Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở Huế
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu luận văn trình bày phát triển du lịch song song đi kèm với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, mỗi một khía cạnh muốn phát triển phải dựa trên cơ sở phát. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở Huế
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN VĂN HUY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, các kết luận đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình Tác giả luận văn Nguyễn Văn Huy
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LHQ : Liên Hiệp Quốc UNESCO : The United Nations Organization for Education, Science and Culture NCC : National Capital Commission GDP : Gross Domestic Product USD : United States Dollar HIV : Human Immunodeficiency Virus AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome KKT : Khu Kinh Tế FDI : Foreign Direct Investment KCN : Khu Công Nghiệp
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………….. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 11 6. Bố cục luận văn ...................................................................................... 11 7. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 11 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ ......................................... 12 1.1. Tổng quan về du lịch Festival ............................................................ 12 1.1.1. Festival và du lịch Festival ............................................................ 12 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival ............................... 17 1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival ............................... 19 1.2. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival. ............ 19 1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế ...................................................................... 20 1.2.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................ 24 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 28 CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG ......................................... 30 2.1. Giới thiệu ………………………………………………………...… 30 2.2. Tài nguyên du lịch Festival ở Huế…………………………………37 2.3. Thị trƣờng khách du lịch Festival ..................................................... 41 2.4. Các sản phẩm du lịch Festival ở Huế ................................................ 47 2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Festival ở Huế ......................... 51 2.6. Nhân lực du lịch Festival ở Huế ........................................................ 61 2.7. Tổ chức, quản lý du lịch Festival ở Huế ........................................... 62 2.8. Tuyên truyền quảng bá du lịch Festival ở Huế ................................ 67 2.9. Bảo vệ môi trƣờng văn hóa và tự nhiên trong du lịch Festival ở Huế… 70 1
- 2.10. Điều kiện phát triển du lịch Festival ở thành phố Huế ................. 72 1.2.1. Điều kiện chủ quan……………………………………………… 72 1.2.2. Điều kiện khách quan …………………………………..….77 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 80 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ ...................................................................................... 82 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................... 82 3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế .................................. 82 3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế .................................................................. 83 3.1.3. Thực tiễn du lịch Festival Huế ....................................................... 84 3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể ................................................................. 85 3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý Festival .... 85 3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Festival ... 87 3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch Festival........................ 88 3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch Festival ....................... 90 3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Festival................... 90 3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch Festival ................... 91 3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong hoạt động du lịch Festival ......................................................................................... 92 3.2.8. Các giải pháp về an ninh, an toàn du lịch………………………… 94 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 95 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước .......................................... 95 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch…………………………..………. 96 3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương ................................... 96 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợt khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ tổ chức 41 Bảng 2.2. Tổng hợp số nƣớc, đoàn khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ . 45 Bảng 2.3. So sánh chƣơng trình chính tại 5 kì Festival Huế gần nhất ............ 48 Bảng 2.4. Du khách đánh giá về chƣơng trình Festival Huế 2014 ................. 49 Bảng 2.5. Tỷ lệ mục đích chuyến đi của du khách ......................................... 50 Bảng 2.6. Tỷ lệ khách tại các cơ sở lƣu trú khác nhau ................................... 52 Bảng 2.7. Tỷ lệ số đêm khách lƣu trú tại thời điểm diễn ra festival ............... 53 Bảng 2.8. Du khách đánh giá về dịch vụ lƣu trú ............................................. 54 Bảng 2.9. Du khách đánh giá về chất lƣợng dịch vụ ăn uống ........................ 55 Bảng 2.10. Du khách đánh giá về chất lƣợng dịch vụ bổ sung khác .............. 57 Bảng 2.11. Tỷ lệ du khách sử dụng các phƣơng tiện đi lại ............................. 59 Bảng 2.12. Du khách đánh giá về chất lƣợng dịch vụ vận chuyển ................. 60 Bảng 2.13. Du khách đánh giá về câu khẩu hiệu chƣơng trình ...................... 63 Bảng 2.14. Du khách đánh giá về thời lƣợng chƣơng trình ............................ 64 Bảng 2.15. Du khách đánh giá về thời gian tổ chức chƣơng trình ................. 65 Bảng 2.16. Số lần du khách tham dự chƣơng trình festival ............................ 66 Bảng 2.17. Tỷ lệ du khách biết trƣớc về chƣơng trình festival ...................... 68 Bảng 2.18. Du khách biết về festival thông qua các phƣơng tiện .................. 69 3
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số lƣợt khách tham dự trong 8 kì festival .................................. 43 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lƣợt khách thăm quan và du lịch trong 8 kì festival.......... 44 Biểu đồ 2.3. Số lƣợng khách nội địa và quốc tế trong 8 kì festival ................ 44 Biểu đồ 2.4. Số nƣớc tham dự qua 8 kì festival .............................................. 45 Biểu đồ 2.5. Số đoàn tham dự trong 8 kì festival ........................................... 46 Biểu đồ 2.6. Số diễn viên, nghệ sĩ tham dự trong 8 kì festival ....................... 46 Biểu đồ 2.7. Khảo sát ý kiến du khách về chƣơng trình Festival Huế............ 49 Biểu đồ 2.8. Khảo sát mục đích chuyến đi của du khách ............................... 50 Biểu đồ 2.9. Khảo sát tỷ lệ khách lƣu trú tại các cơ sở lƣu trú ....................... 52 Biểu đồ 2.10. Khảo sát tỷ lệ số đêm khách lƣu trú ......................................... 53 Biểu đồ 2.11. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ lƣu trú ............................ 54 Biểu đồ 2.12. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ ăn uống .......................... 56 Biểu đồ 2.13. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ bổ sung khác.................. 58 Biểu đồ 2.14. Khảo sát tỷ lệ du khách sử dụng các phƣơng tiện đi lại ........... 60 Biểu đồ 2.15. Khảo sát ý kiến du khách về chất lƣợng dịch vụ vận chuyển .. 61 Biểu đồ 2.16. Khảo sát ý kiến du khách về câu khẩu hiệu chƣơng trình........ 63 Biểu đồ 2.17. Khảo sát ý kiến du khách về thời lƣợng chƣơng trình ............. 64 Biểu đồ 2.18. Khảo sát ý kiến du khách về thời gian tổ chức......................... 66 Biểu đồ 2.19. Khảo sát số lần tham dự festival của du khách ........................ 67 Biểu đồ 2.20. Khảo sát tỷ lệ du khách biết trƣớc chƣơng trình festival ......... 68 Biểu đồ 2.21. Khảo sát tỷ lệ du khách biết về festival qua các phƣơng tiện .. 69 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, từ Festival xuất hiện lần đầu là ở Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt-Pháp đƣợc tổ chức năm 1992, cho đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế, tại thời điểm diễn ra sự kiện mọi ngƣời vẫn còn xa lạ với thuật ngữ này, sau đó ngƣời ta thƣờng xuyên sử dụng, dần dà quên mất xuất xứ của nó và sử dụng nhƣ một từ thuần Việt. Tuy nhiên, không ít ngƣời đồng nhất khái niệm „Festival‟ và „Lễ hội‟ hay „Liên hoan‟ mặc dầu ý nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học, từ „festival‟ là một từ cổ xuất hiện khá sớm trong lịch sử loài ngƣời. Nói đến Lễ hội ngƣời ta thƣờng nghĩ đến những hoạt động văn hóa cộng đồng địa phƣơng, do địa phƣơng tổ chức nhằm tôn kính, tôn vinh các vị thần, những ngƣời công lao to lớn trong việc giúp đỡ, khai canh, khai cƣ hay phản ánh những ƣớc mơ, nguyện vọng chính đáng của chính họ. Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam có thể phân thành một số loại nhƣ: Lễ hội dan gian, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, thƣờng đƣợc tổ chức hầu nhƣ đầy đủ các tháng trong năm, từ tháng Giêng ta có Lễ Tết Nguyên Đáng đến tháng Chạp ta có Lễ tiễn Ông Táo về trời. Du lịch lễ hội ở Việt Nam là một loại hình hoạt động văn hóa luôn song hành với ngƣời dân Việt, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi một chúng ta từ đời này sang đời khác, từ cổ chí kim, ở đâu có ngƣời Việt, ở đó có lễ hội, là một hoạt động văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần, vật chất của mỗi ngƣời, lâu lâu phải đi „xem Lễ‟ để nhớ về nguồn cội, lâu lâu phải đi „trẩy Hội‟ để giao lƣu, du hí. Festival Huế đƣợc tổ chức hai năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn đƣợc tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế. Đến nay đã tổ chức đƣợc 8 kì, có những kì thành công và những kì chƣa đƣợc thành công mĩ mãn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy 5
- nhiên, không thể phủ nhận một điều là Festival Huế đã trở thành một điểm hội tụ các di sản văn hóa năm châu bốn bể đáng ghi nhớ cho khách du lịch. Với câu khẩu hiệu „Du lịch di sản văn hóa và hội nhập‟ Festival Huế là điểm hội tụ của nhiều di sản văn hóa quốc gia và quốc tế, nó mang đầy đủ tính kế thừa, tôn tạo, phát triển giữa các nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên thế giới, là một điểm đến lí tƣởng cho du khách muốn tìm hiểu, phám phá những nét văn hóa đặc thù, những di sản văn hóa thế giới độc đáo còn lƣu lại đến hôm nay và trên hết khách du lịch Fesitval Huế sẽ có một cơ hội quý báu để tận hƣởng những nét văn hóa đặc thù của xứ Huế, xứ Thần Kinh trƣớc đây của Việt Nam. Trƣớc những tiềm năng du lịch to lớn, tài nguyên du lịch phong phú, dồi dào, Festival Huế đang đƣợc nhiều nƣớc bạn quan tâm, giúp đỡ, đƣợc đa số du khách ủng hộ, tham gia, du lịch Festival đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh nhà và quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động du lịch Festival là một loại hình du lịch khá non trẻ và mới mẻ tại Việt Nam, hiện chƣa có nhiều chuyên gia đầu ngành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, đa số chƣơng trình đƣợc cóp nhặt, chỉnh sửa từ kinh nghiệm của các nƣớc bạn, nên đâu đó vẫn còn những bất cập, tính ứng dụng và khả thi chƣa cao, hẳn nhiên chƣa khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng phát triển du lịch Festival vốn có của nó. Do vậy, nhằm khai thác tốt hơn du lịch festival, hoàn thiện hơn chất lƣợng dịch vụ, chƣơng trình lễ hội, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho điểm đến, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp chút công sức cho sự nghiệp phát triển Festival Huế nói riêng và các loại hình Festival khác nói chung ở Việt Nam. 6
- 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về Festival Huế nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của sự kiện này, xét về góc độ Festival Huế nói chung và du lịch Festival Huế nói riêng. Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ chức Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì. Đây là những báo cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng kết công tác và đề ra phƣơng hƣớng cho các kỳ tổ chức festival sau. Chẳng hạn nhƣ: Báo cáo tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế. Tiếp đến là Trần Thị Mai (2002), Những tác động tích cực của Festival Huế - Xét ở góc độ du lịch, Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, Đại học Kinh tế Huế; Vũ Hoài Phƣơng với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ năm 2005 với tiêu đề Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa của Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội ấn hành năm 2009. Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Diệu Trang, năm 2011, “Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)”,.. Xem xét các công trình nghiên cứu trƣớc đây, ta có thể tóm lƣợc lại những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu nhƣ sau: - Các báo cáo tổng kết, đánh giá toàn bộ hoạt động Festival Huế qua từng kì, nghiên cứu đúc rút thực tiễn, nhận định những ƣu, khuyết và khắc phục cho những kì festival sau. 7
- - Những tác động tích cực của Festival Huế xét từ góc nhìn du lịch, nghiên cứu tập trung đánh giá các mặt tích cực của sự kiện này. - Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, nghiên cứu các khái niệm, tính vĩ mô và vi mô về du lịch lễ hội, du lịch sự kiện. - Đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động về kinh tế đối với các sơ sở lƣu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung khác. - Báo cáo đánh giá Festival Huế - Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa, nghiên cứu này vẽ nên một hình ảnh khái quát nhất về du lịch festival ở Huế. - Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress, nghiên cứu này tập trung về các phƣơng tiện truyền thông, nghe nhìn, tuyên truyền, quảng bá sự kiện. Qua đó, ta có thể thấy còn một số vấn đề còn chƣa đƣợc khai thác, nghiên cứu nhƣ: - Nghiên cứu các tác động tiêu cực của Festival Huế về các vấn đề: du lịch, dịch vụ, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật,.. - Nghiên cứu các giá trị đích thực của Festival Huế đối với: kinh tế, xã hội, du lịch, văn hóa, nghệ thuật, đời sống,.. - Nghiên cứu tác động của Festival Huế đến các yếu tố nhƣ: công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, đời sống tinh thần, vật chất của cƣ dân Huế, văn hóa Huế,.. - Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch Festival Huế. - Nghiên cứu phƣơng thức đầu tƣ bền vững cho Festival Huế,... 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích Phát triển du lịch song song đi kèm với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, mỗi một khía cạnh muốn phát triển phải dựa trên cơ sở phát 8
- triển các lãnh vực khác của xã hội, thế nên ta không thể tách rời các yếu tố cấu thành một xã hội đƣợc. Đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ, muốn phát triển phải có động lực, có cột mốc ghi nhận sự trƣởng thành và phát triển. Tác giả là một ngƣời Huế đích thực, đã sinh trƣởng, sống và làm việc tại Huế cũng khá nhiều năm, đã chứng kiến những bƣớc đi thăng trầm của tỉnh nhà, nhất là đối với ngành du lịch. Trƣớc đây, khi chƣa có Festival Huế, trƣớc năm 2000, ngành du lịch Huế là một vùng trũng du lịch của cả nƣớc, ít đƣợc nhiều ngƣời biết đến, ngay cả trong nƣớc, không nhiều ngƣời biết Huế, đến Huế và hiểu Huế ngoại trừ một số thị trƣờng truyền thống đó là Pháp và một số nƣớc Tây Âu. Tuy nhiên, cơ hội đến, hiểu và nhìn nhận Huế một cách đúng đắn thì không nhiều, vì một điều đơn giản, không ai giới thiệu, không có hoạt động văn hóa, nghệ thuật có chất lƣợng, xứng với tiềm năng du lịch vốn có của nó. Câu chuyện đã trở nên khác hẳn từ khi có Festival Huế đầu tiên, năm 2000, nhiều ngƣời biết đến Huế hơn, nhiều thị trƣờng khách mới đến Huế hơn, ngành du lịch thực sự khởi sắc khi có Festival Huế, thực sự thay da đổi thịt từ khi có sự kiện này. Ngành du lịch Huế trở nên năng động hơn, tích cực hơn. Những ai đã từng đến Huế trƣớc năm 2000 và quay trở lại Huế những năm sau đều có chung một nhận định, Huế đã khác trƣớc, đã chuyển mình, vƣơn lên, tƣơi tắn hơn, mảnh liệt hơn. Từng Fesitval Huế là một cột mốc để Huế tự nhìn lại mình trong những năm qua, từ điểm đến có thị trƣờng khách du lịch nghèo nàn, hạn chế, đến một thị trƣờng khách du lịch phong phú, đa dạng, cả về lƣợng và chất. Tóm lại, ta có thể xem xét các khía cạnh đổi mới và phát triển sau khi có Festival Huế nhƣ sau: - Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch phát triển mạnh, nhiều nhà đầu tƣ quan tâm đến Huế hơn, nhiều dự án xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có chất lƣợng hơn. 9
- - Các công trình công cộng nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm đƣợc quan tâm đầu tƣ nhiều hơn, hoàn thiện hơn qua từng kì festival. - Các cơ sở đào tạo nghề, thực hành nghề du lịch đƣợc quan tâm hơn, đầu tƣ nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. - Ý thức cộng đồng, tuyên truyền, cổ động của chính quyền và dân cƣ đƣợc cải thiện nhiều hơn. - Đời sống kinh tế, xã hội đƣợc cải thiện rõ rệt, thu nhập ngƣời dân tăng cao, tạo nhiều công ăn, việc làm hơn. - Các chƣơng trình du lịch, lễ hội, các dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, nghệ thuật cung đình và dân gian đƣợc phục dựng kỉ càng hơn, nghiêm túc hơn, xác thực hơn. Qua đó, ta có thể nói rằng Festival Huế nhƣ là một mồi lửa không thể thiếu để kích thích, hâm nóng và kích cầu nhằm phát triển kinh tế, xã hội và nhất là ngành du lịch tỉnh nhà. Nhiệm vụ Nhằm áp dụng thực tiễn, đánh giá lại tiềm năng phát triển du lịch Festival ở Huế và thực trạng khai thác, đƣa ra các giải pháp, cụm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Festival Huế tốt hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu Festival Huế các năm chẵn, từ Festival Huế 2000 đến 2014. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu tập trung các hoạt động của lễ hội Festival Huế và các hoạt động du lịch lễ hội Festival Huế. Thời gian Khảo sát tại thời điểm diễn ra sự kiện lễ hội Festival Huế 2014. Không gian 10
- Chủ yếu tập trung ở nội thành phố Huế, các điểm thăm quan du lịch, và các địa bàn lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có hoạt động thuộc Festival Huế diễn ra. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích đã nêu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp phân tích số liệu; - Phƣơng pháp hệ thống số liệu; - Phƣơng pháp điều tra xã hội học; - Phƣơng pháp mô tả; 6. Bố cục luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm ba chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về du lịch Festival và điều kiện phát triển du lịch Festival ở Huế Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động du lịch Festival ở Huế Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển du lịch Festival ở Huế 7. Đóng góp mới của luận văn Luận văn này nhằm giúp các nhà tổ chức, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Festival Huế có cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về thực trạng khai thác Festival Huế qua từng thời kì, đặc biệt tập trung khảo sát Festival Huế 2014. Qua đó, các nhà chức trách, các cơ quan hữu quan cùng khối doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về festival và có những giải pháp, cụm giải pháp tích cực, thiết thực hơn giúp Festival Huế phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. 11
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 1.1. Tổng quan về du lịch Festival 1.1.1. Festival và du lịch Festival Festival Festival là một từ gốc tiếng Anh, có nghĩa là Lễ hội, Đại hội, Liên hoan, Yến tiệc. Theo từ điển bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, Festival dùng thay thế với Gala, chỉ một sự kiện văn hóa, thƣờng đƣợc tổ chức bởi cộng đồng địa phƣơng nhằm kỉ niệm hay tƣởng niệm những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng và đặc trƣng của Lễ hội đó. Ngoài ra một số nguồn khác có khái niệm nhƣ: Festival: Thuộc ngày hội. Ngày hội; đại hội liên hoan; hội diễn; Festival (danh từ): (ngày hoặc thời gian) lễ hội tôn giáo hoặc hội hè khác; ngày hội; đại hội liên hoan; Festival: ngày hội có tính chất quốc gia hay quốc tế, giới thiệu những thành tựu nghệ thuật âm nhạc, sân khấu, điện ảnh,.. Đối với một số tôn giáo, Festival còn mang nghĩa nhƣ bữa tiệc (Feast) đƣợc cộng đồng địa phƣơng tổ chức nhằm vinh danh một hay các vị thần (God hay Gods). Festival và Lễ hội Lễ hội là hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm nhiều thành tố: nghi lễ, tín ngƣỡng, tôn giáo, trang trí, điêu khắc, ca hát, âm nhạc, múa, trò diễn sân khấu, trò chơi, thể thao, thi tài, trƣng bày hiện vật, thƣởng ngoạn phong cảnh…[30] Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa đƣợc tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con ngƣời với thần linh, phản ánh những ƣớc mơ chính đáng của con ngƣời đối với cuộc sống mà bản thân họ chƣa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. 12
- Theo thống kê 2009, hiện cả nƣớc Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phƣơng có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dƣơng và Phú Thọ. Theo giáo sƣ Trần Lâm Biền “Lễ không phải là cúng bái, cúng bái và tế chỉ là một phần của lễ mà thôi. Hội là gì? Hội không phải là trò chơi. Hội trƣớc hết là sự tập hợp một cộng đồng ngƣời nhất định để thực hiện những điều về lễ. Cho nên lễ và hội là một cặp phạm trù tƣơng hỗ, không thể tách rời. Vì rằng, trong các trò chơi cũng chỉ là một phần của lễ hội. Nhƣng khi nó vào trong không gian thiêng, thời gian thiêng thì tự nhiên nó mang ý nghĩa thiêng liêng. Trong ý nghĩa thiêng liêng ấy nó mang giá trị biểu tƣợng”. Từ những quan điểm trên, ta thấy rằng Festival và Lễ hội có những nét tƣơng đồng và khác biệt cơ bản sau: Một là, cả Festival và Lễ hội đều có cả phần “Lễ” và phần “Hội”, tuy nhiên, Festival chú trọng phần “Hội” còn Lễ hội chú trọng phần “Lễ”. Hai là, Festival và Lễ hội đều đƣợc tổ chức tại một địa bàn nhất định tại một khoảng thời gian nhất định trong năm. Ba là, Festival là một hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngƣỡng mang tính quốc tế còn Lễ hội đƣợc tổ chức dựa trên cơ sở văn hóa, tín ngƣỡng dân gian của cộng đồng, mang tính địa phƣơng hơn. Bốn là, Lễ hội truyền thống chỉ đƣợc tổ chức tại một thời điểm và một khoảng thời gian nhất định trong năm theo truyền thống, văn hóa, sáng lập ra lễ hội đó quy định. Còn Festival thì có thể tổ chức bất kì lúc nào tùy theo ban tổ chức quy định phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm là, Lễ hội chỉ tổ chức một hình thái lễ và hội chặt chẽ, theo đúng tập tục, truyền thống văn hóa dân gian nhất định, còn Festival có thể tổ chức nhiều hoạt động lễ hội phối hợp và cho phép tái hiện lại các sự kiện văn hóa, 13
- lịch sử, nghệ thuật, tín ngƣỡng dân gian mà không phải tuân thủ hoàn toàn một mô típ truyền thống nhất định nào tùy thuộc vào mục đích, ý nghĩa và tình hình thực tế để ban tổ chức festival dàn dựng. Sáu là, đối với Lễ hội, phần „Hội‟ là một phần của „Lễ‟ còn Festival thì ngƣợc lại phần „Lễ‟ là một phần của „Hội‟. Phân loại Festival Hiện nay vẫn chƣa có tài liệu nào phân loại Festival một cách rõ ràng, tuy nhiên, theo công trình nghiên cứu của TS. Trần Thị Mai, dựa trên quy mô, đặc điểm thực tế, có thể phân làm hai nhóm lớn: Festival tổng hợp và Festival chuyên đề. [10] Festival tổng hợp thƣờng đƣợc tổ chức theo quy mô lớn, phạm vi không gian rộng (thành phố, tỉnh, quốc gia), với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngƣỡng đƣợc tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, đƣợc điều hành chung bởi một ban tổ chức. Thế giới có những festival lớn nhƣ, Festival d‟Avignon (Pháp, thƣờng niên) Festival Ottawa (Canada, thƣờng niên),.. Festival Huế thuộc nhóm này. Festival chuyên đề thƣờng đƣợc tổ chức trên phạm vị nhỏ hơn, thƣờng theo chuyên đề cụ thể nhƣ, Festival Trà (Thái Nguyên), Festival Hoa (Đà Lạt), Festival Biển (Nha Trang), Festival Pháo Hoa (Đà Nẵng). Huế cũng có một Festival chuyên đề đó là Festival Làng Nghề (đƣợc tổ chức 2 năm 1 lần, vào các năm lẻ). Du lịch Festival Khái niệm Du lịch festival hay còn gọi là „lễ hội du lịch‟ hay „liên hoan du lịch‟… của các địa phƣơng, vùng, quốc gia, quốc tế, là một hoạt động nhằm gắn kết các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hội nghị, hội thảo, triển lãm, ẩm thực.. với hoạt động du lịch nhằm giới thiệu sâu rộng với ngƣời dân, với khách du lịch trong và ngoài nƣớc về tiềm năng du lịch của địa phƣơng, vùng 14
- hay quốc gia đó, tạo cơ hội kinh doanh, hợp tác du lịch giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch.. góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. [32] Du lịch lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội ở điểm đến. Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách từ phƣơng xa đến. Lạ lẫm, náo nhiệt, lễ hội giúp du khách cảm nhận đƣợc nhiều nhất trong khoảng thời gian hạn chế những tinh hoa văn hóa của một cộng đồng ngƣời. Đồng thời, du khách đƣợc hòa mình trong không khí tƣng bừng của các cuộc biểu dƣơng tình đoàn kết cộng đồng, trãi nghiệm bản thân trong một môi trƣờng xã hội mới mẻ, trong một không gian và thời gian tập trung cao độ những tinh hoa của hoạt động sống của cƣ dân địa phƣơng. [17] Qua những khái niệm trên, ta có thể hiểu rằng du lịch lễ hội là một hình thức, hình thái, hay một loại hình du lịch ăn theo lễ hội, dựa vào lễ hội để mở rộng quy mô, dựa vào lễ hội để quảng bá, để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, lễ hội lại dựa vào du lịch để phát triển kinh tế địa phƣơng, dựa vào du lịch để bảo tồn, tôn tạo cho lễ hội thêm đậm đà, thêm phần hồn, phần tính. Đối với du lịch festival mà nói thì quy mô này lớn hơn, hoành tráng hơn, bởi lẽ festival không bị lệ thuộc hoàn toàn vào lễ hội mà xem lễ hội là một phần trong chƣơng trình festival. Chính vì lẽ đó mà nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc đã và đang xây dựng cho mình một kì festival riêng, một tiếng nói riêng, một tâm hồn riêng, một chiến lƣợc phát triển du lịch riêng nhƣ chúng ta đã thấy. Đặc điểm Ở Việt Nam, các lễ hội du lịch đƣợc tổ chức dƣới nhiều quy mô khác nhau, với các tên gọi khác nhau nhƣ festival du lịch, lễ hội du lịch, hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch, tuần lễ du lịch,.. Những tên gọi khác nhau đó thể hiện sự khác nhau về quy mô, cách thức tổ chức, nội dung tổ chức, đƣợc chú trọng và thể hiện nét đặc trƣng riêng của từng địa phƣơng. 15
- Gọi là Lễ hội du lịch khi lễ hội đó chủ yếu nhằm mục đích kỉ niệm một ngày lễ hay một sự kiện đặc biệt nào đó gắn liền với địa phƣơng tổ chức, đa phần mang yếu tố lịch sử nhƣ: Lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa, Lễ hội du lịch kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm. Gọi là Liên hoan du lịch khi hoạt động này tổ chức theo phong cách Việt Nam, mang tính chất lễ hội, chào mừng, kỉ niệm các sự kiện chung, có thể hoặc không gắn liền với địa phƣơng tổ chức nhƣ: Liên hoan du lịch Hà Nội, Liên hoan du lịch Gặp gỡ Đất Phƣơng Nam. Gọi là Năm du lịch nhƣng các chƣơng trình trọng tâm đƣợc tập trung vào một hay một số thời điểm trong năm. Năm du lịch có thể là một festival lớn, có thể bao gồm nhiều sự kiện, nhiều lễ hội, trong đó có những Tháng du lịch, Tuần du lịch nhƣ: Năm du lịch Việt Nam 2000, Tuần lễ du lịch Hội An. Riêng với Festival Huế chúng ta giữ nguyên thuật ngữ „Festival‟ mà không dịch sang một từ tƣơng đƣơng tiếng Việt do Festival Huế đã tiếp thu công nghệ tổ chức festival quốc tế (các chƣơng trình IN/OFF), có quy mô lớn hơn, thời gian tƣơng đối dài, có nhiều hoạt động tập trung, mang đậm tính lịch sử, văn hóa-nghệ thuật dân tộc và quốc tế và không chỉ phục vụ cho ngành du lịch. Tuy nhiên, ta vẫn coi Festival Huế là một lễ hội du lịch đặc biệt. [18] Khách du lịch Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ tƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc noài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch. [22] 16
- Khách du lịch Festival Khách du lịch festival là khách du lịch, khách đƣợc mời và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tham dự festival trong thời gian diễn ra festival. [24] 1.1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch Festival Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thực hiện chuyến đi du lịch của du khách nói chung và đi du lịch festival nói riêng, ở đây ta có thể xem xét một số yếu tố ảnh hƣởng cơ bản nhƣ: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, an ninh an toàn du lịch, hạ tầng cơ sở du lịch, thời gian diễn ra festival, chƣơng trình festival, truyền thông, quảng bá sự kiện,.. Vị trí địa lý Đặc điểm vị trí địa lý của vùng, miền nào sẽ tạo nên nét đặc trƣng của vùng, miền ấy, chính sự đa dạng của điều kiện sống tự nhiên ấy tạo nên sự khác biệt đời sống xã hội, tạo nên sức hấp dẫn và tiềm năng du lịch của điểm đến du lịch nói chung, địa điểm tổ chức du lịch festival nói riêng. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch thiên nhiên là điều kiện kiện sống tự nhiên của một xã hội, là nét đặc trƣng của địa hình, địa vật, thời tiết, khí hậu nhƣ đã nêu; tài nguyên du lịch văn hóa là những nét văn hóa đặc trƣng do xã hội tạo ra trong quá trình sống, lao động, lịch sử hình thành và phát triển của của xã hội ấy. Có hai loại tài nguyên văn hóa đó là tài nguyên văn hóa vật thể và tài nguyên văn hóa phi vật thể. Đối với du lịch festival, việc khai thác tài nguyên du lịch văn hóa đƣợc chú trọng hơn. An ninh an toàn du lịch Một yếu tố ảnh hƣởng gần nhƣ tuyệt đối tác động đến quyết định thực hiện chuyến đi của du khách đó chính là an toàn và an ninh tại điểm đến du lịch. Đa số du khách sẽ không ngần ngại hủy chuyến đi nếu điểm đến có sự 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 963 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 496 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hội An
26 p | 328 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 297 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 128 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 122 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế
188 p | 157 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 106 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam
134 p | 75 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 63 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 83 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 70 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn