intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nữ 9 - 10 tuổi dưới tác động của hệ thống bài tập TDNĐ ngoại khóa tại Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang – Tp. Hồ Chí Minh sau một năm học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng hình thái, thể lực của học sinh nữ lứa tuổi 9 - 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang - TP.HCM. Lựa chọn bài tập và xây dựng chương trình tập luyện TDNĐ phù hợp với sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh lứa tuổi 9 - 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang - TP.HCM. Đánh giá hiệu quả tập luyện TDNĐ tới sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh lứa tuổi 9 - 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang - TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nữ 9 - 10 tuổi dưới tác động của hệ thống bài tập TDNĐ ngoại khóa tại Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang – Tp. Hồ Chí Minh sau một năm học

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà Nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người nhằm nâng cao sức khỏe và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, cụ thể là chỉ thị 36-CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới của Ban bí thư trung ương Đảng nêu rõ: “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học. Làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức và một bộ phận nhân dân”[1]. Phong trào tập luyện TDTT trong mọi tầng lớp nhân dân ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về nội dung. Công tác giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học cũng là một trong những phương tiện giáo dục con người toàn diện. GDTC không chỉ giúp học sinh có sức khỏe mà còn rèn luyện cho học sinh (HS) tinh thần đoàn kết, sống vì tập thể, vượt lên chính mình. Luật Thể dục, Thể thao được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, một lần nữa khẳng định: “GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập, trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động TDTT trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”[8].
  2. 2 Thể dục nhịp điệu (TDNĐ) là những bài tập được chọn lọc trong hệ thống bài tập của thể dục, gồm các động tác có chủ định rèn luyện thân thể, phát triển các tố chất và năng lực vận động cơ bản. Các động tác của bài tập được thực hiện gần như liên tục với các tần số và cường độ thay đổi theo nhịp nhạc. Vì vậy, phải xác định liều lượng tập hợp lý cho các đối tượng có sức khỏe khác nhau. Các bài tập TDNĐ là bài tập phát triển chung, được tiến hành liên hợp vận động một hay nhiều bộ phận cơ thể với nhau, động tác với âm nhạc phối hợp hỗ trợ với nhau còn làm cho tất cả các bộ phận của cơ thể đều được tham gia hoạt động, giúp cho tinh thần thoải mái, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể tăng mạnh. Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng như ở một số tỉnh thành khác trong cả nước phong trào tập luyện TDNĐ đang phát triển mạnh. Đặc biệt là trong các trường tiểu học (TH). Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang là một trong những trường đi đầu trong việc phát triển phong trào TDTT của quận 9 với giờ học TDTT ngoại khóa có nhiều môn thể thao đa dạng. Trong đó, nổi bật là môn TDNĐ, đây là nội dung không những giúp cho HS có cơ thể khỏe mạnh mà còn là một trong các tiết mục rất hay phục vụ trong các ngày sinh hoạt tập thể của nhà trường và tham gia thi đấu, biểu diễn, góp phần thúc đẩy việc nâng cao thể chất và tạo ra một sân chơi mới, thú vị cho học sinh cũng như cải tiến hình thức, nội dung và phương pháp giảng dạy TDNĐ trong các giờ học TDTT ngoại khóa. Chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nữ 9 - 10 tuổi dưới tác động của hệ thống bài tập TDNĐ ngoại khóa tại Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang – Tp. Hồ Chí Minh sau một năm học”
  3. 3 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của hệ thống bài tập TDNĐ ngoại khóa tới sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nữ 9 – 10 tuổi tại Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang – TP.HCM sau một năm học. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Đánh giá thực trạng hình thái, thể lực của học sinh nữ lứa tuổi 9 - 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang - TP.HCM. 2. Lựa chọn bài tập và xây dựng chương trình tập luyện TDNĐ phù hợp với sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh lứa tuổi 9 - 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang - TP.HCM. 3. Đánh giá hiệu quả tập luyện TDNĐ tới sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh lứa tuổi 9 - 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang - TP.HCM. Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để làm cơ sở về mặt lý luận trong quá trình nghiên cứu, đề tài quan tâm đến các vấn đề sau: 1.1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong trường học ở Việt Nam “Giáo dục thể chất được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. Giáo dục thể chất là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, thể chất – sức khỏe tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc“ [6].
  4. 4 1.2. Những khái niệm liên quan đến giáo dục thể chất - Thể chất: Thể chất là chất lượng cơ thể con người. - Giáo dục thể chất: GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác, giáo dục các tố chất thể lực. 1.3. Đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh 9 – 10 tuổi 1.4. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực 1.5. Sự phát dục trưởng thành của học sinh tiểu học 1.6. Tác dụng của GDTC và tập luyện thể thao đối với sức khỏe của học sinh Tiểu học 1.7. Công tác GDTC trong trường học ở Quận 9 – TP.HCM 1.8. Một số công trình nghiên cứu có liên quan CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG – TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu: 2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 2.1.3. Phương pháp nhân trắc học 2.1.3.1. Chiều cao đứng(cm) 2.1.3.2. Cân nặng(kg) 2.1.3.3. Chỉ số BMI 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 2.1.4.1.Chạy 30m xuất phát cao (s) 2.1.4.2. Chạy con thoi 4x10m(s) 2.1.4.3. Bật xa tại chỗ (cm) 2.1.4.4. Chạy tùy sức 5 phút (m)
  5. 5 2.1.4.5. Dẻo gập thân (cm) 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 2.1.6. Phương pháp toán thống kê: 2.2. Tổ chức nghiên cứu: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tác động của bài tập TDNĐ ngoại khóa đến hình thái và thể lực của HS nữ 9 - 10 tuổi Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang - TP.HCM sau một năm học. 2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Gồm 216 HS nữ 9 - 10 tuổi (lớp 4, lớp 5) Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang - TP.HCM. 2.2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: - Trường Đại học TDTT TP.HCM - Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang - TP.HCM 2.2.2. Tổ chức nghiên cứu Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2012 đến tháng 1/2013. Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2013 đến tháng 8/2013. Giai đoạn 3: Từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2014. 2.2.3. Đơn vị, cá nhân phối hợp Trường ĐH TDTT TP.HCM, Trường tiểu học Nguyễn Minh Quang – Quận 9 – TP.HCM và một số cộng sự khác.
  6. 6 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá thực trạng hình thái, thể lực ban đầu của học sinh nữ lứa tuổi 9 – 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM 3.1.1. Thực trạng hình thái, thể lực ban đầu của học sinh nữ lứa tuổi 9 – 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM Kết quả kiểm tra thực trạng và so sánh với thể chất nhân dân 2001 của HS nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2: Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra thực trạng hình thái, thể lực của HS 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM 9 tuổi (n=110) 10 tuổi (n=125) Nội dung Cv X1 Cv δ ε δ ε X1 % % Hình Chiều cao (cm) 132.3 5.7 4.3 0.1 139.2 6.9 5.0 0.1 Cân nặng (kg) 31.1 6.9 22.3 0.4 36.9 7.9 21.3 0.4 thái Chỉ số BMI 17.7 2.1 11.6 0.2 19.0 3.2 16.9 0.3 Bật xa tại chỗ (cm) 114.4 10.4 9.1 0.2 125.2 13.7 10.9 0.2 Chạy 30m XPC(s) 7.0 0.6 8.5 0.2 6.7 0.5 7.9 0.2 Chạy con thoi Thể 14 0.9 6.6 0.1 13.5 0.8 6.2 0.1 4x10m (s) lực Chạy 5 phút tùy 652.1 70.7 10.8 0.2 667.9 67.9 10.2 0.2 sức (m) Dẻo gập thân (cm) 7.0 1.3 19.1 0.4 7.2 4.4 61.3 1.2
  7. Bảng 3.2: So sánh hình thái thể lực của HS 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang TP HCM với Kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 HS Trường Thể chất Tuổi Các chỉ số, chỉ tiêu Nguyễn Minh Việt Nam 2001 Quang Chiều cao (cm) 132.3 128.3 Cân nặng (kg) 31.1 24.5 BMI 17.7 14.8 Bật xa tại chỗ (cm) 114.4 135.0 9 Chạy 30m XPC (s) 7.0 6.6 Chạy con thoi 4x10m (s) 14 13.1 Chạy 5 phút tùy sức (m) 652.1 747 Dẻo gập thân (cm) 7.0 5.0 Chiều cao (cm) 139.2 133.9 Cân nặng (kg) 36.9 27.2 BMI 19.0 15.1 Bật xa tại chỗ (cm) 125.2 144.0 10 Chạy 30m XPC (s) 6.7 6.5 Chạy con thoi 4x10m (s) 13.5 12.9 Chạy 5 phút tùy sức (m) 667.9 755 Dẻo gập thân (cm) 7.2 5.0
  8. 7 Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 ta thấy, hình thái của HS nữ 9 – 10 tuổi, Trường TH Nguyễn Minh Quang tốt hơn so với thể chất nhân dân năm 2001, nhưng thể lực của các em lại thấp hơn so với thể chất nhân dân năm 2001. Chính vì vậy, việc nâng cao thể chất đặc biệt là thể lực củ a HS nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang cần được chú trọng, quan tâm hơn nữa. 3.1.2. Đánh giá thực trạng hình thái, thể lực ban đầu của học sinh nữ lứa tuổi 9 – 10 Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM theo nghị định 53 của Bộ GD&ĐT Để phân loại thể lực nữ HS 9 - 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang, đề tài so sánh thành tích của từng HS với tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT. Kết quả phân loại được trình bày ở bảng 3.3: Bảng 3.3. Tỷ lệ phần trăm mức phân loại chỉ tiêu thể lực HS 9 – 10 tuổi, Trường TH Nguyễn Minh Quang, trước thực nghiệm so với quyết định 53 của Bộ GD&ĐT 9 tuổi (n = 110) 10 tuổi (n=125) Đối tượng STT KHÔNG KHÔNG Chỉ tiêu TỐT ĐẠT TỐT ĐẠT ĐẠT ĐẠT SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Chạy 30m XPC (giây) 32 29 64 58 14 13 53 42 54 43 18 14 2 Chạy con thoi 4x10m (giây) 24 22 48 44 38 35 43 34 50 40 32 26 3 Bật xa tại chỗ (cm) 1 1 17 15 92 84 6 5 20 16 99 79 4 Chạy 5 phút tùy sức (m) 3 3 24 22 83 75 3 2 37 30 85 68 Trung Bình % 13.64 34.77 51.59 21.00 32.20 46.80 Qua bảng 3.3 đề tài nhận thấy: phân loại thể lực ở các test của nữ HS 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM là không đều. Qua 4 chỉ tiêu đánh giá thì có 2 chỉ tiêu Chạy 30m XPC
  9. 8 và Chạy con thoi 4 x 10m là có mức xếp loại Tốt , Đạt cao nhất và cao hơn hẳn so với 2 test Chạy 5 phút tùy sức và Bật xa tại chỗ . Qua so sánh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực theo nghị định 53 của Bộ GD&ĐT thì tỷ lệ HS chưa đạt còn cao. Lứa tuổi 9 có 51.59% chưa đạt. Lứa tuổi 10 có 46.8% HS chưa đạt. Nhìn chung, thể lực của HS Trường TH Nguyễn Minh Quang so với thể chất nhân dân năm 2001 và so với bảng xế p loại thể lự c các lứa tuổi của Bộ GD &ĐT ban hành kèm theo quyết định 53/2008 đều thấp hơn . Cần tổ chức các hoạt động TDTT nói chung và hoạt động TDTT ngoại khóa nói riêng phong phú , đa dạng để thu hút các em tham gia tập luyện nhằm nâng cao thể chất đặc biệt là thể lực cho HS nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP HCM. 3.2. Lựa chọn bài tập và xây dựng chương trình tập luyện TDNĐ (Aerobic) phù hợp với học sinh nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM 3.2.1. Lựa chọn bài tập TDNĐ (Aerobic) cho học sinh nữ 9 – 10 tuổi Trường Tiểu học TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM Để lựa chọn và xây dựng chương trình tập luyện TDNĐ (Aerobic) đề tài tiến hành tham khảo các tài liệu chuyên môn, chương trình giảng dạy của các trường, các trung tâm TDNĐ. Cơ sở lựa chọn, biên soạn động tác , bài tập TDNĐ (Aerobic) cho HS nữ 9 - 10 tuổi: Để lựa chọn bài TDNĐ (Aerobic) phù hợp để đưa vào chương trình giảng dạy, đề tài đã tiến hành các bước sau: Bước 1: Lựa chọn động tác và biên soạn bài tập TDNĐ cho HS nữ 9 – 10 tuổi. Tham khảo tài liệu, biên soạn, lựa chọn động tác, kết hợp tham khảo ý kiến các Huấn luyện viên , chuyên gia trong lĩnh vực TDNĐ
  10. 9 để tiến hành biên soạn bài TDNĐ (Aerobic) 22 động tác liên hoàn và bài TDNĐ (Aerobic) 35 động tác liên hoàn cho HS nữ 9 – 10 tuổi. Ngoài ra, đề tài còn lựa chọn thêm bài TDNĐ quy định cho HS cấp 1 gồm 23 động tác. Bước 2: Phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia, huấn luyện viên về mức độ phù hợp của từng động tác trong 02 bài TDNĐ liên hoàn đã biên soạn đối với nữ HS 9 – 10 tuổi (Bài TDNĐ quy định cấp 01 đã được kiểm nghiệm về độ tin cậy nên đề tài không lựa chọn lại động tác). Phiếu phỏng vấn được xây dựng theo 3 mức độ: - Thường xuyên sử dụng : 2 điểm - Ít sử dụng : 1 điểm - Không sử dụng : 0 điểm Đề tài tiến hành phỏng vấn 15 Chuyên gia, Huấn luyện viên và Giáo viên TDNĐ. Phỏng vấn được thực hiện 1 lần. Giá trị sử dụng của mỗi động tác được xác định bằng tổng điểm của động tác. Như vậy, điểm tối đa của mỗi động tác là 30 điểm. Với nguyên tắc các động tác đạt trên 70% điểm tối đa sẽ được lựa chọn. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.
  11. Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn động tác TDNĐ (Aerobic) Bài 22 động tác Nội dung Sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng Tỷ lệ Động tác 1 9 5 1 77% Động tác 2 8 5 2 70% Động tác 3 9 4 2 73% Động tác 4 10 4 1 80% Động tác 5 8 6 1 73% Động tác 6 9 3 3 70% Động tác 7 9 5 1 77% Động tác 8 7 7 1 70% Động tác 9 8 6 1 73% Động tác 10 8 5 2 70% Động tác 11 9 6 0 80% Động tác 12 7 7 1 70% Động tác 13 8 7 0 77% Động tác 14 9 4 2 73% Động tác 15 9 3 3 70% Động tác 16 7 8 0 73% Động tác 17 10 5 0 83% Động tác 18 10 3 2 77% Động tác 19 8 6 1 73% Động tác 20 9 4 2 73% Động tác 21 8 7 0 77% Động tác 22 8 7 0 77% Bài 35 động tác Nội dung Sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng Tỷ lệ Động tác 1 10 4 1 80% Động tác 2 8 6 1 73% Động tác 3 7 7 1 70% Động tác 4 8 5 2 70% Động tác 5 9 5 1 77% Động tác 6 7 7 1 70% Động tác 7 8 6 1 73%
  12. Động tác 8 9 6 0 80% Động tác 9 10 4 1 80% Động tác 10 8 6 1 73% Động tác 11 8 6 1 73% Động tác 12 8 5 2 70% Động tác 13 7 6 2 67% Động tác 14 8 6 1 73% Động tác 15 9 3 3 70% Động tác 16 9 5 1 77% Động tác 17 7 7 1 70% Động tác 18 8 6 1 73% Động tác 19 8 5 2 70% Động tác 20 9 6 0 80% Động tác 21 6 7 2 63% Động tác 22 9 3 3 70% Động tác 23 7 8 0 73% Động tác 24 10 5 0 83% Động tác 25 10 3 2 77% Động tác 26 8 6 1 73% Động tác 27 7 4 4 60% Động tác 28 9 5 1 77% Động tác 29 7 7 1 70% Động tác 30 8 6 1 73% Động tác 31 8 5 2 70% Động tác 32 8 7 0 77% Động tác 33 9 4 2 73% Động tác 34 9 3 3 70% Động tác 35 7 8 0 73%
  13. 10 - Đối với bài TDNĐ 22 động tác liên hoàn: tất cả các động tác đều có hơn 70% số phiếu lựa chọn ở mức độ phù hợp. - Đối với bài TDNĐ 35 động tác liên hoàn: Có 32/35 động tác được lựa chọn với trên 70% số phiếu tán thành ở mức độ phù hợp. Như vậy, đề tài lựa chọn được 03 bài TDNĐ có thể ứng dụng cho HS nữ 9 – 10 tuổi đó là: Bài quy định cấp 1, bài TDNĐ 22 động tác và 32 động tác liên hoàn. Bước 3: Phỏng vấn các Chuyên gia, Huấn luyện viên và Giáo viên TDNĐ (Aerobic) để lựa chọn 02 trong 03 bài TDNĐ để đưa vào ứng dụng thực nghiệm . Phiếu phỏng vấn được xây dựng như bước 2 nhưng thực hiện phỏng vấn 2 lần. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.5: Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập TDNĐ (Aerobic) Kết quả phỏng vấn Lần 1 Lần 2 Nội dung Ít Ít Sử Không Sử Không sử Tỷ lệ sử Tỷ lệ dụng sử dụng dụng sử dụng dụng dụng Bài Aerobic quy 15 0 0 100% 15 0 0 100% định cấp 1 Bài TDNĐ (Aerobic) 22 7 4 4 60% 8 4 3 67% động tác liên hoàn Bài TDNĐ (Aerobic) 32 10 3 2 77% 11 2 2 80% động tác liên hoàn Để thực nghiệm bài tập, đề tài chọn hai bài tập có phần trăm (%) số phiếu tán thành cao nhất qua hai lần phỏng vấn vào thực nghiệm. Đó là Bài Aerobic quy định cấp 1 (100%) và bài TDNĐ (Aerobic) 32 động tác liên hoàn (80%), được trình bày ở phụ lục 1.1 và phụ lục 1.3. Mỗi bài sẽ được thực hiện trong một học kỳ. Bài
  14. 11 TDNĐ (Aerobic) 22 động tác liên hoàn (67%) không sử dụng được trình bày ở phụ lục 1.2. 3.2.2. Xây dựng chương trình tập luyện TDNĐ (Aerobic) phù hợp với HS nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang –TP.HCM. 3.2.2.1. Cấu trúc buổi tập TDNĐ (Aerobic) Một buổi tập môn TDNĐ (Aerobic) 70 phút gồm 3 phần chính:  Phần mở đầu: chiếm từ 15 – 20% thời gian buổi học.  Phần cơ bản: chiếm từ 65 – 70% thời gian buổi học.  Phần kết thúc: chiếm từ 5 – 10% thời gian buổi học 3.2.2.2. Cách thức biên soạn bài tập TDNĐ (Aerobic) TDNĐ (Aerobic) mang tính nghệ thuật phong phú đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn cơ bản để nắm vững các nguyên lý, kỹ thuật động tác. Phải hiểu biết được ý nghĩa tác động của mỗi động tác lên cơ thể con người. Các động tác phải được liên kết với nhau một cách logic có nguyên tắc. Khi biên soạn cần tìm hiểu về đối tượng thực hiện bài tập và xác định rõ mục đích cần phát triển của đối tượng để lựa chọn động tác phù hợp. Bởi vì, TDNĐ (Aerobic) không chỉ phát triển các tố chất thể lực mà còn mang tính nghệ thuật được thể hiện qua mỗi động tác. 3.2.2.3. Phương pháp giảng dạy Các phương pháp thường sử dụng trong giảng dạy là : Phương pháp sử dụng ngôn ngữ , phương pháp trực quan , phương pháp hoàn chỉnh, phương pháp tập luyện.
  15. 12 3.2.2.4. Xây dựng chương trình tập luyện Được sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu Trường TH Nguyễn Minh Quang, chương trình TDNĐ (Aerobic) ngoại khóa được thực nghiệm từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Chương trình thực nghiệm được chia thành hai học kỳ, mỗi học kỳ 15 buổi, mỗi tuần học một buổi (chiều thứ 5 cho học sinh lớp 4 và chiều thứ 6 cho học sinh lớp 5). Mỗi buổi học 2 tiết tiểu học (35 phút/ tiết). Kết luận: Như vậy sau 3 bước, đề tài đã lựa chọn được 2 bài TDNĐ phù hợp với HS nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM và xây dựng được chương trình thực nghiệm cho NTN. 3.3. Đánh giá hiệu quả tập luyện TDNĐ tới sự phát triển hình thái, thể lực của HS nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM. Để đánh giá hiệu quả tập luyện TDNĐ, đề tài tiến hành kiểm tra thu thập số liệu sau thực nghiệm để so sánh với thành tích trước thực nghiệm. Từ đó đánh giá sự biến đối về hình thái và thể lực của HS nữ 9 – 10 tuổi dưới tác dụng của chương trình học môn GDTC cơ bản và môn TDNĐ trên 2 nhóm khách thể là NTN và NĐC. 3.3.1. Thực trạng h ình thái, thể lực ban đầu của học sinh nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang - TP.HCM: Kết quả số liệu ban đầu của HS nữ 9 – 10 tuổi được trình bày ở bảng 3.6 và 3.7:
  16. Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra hình thái, thể lực ban đầu của HS nữ 9 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang. Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm δ δ Nội dung t P X1 Cv% X1 Cv% Chiều cao đứng 132.4 5.3 4.0 132.2 6.1 4.6 0.14 > 0.05 Hình (cm) thái Cân nặng (kg) 31.7 6.9 21.7 30.6 7.0 23.0 0.81 > 0.05 Chỉ số BMI 18.0 3.1 17.3 17.4 3.0 17.2 1.00 > 0.05 Bật xa tại chỗ 113.9 10.8 9.5 114.9 10.1 8.8 0.50 > 0.05 (cm) Chạy 30m XPC 7.0 0.6 8.2 7.0 0.6 8.8 0.09 > 0.05 (s) Thể Chạy con thoi 14 1.0 6.9 13.8 0.9 6.2 1.50 > 0.05 lực 4x10m(s) Chạy tùy sức 5 651.7 79.8 12.2 652.6 61.1 9.4 0.07 > 0.05 phút (m) Dẻo gập thân 7.0 3.8 53.7 6.9 4.9 70.2 0.08 > 0.05 (cm) Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra hình thái, thể lực ban đầu của HS nữ lớp 5 Trường TH Nguyễn Minh Quang Nhóm thực Nhóm đối chứng Nội dung nghiệm t P X1 δ Cv% X1 δ Cv% Chiều cao đứng (cm) 138.3 7.0 5.1 140.2 6.6 4.7 1.65 > 0.05 Hình Cân nặng (kg) 36.4 7.6 21.0 37.0 8.1 21.9 0.37 > 0.05 thái Chỉ số BMI 18.9 3.1 16.2 18.7 3.5 18.5 0.50 > 0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 124.7 12.2 9.8 125.8 14.6 11.6 0.31 > 0.05 Chạy 30m XPC (s) 6.7 0.5 7.7 6.6 0.5 8.0 1.25 > 0.05 Chạy con thoi Thể 13.5 0.9 6.6 13.3 0.8 5.9 0.53 > 0.05 4x10m(s) lực Chạy tùy sức 5 phút 678.5 69.2 10.2 657.9 62.9 9.6 1.06 > 0.05 (m) Dẻo gập thân (cm) 6.2 3.8 61.1 8.1 4.6 56.3 2.43 < 0.05
  17. 13 Qua bảng 3.6 và 3.7 cho thấy: Kết quả kiểm tra ban đầu của HS nữ 9 – 10 tuổi NĐC và NTN ở các chỉ tiêu hình thái đều phát triển bình thường, tuy nhiên lứa tuổi 9 vẫn còn hơi gầy. Các chỉ tiêu thể lực ở NTN hầu hết đều tốt hơn NĐC nhưng sự khác biệt không đáng kể ở ngưỡng xác suất P > 0.05. 3.3.2. Sự biến đổi về hình thái, thể lực của học sinh nữ 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM NĐC sau thực nghiệm Kết quả số liệu sau thực nghiệm của HS NĐC 9 – 10 tuổi được trình bày ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.1, bảng 3.9 và biểu đồ 3.2: Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra hình thái, thể lực của HS NĐC lớp 4 Trường TH Nguyễn Minh Quang sau thực nghiệm Trước thực Sau thực Nội dung nghiệm nghiệm W% t P X δ Cv% X δ Cv% Chiều cao 132.4 5.3 4.0 136.6 5.4 4.0 3.1 27.9
  18. Biểu đồ 3.1: Sự biến đổi hình thái, thể lực của HS nữ 9 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang NĐC sau thực nghiệm Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra hình thái, thể lực của HS NĐC 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang sau thực nghiệm Trước thực Sau thực Nội dung nghiệm nghiệm W% t P X δ Cv% X δ Cv% Chiều cao 138.3 7.0 5.1 144.6 7.2 5.0 4.5 12.8
  19. 14 Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra hình thái, thể lực của HS NĐC 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang sau thực nghiệm Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.1, bảng 3.9 và biểu đồ 3.2 cho thấy: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hình thái sau thực nghiệm của HS nữ 9 – 10 tuổi NĐC có sự tăng trưởng nhưng các em vẫn ở trong ngưỡng người có sức khỏe bình thường. Các chỉ tiêu thể lực đều tăng trưởng tốt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. 3.3.3. So sánh sự biến đổi về hình thái, thể lực của HS nữ NTN 9 – 10 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang – TP.HCM sau thực nghiệm. Kết quả số liệu sau thực nghiệm của HS NTN 9 – 10 tuổi được trình bày ở bảng 3.10 và biểu đồ 3.3, bảng 3.11 và biểu đồ 3.4
  20. Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra hình thái, thể lực của HS NTN 9 tuổi Trường TH Nguyễn Minh Quang sau thực nghiệm Trước thực Sau thực nghiệm Nội dung nghiệm W% t P X δ Cv% X δ Cv% Chiều cao 132.2 6.1 4.6 136.1 6.4 4.7 2.9 18.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2