần cho người lao động có thể phát huy được hết nội lực của bản thân mình trong lao động và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú tuy đã có những chính sách khen thưởng kỷ luật nhằm khuyến khích, động viên nhân viên làm việc, tuy nhiên vẫn chưa được thành công như mong đợi. Để góp phần vào mục tiêu chung trong công việc nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công ty, tạo động lực làm việc cho nhân viên em xin chọn đề tài luận văn là : “ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú” với mục đích sẽ tìm hiểu được thực trạng công tác tạo động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty. Từ đó có thể đóng góp giải pháp để nhân viên có thể phát huy hết năng lực, hoạt động tích cực hơn.
- 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1. Mục tiêu chung. Khái quát về Công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú; Phân tích thực trạng về việc tạo động lực làm việc cho nhân viên; Khảo sát các chính sách tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú, từ đó tìm ra nguyên nhân làm giảm động lực làm việc của họ; Thông qua việc nghiên cứu và phân tích thực tế, luận văn sẽ đề ra những hàm ý quản trị giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên - Đánh giá sự tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty Cp Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. - Đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về công tác tạo động lực làm việc cho người lao động trên cơ sở khảo sát thực tế về động lực làm việc của nhân viên tại Công ty, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm khuyến khích, động viên làm việc, phát huy năng lực làm việc của họ. 1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn nhóm chuyên đề nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của tổ chức, điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các thành phần của thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi điều tra. Tiến hành theo 2 bước: Tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp từ nguồn nhân lực tại Công ty để phục vụ cho việc phân tích thực trạng, nhận xét và đánh giá. Nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động
- 3 Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, tiến hành kiểm định thông qua 2 bước: Thứ nhất, đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha và độ giá trị (factor loading) bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Thứ hai, sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích tổng hợp, suy luận logic, phương pháp so sánh đối chiếu, mô hình hồi qui kiểm định giả thuyết sự phù hợp của các yếu tố để tìm ra yếu tố nào là yếu tố gây ảnh hưởng lên biến phụ thuộc. 1.5. Bố cục nghiên cứu. Gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tàı nghıên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghıên cứu Chương 3: Phương pháp nghıên cứu. Chương 4: Kết quả nghıên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. - Hình ảnh mô hình động lực làm việc cho người lao động tại Công ty - Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mô hình, để nhận định được thực trạng của Công ty làm nền tảng cho các giải pháp. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao động lực cho người lao động đang công tác tại Công ty. - Tạo được uy tính thương hiệu và lợi thế cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành về sự thu hút nhân tài trong tương lai.
- 4 Tóm tắt chương 1 Chương 1 tác giả đã giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài: “ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú” Đề tài sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bố cục Gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tàı nghıên cứu, Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghıên cứu, Chương 3: Phương pháp nghıên cứu, Chương 4: Kết quả nghıên cứu và thảo luận, Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Tiếp theo chương 2 tác giả sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về động lực và các nhân tố tác động đến dộng lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú. Từ đó đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty CP Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Lý luận về động lực làm việc của người lao động. 2.1.1 Khái niệm về động lực làm việc. Một tổ chức chỉ có thể đạt năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những nhà quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người, trong môi trường sống và làm việc của họ. Như mỗi hoạt động con người đều hướng vào mục đích nhất định. Khi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất có nghĩa là họ muốn được thỏa mãn những nhu cầu, những đòi hỏi, mong muốn mà họ đã có nhưng chưa đủ. Sự thỏa mãn đó có thể là vật chất hay tinh thần. Con người không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau về ý chí hành động hay sự thúc đẩy. Sự thúc đẩy con người làm việc phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ. Động cơ đôi khi được xác định như nhu cầu, ý muốn, nghị lực hay là sự thôi thúc cá nhân, động cơ hướng tới mục đích. Nếu động cơ là yếu tố bên trong quyết định thì động lực là yếu tố biểu hiện ra bên ngoài nhằm thực hiện động cơ lao động đó. “Động lực làm việc là một động lực có ý thức hay vô thức khơi dậy và hướng hành động vào việc đạt được một mục tiêu mong đợi”. Động lực được hiểu là sự khao khát và tự nguyện của con người nhằm nâng cao mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó. Động lực làm việc là sự thôi thúc khiến người ta hành động vì thế nó có một ảnh hưởng rất mạnh, ảnh hưởng này có thể tốt hoặc xấu. Một yếu tố tạo động lực sẽ khơi dậy và định hướng hành động. Điều này có nghĩa là khi một người được tạo động lực, họ sẽ bị thôi thúc và hành động theo một cách thức nào đó. Động lực làm việc có thể ở dạng có ý thức hay vô thức, vì vậy không phải lúc
- 6 nào chúng ta cũng biết rõ điều gì đã tạo động lực cho mình. Như vậy động lực xuất phát từ mỗi bản thân con người. Khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có mục tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau vì vậy nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau đến mỗi người lao động. Trong nghiên cứu này tác giả ủng hộ quan điểm của Herzberg (1959) cho rằng động lực làm việc là “ sự kết hợp giữa nhân tố phát triển và nhân tố duy trì” dẫn đến sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. 2.1.2 Các học thuyết về nâng cao động lực làm việc cho người lao động. 2.1.2 .1 Các thuyết về bản chất con người. Quản lý con người là nghệ thuật làm việc với người khác và hướng đến việc đạt được sự thành công thông qua nỗ lực của họ. Vì vậy, việc tìm hiểu để biết bản chất của con người là điều rất cần thiết để bắt đầu cho sự lãnh đạo hiệu quả. Có nhiều quan niệm khác nhau giải thích về bản chất của con người. Các quan niệm này tuy có những khác biệt nhất định nhưng không nhằm triệt tiêu, loại bỏ lẫn nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau để có cái nhìn đầy đủ hơn về bản chất của con người. Thuyết X và thuyết Y của Douglas McGregor(1960). McGregor là một nhà tâm lý xã hội. Năm 1960, ông cho xuất bản cuốn “The Human Side of Enterprise” và trở nên nổi tiếng với lý thuyết “cây gậy và củ cà rốt”. Ông đặt ra 2 lý thuyết: Thuyết X gồm những người chưa trưởng thành và thuyết Y gồm những người trưởng thành. Lý thuyết này được rất nhiều lý thuyết gia khoa quản trị học hiện đại nhắc đến trong tác phẩm của mình. Ông cho rằng chiến lược quản lý chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quan điểm về bản chất con người, với giả định rằng: + Con người về bản chất là không thích làm việc và luôn trốn tránh khi có thể. + Họ làm việc khi có sự ép buộc, trừng phạt để hướng họp phải cố gắng để đạt được mục tiêu của tổ chức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 537 | 154
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại tập đoàn viễn thông quân đội – chi nhánh Viettel Kon Tum
26 p | 516 | 153
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại Việt Nam Airlines
124 p | 474 | 127
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
17 p | 563 | 116
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An
119 p | 367 | 108
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện miền Trung
13 p | 288 | 66
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan
105 p | 262 | 58
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần Đăng Hải, Đà Nẵng
13 p | 260 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
134 p | 233 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Bê tông Alpha
143 p | 155 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
119 p | 126 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
81 p | 160 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu
2 p | 148 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng - Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội
0 p | 97 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
26 p | 113 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải Phòng
127 p | 40 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu khí Việt Nam
3 p | 97 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn