intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

32
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tail “ Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông” là đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TRIỀU CHÂU HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TRIỀU CHÂU HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Minh Hòa Hà Nội, 2016
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 5. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5 6. Những đóng góp chính của luận văn ................................................................. 6 7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỂN VỀ XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH............................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 8 1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 8 1.1.2. Xúc tiến đểm đến du lịch ............................................................................ 11 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn. ............................................................................... 22 1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 22 1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình ................................................................ 25 1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Khánh H a.............................................................. 27 1.2.4. Bài học cho hoạt động xúc tiến điểm đến của tỉnh Đắk Nông ................... 29 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG ................................................................................... 31 2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Đắk Nông .......................................................... 31 2.1.1. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch ............................................................... 31 2.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông ............................................... 39 2.2. Khảo sát hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông ................................ 51
  4. 2.2.1. Bộ máy tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh ................................. 51 2.2.2. Quy trình hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Tỉnh ........................... 53 2.2.3. Nội dung hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông ........... 54 2.2.4. Các hình thức hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông............ 55 2.2.5. Ngân sách cho hoạt động xúc tiến ............................................................. 63 2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Đắk Nông ..................................................................................................................... 63 2.3. Nhận xét đánh giá chung về thực trạng quảng bá xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua .......................................................................... 66 2.3.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 66 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 66 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 70 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ...................................................... 71 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông ........ 71 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông ...................................... 71 3.1.2. Mục tiêu phát triển ..................................................................................... 73 3.1.3. Định hướng phát triển ................................................................................ 74 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tại Đăk Nông trong thời gian tới .................................................................................... 75 3.2.1. Cải thiện bộ máy tổ chức xúc tiến du lịch và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch của Tỉnh .................................................... 75 3.2.2. Các giải pháp v nguồn kinh phí khung chính sách và quy định cho hoạt động quảng bá du lịch .......................................................................................... 77 3.2.3. Các giải pháp v nghiên cứu thị trường và xây dựng chương trình xúc tiến du lịch ................................................................................................................... 79
  5. 3.2.4. Các nhóm giải pháp cụ thể cho hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Đắk Nông ..................................................................................................................... 81 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn mới .................................................................................. 84 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan trung ương ....................................................... 84 3.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đắk Nông ................................................... 84 3.3.2. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông ................. 85 3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp .......................................................... 86 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 87 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XTDL Xúc tiến du lịch VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG - HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 2.1. Kết quả tăng trưởng lượng khách du lịch đến Đắk Nông giai đoạn 2010-2015............................................................................................................. 41 Bảng 2.2. Tổng thu từ du lịch giai đoạn 2011-2015 ............................................ 45 Bảng 2.3. Tình hình phát triển cơ sở lưu trú tại Đắk Nông giai đoạn 2010-2015 ........ 46 Bảng 2.4. Tình hình phát triển nhân lực ngành Du lịch tỉnh Đắk Nông .............. 48 Danh mục hình – biểu đồ Hình 1. Vị trí của Đắk Nông trên bản đò Việt Nam và bản đồ tỉnh Đắk Nông ... 33 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Đắk Nông giai đoạn 2010-2015 ........ 43 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Đắk Nông giai đoạn 2010-2015 ....... 44
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hiện nay thì du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong việc phát triển kinh tế của đất nước nói chung; và cũng là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của Đăk Nông nói riêng. Theo tinh thần Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND, ngày 23/12/2010, của HĐND tỉnh Đắk Nông thông qua “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Đắk Nông” thì mục tiêu phát triển du lịch Đắk Nông đến năm 2020 là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Du lịch không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, giữa các địa phương với nhau; mà còn là cầu nối giữa các nền văn hóa với nhau. Để sự giao lưu đó được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả cần phải quảng bá về hình ảnh đất nước bằng nhiều kênh thông tin khác nhau. Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch là một hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và hình ảnh Đắk Nông nói riêng. Xúc tiến là công cụ để thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến điểm đến du lịch được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Nông nói riêng. Đắk Nông là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, hữu tình. Đặc biệt, tháng 12/2014, các nhà khoa học Nhật Bản cùng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam công bố thông tin ban đầu về 1
  9. một số hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Mặc dù được tạo hóa ban cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, song lượng khách du lịch đến với địa bàn tỉnh Đắk Nông còn rất ít. Thực tế đó một phần do các sản phẩm du lịch của Đắk Nông còn nghèo nàn, không có tính hấp dẫn lôi cuốn du khách; nhưng nguyên nhân chính và quan trọng nhất là do công tác quảng bá xúc tiến về hình ảnh du lịch Đăk Nông còn yếu, mờ nhạt. Nhiều người dân tại các địa phương khác còn không biết địa danh Đăk Nông. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách du lịch thường rất đa dạng, phong phú; và thường không trung thành với bất kỳ một sản phẩm du lịch nào. Vì vậy, việc xúc tiến du lịch là hết sức cần thiết, phải luôn nhạy bén, linh hoạt theo vòng xoay của nhu cầu du lịch. Từ những nguyên nhân cơ bản trên cho thấy việc nghiên cứu " Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông" là việc làm cần thiết, nhằm làm rõ những nguyên nhân và đề ra các giải pháp phù hợp giúp tăng cường hoạt đông xúc tiến điểm đến trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới. 2. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước đề cập và liên quan đến hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch. Một số công trình nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch ở nước ngoài như Lawton và Weaver (2005) “ Tourism management”, Stven Pike (2008) “ Destination marketing”, Simon Hudson (2008) “ Tourism Hospitality Marketing” Philip Kotler, Bowen và Markens (2003) “ Marketing for hospitality and Tourism”. Hầu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các hoạt động Marketing trong du lịch, các tác giả đã đưa ra các luận điểm về du lịch, điểm đến du lịch và các chiến lược Marketing. Các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của một quốc gia hay một địa phương cụ thể. 2
  10. Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu cũng như những tài liệu nghiên cứu liên quan đến hoạt động xúc tiến du lịch như: Đào Thị Ngọc Lan ( 2011 ) “ Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005-2010”. Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả cũng đã hệ thống hóa được các khái niệm về điểm đến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch, tuy nhiên trong luận văn này tác giả chỉ chủ yếu nghiên cứu về các hoạt động Marketing dưới gốc độ của một doanh nghiệp; Bùi Văn Mạnh ( 2010) “ Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình”; cũng như các tác giả khác, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả cũng đã đưa ra các cơ sở lý luận cụ thể về điểm đến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch. Bên cạnh đó tác giả còn nêu ra vai trò và nhiệm vụ của tổ chức xúc tiến điểm đến du lịch địa phương. Công trình nghiên cứu này cũng đã tập trung nghiên cứu hoạt hoạt động Marketing với các hoạt động xúc tiến cụ thể theo định hướng chiến lược xúc tiến hỗn hợp của một doanh nghiệp. Lê Thành Công ( 2010) “ Hoạt động xúc tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc, Thực trạng và giải pháp”; Trần Thị Thủy ( 2011) “ Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An”; Phan Minh Châu ( 2013) “ Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang”. Các luận văn trên cũng đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về điểm đến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch, đồng thời cũng tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở một số điểm đến du lịch. Cách tiếp cận chung của các luận văn là hệ thống các vấn đề lý thuyết về điểm đến và xúc tiến điểm đến để làm cơ sở phục vụ nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến tại các điểm đến du lịch. Các công trình trên tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể nhằm xây dựng các chiến lược cụ thể cho hoạt động xúc tiến của mình. 3
  11. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về maketing và tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo tiền đề lý thuyết và thực tế cho tác giả nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Đắk Nông. Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu nghiên cứu các hoạt động Marketing dưới góc độ của một doanh nghiệp hoặc theo các nội dung xúc tiến điểm đến theo các tài liệu quốc tế mà chưa đi sâu nghiên cứu dưới gốc độ của một nhà quản lý nhà nước thực hiện hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch dựa theo Luật Du lịch Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tail “ Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông” là đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của du lịch Đắk Nông. - Làm rõ những mặt mạnh cũng như những yếu kém của hoạt đồng xúc tiến điểm đến du lịch tại địa phương. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch của Đắk Nông trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu các hoạt động xúc tiến điểm đến của ngành du lịch tỉnh Đắk Nông. 4
  12. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch do cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông thực hiện. - Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng trong giai đoạn 2010-2015. Các giải pháp đến năm 2020. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập số liệu: + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin dữ liệu về hoạt động du lịch của tỉnh Đắk Nông từ nguồn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, Cục Thống kê, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các nguồn sách, báo, tạp chí, các giáo trình trong nước và nước ngoài, các trang Web của du lịch thế giới, Việt Nam và cơ quan quản lý du lịch địa phương, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt động xúc tiến điểm đến, …Các thông tin và số liệu chủ yếu được thu thập từ năm 2010 đến năm 2015 phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở Chương 2. + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:  Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thông qua phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm văn hóa, các cơ quan quản lý du lịch tại các điểm đến du lịch địa phương.  Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế tại các điểm đến du lịch, các 5
  13. khách sạn, nhà nghỉ về cách thức tiếp cận thông tin, hình ảnh du lịch Đắk Nông thông qua các kênh thông tin quảng bá xúc tiến nào, cảm nhận của du khách về hình ảnh thực và quảng cáo như thế nào, có để lại được ấn tượng nào trong lòng du khách hay không. Thời gian tiến hành điều tra từ 09/2015 đến 03/2016. Tổng số bảng hỏi khách du lịch được tiến hành điều tra tại các điểm du lịch là 192, trong đó khách du lịch trong nước là 100, khách du lịch quốc tế là 92. Thời gian tiến hành điều tra được chia làm 3 đợt, đợt 1 tiến hành điều tra tại các điểm du lịch nổi tiếng, đợt 2 tiến hành điều tra tại các cơ sở lưu trú và đợt 3 tiến hành điều tra tại các cơ sở ăn uống.  Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn các cán bộ quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, các cơ quan quản lý khu, điểm du lịch và các hướng dẫn viên du lịch. - Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp, phân tích các thông tin số liệu bằng phương pháp thống kê, quy nạp… để từ đó tổng hợp lại, rút ra những kết luận, đánh giá về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Đắk Nông. 6. Những đóng góp chính của luận văn Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch không phải là một chủ đề mới, tuy nhiên đối với du lịch tỉnh Đắk Nông đề tài “ Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông” là một đề tài có một số đóng góp mới cho hoạt động du lịch tỉnh Đắk Nông nói chung và hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông nói riêng. Cụ thể như sau: - Tổng hợp có chọn lọc một số vấn đề lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch, và vận dụng vào thực tiễn tại tỉnh Đắk Nông. 6
  14. - Đề tài đã phân tích chỉ ra những mặt hạn chế và tích cực của hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch Đắk Nông. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch trong thời gian tới. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn này gồm 3 chương : Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông. Chƣơng 3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông . 7
  15. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỂN VỀ XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Du lịch Hiện nay, khái niệm du lịch rất phổ biến và đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm riêng của mình. Đúng như Giáo sư, Tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “ Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”[6. Tr 6]. Trên thực tế, mỗi quốc gia cũng có quan niệm và định nghĩa khác nhau về du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[15. Tr 6]. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm chung chung, khách quan về hoạt động du lịch. Thực tế, hiện nay, có thể thấy du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Do đó, khái niệm của Luật Du lịch Việt Nam là chưa bao hàm hết các ý. Để đưa ra được định nghĩa vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn thì đòi hỏi khái niệm du lịch phải được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: - Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch, Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị. Với họ du lịch như một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống và sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình. - Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch, Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu 8
  16. của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách, đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận. - Tiếp cận trên góc độ của chính quy n địa phương, Du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đở việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch chính là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương…từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân địa phương. - Tiếp cận ở góc độ cộng đồng dân cư sở tại, Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Du lịch không chỉ đem lại cho cư dân địa phương cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách của những địa phương khác, của người nước ngoài; mà còn là cơ hội để tìm kiếm việc làm, phát huy truyền thống vốn có của địa phương mình. Nhìn chung, du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Du lịch không chỉ là sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác với nhiều mục đích khác nhau, ngoài mục đích kiếm tiền, mà du lịch còn là một ngành kinh tế mang lại doanh thu cho các nhà kinh doanh du lịch nói riêng và các nhà kinh doanh các ngành kinh tế có liên quan. Bên cạnh đó, hoạt đông du lịch còn đem lại lợi ích về chính trị - xã hội cho quốc gia làm du lịch, cho cộng đồng dân cư địa phương và cho bản thân doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy đi du lịch không chỉ là cách để con người có thể thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của mình, mà còn là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội nói chung của một quốc gia. 9
  17. 1.1.1.2. Điểm đến du lịch Khái niệm điểm đến du lịch bắt nguồn từ khái niệm điểm du lịch. Theo khoản 8, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Điểm du lịch được phân ra hai loại: Điểm du lịch quốc gia và Điểm du lịch địa phương. Để được công nhận điểm du lịch của một Quốc gia hay một địa phương cần phải đảm bảo các quy định theo điều 7 và 9, chương III về “khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP - Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. - Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm đối với Điểm du lịch quốc gia và tối thiểu mười nghìn lượt khách du lịch một năm đối với Điểm du lịch địa phương. - Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. - Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. Từ khái niệm điểm du lịch và những quy định trên ta có thể thấy định nghĩa về điểm đến du lịch có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO: “Một điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”[32.Tr 12]. Hay theo Nguyễn 10
  18. Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa: “Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới v địa lý đường biên giới v chính trị, hay đường biên giới v kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của du khách”[18.tr.341]. Trong tập bài giảng môn Marketing điểm đến của PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa (2012) thì: “Điểm đến du lịch (Destination) là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển b n vững”. Dựa vào quan điểm trên ta có thể thấy rằng điểm đến du lịch là không gian của một vùng hay một lãnh thổ có tài nguyên du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch. Vậy, điểm đến du lịch có thể là một không gian rộng như một quốc gia, lục địa… hay chỉ là một tỉnh, thành phố hoặc nhỏ hơn nó chỉ là một làng hay một khách sạn… 1.1.2. Xúc tiến đểm đến du lịch 1.1.2.1. Khái niệm Thuật ngữ “xúc tiến” không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nói đến xúc tiến nhiều người sẽ hiểu đó là hoạt động tuyên truyền quảng bá, đưa hình ảnh một sản phẩm nào đó đến với người tiêu dùng. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động xúc tiến du lịch. Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm xúc tiến du lịch theo Khoản 17, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam, “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”. Khái niệm này đã chỉ ra rõ hoạt động xúc tiến đó là hoạt động tuyên truyền quảng bá nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển cho du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến du lịch còn là công cụ để kêu gọi cư dân địa phương đồng thuận trong cả nhận thức và cả hành động để quảng bá du lịch đến khách du lịch. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng 11
  19. hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch không chỉ là hoạt động đưa hình ảnh sản phẩm du lịch của địa phương đến du khách, mà còn là sợi dây liên kết giữa cư dân địa phương và sản phẩm du lịch; giúp cư dân địa phương nhận thức được giá trị tài nguyên của địa phương và khai thác chúng một cách hợp lí. Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm về xúc tiến du lịch của nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài. Những quan điểm này nêu rõ mục đích chính của hoạt động xúc tiến là gì, và đối tượng mà hoạt động xúc tiến nhắm đến là ai. Tiêu biểu như quan niệm về xúc tiến du lịch của Lawton và Weaver: “ Xúc tiến du lịch là cố gắng làm gia tăng nhu cầu bằng truyền tải một hình ảnh tích cực về một sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng thông qua những đòi hỏi, nhu cầu, thị hiếu, giá trị và thái độ đã biết của thị trường hoặc một phân đoạn thị trường mục tiêu nào đó”[33, tr. 14]. Hay quan niệm về xúc tiến du lịch của Simon Hudson, “ Xúc tiến du lịch là một thành phần trong marketing du lịch hỗn hợp, nó có vai trò thuyết phục khách hàng tiềm năng về những lợi ích của việc hoặc sử dụng các sản phẩm du lịch hoặc dịch vụ của một tổ chức nào đó”[34, tr. 255]. Tuy nhiên, những quan điểm này chỉ giới hạn ở mục đích chính của hoạt động xúc tiến là hướng đến khách hàng mục tiêu, làm sao để khách hàng chọn và sử dụng sản phẩm du lịch của địa phương mình. Bên cạnh đó, quan điểm quản trị điểm đến theo lý thuyết Marketing thì “ Xúc tiến du lịch là việc thu hút khách hàng trả tiền bằng cách thuyết phục họ rằng điểm đến với các dịch vụ hiện hữu, các điểm du lịch hấp dẫn và các lợi ích tương ứng phù hợp với những gì họ mong muốn hơn so với tất cả các điểm đến khác”[31, tr. 12]. 1.1.2.2. Quy trình của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hoạt động xúc tiến du lịch của một quốc gia hay địa phương đều phải tuân thủ theo những quy định cụ thể của Chính phủ. Việc thực hiện hoạt động tuyên 12
  20. truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được nhà nước quy định trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Theo Điều 81, Luật Du lịch quy định quy trình hoạt động xúc tiến du lịch đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, cụ thể như sau: 1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương. 2. … 3. … 4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch. 1.1.2.3. Nội dung xúc tiến điểm đến du lịch Xúc tiến du lịch là một thành phần trong marketing du lịch hỗn hợp ( promotion). Do đó, mỗi địa phương có thể chọn cho mình những công cụ xúc tiến phù hợp với địa phương mình. Tuy nhiên, Luật Du Lịch Việt Nam đã hướng dẫn cụ thể các hoạt động xúc tiến du lịch với 4 nội dung chính sau: * Tuyên truy n, giới thiệu rộng rãi v điểm đến Đây là nội dung chính và quan trọng nhất trong hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với một địa bàn. Mỗi địa phương có thể chọn cho mình các 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2