intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001 : 2008 tại trường Cao đẳng Nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

68
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001 : 2008 tại trường Cao đẳng Nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh là khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo trường CĐN HH TPHCM nhằm cải tiến một số quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại trường CĐN HH TPHCM hướng theo ISO 9001 : 2008.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001 : 2008 tại trường Cao đẳng Nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Mẫu Ly CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUY TRÌNH, VĂN BẢN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ISO 9001: 2008 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Mẫu Ly CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUY TRÌNH, VĂN BẢN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ISO 9001: 2008 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hoàng Thị Nhị Hà Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Phạm Thị Mẫu Ly, là học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khóa 22, Khoa Tâm lý-Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Phạm Thị Mẫu Ly 1
  4. LỜI CẢM ƠN Con xin cảm ơn nội, ba mẹ, má, cô dượng đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ con hoàn thành khóa học và bài luận văn tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Cô Hoàng Thị Nhị Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin cảm ơn quý Thầy Cô đã chỉ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa học. Xin cảm ơn các anh, các chị, các bạn, các em đã luôn bên cạnh ủng hộ, trợ lực. Trân trọng! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Phạm Thị Mẫu Ly 2
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................. 6 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 7 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 8 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 9 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 9 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 9 7. Các phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10 8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUY TRÌNH, VĂN BẢN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ISO 9001: 2008 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ......................................................................................................................... 13 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 13 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 13 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 15 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................... 20 1.2.1. Đào tạo, đào tạo nghề ........................................................................................... 20 1.2.2. Quản lý ................................................................................................................. 22 1.2.3. Quản lý trường học, quản lý đào tạo .................................................................... 23 1.2.4. Cải tiến, hệ thống, quy trình, văn bản .................................................................. 24 1.2.5. Cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001: 2008 ........ 27 1.3. Lý luận về hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9001: 2008 ................. 28 1.3.1. Khái niệm ISO, chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý đào tạo theo ISO .................................................................................................................................. 28 1.3.2. Đặc điểm về ISO 9001: 2008 ............................................................................... 29 1.3.3. Lợi ích áp dụng quản lý quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001: 200831 1.4. Lý luận về hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo trường cao đẳng nghề theo ISO 9001: 2008 ......................................................................................................... 31 1.4.1. Quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề............................................................. 31 1.4.2. Phân cấp quản lý đào tạo trong trường Cao đẳng nghề........................................ 32 3
  6. 1.4.3. Hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề theo ISO 9001: 2008 ...................................................................................................................... 34 1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo 41 1.5.1. Yếu tố khách quan: việc triển khai hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước ... 41 1.5.2. Yếu tố chủ quan: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên, sinh viên; Công tác chỉ đạo về cải tiến hệ thống quy trình, văn bản .............................. 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUY TRÌNH, VĂN BẢN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................................... 45 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và quá trình khảo sát........................................ 45 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 45 2.1.2. Vài nét về quá trình khảo sát bằng phiếu điều tra ................................................ 46 2.2. Nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên trường CĐN HH TPHCM ...................................................................................................................... 48 2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, chuyên viên và giáo viên về vai trò của quản lý chất lượng và vai trò của quy trình, văn bản quản lý đào tạo ........................................ 48 2.2.2. Mức độ hiểu biết của cán bộ quản lý, chuyên viên và giáo viên về quản lý hệ thống chất lượng ISO ..................................................................................................... 50 2.2.3. Thái độ của cán bộ quản lý, chuyên viên và giáo viên đối với việc cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý hướng theo ISO ......................................................... 52 2.3. Thực trạng quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề hàng hải thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2012 ...................................................................................... 53 2.3.1. Quản lý công tác tuyển sinh ................................................................................. 54 2.3.2. Quản lý quá trình đào tạo ..................................................................................... 55 2.3.3. Quản lý kết quả đào tạo ........................................................................................ 60 2.3.4. Quản lý các hoạt động phối hợp ........................................................................... 61 2.4. Thực trạng hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại trường CĐN HH TPHCM giai đoạn 2007 - 2012 ........................................................................................ 63 2.4.1. Thực trạng quy trình, văn bản tổ chức đào tạo ..................................................... 63 2.4.2. Thực trạng quy trình, văn bản quản lý đào tạo ..................................................... 65 2.5. Đánh giá chung về hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại trường CĐN HH TPHCM giai đoạn 2007 – 2012 theo ISO 9001: 2008 ............................................ 67 2.5.1. Điểm mạnh ........................................................................................................... 67 2.5.2. Điểm yếu .............................................................................................................. 70 2.5.3. Cơ hội ................................................................................................................... 73 2.5.4. Thách thức ............................................................................................................ 74 4
  7. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUY TRÌNH, VĂN BẢN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HƯỚNG VÀO CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001: 2008 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH77 3.1. Định hướng đề xuất cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại trường CĐN HH TPHCM hướng theo ISO ................................................................... 77 3.1.1. Định hướng đáp ứng tinh thần cơ bản của chiến lược phát triển Trường CĐN HH TPHCM giai đoạn 2011 - 2020 ...................................................................................... 77 3.1.2. Nguyên tắc thực hiện ............................................................................................ 78 3.1.3. Tập trung cải thiện 4 lĩnh vực quản lí chuyên môn .............................................. 79 3.1.4. Nghiên cứu và áp dụng linh hoạt các yêu cầu của ISO 9001: 2008 khi thực hiện cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo ...................................................... 79 3.2. Đề xuất cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại trường CĐN HH TPHCM theo ISO 9001: 2008 .................................................................................. 80 3.2.1. Quy trình tuyển sinh ............................................................................................. 80 3.2.2. Quy trình lập kế hoạch, thực hiện giảng dạy........................................................ 85 3.2.3. Quy trình quản lý điểm ......................................................................................... 88 3.2.4. Quy trình tổ chức thi tốt nghiệp ........................................................................... 99 3.2.5. Quy trình cấp phát bằng tốt nghiệp .................................................................... 103 3.2.6. Quy trình giải quyết sự vụ sinh viên .................................................................. 106 3.2.7. Quy trình kiểm soát hồ sơ tổ chức đào tạo ......................................................... 108 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các quy trình được cải tiến ................................. 110 3.3.1. Mục đích ............................................................................................................. 110 3.3.2. Phương pháp tiến hành, nội dung, đối tượng khảo sát và cách thức xử lý số liệu110 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................................... 111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 113 1. Kết luận ....................................................................................................................... 113 2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 115 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 118 5
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1. Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục Đào tạo 2. Bộ LĐTB&XH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 3. BM: Biểu mẫu 4. CBQL: Cán bộ quản lý 5. CĐN HH TPHCM: Cao đẳng nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh 6. CV: Chuyên viên 7. ĐLC: Độ lệch chuẩn 8. GV: Giáo viên 9. P. CTHSSV: Phòng công tác Học sinh - Sinh viên 10. PĐT: Phòng Đào tạo 11. P.KTTC: Phòng Kế toán – Tài chính 12. P.TCHC: Phòng Tổ chức – Hành chính 13. QT: Quy trình 14. SV: Sinh viên 15. TB: Trung bình 16. TS: Tần số 6
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý đào tạo là hoạt động quản lý cơ bản trong trường học, là mối quan tâm hàng đầu nhằm hoàn thành mục tiêu giáo dục, đào tạo; Vì vậy, những chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo trên con đường thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá đất nước tới năm 2020 đã nêu rõ [44]: - Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục – đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra phương hướng: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại”. Như vậy, phát triển giáo dục theo hướng hiện đại là yêu cầu cấp thiết trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá của Việt Nam. - Cũng vậy, trong hoạt động quản lý giáo dục – đào tạo, Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng XI nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo”. - Đối với dạy nghề, Nghị quyết Đại hội Đảng XI cũng nêu: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn”. Các nội dung trên là những chỉ đạo hết sức cấp thiết, đòi hỏi các tổ chức giáo dục – đào tạo phải nghiên cứu, lập kế hoạch và tiến hành những hoạt động cụ thể nhằm hoàn thành tốt những chỉ đạo trên. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 không chỉ trở thành một chứng nhận khẳng định thương hiệu của các tập đoàn, các công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm mà giờ đây, các trường học, các tổ chức giáo dục cũng đã và đang củng cố uy tín, chất lượng dịch vụ đào tạo của mình bằng việc áp dụng thành công chứng nhận này. Các ưu điểm mà Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 có thể đem lại cho một tổ chức giáo dục [43]: 7
  10. - Cho phép tổ chức theo dõi được các khâu, các quá trình hoạt động của tổ chức một cách có hệ thống, từ đó có biện pháp tối ưu hoá quy trình vận hành; - ISO đòi hỏi tất cả mọi người trong tổ chức phải tự hoàn thiện mình, bổ sung các kiến thức còn thiếu để đáp ứng được đòi hỏi mới của hệ thống, cũng như đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi và phát triển của thị trường; - Tổ chức giáo dục sẽ tăng được sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ của mình khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. Với những ưu điểm quá rõ ràng này, bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng nên áp dụng ISO. Cuộc sống phát triển tất yếu dẫn đến các nhu cầu phát triển và không ngừng đổi mới; Khách hàng ngày mai chắc chắn sẽ đòi hỏi cao hơn khách hàng hôm nay về chất lượng sản phẩm và dịch vụ; Vì vậy nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hoá Hệ thống quản lý chất lượng là thực sự cần thiết. Trường Cao đẳng nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh (CĐN HH TPHCM) đã và đang áp dụng nhiều phương thức cải cách công tác quản lý hành chính trong đào tạo: cải cách các biểu mẫu, cải cách quy trình… Tuy nhiên, Trường thực hiện hoạt động này theo quản lý hành chính thủ công, kinh nghiệm. Trong báo cáo hoạt động đào tạo năm học 2011- 2012 vừa qua cho thấy: các thủ tục văn bản hành chính cũng như hoạt động lưu trữ hồ sơ, biểu mẫu; hoạt động quản lý chất lượng đào tạo của Trường chưa khoa học, hiện trạng này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo nhà Trường. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại Trường CĐN HH TPHCM là cần thiết và đúng đắn, nhằm tạo sự đồng bộ về văn bản, về quy trình để mọi thành viên trong đơn vị, cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên, sinh viên của Trường nắm rõ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia đào tạo và quản lý đào tạo. Do đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001: 2008 tại Trường Cao đẳng nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo Trường CĐN HH TPHCM nhằm cải tiến một số quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại Trường CĐN HH TPHCM hướng theo ISO 9001: 2008. 8
  11. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Quản lý hoạt động đào tạo Trường Cao đẳng nghề - Đối tượng: Cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại Trường CĐN HH TPHCM. 4. Giả thuyết khoa học Hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo hiện nay của Trường CĐN HH TPHCM theo ISO 9001: 2008 có thể đạt được thành tựu ở các mặt: - Có đầy đủ các văn bản hành chính phục vụ công tác tổ chức và quản lý đào tạo; - Có một số quy trình đã được xây dựng và áp dụng trong thực tế quản lý; - Có các chuyên viên được bồi dưỡng đào tạo để nắm vững và triển khai thực hiện các quy trình quản lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên, còn hạn chế ở các mặt: - Các văn bản, mẫu biểu chưa được xây dựng và lưu trữ thành một hệ thống khoa học, chuẩn xác và đầy đủ; - Còn thiếu một số quy trình trong quản lý đào tạo vẫn chưa được xây dựng; - Quản lý đào tạo được thực hiện theo mô hình quản lý hành chính thủ công, kinh nghiệm, không được cải tiến và cập nhật thường xuyên, liên tục. Nếu cải tiến quy trình, văn bản quản lý theo ISO 9001: 2008 phù hợp sẽ hỗ trợ hiệu quả hơn cho công tác đào tạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghề; - Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại Trường CĐN HH TPHCM; - Đề xuất cải tiến một số quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại Trường CĐN HH TPHCM hướng theo ISO 9001: 2008. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên và sinh viên hệ cao đẳng nghề. 9
  12. - Phạm vi nghiên cứu: hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo; điều tra và đánh giá thực trạng hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo từ năm 2007 đến năm 2012 tại Trường CĐN HH TPHCM. - Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hệ thống văn bản, quy trình quản lý của công tác tổ chức và quản lý đào tạo ở phòng chức năng – Phòng Đào tạo – hướng vào chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. - Thời gian thực hiện: 01/2013 đến 10/2013. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Theo quan điểm này, trong trường hợp của đề tài nghiên cứu được hiểu theo hai khía cạnh: o Trường CĐN HH TPHCM là một bộ phận nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo của Trường là một trong những nội dung của hoạt động quản lý giáo dục – đào tạo Việt Nam. o Hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo tại Trường CĐN HH TPHCM là một hệ thống chặt chẽ với nhiều hệ thống con: hệ thống quy trình, hệ thống văn bản, biểu mẫu tương ứng với từng quy trình… - Quan điểm lịch sử - logic: Hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo được nghiên cứu trong một thời gian, không gian cụ thể và được trình bày theo một trật tự logic: đề tài được nghiên cứu từ 01/2013 đến 10/2013 tại Trường CĐN HH TPHCM. - Quan điểm thực tiễn: Đề xuất cải tiến một số quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001: 2008 tại Trường CĐN HH TPHCM là hoạt động thiết thực và điều hoà được lợi ích của cả ba bên: xã hội (công luận, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH…), khách hàng (người học, cơ quan cử người đi học, nơi sử dụng) và cơ sở đào tạo (Trường CĐN HH TPHCM). 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Dùng các phương pháp này để nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu; Các phương pháp này bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu…: o Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Từ các nguồn tài liệu về hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo và các công trình nghiên cứu, các văn bản, quy 10
  13. định có liên quan: hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước, quy chế đào tạo Cao đẳng nghề do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành 2007, nội dung Bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008… Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận về cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001: 2008 tại Trường CĐN HH TPHCM. o Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: Sắp xếp tài liệu khoa học của đề tài theo những vấn đề có cùng hướng phát triển. Phân loại làm cho nội dung lý luận từ phức tạp trong kết cấu trở thành dễ nhận biết, dễ sử dụng theo những mục đích của đề tài. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn o Phương pháp trao đổi – phỏng vấn: qua việc trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý, chuyên viên và giáo viên nhằm thu thập thông tin để làm rõ thực trạng tổ chức, quản lý giáo dục cũng như thực trạng hệ thống quy trinh, văn bản quản lý đào tạo tại cơ sở. o Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: phương pháp này nhằm tổng hợp, phân tích và đánh giá các sản phẩm hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO từ các cơ sở giáo dục – đào tạo trong cả nước, đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề. Từ đó, rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh nghiệm để áp dụng vào đề tài nghiên cứu của bản thân. o Phương pháp điều tra viết bằng phiếu hỏi: Xây dựng bộ công cụ điều tra gồm 3 mẫu (cán bộ quản lý, chuyên viên; giáo viên và sinh viên) nhằm khảo sát số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực thông qua 300 phiếu điều tra. Phương pháp này nhằm mục đích thu thập rộng rãi số liệu, hiện trạng thông qua phiếu hỏi để từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. o Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi, quan sát, thảo luận, phỏng vấn, thu thập các nhận định đánh giá về việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 với các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu…) có trình độ cao trong lĩnh vực. Theo đó, ý kiến của từng người sẽ bổ sung lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau cho ta một ý kiến đa số, khách quan về đề tài đang nghiên cứu. o Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin trên cơ sở tri giác trực tiếp các quy trình, văn bản quản lý đào tạo đang hiện hành tại Trường, cho ta những tài liệu sống về thực tiễn hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo, từ đó có thể khái quát, rút ra những đánh giá, kết luận cần thiết. 11
  14. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng thống kê mô tả, thống kê suy diễn và thống kê so sánh để phân tích dữ liệu thống kê theo trị số phần trăm, trị số bình quân (trung bình cộng)… phân tích, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS trong môi trường Window, phiên bản SPSS 18.0. 8. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU Chương 1. Lý luận về cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo theo ISO 9001: 2008 tại trường Cao đẳng nghề Chương 2. Thực trạng hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo Trường CĐN HH TPHCM (2007-2012) theo ISO 9001: 2008 Chương 3. Đề xuất cải tiến hệ thống quy trình, văn bản quản lý đào tạo hướng vào chất lượng theo ISO 9001: 2008 tại Trường CĐN HH TPHCM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 12
  15. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUY TRÌNH, VĂN BẢN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ISO 9001: 2008 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Có rất nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức trên thế giới đã công bố, áp dụng những công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, bộ tiêu chuẩn, mô hình kiểm định về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Về lĩnh vực những công trình nghiên cứu, sách, giáo trình: có thể kể đến những tác giả như Fred C. Lunenburg, Allan C. Ornstein , Peter Earley, Dick Weindling, Jack Dunham, Nick Foskett… : - Fred C. Lunenburg và Allan C. Ornstein trong “Educational Adminitration – concepts and Practices” đề cập đến các khái niệm, cách thức quản lý văn bản quản lý giáo dục, chương trình giảng dạy, quản lý nguồn nhân lực, phương pháp giảng dạy… Các chủ đề được diễn giải thú vị với sự pha trộn tuyệt vời giữa lý thuyết và thực hành. [40] - Peter Earley và Dick Weindling với “Understanding School Leadership” được đóng gói với những ý tưởng và hiểu biết về lãnh đạo trường học, nó cho ta thấy cái nhìn tổng quá có giá trị của nhiều giả thuyết quan trọng và kết quả nghiên cứu về lãnh đạo nhà trường… Sức mạnh của cuốn sách là những nghiên cứu thực nghiệm các tác giả đã tiến hành trong hơn 20 năm, đây là một cuộc thăm dò mở rộng các mô hình lãnh đạo và chiến lược quản lý và dựa trên các nghiên cứu mới nhất. [38] - Tác giả Jack Dunham với “Developing Effective School Management” đã giúp các giáo viên xác định và phát triển kiến thức, kỹ năng cần thiết để quản lý các nhóm có hiệu quả trong hoạt động dạy học. [37] - Nick Foskett và Jacky Lumby với “Leading and Managing education – International Dimensions” cung cấp các góc nhìn cơ bản trong lãnh đạo và quản lý giáo dục từ các phương diện quốc tế; Tác phẩm đề cập đến những kỳ vọng rằng các sinh viên quản lý giáo dục và các nhà quản lý sẽ có một quan điểm quốc tế về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. [39] Qua những tác phẩm trên, các tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục như các khái niệm về quản lý giáo dục, lãnh đạo giáo dục; các nguyên tắc và 13
  16. phương pháp quản lý giáo dục hiệu quả; các nội dung trong công tác quản lý giáo dục: quản lý nhà trường, quản lý học sinh… Trong xu hướng toàn cầu hoá, các cơ sở giáo dục và đào tạo ngày càng chú trọng đến xu hướng quốc tế hoá: đó là quá trình kết hợp các khía cạnh quốc tế và hội nhập văn hoá vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và các chức năng dịch vụ của các cơ sở giáo dục. Theo xu thế đó, các trường học đều có xu hướng hướng tới những quy trình đảm bảo chất lượng quốc tế. Tương tự, các cơ quan đảm bảo bên ngoài cũng nổi lên và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực kiểm định toàn cầu về giáo dục: GATE, CRE, IQR… Các cơ sở giáo dục lựa chọn và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng cụ thể cho đơn vị mình để củng cố, khẳng định chất lượng và thương hiệu nhằm thu hút người học, đáp ứng được mục tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội. Những điều này được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, thống kê, tổng hợp và vận dụng trong các tài liệu như Luật giáo dục của Anh quốc năm 1988, đạo luật giáo dục quốc gia của Thái Lan tháng 8 năm 1999; thực tiễn quản lý trường học của Singapore, New England…[18] Bên cạnh đó, một số hệ thống các trường học đang theo đuổi cơ chế chính sách thị trường trong quản lý, trong đó có mô hình BS 5750/ ISO 9000, mô hình quản lý tổng thể TQM (Ashworth và Harvey, 1994) và mô hình các yếu tố tổ chức Organizational Elements Model (SEAMEO, 1999). Các mô hình này được đề cập tới qua thực tiễn áp dụng tại các trường học tại Anh, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…, được tổng hợp lại trong Tài liệu tập huấn Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Hà Nội, xuất bản năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Về quản lý đào tạo theo ISO 9000 cũng có những nghiên cứu và thống kê đáng chú ý: ISO ra đời từ năm 1946 với mục đích là nghiên cứu xây dựng và công bố các tiêu chuẩn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo ISO vào lĩnh vực quản lý đào tạo thì khá mới mẻ: nghiên cứu của Russo cho thấy giữa những năm 1980 và 1990, cùng với chủ nghĩa nghệ thuật quản lý và phong trào tiếp thị hóa, ISO bắt đầu được đưa vào các lĩnh vực kinh doanh và sau đó được giới thiệu vào lĩnh vực giáo dục đại học. Tư tưởng chủ đạo của ISO: “nói những gì bạn làm, làm những gì bạn nói, ghi lại những gì bạn đã làm, kiểm tra lại kết quả và hành động khi có sự khác biệt” (Russo, 1995; Woodhouse, 1999). Có thể thấy là nếu như quá trình chất lượng của một đơn vị được tiến hành trôi chảy thì nó sẽ cho ra được những sản phẩm có chất lượng. Không giống như kiểm soát chất lượng, ISO không phải là một hệ thống có tính thanh tra mà ISO đòi hỏi bằng 14
  17. chứng nhận. Giải thưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldrige (The MALCOLM Baldrige National Quality Award –MBNQA) là ví dụ về một phiên bản của ISO trong giáo dục (Russo, 1995). Warren Piper cũng phân tích, trong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng được ISO định nghĩa là tổng số các cơ chế và quy trình được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng đã được định trước hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục – bao gồm việc hoạch định, xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm soát chất lượng. [1] Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO đã công bố kết quả khảo sát năm 2012 về số liệu chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO trên toàn thế giới (The ISO Survey of Management System Standard Certifications – 2012). Đây là báo cáo hàng năm của tổ chức này, theo đó: tính đến cuối tháng 12 năm 2012, đã có ít nhất 1,101,272 chứng chỉ ISO 9001 được cấp ở 184 quốc gia và nền kinh tế. Năm 2012 tăng thêm 21,625 chứng chỉ, tăng 2% so với năm 2011 (đến năm 2011 có 1,079,647 chứng chỉ). Cũng theo báo cáo này, Việt Nam tính tới thời điểm trên có 6,144 chứng chỉ được cấp, tăng thêm 1,365 chứng chỉ, tăng 28.6% so với năm 2011 (đến năm 2011 có 4,779 chứng chỉ). [43] Như vậy, theo chiều dài lịch sử phát triển của quản lý, quản lý trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và quản lý đào tạo nói riêng đã là tất yếu và trở nên vô cùng cần thiết. Quản lý đào tạo theo quy trình theo ISO 9001: 2008 được nghiên cứu và xây dựng, áp dụng ngày càng phổ biến, thể hiện tín ưu việt mạnh mẽ của mình trong kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng của Hệ thống quản lý, đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, áp dụng quản lý theo quy trình (quản lý theo ISO – Hệ thống quản lý chất lượng) vào lĩnh vực giáo dục và trường học thì vẫn còn mới và chưa được quan tâm nghiên cứu sâu sắc, phổ biến. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, việc tìm hiểu, nghiên cứu về giáo dục, dạy học, quản lý giáo dục, quản lý đào tạo cũng là một trong những trọng tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, nhà khoa học: - Các giáo trình, sách, tạp chí về quản lý giáo dục: Nghiên cứu về giáo dục học, hai tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt trong “Giáo dục học” đã đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản của giáo dục học, lý luận giáo dục, lý luận dạy học và công tác quản lý nhà trường.[25] Nghiên cứu về khoa học quản lý và quản lý giáo dục, tác giả Trần Kiểm qua tác phẩm “Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã đi sâu nghiên cứu 15
  18. về các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục cũng như đặc điểm và bản chất của quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu về quá trình quản lý giáo dục, xu hướng đổi mới trong quản lý giáo dục… [20] Hai tác giả Cao Văn Giàu và Quý Châu nghiên cứu về công tác quản lý nhà trường trong cuốn “Sự đổi mới và kỹ năng lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21” đã đưa ra các kỹ năng quyết định sự thành công và lãnh đạo hiệu quả nhà trường; sự đổi mới và phát triển phương pháp giảng dạy; các biện pháp tăng cường đánh giá, giám sát trình độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên; xác định được những vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý và phát triển trường học. [8] Tác giả Châu Kim Lang trong “Tổ chức quản lý quá trình đào tạo” đã hệ thống hóa và phân tích khá sâu sắc về tổ chức quá trình đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường, trong đó có đề cập đến quản lý hoạt động dạy học và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học. [21] Tác giả Phạm Thành Nghị trong “Quản lý chất lượng giáo dục đại học” đã đề cập tới việc nâng cao chất lượng gắn với quyền tự chủ trong trường học, người học trong môi trường hiện đại với những nhu cầu cao hơn, lựa chọn nhiều hơn: nơi nào có chất lượng cao và chi phí thấp là nơi người học đến học. Ngoài ra tác giả cũng có đề cập tới việc quản lý giáo dục phải xây dựng các quy trình, cơ chế hoạt động để đạt được các chỉ số đào tạo theo mục tiêu đề ra, hướng tới quản lý chất lượng tổng thể. [24] Tác giả Bùi Minh Hiền trong “Quản lý giáo dục” trình bày về các hoạt động trong công tác quản lý giáo dục: quản lý đào tạo, quản lý tài chính trường học. Cũng trong tài liệu này, tác giả phần nào đề cập đến tầm quan trọng của quản lý chất lượng giáo dục, coi việc triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng ở các bậc học, ngành đào tạo là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo ở nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ 21. [14] Phạm Quang Huân trong Tạp chí Khoa học Giáo dục số 20, tháng 5/2007, đã đề cập một cách khái quát về mô hình quản lý chất lượng ISO 9000, khả năng ứng dụng của ISO trong giáo dục và đào tạo, ý nghĩa và phương hướng áp dụng ISO vào Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo. [16] Các tác giả Hồ Văn Liên, Trần Thị Hương, Đoàn Văn Điều… qua các giáo trình, các tập bài giảng dành cho các lớp cao học Quản lý Giáo dục cũng đã đi sâu vào phân tích 16
  19. những vấn đề, những lĩnh vực cơ bản trong quản lý nhà trường, xây dựng chương trình đào tạo, lý luận dạy học, xu thế phát triển giáo dục… - Các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục: Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý giáo dục được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó, việc phát triển từ nghiên cứu lý luận đến nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục cũng là lĩnh vực được chú trọng: có nhiều đề tài luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, đề tài cấp Trường, cấp Bộ, các Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn … nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo, xây dựng quản lý đào tạo theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, áp dụng quản lý đào tạo theo quản lý chất lượng tổng thể TQM… Cụ thể: Năm 2002, Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 vào công tác nghiên cứu khoa học tại Viện nghiên cứu giáo dục, Trường ĐHSP TP HCM” đã phân tích thực trạng quản lý và xây dựng hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học hướng vào chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại Viện Nghiên cứu giáo dục. Năm 2003, Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra bộ tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá kỹ năng nghề, theo đó những tiêu chí dùng để đánh giá kỹ năng nghề được trình bày rõ ràng và ngắn gọn. Các tiêu chí này có liên quan đến quá trình như: Sự chuẩn xác, sự thành thạo và sự hợp lý. Chúng có thể liên quan đến sản phẩm như các yêu cầu kỹ thuật, hình dạng, sự làm việc của máy móc, hoặc liên quan đến dịch vụ như giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống. Với các tiêu chí, tiêu chuẩn mà Bộ đưa ra có thể dùng để đánh giá kỹ năng nghề (chất lượng) chung cho hầu hết các ngành nghề được đào tạo ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2004 (đơn vị chủ trì là Viện nghiên cứu phát triển giáo dục): “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam” do Phan Văn Kha làm chủ nhiệm - đã đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học, xác định những quan điểm trong quản lý chất lượng và thiết kế mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam. Mô hình quản lý chất lượng đào tạo được đề xuất theo ISO 9000 bao gồm 5 bước: Xây dựng hệ thống chất lượng dưới dạng văn bản hoá; Giới thiệu hệ thống chất lượng và đào tạo đội ngũ; Vận hành hệ thống chất lượng; Đánh giá hệ thống chất lượng; Và giám sát hệ thống chất lượng. 17
  20. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2004): “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng quản lý giáo dục” của tác giả Bùi Mạnh Nhị đã cho thấy trong quản lý chất lượng cần phải có bộ tiêu chí - công cụ đánh giá giáo dục đại học. Tác giả đề xuất nhóm giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học và lập bộ công cụ để đánh giá. Năm 2012, tác giả Hoàng Thị Nhị Hà với đề tài “Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Sư phạm TPHCM theo ISO 9001: 2000” đã đi sâu vào hướng nghiên cứu ứng dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào quản lý đào tạo ở bậc sau đại học. Công trình nghiên cứu thể hiện chi tiết và logic những quy trình quản lý cần có, những thực trạng hiện hành và cách thức áp dụng ISO vào quản lý đào tạo. Các nghiên cứu trên đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng đào tạo, đưa ra các chỉ số và chuẩn mực trong đào tạo, phương thức đánh giá và sự bảo đảm chất lượng cũng như Hệ thống quản lý chất lượng và mô hình quản lý chất lượng. Các nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu đến các mô hình quản lý, vận dụng các mô hình quản lý của các nhà khoa học nước ngoài đề xuất vào các trường học Việt Nam. Mỗi mô hình, phương thức quản lý đều có mặt ưu, nhược và phù hợp với thực tiễn địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học quản lý, việc tìm kiếm chất lượng và mô hình quản lý chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và đặc biệt với giáo dục nghề (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề), thì việc áp dụng những kết quả trên vào quản lý chất lượng đào tạo lại càng mang tính khác biệt sâu sắc. Việc tìm hiểu áp dụng quản lý chất lượng vào đào tạo cao đẳng nghề là cần thiết trong công cuộc đổi mới quản lý giáo dục đào tạo hiện nay. Quản lý chất lượng đào tạo có ý nghĩa quan trọng, nó như là sự công khai với xã hội về những việc nhà trường đang làm và làm những việc đó như thế nào? Làm tốt đến đâu? Quản lý chất lượng đào tạo tốt giúp các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng và cho phép các cơ quan, tổ chức xã hội trong và ngoài nước đánh giá hiệu quả và kết quả đào tạo tại trường, phân hạng, công nhận tương đương hoặc chuyển đổi. Vấn đề đặt ra cho đề tài nghiên cứu là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước trong và ngoài nước, đề tài sẽ hệ thống hóa lý luận về quản lý chất lượng đào tạo, đưa ra đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo cao đẳng nghề, từ đó đề xuất cải tiến quản lý chất lượng đào tạo nghề mang đặc thù riêng bằng phương thức quản lý đào tạo theo các quy trình cụ thể hướng theo ISO nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của một Trường Cao đẳng nghề mà vấn đề này ở các đề tài của các tác giả đi trước chưa đề cập tới. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0