luận văn thạc sĩ giáo dục học: thiết kế hóa học lớp 12 phần crom - sắt - Đồng hỗ trợ học sinh tự học
lượt xem 15
download
luận văn thạc sĩ giáo dục học: thiết kế hóa học lớp 12 phần crom - sắt - Đồng hỗ trợ học sinh tự học đưa ra nguyên tắc và quy trình thiết kế cũng như cấu trúc và cách sử dụng hóa học lớp 12 phần crom - sắt - Đồng. mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn thạc sĩ giáo dục học: thiết kế hóa học lớp 12 phần crom - sắt - Đồng hỗ trợ học sinh tự học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tống Thanh Tùng THIẾT KẾ E-BOOK HÓA HỌC LỚP 12 PHẦN CROM SẮT ĐỒNG HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP. HCM, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học, chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn, đã chuyển những hiểu biết hiện đại của nhân loại về Giáo dục học Hóa học đến cho chúng tôi. Đặc biệt, xin tri ân thầy Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa học trường ĐHSP TP. HCM. Cảm ơn thầy đã quan tâm động viên, khuyến khích tác giả vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Cảm ơn thầy đã không quản ngại thời gian và công sức, đã hướng dẫn tận tình và vạch ra những định hướng sáng suốt giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn. Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Chí Thanh, thầy cô ở các trường THPT Phú Nhuận, Trần Phú, Tây Thạnh cũng như quý thầy cô của nhiều trường PTTH trong và ngoài địa bàn TP. HCM đã có nhiều giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm sư phạm đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
- MỤC LỤC Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu......................................................................4 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học.....................................................................7 1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học..............................................7 1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH ...............................................8 1.2.3. Dạy học tích cực..................................................................................10 1.3. Tự học ........................................................................................................12 1.3.1. Sự cần thiết của tự học ........................................................................12 1.3.2. Khái niệm tự học .................................................................................13 1.3.3. Chu trình tự học...................................................................................14 1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học.................................................................18 1.4.1. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông....18 1.4.2. Ứng dụng ELearning trong dạy học..................................................21 1.5. Sách điện tử (E-Book) ...............................................................................27 1.5.1. Khái niệm ............................................................................................27 1.5.2. Ưu điểm và hạn chế của sách điện tử..................................................28 1.5.3. Giới thiệu các phần mềm thiết kế EBook .........................................29 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................35 Chương 2. THIẾT KẾ EBOOK PHẦN CROMSẮTĐỒNG LỚP 12 NÂNG CAO .......................................................................................37 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học 12 nâng cao ....................................37 2.1.1. Cấu trúc chương trình..........................................................................37 2.1.2. Mục tiêu và phương pháp dạy học chương “Crom-sắt-đồng” ............38 2.2. Nguyên tắc thiết kế EBook ......................................................................45 2.3. Qui trình thiết kế E-Book...........................................................................48
- 2.4. Cấu trúc E-Book ........................................................................................50 2.4.1. Cấu trúc của trang chủ.........................................................................50 2.4.2. Cấu trúc trang “Giới thiệu” .................................................................56 2.4.3. Trang “Luyện tập giúp trí nhớ”...........................................................58 2.4.4. Trang “Bài tập tự luận” .......................................................................60 2.4.5. Trang “Bài tập trắc nghiệm” ...............................................................62 2.4.6. Trang “Thư giãn” ................................................................................64 2.4.7. Trang “Bảng tuần hoàn”......................................................................65 2.4.8. Trang “Phim tư liệu” ...........................................................................66 2.5. Nội dung của EBook................................................................................68 2.5.1. Hệ thống lý thuyết ...............................................................................68 2.5.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập.................................................................69 2.5.3. Trang thư giãn .....................................................................................76 2.5.4. Bảng tuần hoàn....................................................................................80 2.5.5. Phim tư liệu .........................................................................................81 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................84 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................86 3.1. Mục đích thực nghiệm ...............................................................................86 3.2. Đối tượng thực nghiệm ..............................................................................86 3.3. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ....................................................88 3.4. Tiến hành thực nghiệm ..............................................................................89 3.4.1. Chuẩn bị ..............................................................................................90 3.4.2. Tiến hành thực nghiệm........................................................................90 3.5. Kết quả thực nghiệm..................................................................................95 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh .......................................................95 3.5.2. Nhận xét của giáo viên về EBook.....................................................97 3.5.3. Nhận xét của học sinh về E-Book .....................................................103 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................108 KẾT LUẬN ............................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................115 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : công nghệ thông tin CD : compact disc đĩa quang được sử dụng để lưu trữ dữ liệu số ĐHSP : Đại học Sư phạm ĐT : đào tạo GV : giáo viên GD : giáo dục HS : học sinh HTML : Hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản ICT : information and communication technology – Công nghệ thông tin và truyền thông PMDH : phần mềm dạy học PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học SGK : sách giáo khoa SBT : sách bài tập THPT : trung học phổ thông TNPT : tốt nghiệp phổ thông TV : television máy truyền hình
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.2. Qui trình thực nghiệm EBook ...............................................................89 Bảng 3.3. Qui trình tham khảo ý kiến GV về EBook ............................................90 Bảng 3.4. Kế hoạch trên lớp để GV thực hiện .........................................................90 Bảng 3.5. Danh sách giáo viên tham gia nhận xét ....................................................93 Bảng 3.6. Thống kê số lượng HS tham gia nhận xét ................................................95 Bảng 3.7. Bảng điểm bài kiểm tra.............................................................................95 Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra......................96 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ............................................97 Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra ........................................97 Bảng 3.11. Nhận xét của giáo viên về E-Book .........................................................98 Bảng 3.12. Thống kê số lượng phiếu nhận xét của học sinh ..................................103 Bảng 3.13. Nhận xét của học sinh về E-Book ........................................................104
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Tóm tắt chu trình học 3 thời.......................................................................14 Hình 1.2. Elearning hỗ trợ tạo lớp học không biên giới .........................................22 Hình 1.3. Một số thiết bị chuyên dùng để đọc EBook............................................28 Hình 1.4. Giao diện của phần mềm Microsoft Office Word.....................................30 Hình 1.5. Giao diện của phần mềm Mathtype 5.0 ....................................................31 Hình 1.6. Giao diện của phần mềm Aigo Video.......................................................32 Hình 1.7. Giao diện của phần mềm Adobe Photoshop CS4 .....................................33 Hình 1.8. Giao diện của phần mềm Adobe Flash CS3 Professional.........................34 Hình 2.1. Các đề mục của trang chủ .........................................................................50 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu file trong EBook .................................................50 Hình 2.3. Giao diện của trang chủ.............................................................................51 Hình 2.4. Thanh banner.............................................................................................52 Hình 2.5. Tạo các layer trong Flash ..........................................................................52 Hình 2.6. Thanh menu...............................................................................................53 Hình 2.7. Thiết lập các thông số cho movie clip.......................................................53 Hình 2.8. Cấu trúc trang “Giới thiệu” .......................................................................56 Hình 2.9. Giao diện của trang “Giới thiệu” .............................................................56 Hình 2.10. Thiết lập các layer cho trang “Giới thiệu” ..............................................57 Hình 2.11. Layer “content” chứa 2 nội dung cần thể hiện mục: “Giới thiệu” (a) và “Cách dùng” (b).............................................................................58 Hình 2.12. Đoạn code dùng điều khiển hoạt động của layer “content”....................58 Hình 2.13. Giao diện của trang “Luyện tập giúp trí nhớ”.........................................59 Hình 2.14. Thiết lập các layer cho trang “Luyện tập giúp trí nhớ” ..........................59 Hình 2.15. Đoạn code để làm ẩn nội dung của file “luyentaptrinho.swf” ...............60 Hình 2.16. Giao diện của trang “Bài tập tự luận” .....................................................61 Hình 2.17. Thiết lập các layer cho trang “Bài tập tự luận”.......................................61 Hình 2.18. Đoạn code dùng điều khiển các thành phần của trang “Bài tập tự luận”.........................................................................................................62
- Hình 2.19. Giao diện của trang “Bài tập trắc nghiệm” .............................................63 Hình 2.20. Thiết lập các layer cho trang “Bài tập trắc nghiệm” ...............................63 Hình 2.21. Đoạn code dùng điều khiển các thành phần của trang “Bài tập trắc nghiệm”....................................................................................................64 Hình 2.22. Giao diện của trang “Thư giãn” ..............................................................64 Hình 2.23. Thiết lập các layer cho trang “Thư giãn” ................................................65 Hình 2.24. Đoạn code dùng điều khiển các thành phần của trang “Thư giãn”........65 Hình 2.25. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học...................................................66 Hình 2.26. Giao diện của trang “Phim tư liệu” .........................................................66 Hình 2.27. Thiết lập các layer cho trang “Phim tư liệu”...........................................67 Hình 2.28. Một video clip phim hóa học ..................................................................67 Hình 2.29. Đoạn code dùng truy xuất các phim của trang “Phim tư liệu” ...............67 Hình 2.30. Sơ đồ hệ thống lý thuyết của EBook ....................................................68 Hình 2.31. Giao diện của phần “Tóm tắt lý thuyết” .................................................69 Hình 2.32. Giao diện của phần “Luyện tập giúp trí nhớ” .........................................70 Hình 2.33. Giao diện của loại câu hỏi “Tìm chỗ sai của một phương trình hóa học”..........................................................................................................71 Hình 2.34. Bài giải hiển thị ngay khi nhắp chuột .....................................................71 Hình 2.35. Sơ đồ hệ thống bài tập tự luận.................................................................72 Hình 2.36. Giao diện của trang “Bài tập tự luận” .....................................................73 Hình 2.37. Bài tập khó kèm theo hướng dẫn và bài giải...........................................74 Hình 2.38. Cấu trúc trang “Bài tập trắc nghiệm”......................................................74 Hình 2.39. Nút “Hướng dẫn” được thiết kế ngay dưới đề bài ..................................75 Hình 2.40. Nút giải hiển thị khi HS đã đọc phần hướng dẫn....................................75 Hình 2.41. Bài giải hiển thị khi có yêu cầu...............................................................76 Hình 2.42. Cấu trúc trang “Thư giãn”.......................................................................77 Hình 2.43. Giao diện của mục “Lịch sử Hóa học” ...................................................77 Hình 2.44. Tiểu sử nhà hóa học kèm theo ảnh minh họa..........................................78 Hình 2.45. Giao diện của mục “Tin khoa học”.........................................................79
- Hình 2.46. Các hằng số quan trọng của crom ...........................................................80 Hình 2.47. Hình ảnh của đồng kim loại ....................................................................81 Hình 2.48. Các mức năng lượng và cấu trúc electron lớp ngoài cùng của Cu..........81 Hình 2.49. Một cảnh trong đoạn phim thí nghiệm đồng(II) hiđroxit tác dụng với axit .....................................................................................................82 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra ............................................................96 Hình 3.2. Đồ thị kết quả bài kiểm tra........................................................................97
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (Iformation and Communication Technolagy ICT) trong những năm gần đây đã tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là với giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa tinh thần này bằng chỉ thị số 29/2001/CTBGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 20002005. Một trong 4 mục tiêu đặt ra là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” [79]. Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự lực, tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, một hình thức đào tạo mới đã được du nhập vào nước ta: E-learning. Mô hình đào tạo trực tuyến này đã nhanh chóng phát triển với những ưu thế nhất định trong việc hỗ trợ tối đa cho việc tự học của người học. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “THIẾT KẾ EBOOK HÓA HỌC LỚP 12, PHẦN CROM SẮT ĐỒNG HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC” nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh phổ thông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường THPT. 2. Mục đích của đề tài Thiết kế sách điện tử (E-Book) hóa học lớp 12 phần “Crom sắt đồng” hỗ trợ cho hoạt động tự học của học sinh.
- 2 3. Nhiệm vụ đề tài Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, quá trình tự học Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 12. Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm dùng để xây dựng E-Book. Thiết kế E-Book phần “Crom sắt đồng” thuộc chương trình 12 nâng cao. Trong đó, trọng tâm là hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, phần hỗ trợ thêm là tóm tắt lý thuyết, các thí nghiệm, bảng tuần hoàn, lịch sử hóa học, tin khoa học, thí nghiệm vui, Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng E-Book trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Nếu nắm vững nội dung chương trình hóa học lớp 12, khai thác tốt tính năng của các phần mềm tạo E-Book, biết rõ nhu cầu về tài liệu tự học của học sinh thì sẽ thiết kế được một E-Book có chất lượng. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu o Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT Việt Nam. o Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế E-Book, phần “Crom sắt đồng”, lớp 12 chương trình nâng cao. 6. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: phần “Crom sắt đồng” thuộc lớp 12, chương trình nâng cao. Trọng tâm là các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường THPT Tây Thạnh, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 3 Trường THPT Trần Phú, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường THPT Phú Nhuận, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu o Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học, việc tự học. Nghiên cứu chương trình hóa học vô cơ 12. Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm dùng cho việc xây dựng E-Book: Exe, Hotpotatoes, Dreamweaver, Flash Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài như các hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, đề thi tuyển sinh đại học, o Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra thực trạng công tác dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay, thực trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là việc sử dụng ICT trong dạy học Hóa học ở Việt Nam. Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên và các chuyên gia. Thực nghiệm sư phạm. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của E-Book thông qua việc đưa vào sử dụng. Triển khai việc sử dụng E-Book cho học sinh khối 12. o Phương pháp toán học thống kê Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được bằng phần mềm SPSS. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu Xây dựng một hệ thống câu hỏi và bài tập chương “Crom sắt đồng” dưới dạng E-book phục vụ cho việc tự học của học sinh. Cung cấp một số giải pháp để cá thể hóa việc học ở nhà phù hợp với trình độ và điều kiện học tập của học sinh.
- 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Sử dụng đa phương tiện nghe nhìn trong dạy học Hóa học ở bậc phổ thông ngày nay đã phát triển sâu rộng tại hầu hết các địa phương trong cả nước. Đặc biệt sự xuất hiện và lớn mạnh không ngừng của việc dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (ELearning) trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả đào tạo. Có thể thấy sản phẩm ELearning hiện nay có 3 hình thức: 1) Các EBook mang nội dung lý thuyết Hóa học các lớp 10, 11, 12 và các đề thi tuyển sinh đại học với 2 định dạng phổ biến: EBook định dạng PDF. Loại EBook này một phần được xuất bản bằng cách dùng máy scanner để sao chụp lại bản in của sách thường. Đây thực chất chỉ là bản “số hóa” của sách in. Cũng có thể định dạng này được thực hiện bằng cách chuyển từ các tập tin word với phần mở rộng .doc thành .pdf. Đây là loại EBook rất phổ biến, thường gặp khi dùng chức năng “search” với từ khóa là EBook trên Internet. Tính năng sử dụng của 2 loại EBook này thấp nhất, chúng không khác gì sách in bình thường. EBook định dạng HTML. Đa số EBook hiện nay có định dạng này. Đây là loại EBook có đầy đủ các tính năng ưu việt như đã trình bày ở trên, chúng có giá trị sử dụng cao hơn so với loại đầu tiên. Tuy nhiên, hầu hết các E-Book tìm thấy ở các website hiện nay đều chỉ ngừng lại ở mức độ cung cấp tài liệu lý thuyết, thiếu hẳn phần bài tập rèn luyện. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho người có nhu cầu tự học. 2) Các website hỗ trợ tự học hoặc cung cấp một số bài học trực tuyến. Đây là hình thức ELearning mang lại hiệu quả to lớn cho người học nên đã phát triển rất nhanh và mạnh trong thời gian qua. Tất cả các tiện ích cho người học đều được tích hợp vào các trang web này. Đội ngũ đông đảo các thầy cô giáo và các kỹ thuật viên tin học thành viên của website đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của học viên. Tuy
- 5 nhiên loại hình website học trực tuyến cũng có điểm hạn chế của nó. Cách học trực tuyến đòi hỏi trong quá trình học, đường truyền Internet phải thông suốt và tốc độ truy cập bài học cần ở mức tương đối. Nếu có quá nhiều người truy cập vào máy chủ của website thì tình trạng nghẽn đường truyền làm cho tốc độ truy cập thông tin là vô cùng chậm, làm nản lòng người dùng. 3) EBook có nội dung lý thuyết và bài tập hỗ trợ tự học. Về hình thức, loại EBook này có giao diện đẹp và hấp dẫn như một website nhờ thiết kế dựa trên kỹ thuật đồ họa. Về nội dung, người thiết kế có thể tích hợp thêm các đoạn phim thí nghiệm và các phần mềm hóa học, phần mềm thư giãn, … EBook thường được ghi lên 1 CD-ROM và người học có thể dùng bất cứ lúc nào với máy tính cá nhân, không đòi hỏi trực tuyến. Những ưu thế kể trên làm cho loại EBook này được HS đón nhận nồng nhiệt, góp phần hỗ trợ tốt cho việc tự học của HS. Xuất bản EBook ở hình thức thứ ba rất phù hợp với việc nghiên cứu của cá nhân hoặc một nhóm nhỏ GV tâm huyết. Không thể phủ nhận tính hiệu quả của loại EBook này khi nó đem đến cho người học những tiện ích mà sách in không thể có. Đây cũng là một giải pháp tốt, giúp nối dài cánh tay của GV tới từng HS khi các em độc lập làm việc ở nhà; cũng có thể xem loại EBook này như là gia sư sẵn lòng giúp đỡ các em khi cần. Sự phát triển đầy hứa hẹn của loại hình EBook này đã nhanh chóng trở thành đề tài nghiên cứu của sinh viên đại học và học viên cao học. Sau đây là một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về đề tài này ở trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội: 1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn Hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần hiđrocacbon
- 6 không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử Hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 5. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn Hóa học lớp 11 nhóm nitơ chương trình phân ban thí điểm. Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 6. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học nhóm oxi lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học Hóa học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 9. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi lưu huỳnh lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 10. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (Ebook) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. Các tác giả nêu trên đều đã thành công trong việc làm phong phú nội dung các
- 7 bài giảng lý thuyết, làm sáng tỏ những khái niệm khó trong SGK, minh họa tốt các phản ứng bằng thí nghiệm. Các EBook trên đã trở thành công cụ tự học hiệu quả cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc thiếu vắng phần bài tập áp dụng đã làm giới hạn tính năng sử dụng, giảm tính hấp dẫn của EBook. 11. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (EBook) lớp 10 nâng cao chương “Nhóm halogen”. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. EBook của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà có bước tiến mạnh trong việc thay đổi giao diện, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn. Phần bài tập được biên soạn khá công phu, đầy đủ để rèn những kỹ năng cần có khi học chương halogen. Các phim thí nghiệm cũng được cung cấp sẵn, rất tiện lợi. Ngoài ra, tác giả cũng đã rút kinh nghiệm, đưa thêm phần phương pháp giải bài tập nên EBook thực sự trở thành người bạn không thể thiếu của HS lớp 10 học môn Hóa học. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học 1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Dựa vào các tài liệu khoa học và các kết quả điều tra thực tiễn trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã cho thấy toàn cảnh của việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta và trên thế giới. Nghiên cứu của TS. Thái Duy Tuyên [57] cho thấy các xu hướng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: 1. Phát triển năng lực nội sinh của người học: Phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Hình thành năng lực tự học, ý chí tự cường. Nâng cao khả năng làm việc độc lập, cá nhân hóa hoạt động học. 2. Điều chỉnh quan hệ thầy trò theo hướng “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. 3. Đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường.
- 8 Cả 3 hướng nêu trên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp nhau trong thực tiễn của hoạt động dạy học. Có thể, sẽ có lúc một hướng nào đó chiếm ưu thế để giải quyết nhiệm vụ dạy học trong hoàn cảnh thích hợp. Một cách cụ thể hơn, TS. Trịnh Văn Biều [9] đã đưa ra 7 xu hướng đổi mới phương pháp dạy học là: 1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sáng tạo tìm tòi khám phá. 2. Cá thể hóa việc dạy học. 3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học. 4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. 5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức. 6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. 7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao theo từng bậc học. Như vậy, có thể kết luận: trong bối cảnh chung của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng tự học của HS là những xu hướng quan trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa phương tiện dạy học là một trong những biện pháp không thể thiếu để bảo đảm cho tốc độ phát triển của nền giáo dục nước nhà. 1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH Có thể nói, sự ra đời của CNTT trong thời gian qua đã tạo ra những nền tảng cơ bản cho phép con người thay đổi phương thức tổ chức và xử lý thông tin trên phạm vi rộng lớn toàn cầu. Tác động của CNTT làm cho môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho
- 9 người học, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác, tính cá thể và có hiệu quả cao hơn so với dạy học truyền thống. Quan sát hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy vai trò của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau như sau: Ở mức độ thường xuyên, phổ biến nhất là truy cập Internet để tìm thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy của GV. Sử dụng máy tính như là công cụ để soạn bài giảng, chuẩn bị tư liệu dạy, kết hợp với máy chiếu (projector) để trình chiếu trong giờ học, soạn bài kiểm tra, … Ít phổ biến hơn là việc sử dụng các phần mềm đặc thù của Hóa học trong các lĩnh vực như: thu thập kiến thức mới (ChemOffice, Chemskectch, ChemWin, Chemix, …), thí nghiệm ảo (Chemlab, Crocodile Chemistry, …), kiểm tra đánh giá (các phần mềm soạn và đánh giá câu hỏi trắc nghiệm). Mức độ bắt đầu phát triển ở bậc đại học và đầy hứa hẹn trong giáo dục ở bậc phổ thông là Elearning. Chủ yếu có hai hình thức Elearning là học trực tuyến qua website hoặc ngoại tuyến qua CDROM. E-learning có các đặc điểm nổi bật sau: - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là khai thác công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán, … để tổ chức lớp học. - Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do E- Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. - E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời.
- 10 Nền kinh tế thế giới và cả ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là thu hút được nhiều lao động tham gia, nhất là những lao động có tri thức cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. 1.2.3. Dạy học tích cực 1.2.3.1. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bảo [6], thực chất của “học là hoạt động tích cực, tự lực nhận thức”. Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi thực hiện một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đấy. Tính tích cực cũng có quan hệ mật thiết với tính tự lực, với xúc cảm và ý chí... Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể, thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí để giải quyết các vấn đề trong học tập. Tùy theo việc huy động chức năng tâm lí nào và mức độ huy động chức năng tâm lí đó cao đến đâu, có thể chia tính tích cực nhận thức thành 3 mức độ: Tính tích cực tái hiện. Đó là mức độ thấp của tính tích cực, chủ yếu dựa vào trí nhớ để tái hiện những điều đã nhận thức được. Bắt chước cũng là một dạng tích cực tái hiện. Qua mô phỏng, bắt chước, tái hiện mà người học tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ trước. Tính tích cực tìm tòi là sự bình phẩm, phê phán, lòng khát khao hiểu biết, hứng thú học tập. Đây là sự phát triển tính tích cực ở mức độ cao hơn, không bị hạn chế bởi khuôn khổ của GV trong giờ học. Tính tích cực sáng tạo. Đây là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực. Nó được đặc trưng bằng sự khẳng định con đường suy nghĩ riêng của mình nhằm tạo ra cái mới, có giá trị. Tính tích cực sáng tạo hình thành điều kiện cho sự phát triển các khả năng và tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Tính tự lực nhận thức là hạt nhân của tính tự lực, đó là sự sẵn sàng về mặt
- 11 tâm lí cho việc tự học thông qua một số biểu hiện: Ý thức được nhu cầu học tập, mục đích học tập của mình. Thực hiện được mục đích sẽ làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Suy nghĩ kỹ, đánh giá đúng điều kiện học tập của mình. Từ đó xác định đúng cách thức hợp lí hơn để giải quyết nhiệm vụ học tập. Dự đoán trước diễn biến của quá trình trí tuệ, cảm xúc, động cơ, ý chí của mình. Động viên mọi sức lực để phù hợp với điều kiện và đáp ứng được nhiệm vụ học tập. 1.2.3.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ trung tâm của người thầy trong quá trình dạy học. Tư tưởng dạy học tích cực sáng tạo đã là một chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục nước ta. Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động của người dạy nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tính tích cực trong học tập của HS chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Nhu cầu tìm hiểu tích cực là để thỏa mãn nhu cầu đó. Hứng thú tích cực do bị lôi cuốn bởi lòng say mê, yêu thích bộ môn. Động cơ tích cực vì hướng tới động cơ nhất định. Vì thế, để tích cực hóa hoạt động học tập của HS cần phải có những biện pháp tác động trực tiếp vào các yếu tố nêu trên. Có thể tóm tắt các biện pháp đã và đang được sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay như sau: Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học. Học trên lớp, theo nhóm; Học ở phòng thí nghiệm, tổ chức tham quan, lập câu lạc bộ ngoại khoá, … Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của HS. Chẳng hạn nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 793 | 130
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 700 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 491 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 453 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 349 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 338 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 368 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 174 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 47 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 129 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn