Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
lượt xem 72
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang; từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VĂN GIỎI PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Nguyễn Văn Giỏi PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 60.14.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Hƣớng dẫn khoa học: TS. Nông Khánh Bằng Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu khoa học là một chặng đường đầy khó khăn và thử thách. Sau hơn một năm làm luận văn, tôi đã trải nghiệm được rất nhiều điều, rút ra được những bài học bổ ích cho cuộc sống. Công trình được hoàn thành bên cạnh sự cố gắng của cá nhân là sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp, của bạn bè và những người thân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nông Khánh Bằng – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Kính chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc ! Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý – Giáo dục, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong suốt hai năm học vừa qua. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình tới bạn bè đồng nghiệp, tới những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2011 Tác giả Nguyễn Văn Giỏi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………...………………...1 1. Lý do chọn đề tài………........................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………...…………...2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu……………………………………2 3.1. Khách thể nghiên cứu………………………………………...………....…2 3.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………...………....…3 4. Giả thuyết khoa học……………………....………………………...….3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………...……………………………..3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu …………...………………....…………..3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………...…………….....……….…4 8. Đóng góp mới của luận văn.....................................................................5 9. Cấu trúc luận văn.....................................................................................5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH PTDT NỘI TRÚ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..............................................................6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...............................................................8 1.2. Những khái niệm công cụ.....................................................................9 1.2.1. Giao tiếp.............................................................................................9 1.2.1.1. Khái niệm giao tiếp...............................................................9 1.2.1.2. Chức năng của giao tiếp.....................................................13 1.2.1.3. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách...................................................................................................14 1.2.2. Kỹ năng giao tiếp.............................................................................15 1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng..............................................................15 1.2.2.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp...............................................16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1.2.2.3. Phân loại kỹ năng giao tiếp..............................................18 1.2.3. Phát triển kỹ năng giao tiếp............................................................19 1.2.4.. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú......................................................................................................20 1.3. Một số vấn đề về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú hiện nay........................................................................................21 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh PTDT Nội trú ( bậc THPT )....21 1.3.2. Vai trò của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển nhân cách của học sinh PTDT Nội trú......................................................23 1.3.3. Các nhiệm vụ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú........................................................................................................24 1.3.4. Con đường và phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú...............................................................................25 1.4. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội Trú thông qua các môn học ƣu thế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp......26 1.4.1. Các môn học ưu thế.........................................................................26 1.4.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình giáo dục bậc THPT.............................................................................................27 1.4.3. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú............................................29 1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội Trú...........................................30 1.5. Tiểu kết chƣơng 1................................................................................33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng.........................................................34 2.1.1. Khái quát về trường PTDT Nội trú và học sinh trường PTDT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nội trú tỉnh Hà Giang...............................................................................34 2.1.2. Mục tiêu, nội dung khảo sát.............................................................35 2.2. Thực trạng nhận thức về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú.............................................................................................36 2.2.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp đối với học sinh PTDT Nội trú ...................................................................................36 2.2.2. Nhận thức về các kỹ năng giao tiếp cần hình thành, phát triển cho học sinh PTDT Nội trú...............................................................................39 2.2.3. Nhận thức về phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú.....................................................................................40 2.2.4. Nhận thức của giáo viên về mục đích tổ chức phát triển KNGT cho học sinh.......................................................................................................43 2.2.5. Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú.............................................44 2.3. Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang ............................................................................................47 2.3.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.............................................................................................47 2.3.2. Đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang....................................................................53 2.3.3. Thực trạng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục được sử dụng để hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh............................................................................................................60 2.3.4. Một số chân dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang...................................................................................................70 2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang................................73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.4. Một số đánh giá về khảo sát thực trạng...............................................79 2.5. Tiểu kết chƣơng 2................................................................................80 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.......................................................82 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích..................................................82 3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với đối tượng giáo dục....................................82 3.1.3. Nguyên tắc cung cấp thông tin cơ bản.............................................83 3.1.4. Nguyên tắc khuyến khích động viên, cổ vũ người học và hướng họ tới một tương lai tươi sáng hơn.................................................................83 3.1.5. Nguyên tắc phát huy óc phê phán và khả năng lựa chọn phương án phù hợp của người học..............................................................................84 3.1.6. Nguyên tắc phối hợp các lực lượng giáo dục...................................84 3.1.7. Nguyên tắc giáo dục đồng đẳng.......................................................84 3.1.8. Nguyên tắc thực hiện giáo dục kiên trì, củng cố thường xuyên và lâu dài.........................................................................................................84 3.2. Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang ........................................................................................85 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng cuả việc phát triển KNGT; tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú..............................................................................................85 3.2.2. Phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học ưu thế và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..........................87 3.2.3. Nâng cao tính tích cực, tự giác cho học sinh trong các hoạt động, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh thông qua quá trình học tập cũng như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- các hình thức giao tiếp...............................................................................90 3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thiết kế các chủ đề phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh phù hợp với các loại hình hoạt động giáo dục của nhà trường....................................................92 3.2.5. Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả....................................................................................97 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp....................................................100 3.3. Khảo nghiệm các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề xuất ……………....102 3.5. Tiểu kết chƣơng 3..............................................................................103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................105 1. Kết luận chung......................................................................................105 2. Khuyến nghị..........................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Stt Viết tắt Viết đầy đủ 1 CSVC Cơ sở vật chất 2 GD – ĐT Giáo dục và Đào tạo 3 GDCD Giáo dục công dân 4 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 5 HS Học sinh 6 KN Kỹ năng 7 KNGT Kỹ năng giao tiếp 8 PTDT Phổ thông dân tộc 9 SL Số lƣợng 10 STT Số thứ tự 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 TB Thứ bậc 13 TBC Trung bình chung 14 THPT Trung học phổ thông 15 TS Tiến sĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Stt Tên bảng Trang Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của các Bảng 2.1 KNGT đối với học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà 36 Giang Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của các Bảng 2.2 37 KNGT Bảng 2.3 Nhu cầu phát triển và rèn luyện KNGT của học sinh 39 Nhận thức của giáo viên và học sinh về biện pháp, Bảng 2.4 41 phƣơng pháp phát triển KNGT cho học sinh Quan điểm của giáo viên về mục đích phát triển KNGT Bảng 2.5 43 cho học sinh Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển KNGT Bảng 2.6 44 của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang KNGT của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang Bảng 2.7 48 xét theo khối KNGT của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang Bảng 2.8 50 xét theo giới Hành vi, cử chỉ không phù hợp trong giao tiếp của học Bảng 2.9 51 sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang Đối tƣợng giao tiếp của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Bảng 2.10 53 tỉnh Hà Giang Bảng 2.11 Nội dung giao tiếp của học sinh trƣờng PTDT Nội trú 56 Mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng việt của học sinh Bảng 2.12 59 trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang Các hình thức hoạt động giúp học sinh trƣờng PTDT nội Bảng 2.13 61 trú tỉnh Hà Giang phát triển KNGT Vai trò của các môn học trong việc phát triển KNGT cho Bảng 2.14 62 học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Thời điểm lồng ghép việc phát triển KNGT cho học sinh Bảng 2.15 63 thông qua các môn học chính khóa Biện pháp, phƣơng pháp phát triển KNGT cho học sinh Bảng 2.16 64 trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang Nhận xét của giáo viên về mức độ và tính hiệu quả của Bảng 2.17 các chủ thể tham gia phát triển KNGT cho học sinh 67 trƣờng PTDT Nội trú Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đƣợc đề xuất 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XXI, nền giáo dục của nhân loại có những bƣớc tiến lớn với nhiều thành tựu về mọi mặt. Hầu hết các quốc gia đều nhận thức đƣợc sự cần thiết và cấp bách phải đầu tƣ cho giáo dục. Đầu tƣ cho giáo dục đƣợc coi là đầu tƣ có lãi nhất cho tƣơng lai của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân. Muốn hoạch định đƣợc chính sách đầu tƣ sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn xa trông rộng. Vấn đề chiến lƣợc con ngƣời, xây dựng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu. Ở mọi thời đại, trong mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của đời sống từ sinh hoạt đời thƣờng đến công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con ngƣời, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, giao tiếp, ứng xử là một mặt cơ bản của công tác giáo dục và đào tạo. Cùng với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trƣờng, việc lĩnh hội và phát triển kỹ năng giao tiếp trở thành đòi hỏi cấp thiết của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, là điều kiện để con ngƣời, đặc biệt là giới trẻ thành đạt trong cuộc sống. Thực tế thời gian qua, việc tổ chức giáo dục, phát triển kỹ năng giao tiếp (KNGT) cho học sinh bậc THPT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối tƣợng học sinh các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú. Các trƣờng học, các cơ sở giáo dục đa phần đều chƣa chú trọng đến việc phát triển KNGT cho học sinh, các kỹ năng này chủ yếu đƣợc hình thành tự phát thông qua việc tự rèn luyện của học sinh và qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi, địa đầu của tổ quốc, nền kinh tế còn nghèo, đời sống nhân dân lạc hậu. Trong dân cƣ còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, tỉ lệ mù chữ, tái mù cao so với cả nƣớc. Nhiều địa phƣơng, làng bản còn xu hƣớng sống co cụm ít giao lƣu, trao đổi văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền, còn tự canh, tự cung, tự cấp. Điều đó dẫn tới tình trạng ngƣời dân, kể cả các em học sinh ở vùng cao, vùng sâu ngại giao tiếp hoặc không biết cách giao tiếp. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con cái vẫn xƣng hô với cha mẹ, ông bà là “ tao, mày”, “ cái mày, cái tao”, hoặc dùng từ “nó” để chỉ những ngƣời lớn tuổi….v.v. Trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang là nơi giáo dục, đào tạo những học sinh ngƣời dân tộc thiểu số của tỉnh. Đây là lực lƣợng kế cận đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi sau này. Đối với những học sinh ngƣời dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy, do sự khác biệt bởi nhiều yếu tố nhƣ: tính cách dân tộc, văn hóa, lối sống, trình độ nhận thức… nên KNGT của các em còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, việc nghiên cứu về KNGT là một việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và giảng dạy ở bậc THPT hiện nay. Từ những phân tích trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:“Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang; từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. 4. Giả thuyết khoa học Việc phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang chƣa hệ thống và còn một số hạn chế nhất định. Nếu xây dựng đƣợc các biện pháp và hình thức tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THPT, phù hợp với điều kiện địa phƣơng, điều kiện nhà trƣờng, phát huy đƣợc ƣu thế của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang . 5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang . 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung - Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng này. - Đề tài tập chung nghiên cứu 10 kỹ năng giao tiếp cơ bản là: 1.Kỹ năng tiếp xúc, thiết lập các mối quan hệ; 2.Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tƣợng trong khi tiếp xúc; 3.Kỹ năng lắng nghe đối tƣợng giao tiếp; 4.Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi; 5.Kỹ năng tự kiềm chế, kiểm tra ngƣời khác; 6.Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; 7.Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 giao tiếp; 8.Kỹ năng thuyết phục đối tƣợng giao tiếp; 9.Kỹ năng tự chủ, điều chỉnh quá trình giao tiếp; 10.Sự nhạy cảm trong giao tiếp. - Xây dựng các biện pháp phát triển một số kỹ năng giao tiếp cơ bản cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang . 6.2. Về địa bàn và khách thể khảo sát Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện tại trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Khách thể khảo sát gồm: 209 học sinh và 40 cán bộ giáo viên của nhà trƣờng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Vận dụng quan điểm giáo dục học Macxít, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục và đào tạo thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh bậc THPT trên quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển, quan điểm tâm lý học hoạt động, quan điểm thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu, phƣơng pháp lịch sử. 7.2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phƣơng pháp điều tra bằng ankét, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp trò chuyện, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp khảo nghiệm sƣ phạm, phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm, phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sƣ phạm, phƣơng pháp phân tích chân dung tâm lý. 7.2.3. Các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp thống kê; một số phần mềm tin học chuyên dùng cho công tác nghiên cứu khoa học để xử lý số liệu thực tiễn làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 cơ sở cho những phân tích và bình luận, đánh giá; phƣơng pháp kiểm định giả thuyết. 8. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú - Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trƣờng PTDT Nội trú 9. Cấu trúc luận văn Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú. Chƣơng 2. Thực trạng phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Chƣơng 3. Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH PTDT NỘI TRÚ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Mục tiêu của giáo dục xét đến cùng là nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh, nhân cách ngƣời đƣợc giáo dục. Sự phát triển toàn diện nhân cách bao gồm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, năng lực thực tiễn...v.v. Học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục, việc giáo dục không chỉ diễn ra trên lớp, trong trƣờng học mà còn đƣợc thực hiện ngoài trƣờng học theo phƣơng thức kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội thông qua nhiều hình thức học tập, lao động, ngoại khóa….v.v. Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về giao tiếp, vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách con ngƣời nói chung và nhân cách học sinh nói riêng. Trên cơ sở đó các nhà giáo dục đề xuất những biện pháp thiết thực giúp ngƣời học hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp làm công cụ để học tập, chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội – lịch sử nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách. Đầu thế kỷ XX, dựa trên tƣ tƣởng triết học Macxít, các nhà Tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô (cũ) nhƣ L.X.Vƣgôtxki, X.L.Rubinxtêin, A.N.Lêônchiev…, đã đề cập đến vấn đề giao tiếp của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Tác giả A.V.Muđơrikơ trong tác phẩm “Giao tiếp nhƣ là một nhân tố giáo dục học sinh” đã đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng của giao tiếp đối với sự hình thành nhân cách học sinh, đồng thời xác định những đặc điểm tâm lý trong giao tiếp của các em. Tác giả E.V.Sukanôva với công trình “Những trở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 ngại tâm lý giao tiếp giữa các cá nhân” đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về giao tiếp của học sinh phổ thông lứa tuổi 15-17 trong các mối quan hệ ở trƣờng phổ thông nhằm xác định mức độ phát triển văn hóa giao tiếp thực tiễn và xác định các hình thức biểu hiện của nó. E.P.Ilinnơ, trong tác phẩm “Các nguyên nhân giao tiếp” đã đề cập đến đặc điểm lứa tuổi trong động cơ giao tiếp của trẻ em, tác giả coi tính rụt rè nhƣ một nguyên nhân tiêu cực đối với giao tiếp của trẻ, đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên. Khi nghiên cứu giao tiếp, các nhà khoa học đã đề cập đến kỹ năng giao tiếp trong chính nội hàm khái niệm giao tiếp, cụ thể nhƣ N.D. Lêvitov: “Nghệ thuật đứng ở vị trí ngƣời khác” (1971) ông đã quan tâm đến khả năng đặt mình vào vị trí của ngƣời khác. N.D. Lêvitov đề cập đến năng lực truyền đạt tri thức bằng cách rõ ràng và hấp dẫn [28]. S. Ostrander đã đƣa ra những cách xử sự khéo léo ở những tình huống giao tiếp khác nhau [35]. T.V. Trakhôp đề cập đến kỹ năng tìm đƣợc cách đối xử đúng đắn, kỹ năng thiết lập mối quan hệ hợp lý trong tiếp xúc. V.P. Dakharov đã nghiên cứu 4 nhóm kỹ năng giao tiếp ở sinh viên Sƣ phạm và khái quát những đặc trƣng cơ bản tƣơng ứng cho mỗi nhóm kỹ năng đó. V.A. Cancalic quan tâm đến hệ thống các biện pháp và kỹ năng tác động qua lại tâm lý - xã hội một cách có tổ chức giữa giáo viên và học sinh [9]. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu về vai trò của giao tiếp, KNGT trong sự phát triển nhân cách học sinh, các hình thức giao tiếp của học sinh, vấn đề tổ chức giao tiếp và phát triển KNGT của học sinh trong tập thể nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống giáo dục. Mục tiêu quan trọng của phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động là giúp học sinh vƣợt lên chính mình, có kỹ năng sống hòa nhập, hoàn thiện nhân cách để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh đã đƣợc một số nhà nghiên cứu và nhà giáo dục quan tâm. Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của giao tiếp trong giáo dục ở nhà trƣờng phổ thông. - Tác giả Đặng Xuân Hoài và các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học giáo dục (1983) nghiên cứu “Sự hình thành động cơ xã hội của học sinh cấp 2, 3” đã khẳng định: “Giao lƣu là điều kiện tất yếu tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, sự ăn ý, sự thông cảm, sự phối hợp hành động, sự phân công trách nhiệm”. - Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc nghiên cứu “Nhu cầu kết bạn của thiếu niên” đã chỉ ra rằng, nhu cầu giao tiếp với bạn cùng tuổi ở thiếu niên phát triển mạnh, là cơ sở để hình thành và phát triển quan hệ bạn bè trong và ngoài nhà trƣờng. - Tác giả Phùng Thị Hằng, trong luận án tiến sĩ: “Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng” đã chỉ ra rằng, giao tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng tiếng mẹ đẻ là phƣơng tiện giao tiếp thƣờng ngày của các em, nó có ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng tiếng Việt của học sinh trong các tình huống giao tiếp. Để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT ngƣời dân tộc thiểu số thì một trong các hình thức, biện pháp rất hiệu quả là tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp đa dạng, linh hoạt, sinh động phù hợp với điều kiện nhà trƣờng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. - Ngoài nghiên cứu về giao tiếp nói chung nhiều tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu về các kỹ năng giao tiếp: G.S. Trần Trọng Thuỷ trong công trình nghiên cứu về giao tiếp đã đƣa ra các kỹ năng giao tiếp sau: Biết cách ứng xử tế nhị; biết im lặng đúng lúc; biết tự kiềm chế; biết lắng nghe...v.v. [40]. TS. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 Nguyễn Thanh Bình đã đề cập đến hai trong ba trở ngại thƣờng gặp ở sinh viên khi giao tiếp thuộc về kỹ năng giao tiếp: “Lúng túng khi điều khiển giao tiếp với học sinh” và “Chƣa làm chủ trạng thái tâm lý của bản thân”, trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng chƣơng trình tác động sƣ phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng “Tự chủ cảm xúc hành vi” và kỹ năng “Chủ động điều khiển quá trình giao tiếp” [6]. TS. Lê Thị Bừng đã đề cập đến cách ứng xử khéo léo khi tiếp xúc, ứng xử học đƣờng, ứng xử trong quan hệ bạn bè, ứng xử nơi làm vệc...v.v.[8]. TS Nguyễn Liên Châu đã nghiên cứu một số kỹ năng giao tiếp của Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học nhƣ: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng định vị; kỹ năng nói; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng phối hợp; kỹ năng bình tĩnh tự chủ đối với các yêu cầu tâm lý giao tiếp trong quản lý [10]. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của các học viên cao học và sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên và trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Nhƣ vậy, hầu nhƣ rất ít công trình nghiên cứu về phát triển KNGT cho đối tƣợng là học sinh dân tộc thiểu số ở các trƣờng PTDT Nội trú. Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề giáo dục, phát triển KNGT cho học sinh các trƣờng PTDT Nội trú để có những biện pháp giúp các em học sinh hình thành và phát triển KNGT. Bởi KNGT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và giáo dục toàn diện nguồn nhân lực, là điều kiện thành đạt cho mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại. 1.2. Những khái niệm công cụ 1.2.1. Giao tiếp 1.2.1.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một hiện tƣợng tâm lý phức tạp, có nhiều mặt, nhiều cấp độ, nó đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau: Nghiên cứu trên quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 điểm của lý thuyết hệ thống, của điều khiển học, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách, tâm lý học kinh doanh, ngôn ngữ học,...v.v. Các nhà khoa học đã đƣa ra nhiều định nghĩa, nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp và có thể khái quát thành ba xu hƣớng sau đây: * Xu hƣớng thu hẹp nội hàm giao tiếp Đại diện cho xu hƣớng này là nhà tâm lý học ngƣời Mỹ E.E. Acguyt, nhà tâm lý học K.K. Platônốp, A. Kôlôminxki, M.Again (Anh), X.L. Rubinstein, A.G. Côvalov, L.X. Vƣgôtxki…v.v. Ở xu hƣớng này, các tác giả quan niệm giao tiếp nhƣ là một quá trình thông tin, chỉ đề cập đến mặt nào đó của nội hàm giao tiếp. Họ cho rằng muốn đạt kết quả cao trong giao tiếp thì chủ yếu phải tổ chức quá trình giao tiếp sao cho bên phát, bên thu thông tin không bị thất lạc, phải cùng ngôn ngữ, cùng nền văn hoá…., thì mới có thể hiểu đúng thông điệp mà họ muốn truyền cho nhau. Có thể nói hƣớng nghiên cứu này chỉ dừng ở việc mô tả bề ngoài của quá trình giao tiếp, chƣa làm rõ bản chất của quá trình này. * Xu hƣớng mở rộng nội hàm khái niệm giao tiếp Ngƣợc với xu hƣớng thứ nhất các tác giả của xu hƣớng này lại quá mở rộng khái niệm giao tiếp. Thậm chí có tác giả coi giao tiếp có chung cả ở ngƣời và động vật. Đại diện cho xu hƣớng này là các tác giả: B.V. Xôcôliôv, L.V. Bueva, J.Bermont, M.Bevtrant, R.Chakin và các tác giả tập tính học động vật. Họ đã đồng nhất giao tiếp với giao lƣu chung cho cả ngƣời và động vật. Nhƣ vậy, xu hƣớng này chƣa phản ánh đầy đủ bản chất của khái niệm giao tiếp, nó làm mất đi bản chất xã hội của con ngƣời trong giao tiếp. Mở rộng khái niệm này sẽ không thấy đƣợc sự khác biệt về chất trong giao tiếp giữa con ngƣời với sự thông báo của động vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 594 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
134 p | 1085 | 132
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 800 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 554 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 718 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 493 | 90
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 250 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 308 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
26 p | 421 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 266 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 189 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng kế hoạch phát triển quy mô giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
142 p | 171 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 52 | 17
-
Luân văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau
115 p | 115 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn