Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 17
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển du lịch văn hóa ở Định Hóa một cách hiệu quả và bền vững. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..............................................................6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................8 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................8 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................10 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................10 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................13 5.1. Nguồn tài liệu ............................................................................................13 5.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................14 6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................16 7. Cấu trúc của luận văn........................................................................................16 NỘI DUNG ...........................................................................................................17 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................17 1.1. Văn hóa và Du lịch ....................................................................................17 1.1.1. Khái niệm Văn hóa ............................................................................17 1.1.2. Khái niệm Du lịch ..............................................................................18 1.2.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa .................................................19 1.2. Du lịch văn hóa ..........................................................................................20 1.2.1. Định nghĩa, đặc điểm và vai trò .........................................................20 1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ................................................................22 1.2.3. Sản phẩm và điểm đến trong du lịch văn hóa ....................................23 1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa ......................................24 1.2.5. Nhân lực du lịch văn hóa ...................................................................24 1.2.6. Thị trường du lịch văn hóa .................................................................25 1.2.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa .......................................................26 1.2.8. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá .......................................................26 1.2.9. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch..................................................27 1.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch văn hóa ..............................27 1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ............................28 1
- 1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên .............30 1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ..................32 1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .............................................................35 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Định Hóa .............................35 1.4.2. Đặc điểm tự nhiên ..............................................................................36 1.4.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội........................................................38 1.4.4. Cơ sở hạ tầng......................................................................................39 1.4.5. Tài nguyên du lịch văn hóa ................................................................40 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................43 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................................................44 2.1. Thị trường khách du lịch văn hóa ở Định Hóa ..........................................44 2.1.1. Lượng khách và phân kỳ khách du lịch đến Định Hóa ......................44 2.1.2. Nhu cầu của khách du lịch .................................................................47 2.1.3. Đặc điểm của du khách ......................................................................50 2.2. Nguồn nhân lực .........................................................................................52 2.2.1. Lao động thường xuyên .....................................................................52 2.2.2. Lao động thời vụ ................................................................................53 2.2.3. Cộng đồng địa phương .......................................................................53 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ....................................................54 2.4. Vốn đầu tư .................................................................................................55 2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa..........................................................................57 2.5.1. Du lịch thăm quan di tích lịch sử .......................................................57 2.5.2. Du lịch lễ hội ......................................................................................59 2.5.3. Du lịch hoài niệm thăm lại chiến khu xưa .........................................60 2.5.4. Du lịch phong tục ...............................................................................61 2.5.5. Du lịch thưởng thức nghệ thuật dân gian ...........................................63 2.5.6. Du lịch làng nghề ...............................................................................65 2.5.7. Du lịch ẩm thực ..................................................................................66 2.5.8. Một số chương trình du lịch phổ biến ................................................69 2.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa .............................................72 2.6.1. Các cấp chính quyền và quản lý Nhà nước ........................................72 2
- 2.6.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch ...........................................................74 2.6.3. Cộng đồng địa phương .......................................................................75 2.7. Công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa ................................................75 2.8. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong du lịch ...................78 2.8.1. Về kiến trúc nhà sàn, đình, chùa ........................................................78 2.8.2. Về nghề thủ công truyền thống và văn hóa ẩm thực..........................78 2.8.3. Về lễ hội, phong tục tập quán ............................................................79 2.8.4. Về nghệ thuật dân gian ......................................................................79 2.8.5. Về các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ...................................80 2.9. Tác động của du lịch văn hóa đối với huyện Định Hóa ............................81 2.9.1. Tác động đến môi trường, cảnh quan ................................................81 2.9.2. Tác động đến kinh tế ..........................................................................81 2.9.3. Tác động đến xã hội ...........................................................................82 2.9.4. Tác động đến văn hóa ........................................................................82 2.10. Đánh giá chung ........................................................................................83 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................84 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ...........................86 DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ........86 3.1. Những căn cứ đề xuất giái pháp ................................................................86 3.1.1. Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước .............................86 3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của địa phương ...........................88 3.1.3. Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa .......91 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa ....93 3.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..............93 3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................95 3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù ..........................................................................................................97 3.2.4. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có ...........101 3.2.5. Xây dựng điểm nhấn thu hút ............................................................104 3.2.6. Liên kết với các điểm du lịch phụ cận .............................................105 3.2.7. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa ....................................106 3.2.8. Bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa ..................................................108 3
- 3.2.9. Xúc tiến và quảng bá nhằm mở rộng thị trường du lịch văn hóa ....110 3.2.10. Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia ............................................112 3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................114 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ..................114 3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương .....................................115 3.3.3. Kiến nghị đối với công ty lữ hành ...................................................115 3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương ........................................116 3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch .......................................................116 Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................117 KẾT LUẬN.........................................................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................121 PHỤ LỤC……………………………………………………………………...124 4
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATK An toàn khu BQL Ban quản lý ICOMOS International Council On Monuments and Sites (Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ) NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NQ/TW Nghị quyết/Trung ương QĐ-UBND Quyết định – Ủy ban nhân dân QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng chính phủ UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới) UNWTO World Tourism Organnization (Tổ chức du lịch thế giới) 5
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Loại Tên nhận diện Trang 1 Bảng 1.1: Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu 29 của Định Hóa 2 Bảng 2.1: Trình độ nhân lực tại Khu di tích lịch 47 sử - sinh thái ATK Định Hóa 3 Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động du lịch của 83 Định Hóa 4 Bảng 1: Các dân tộc huyện Định Hóa 5 Bảng 2: Lượng khách du lịch văn hóa giai đoạn 2009 – 2014 (Phụ lục 4) 6 Bảng Bảng 3: Số lượng khách đến Định Hóa vào dịp lễ hội Lồng tồng 7 Bảng 4: Chi phí tour 2 ngày 1 đêm trọn gói cho khách nội địa (ngủ nhà nghỉ) 8 Bảng 5: Chi phí tour về trong ngày dành cho khách nội địa 9 Bảng 6: Chi phí Tour 2 ngày 1 đêm cho khách nội địa (homnestay) 10 Bảng 7: Phân kì đầu tư và khai toán vốn thực (Phụ lục 4) hiện đề án TM – DV (2006 – 2010) 11 Bảng 8: Kinh phí đầu từ cho bảo tồn di sản văn hóa 12 Bảng 9 – Phụ lục 4: Thực đơn mẫu 13 Bảng 10 – Phụ lục 4: Một số thực đơn phổ biến khác 1 Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch văn hóa Định 39 Hóa giai đoạn 2009-2014 2 Biểu đồ 2.2: Phân kỳ khách du lịch văn hóa 40 huyện Định Hóa 3 Biểu đồ Biểu đồ 2.3: Mục đích của khách du lịch văn 41 hóa đến Định Hóa 4 Biểu đồ 2.4: Nhu cầu lưu trú của khách du lịch 43 6
- văn hóa huyện Định Hóa 5 Biểu đồ 2.5: Mức chi tiêu của khách du lịch 45 văn hóa đến Định Hóa 6 Biểu đồ 2.6: Vốn thực hiện đầu tư cho du lịch 50 văn hóa 2006 – 2010 1 Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BQL di tích lịch 76 sử - sinh thái ATK Định Hóa 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao. Con người không chỉ muốn được đáp ứng các nhu cầu về vật chất (ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại và các tiện nghi khác) mà còn muốn có một đời sống tinh thần đa dạng, phong phú. Trong bối cảnh ấy, du lịch là một trong những giải pháp được lựa chọn/yêu thích bởi nó là nhu cầu thiết yếu, mang lại cho con người thời gian nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. Đi song song với sự phát triển của xã hội, ngành công nghiệp không khói này ngày càng trở thành một lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng. Sự bứt phá mạnh mẽ của ngành du lịch đã ghi nhận sự lớn mạnh của những loại hình, hình thức du lịch khác nhau mà một trong số đó chính là du lịch văn hóa. Đây là loại hình du lịch đã và đang trở thành xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực không lớn, chưa có đủ thế mạnh trong việc xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại. Ngoài ra, đây lại là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm không phụ thuộc vào thời tiết có thể phát triển quanh năm. Nguồn thu từ du lịch văn hoá mang tính chất ổn định (ít rủi ro) với mức tăng trưởng ngày càng lớn nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh. Mặt khác, việc khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng. Đối với nước ta, du lịch văn hóa được xác định là một trong những loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú. Các hoạt động nhằm nâng cao sức hút cũng như chất lượng của du lịch văn hóa đã đem lại nhiều thành tựu trong kinh tế - văn hóa – xã hội, ngày càng khẳng định được vị trí trong ngành du lịch. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, du lịch văn hóa nước ta còn bộc lộ những vấn đề yếu kém chưa đáp ứng được sự mong đợi của du khách trên phạm vi cả nước. Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có sự cộng cư của 9 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Chí, Hoa, Mông…). Nhắc đến Định Hóa là nhắc đến ATK – an toàn khu thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nói đến Định Hóa là nói đến một huyện có tới 128 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nhân dân các dân tộc trong huyện vốn có truyền thống cách mạng còn bảo lưu, gìn giữ được 8
- nhiều giá trị văn hóa bản địa như văn hóa nhà sàn; các điệu hát Ví, Then, Lượn, Sli, Páo dung; nghề thủ công truyền thống; lễ hội Lồng Tồng, lễ hội chùa Hang; nghệ thuật múa rối cạn của đồng bào Tày… Trong 24/24 đơn vị hành chính của huyện đều có di tích lịch sử văn hóa, xã nhiều nhất có 25 di tích, xã ít nhất là 1 di tích (xem Phụ lục 1). Chính vì có tiềm năng và lợi thế đó mà loại hình Du lịch văn hóa trở thành một thế mạnh của huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân cư nơi đây luôn là những bí ẩn mà khách du lịch muốn tìm hiểu như phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề... Tất cả những điều đó là cơ sở tạo nên nhiều sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách. Chính vì vậy trong Chiến lược phát triển du lịch của vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 tầm nhìn 2030 đã xác định du lịch văn hóa là sản phẩm đặc thù của vùng. Cùng với đó, mục tiêu tổng quát trong Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015, tầm nhìn đến 2020 đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, phấn đấu đến 2015 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc” [40, tr.2]. So với thế mạnh trên thì việc phát triển du lịch văn hóa hiện hay là chưa tương xứng, còn nhiều vấn đề làm cho du lịch văn hóa của huyện Định Hóa nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung chưa “cất cánh”. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì vậy chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển nên chưa thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: + Nhằm tìm hiểu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. + Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển du lịch văn hóa ở Định Hóa một cách hiệu quả và bền vững. 9
- - Nhiệm vụ: + Phân tích và đánh giá các điều kiện phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. + Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa. + Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa ở Định Hóa theo hướng bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu trên toàn bộ địa bàn huyện Định Hóa gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã (Bình Yên, Trung Hội, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Bảo Linh, Định Biên, Trung Lương, Thanh Định, Sơn Phú, Kim Sơn, Tân Dương, Phú Tiến, Tân Thịnh, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Quy Kỳ, Đồng Thịnh, Linh Thông, Phúc Chu, Bảo Cường, Lộc Nhiêu). Tuy nhiên, dựa đặc điểm phân bố các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn luận văn chú trọng vào phạm vi của vùng lõi ATK như các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Phú Tiến… 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu và quảng bá cho du lịch, nhất là du lịch Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng là một vấn đề mới mẻ, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung ương và địa phương. Từ những năm 90, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, việc thông tin tuyên truyền về du lịch ngày càng được phổ biến. Năm 1999, Nguyễn Thị Kim Anh sinh viên khoa Địa lý – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên thực hiện khóa luận tốt nghiệp “An toàn khu – Tiềm năng du lịch về cội nguồn” đã đề cập đến vấn đề du lịch về nguồn của ATK Định Hóa, Tuyên Quang, đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của vùng trên cơ sở các tài nguyên du lịch sẵn có, đồng thời khóa luận cũng đưa ra một số định hướng trong tương lai. Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế của các quốc gia, du lịch trở thành một nhu cầu không nhỏ của cuộc sống con người hiện đại thì việc quảng bá cho du lịch nói chung, du lịch Thái Nguyên nói riêng ngày càng được đẩy mạnh. Năm 2003, Bảo tàng Thái Nguyên phát hành cuốn Thái Nguyên di tích danh thắng và 10
- triển vọng tương lai; Đồng Khắc Thọ viết Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên. Hai tác phẩm nêu trên đã liệt kê các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Thái Nguyên. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên có Kỷ yếu Hội thảo khoa học Du lịch sáu tỉnh Việt Bắc với vùng du lịch Bắc Bộ, trong đó đề cập đến tính liên vùng của du lịch Thái Nguyên. Năm 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia biên soạn Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới thiệu một số tour du lịch tiêu biểu trên đất Thái Nguyên. Năm 2006, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên phát hành Sổ tay du lịch Thái Nguyên, hướng dẫn các du khách lựa chọn tour/tuyến phù hợp cho mình khi đến với Thái Nguyên. Cũng trong năm 2006, Nguyễn Văn Chiến viết Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên, trong đó đã đề cập đến những tiềm năng và thực trạng du lịch Thái Nguyên đến trước năm 2006 dưới góc độ kinh tế. Tiếp đến năm 2008, Phạm Mỹ Đức sinh viên khoa Địa lý (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên) làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng du lịch của tỉnh qua năm du lịch Quốc gia được tổ chức tại Thái Nguyên (2007), tìm hiểu định hướng và đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc đẩy du lịch Thái Nguyên phát triển theo chiều hướng bền vững. Trong khóa luận, tác giả cũng đã trình bày về giá trị lịch sử, văn hóa của hệ thống tài nguyên du lịch của huyện Định Hóa nhưng chưa đề cập đến vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở đây. Năm 2008, Nguyễn Thị Bích Ngọc đã thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử với đề tài “An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc”. Luận văn đã tập trung nhìn nhận và đánh giá về vai trò của Định Hóa trong không gian lịch sử của căn cứ địa Việt Bắc. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra rằng: để Khu Di tích lịch sử ATK Định Hoá thực sự trở thành một Khu Di tích đặc biệt quan trọng, xứng đáng với vị thế của nó trong lịch sử cách mạng dân tộc, thu hút đông đảo đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế tới tham quan du lịch thì bên cạnh việc đầu tư tôn tạo các di tích với quy mô lớn, cần có sự đầu tư chiều sâu theo mô hình "Cụm di tích lịch sử -du lịch - văn hoá". Tuy nhiên, công trình khoa học này chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất chứ chưa đưa ra được những kết quả phân tích và giải pháp cụ thể có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa ở Định Hóa. 11
- Năm 2011, Tổng cục du lịch ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó ATK Định Hóa (Thái Nguyên) được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Đặc biệt, tháng 9/2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã tổ chức hội thảo khoa học về Đề tài “Lễ hội lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên”. Tại buổi Hội thảo, các nhà nghiên cứu chuyên ngành đã cho ý kiến với 3 chuyên đề khoa học: giá trị lịch sử khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa - Thái Nguyên; giáo dục truyền thống cách mạng qua nguồn tư liệu lịch sử địa phương ở ATK Định Hóa - Thái Nguyên; cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức lễ hội lịch sử cách mạng. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc – Thái Nguyên cần gắn với phát triển du lịch. Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Ban quản lý Khu di tích lịch sử – sinh thái ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức từ ngày 12-13/5/2014 tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Đa số các ý kiến tham luận tại hội thảo đều cho rằng phải có lộ trình bảo tồn một cách khoa học, bền vững, gắn kết với du lịch, sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa cùng với ATK Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), tạo cơ sở để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển, khai thác triệt để tiềm năng du lịch sẵn có tại các địa phương. Các cơ quan nghiên cứu, quản lý, cơ quan chuyên môn cần tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật để xây dựng dự án trưng bày bổ sung tại các điểm di tích đặc biệt quan trọng liên quan đến thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở ATK Định Hóa, nhằm tạo thêm sự sinh động, hấp dẫn du khách khi hành hương về nguồn thăm lại chiến khu xưa. Việc bảo tồn, tôn tạo di tích ở ATK Định Hóa nhất thiết phải gắn với bảo tồn không gian di tích, kết hợp với việc nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể để biến những giá trị đó thành sản phẩm du lịch đặc thù. Nhằm phát huy giá trị di tích có hiệu quả, Thái Nguyên cũng cần hình thành các tour, tuyến du lịch khoa học, sinh động để níu chân du khách khi đến ATK Định Hóa bằng các sản phẩm du lịch lợi thế như cảnh quan, sản vật, ẩm thực địa phương; đồng thời xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tốt, có đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ du khách. Tháng 10/2014, tiếp nối hoạt động khảo sát thực nghiệm tuyến du lịch lịch sử cách mạng gắn với du lịch sinh thái vùng Chiến khu Việt Bắc, tại thành phố Thái Nguyên, Ban tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI năm 2014 đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Bảo tồn, phát huy giá trị 12
- di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch vùng Việt Bắc". Hội thảo khoa học đã thu hút hơn 30 báo cáo, tham luận, ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý về du lịch, các doanh nghiệp du lịch để chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn sau 5 năm thực hiện chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” xung quanh các vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa và vấn đề liên kết phát triển du lịch. Những công trình nghiên cứu trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập tới vấn đề du lịch Định Hóa. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu các vấn đề đề tài quan tâm. Song cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng và trình bày một cách hệ thống về sự phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá cao những công trình nói trên và coi đó là nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn sử liệu viết về du lịch Định Hóa, đặc biệt chú trọng đến những tài liệu sau: - Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên - Báo cáo tổng kết các năm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên - Hệ thống niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về Du lịch - Ngoài ra luận văn còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ công trình của các nhà khoa học đã được công bố, tạp chí …., kỷ yếu các hội thảo khoa học, các sách đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu của sinh viên, giảng trong hệ thống Đại học Thái Nguyên và các trường bạn. - Các sách báo viết về huyện Định Hóa, các số liệu, bảng biểu, quy hoạch của địa phương - Tư liệu ghi nhận từ những chuyến đi điền dã - Kết quả thu được từ điều tra bằng An-ket Trong đó những tư liệu là số liệu, bảng biểu, thống kê hành chính của địa phương được coi như tư liệu chính thống. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu thu được từ 13
- điều tra An-ket cũng rất quan trọng. Chúng tôi đã thực hiện điều tra trên 3 nhóm đối tượng: người dân bản địa, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch có kinh doanh du lịch văn hóa ở Định Hóa, du khách. Từ những thông tin thu thập được, chúng tôi đã tiến hành xử lý cứ liệu từ đó lập các sơ đồ, bảng biểu, quy ra tỉ lệ phần trăm đối với từng đối tượng thông tin khác nhau và theo những tiêu chí cụ thể. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp - Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu chính thống trước về vấn đề nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, hoạt động du lịch văn hóa ở huyện Định Hóa. Những thông tin này được thu thập bắt đầu từ tháng 12/2013 và là dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, dẫn luận tại chương 1 và chương 2. - Dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn: sách, giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành và báo/tạp chí có liên quan, công trình khoa học (báo cáo, luận văn), văn bản pháp luật (Luật Du lịch,…), báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch văn hóa tại Định Hóa, các thông tin trên Internet. Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp quan sát: Phương pháp này được thực hiện thông qua 5 đợt điền dã tại địa bàn nghiên cứu: Đợt 1 từ 08/02/2014 – 15/02/2014; đợt 2 từ 30/04/2014 đến 04/05/2014; đợt 3 từ 17/05/2014 đến 19/05/2014; đợt 4 từ 16/08/2014 đến 19/08/2014; đợt 5 từ 19/12/2014 đến 21/12/2014. Phương pháp quan sát được áp dụng dưới 2 hình thức chính là Phương pháp quan sát không tham dự và Phương pháp quan sát tham dự. + Quan sát tham dự: tác giả luận văn đã trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa ở Định Hóa để từ đó đưa ra những cảm nhận, ý kiến cá nhân về đối tượng nghiên cứu. Trong các chuyến điền dã, tác giả đã tham dự chương trình du lịch văn hóa của Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa, công ty Thương mại du lịch Phú Thái Hà và công ty lữ hành Hoàng Việt Travel. + Quan sát không tham dự: tác giả luận văn đã thực hiện quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra nhận xét định tính. Phương pháp này thực hiện trong các chuyến điền dã tại một số nhà dân có tham gia hatoạt động du lịch văn hóa tại bản Quyên (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa), thôn Thẩm Rộc (xã Bình Yên, huyện Định Hóa) và thôn Ru Nghệ (xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa). Phương 14
- pháp này cũng được tiến hành tại các điểm du lịch, cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính quyền địa phương và các công ty có chương trình du lịch liên quan đến du lịch văn hóa Định Hóa. - Phương pháp bảng hỏi: nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động điều tra. Bảng hỏi được thiết kế thành 3 loại dành cho 3 đối tượng khảo sát: cộng đồng địa phương (30 bản), du khách (247 bản, trong đó khách nội địa là 200 bản, khách quốc tế là 47 bản), công ty du lịch (10 bản). Tất cả các bảng hỏi này được tiến hành điều tra vào 5 khoảng thời gian thực địa nói trên. N Quy mô mẫu điều tra được tính theo công thức: n = (1 + N * e=2) Trong đó, n là quy mô mẫu điều tra, N là kích thước tổng thể, e là mức độ sai lệch (= 0.05). - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn là phương pháp điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập thông tin mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà bảng hỏi đáp ứng được. Phương pháp này được tác giả luận văn áp dụng với cộng đồng địa phương, quản lý về du lịch, chính quyền địa phương, công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch. Mỗi đối tượng được phỏng vấn đều được xác định tiêu chí đầy đủ và phù hợp để phục vụ yêu cầu điều tra. Tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn sâu, trực diện, cá nhân trực tiếp phỏng vấn các đối tượng. Phương pháp phỏng vấn được chính thức tiến hành đối với: + Chính quyền địa phương huyện Định Hóa, các xã trong vùng lõi ATK, phòng văn hóa thông tin huyện Định Hóa, Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa. + Các hộ gia đình tham gia làm du lịch văn hóa tại bản Quyên, các nghệ nhân ở thôn Thẩm Rộc (xã Bình Yên), thôn Ru Nghệ (xã Đồng Thịnh). + Một số công ty lữ hành có chương trình du lịch văn hóa đến Định Hóa: Hoàng Việt Travel, Phú Thái Hà, Âu Lạc, Sao Việt, Thái Thiên Long Travel… Phương pháp khác: - Phương pháp biểu đồ, tranh ảnh… được tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình hoàn thành luận văn nhằm kiểm tra tính lô – gic và chính xác của kết quả điều tra và tính khả thi của các định hướng, giải pháp. 15
- - Phương pháp phân tích và tổng hợp: tác giả luận văn đã tiến hành lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu, thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được tiến hành khi tác giả kết thúc 5 đợt điền dã. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch văn hóa - Trình bày một cách cơ bản và hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và vị trí, vai trò của nó với vấn đề phát triển du lịch văn hóa hiện nay trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và khu vực phụ cận nói chung. - Luận văn đã chỉ ra thực trạng du lịch văn hóa ở Định Hóa đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững. - Luận văn cũng đưa ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên du lịch (đặc biệt là hệ thống di sản văn hóa) của huyện Định Hóa trong thời đại hiện nay, cũng như đóng góp cho công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa và hoạch định chính sách phát triển du lịch của Định Hóa nói riêng và Thái Nguyên nói chung. - Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương đất nước cũng như tích cực quảng bá hình ảnh của Định Hóa nói riêng và Thái Nguyên nói chung với khách du lịch trong và ngoài nước. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 16
- NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Văn hóa và Du lịch 1.1.1. Khái niệm Văn hóa Theo Federico Mayor tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp tại Venise năm 1970 xác định: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 11/1989, tr.5). Trong tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị Quốc tế năm 1982 tại Mexico, UNESCO đã trình bày một định nghĩa cụ thể hơn về văn hóa “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [42, tr.23-24]. Còn ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo dức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [42, tr.21]. Hay nói như Cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng là “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình 17
- cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. [42, tr.21-22.]. Như vậy, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường xung quanh (môi tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc người, nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên sức hút, hấp dẫn khách du lịch khao khát khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa độc đáo mang tính bản sắc của những vùng/miền/quốc gia khác nhau. 1.1.2. Khái niệm Du lịch Năm 1963, tại hội nghị LHQ về Du lịch họp tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về Du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Trên tinh thần đó, trong khoản 1, Điều 4, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [20, tr.2]. Như vậy, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. Đồng thời, du lịch cũng là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên với mục đích phục hồi sức khỏe và nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Hay nói cách khác, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 18
- 1.2.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa 1.2.3.1. Văn hóa là cơ sở, là nguồn lực để phát triển du lịch Du lịch, kể từ khi nó hình thành đã có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa, bởi văn hóa giữa các vùng miền, các khu vực là không giống nhau và luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn khơi gợi sự tò mò, hấp dẫn du khách. Họ đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu khám phá những giá trị văn hóa mới, khác lạ với cái họ đang có, là cách mà mỗi người mở rộng không gian văn hóa cho bản thân mình. Cái mới, khác lạ đó chính là bản sắc văn hóa của mỗi tộc người (ẩm thực, lễ hội, trang phục, kiến trúc…), là cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng những điều kiện tự nhiên hấp dẫn (rừng núi, sông hồ, nắng mưa), là những di tích, thắng cảnh gắn liền với lịch sử của từng dân tộc… Qua những chuyến du lịch, trình độ hiểu biết về các giá trị văn hóa của con người được nâng cao. Đi du lịch là cơ hội để du khách có thể sở hữu những sản phẩm mang thương hiệu riêng của từng vùng miền, tộc người, đó có thể là sản phẩm thủ công hay món ăn truyền thống… Như vậy, một địa phương muốn phát triển du lịch thì điều kiện tiên quyết là phải có những sản phẩm văn hóa khác lạ, độc đáo và hấp dẫn. Văn hóa càng có sự khác biệt, có bản sắc riêng bao nhiêu thì càng có khả năng thu hút khách du lịch bấy nhiêu. 1.2.3.2. Tác động của du lịch đối với văn hóa Du lịch giúp mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Du lịch giúp các điểm du lịch văn hóa thu lợi nhuận hàng năm và có kinh phí để đầu tư quay trở lại đối với cơ sở hạ tầng và công tác bảo tồn văn hóa cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thông qua sự tiếp xúc giữa khách du lịch và cư dân bản địa, văn hoá của khách du lịch và cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, đạo đức,… Như vậy, du lịch đã làm giàu thêm khả năng thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn hoá nghệ thuật của đất nước, một vùng, một địa phương. Hơn thế nữa, du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Cộng đồng dân cư địa phương cũng 19
- thấy được sự hấp dẫn của văn hoá bản địa, nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của địa phương. Tuy nhiên do tính chất tương tác giữa khách du lịch và điểm đến nên trong quá trình du khách thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương có thể sẽ xảy ra tình trạng thâm nhập với mục đích lạm dụng và sự thâm nhập biến thành sự xâm hại. Do nhu cầu của khách, vì lợi ích kinh tế trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống được trình diễn một cách không tự nhiên, giá trị văn hóa trở thành trò tiêu khiển, mua vui cho du khách, giá trị truyền thống dần bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế. Do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống được chế tác lại để làm hàng lưu niệm cho du khách, sản xuất cẩu thả đã làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hóa bản địa. Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các nước giàu dẫn tới cư dân địa phương, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt của du khách, làm mất dần những giá trị truyền thống đẹp. Đồng thời, theo thời gian, sự xuất hiện ngày càng nhiều người khách lạ mặt tại nơi ở của dân cư địa phương khiến thái độ của cộng đồng đối với du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực làm mất đi nét đẹp trong văn hóa ứng xử, tiếp khách của cộng đồng địa phương. 1.2. Du lịch văn hóa 1.2.1. Định nghĩa, đặc điểm và vai trò 1.2.1.1. Định nghĩa Hiện nay, trên thế giới và trong nước có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch văn hóa, cụ thể như sau: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội” (ICOMOS). Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng đưa ra khái niệm khác về du lịch văn hóa “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện về văn hóa khác nhau, thăm các đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 960 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 490 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hội An
26 p | 328 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 288 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 124 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 122 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế
188 p | 142 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 175 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 97 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam
134 p | 74 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 62 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 77 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn