intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng tử

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ chế hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh trong giờ kể chuyện; phương pháp hướng dẫn hoạt động kể chuyện của học sinh; ứng dụng ba bài dạy mẫu ở ba khối lớp ba, bốn và năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng tử

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VÕ VĂN NAM TÌM HIỂU TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ SƢ PHẠM HỌC. MÃ SỐ : 5-07-01 LUẬN ÁN THÁC SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học : PHẠM KHẮC CHƢƠNG Phó Tiến sĩ Giáo dục học HÀ NỘI – 1999
  2. ii LỜI CÁM ƠN Đề tài này đã đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học Sƣ Phạm thuộc Đại học Quốc Gia TP. HCM liên kết với trƣờng Đại học Sƣ Phạm thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội, trong thời gian 3 năm từ năm 1996 đến 1999, dƣới sự hƣớng dẫn của PTS. PHẠM KHẮC CHƢƠNG giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục học trƣờng Đại học Sƣ Phạm thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận án nầy là kết quả bao công sức của quý thầy cô thuộc Khoa Tâm lý giáo dục Đại học Sƣ Phạm thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội và quý thầy cô tại TP. HCM. Xin ghi lòng tạc dạ công ơn quý thầy cô đã ân cần dạy dỗ và tận tình hƣớng dẫn trong những năm tháng qua... Đặc biệt xin cảm ơn sâu sắc thầy PTS. PHẠM KHẮC CHƢƠNG đã tận tâm dìu dắt từ những bƣớc đi đầu tiên và trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Vô cùng biết ơn thầy PGS - PTS VÕ QUANG PHÚC đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho đề tài. Chân thành ghi ơn các Thầy Cô thuộc phòng Quản Lý Khoa học và Sau Đại học hai trƣờng đã nhiệt tình theo dõi, kịp thời động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu. Tác giả
  3. iii CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN LN = Luận ngữ (Tài liệu gốc, ghi những lời nói của Khổng tử) Số La mã kèm theo sau chữ LN chỉ số Chƣơng trong Luận ngữ Số Arập kèm theo sau số La mã chỉ số thứ tự của câu nói trong Chƣơng ấy. Thí dụ : LN. I, 1 : nghĩa là Luận ngữ, Chƣơng 1 : "Học nhi", câu số 1.
  4. iv MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ii CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 • Tên luận án: ........................................................................................................ 1 • Mục đích nghiên cứu: .......................................................................................... 1 • Lý do chọn đề tài: ................................................................................................ 2 • Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 • Đối tƣợng nghiên cứu: ......................................................................................... 4 • Giới hạn đề tài: .................................................................................................... 4 • Giả thuyết nghiên cứu: ........................................................................................ 4 • Phƣơng pháp và thể thức nghiên cứu: ................................................................. 5 • Lƣợc khảo lịch sử nghiên cứu đề tài: .................................................................. 7 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 9 CHƢƠNG I : KHỔNG TỬ TRONG HOÀN CẢNH VÀ THỜI ĐẠI CỦA ÔNG.... 9 I. Hoàn cảnh và thời đại ......................................................................................... 9 II. Tiểu sử Khổng Tử ........................................................................................... 12 Hình 1: Chân dung Khổng Tử ............................................................................. 18 CHƢƠNG II: KHỔNG TỬ VỚI TƢ TƢỞNG "HỮU GIÁO VÔ LOẠI ................ 19 1) Bình dân hóa giáo dục…………………………………………………..19 2. Chính trị hóa giáo dục ...................................................................................... 21 3. Đạo đức hóa giáo dục: ..................................................................................... 22
  5. v Hình 2. Khổng Tử và các môn sinh...................................................................... 23 CHƢƠNG III. KHỔNG TỬ VỚI MỤC TIÊU XÂY DỰNG MẪU NGƢỜI QUÂN TỬ ........................................................................................................................................ 24 1) Học để làm ngƣời có tri thức. .......................................................................... 24 2) Học để làm ngƣời - có lòng nhân: ................................................................... 24 3) Học để hành – Hành đạo, sống đạo làm quan, giúp đời, cứu nƣớc ................. 26 4) Học để thành ngƣời quân tử ............................................................................ 27 CHƢƠNG IV : KHỔNG TỬ VỚI TƢ TƢỞNG TU - TỀ - TRỊ - BÌNH............... 28 1) Tu thân……………………………………………………………. ............ 28 - Tu thân trƣớc hết là học để biết thấu đáo ngọn nguồn (Cách vật trí tri) ....... 29 - Tu thân là rèn luyện bản thân trong mối quan hệ ứng xử (xử thế).. .............. 29 - Hƣng ƣ thi: ..................................................................................................... 30 - Lập ƣ Lễ: ....................................................................................................... 31 - Thành ƣ Nhạc: ............................................................................................... 33 - Trọng tâm của Tu thân là tu bồi lòng Nhân…. .............................................. 35 - Tu thân để rèn luyện Nhân tài… ................................................................... 36 2) Tề gia………………………………………. .............................................. 38 - Tề gia là tạo dựng nền nếp gia phong.. ......................................................... 38 - Tề gia để làm gƣơng trị quốc (Hiếu, Đễ, Trung, Tín).. ................................. 39 3) Trị quốc (vi chính) để bình thiên hạ.. .......................................................... 39 - Đức trị.. .......................................................................................................... 39 - Thứ, Phú, Giáo chi… ..................................................................................... 40 - Giáo dục dân trƣớc khi dùng… ..................................................................... 40 - Thực, Binh, Tín… ......................................................................................... 40
  6. vi - Chính kỳ thân................................................................................................. 40 - Tam cƣơng và vấn đề giáo dục đối với phụ nữ… ......................................... 41 CHƢƠNG V: KHỔNG TỬ DẠY CÁCH HỌC ...................................................... 42 - Học gắn liền với luyện tập ; học đi đôi với hành............................................... 42 - Học phải suy nghĩ.. ............................................................................................ 42 - Học cái cũ để biết cái mới.. ............................................................................... 43 - Học với mọi ngƣời, ở mọi nơi, mọi lúc… ......................................................... 44 - Học bằng cách phát huy nội lực tự thân.. .......................................................... 44 - Học bằng cách hỏi.. ........................................................................................... 45 - Học một cách nhất quán.. .................................................................................. 46 - Học một cách gắng sức kiên trì.. ....................................................................... 47 - Học một cách vui thú… ..................................................................................... 47 CHƢƠNG V: KHỔNG TỬ VỚI PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC............................ 50 A. Những tƣ tƣởng mang tính nguyên tắc ........................................................... 50 1) Muốn nên ngƣời, phải học ........................................................................... 50 2). Học là một quá trình ................................................................................... 50 3). Muốn học giỏi phải biết mở rộng thông tin (đa kiến, đa văn): ................... 51 4). Muốn tiến bộ phải khiêm tốn - trung thực. ................................................. 53 5). Muốn thành công phải khổ công : .............................................................. 53 B. Phƣơng pháp giáo dục cụ thể : ........................................................................ 54 1). Phƣơng pháp may đo (The "sur mesure " method). ................................... 54 2). Phƣơng pháp thuyết phục, cảm hóa bằng sự gƣơng mẫu. .......................... 56 3). Phƣơng pháp khuyến khích, phát huy tài đức và lòng thành khẩn của ngƣời học. ............................................................................................................................... 57 4). Phƣơng pháp tìm hiểu để thấu hiểu nội tâm con ngƣời. ............................. 59 5). Phƣơng pháp rèn luyện bằng thực hành ..................................................... 60
  7. vii 6). Phƣơng pháp đàm thoại ............................................................................. 65 7). Làm cho ngƣời học có ý thức cầu học, cầu tiến một cách tự giác .............. 66 8 - Lấy niềm vui, nguồn hạnh phúc kích thích sự phát triển ở ngƣời học ....... 70 9 - Biết khuyến khích, động viên và tạo dƣ luận khi cần thiết ........................ 72 10) Dùng hình tƣợng, ẩn dụ để dẫn dắt. ........................................................... 75 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 81 PHỤ LỤC: MÔN SINH CỦA KHỔNG TỬ ............................................................... 86 THƢ MỤC THAM KHẢO.......................................................................................... 90
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU • Tên luận án: "TÌM HIỂU TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ " • Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nhận diện và mô tả chân dung hệ thống tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử. • Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài nhằm đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi cụ thể có liên quan đến mục tiêu nhƣ sau : 1) Có hay không có một hệ thống tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử ? Nói cách khác những tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử là những tƣ tƣởng rời rạc, tản mạn, tình cờ theo tình huống ngẫu nhiên hay là một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất chặt chẽ với nhau ? 2) Nếu có, các yếu tố cấu thành hệ thống tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử bao gồm những yếu tố nào? Chúng quan hệ ràng buộc với nhau ra sao? 3) Hệ thống tƣ tƣởng ấy đặt trong bối cảnh của thời đại ngày nay, ngoài giá trị lịch sử còn giá trị nào khác hay không? Tại sao?
  9. 2 4) Bài học sƣ phạm có thể rút ra từ hệ thống tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử là bài học gì ? Bài học ấy có ý nghĩa ra sao đối với chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau ? • Lý do chọn đề tài: * Giáo dục là quá trình trải dài theo chiều thời gian. Nó không ngừng tiếp nối truyền thống để hƣớng tới tƣơng lai. Học xƣa vì nay là mục tiêu vốn có của mọi nền giáo dục. Học cái cũ để biết cái mới là phƣơng pháp vừa cổ điển vừa hiện đại. Chính Khổng tử cũng đã từng nói: "Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỉ": Ôn cái cũ để biết rõ cái mới. Bấy nhiêu đó cũng đủ làm thầy đƣợc rồi ! (LN. II, 1 1 ) * Lịch sử là một dòng chảy liên tục, tiếp nối không ngừng. Xƣa - nay, và cả ngày mai, vốn có quan hệ chặt chẽ theo dòng thời gian. Nhìn lại quá khứ để mạnh tiến và tiến vững đến tƣơng lai - đó là lý do thứ nhất để ngƣời viết chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu. * Mặt khác, xét trên chiều rộng không gian, trên bình diện thế giới, không phải vô cớ mà những năm gần đây, các học giả phƣơng Tây - kể cả Âu lẫn Mỹ -đang ráo riết hƣớng về phƣơng Đông, nghiên cứu, tìm hiểu Nho giáo nhƣ là nhân tố căn bản tạo ra sức mạnh thần kỳ của các "con rồng" Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Vậy thì, với tƣ cách là "người trong cuộc", chúng ta không thể không quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu Nho học và đặc biệt là tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử - nhƣ là một dịp để tìm hiểu và hiểu rõ thêm cha ông ta. Liên tiếp hai năm liền, 1994, 1995 thế giới đã long trọng tổ chức hội nghị mang tên "Khổng tử cơ duyên hội" quy tụ đến 130 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới và 170 đại biểu Trung Quốc, cho thấy thế giới ngày càng quan tâm đến Đông phƣơng học. Do đó ta càng cần hiểu rõ ta hơn. Có hiểu ta một cách thấu đáo mới có thể hòa nhập với ngƣời một cách mạnh dạn, và có hiệu quả. Dĩ nhiên
  10. 3 còn phải hiểu ngƣời nữa thì mới có thể cộng tác với ngƣời một cách thành công. Ngƣời xƣa nói: "Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng" mà. Hơn nữa, thế giới mở cửa là thế giới theo cơ chế thị trƣờng. Ở đó "có qua có lại mới toại lòng nhau!". Hai bên cùng có lợi, ta sẽ đem đến cho ngƣời cái lợi gì, nếu không phải là truyền thống văn hóa nghìn đời của cha ông? Mà truyền thống văn hiến ấy, do đặc điểm lịch sử của ta, chịu ảnh hƣởng sâu đậm của Nho học. Đó là lý do thứ hai khiến ngƣời viết chọn đề tài nầy để nghiên cứu. * Thứ đến, xét từ chiều sâu của bộ môn Lịch sử Giáo dục thế giới, nhằm làm cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn này có thêm chiều sâu, góp phần tích cực hơn trong việc hun đúc lòng tự hào về truyền thống nghề Sƣ phạm, truyền thống Nhà giáo. Để đào tạo những nhà giáo tƣơng lai, thiết tƣởng cần, rất cần tìm hiểu một cách căn cơ và có hệ thống các tƣ tƣởng và triết l ý giáo dục của những nhà giáo lớn trên thế giới. Khổng tử là một trong số không nhiều những nhà giáo tầm cỡ ấy. Đó là lý do thứ ba để ngƣời viết chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu. Từ ba lý do vừa nêu ngƣời viết thấy rõ hơn tính cấp thiết của đề tài này. Nó vừa có ý nghĩa xã hội, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách lại vừa có tính thực tiễn nóng hổi. • Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ các lý do nêu trên, đề tài nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: 1) Góp phần khẳng định tính hệ thống chặt chẽ trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử bên cạnh tƣ tƣởng giáo dục của những nhà giáo lớn khác 2) Bƣớc đầu xác định cụ thể các thành tố tạo nên hệ thống tƣ tƣởng ấy.
  11. 4 3) Xác định vai trò, ý nghĩa cũng nhƣ vị trí chức năng của hệ tƣ tƣởng ấy trong lịch sử giáo dục thế giới nói chung, nhất là trong Triết lý giáo dục, và ảnh hƣởng của nó đối với lịch sử giáo dục nƣớc ta nói riêng. 4) Rút ra những bài học sƣ phạm có tính thực tiễn từ việc tìm hiểu này. • Đối tƣợng nghiên cứu: Để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên, đề tài chọn đối tƣợng nghiên cứu là : Những tƣ tƣởng giáo dục của chính bản thân Khổng tử qua những lời phát biểu trực tiếp và những hành động giáo dục thực tiễn của Khổng tử • Giới hạn đề tài: Do hạn chế bởi thời gian và những điều kiện nghiên cứu cụ thể, nên ở đề tài này, ngƣời viết chỉ tập trung nghiên cứu về tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử, chứ không nghiên cứu toàn bộ tƣ tƣởng triết lý - nhân sinh của ông và chủ yếu lấy Luận ngữ làm tài liệu gốc. • Giả thuyết nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đồng thời là quá trình ngƣời viết cố gắng tìm cách chứng minh các giả thuyết sau : 1) Tuy đƣợc phát biểu một cách rời rạc, có vẻ tản mạn, tình cờ theo những tình huống ngẫu nhiên, nhƣng những tƣ tƣởng về giáo dục của Khổng tử có thể kết lại thành một hệ thống thống nhất chặt chẽ với nhau. 2) Trong hệ thống tƣ tƣởng ấy có một tƣ tƣởng trung tâm, làm hạt nhân, làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả hệ thống. 3) Các thành tố còn lại xoay quanh trung tâm ấy và có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau cũng nhƣ với hạt nhân trung tâm. Không thể tùy tiện thêm, bớt...
  12. 5 4) Ngoài ý nghĩa lịch sử giáo dục, hệ thống tƣ tƣởng ấy còn có ý nghĩa triết lý và đặc biệt còn có ý nghĩa thực tiễn giáo dục cho hôm nay và cả ngày mai. • Phƣơng pháp và thể thức nghiên cứu: A. Phương pháp nghiên cứu: Do mục đích nghiên cứu, do tính chất của đề tài và do nội dung vấn đề quy định, ngƣời nghiên cứu sẽ áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục sau đây : 1) Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phỏng vấn các nhà nghiên cứu đã dày công tìm hiểu Lịch sử giáo dục nói chung và Nho giáo nói riêng. 2) Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết. Đọc sách và tƣ liệu gốc cũng nhƣ những sách và tƣ liệu có liên quan đến đề tài. 3) Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử. Phân tích tƣ liệu, dữ liệu đã thu thập đƣợc từ phƣơng pháp lý thuyết. Đồng thời phân tích lý luận - lịch sử. 4) Phƣơng pháp toán học. Sử dụng tần số xuất hiện, thống kê tần số và khái quát lý luận. B. Thể thức nghiên cứu: Qua việc học tập chuyên đề "Triết lý giáo dục" do thầy Phạm Khắc Chƣơng giảng dạy, ngƣời viết đã ôm ấp một ý tƣởng nghiên cứu về Lịch sử Giáo dục. Sau khi khi mang ý tƣởng ấy ra trao đổi và xin ý kiến thầy Chƣơng và một số thầy cô khác, ngƣời viết đã xác định đƣợc lĩnh vực nghiên cứu là Tƣ tƣởng
  13. 6 giáo dục phƣơng Đông. Sau khi đƣợc sự hƣớng dẫn cụ thể của thầy Chƣơng, ngƣời viết đã chọn đề tài Tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử. Dần dần đƣợc xác định thành "Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng tử ". Sau khi đã xác định đề tài, ngƣời viết bắt đầu đọc sách Luận ngữ và các sách báo viết về Khổng tử một cách có chủ định. Đồng thời tranh thủ ý kiến của các chuyên gia về Nho giáo. Áp dụng phƣơng pháp lý thuyết và phân tích nội dung, phân tích lý luận lịch sử để nhận diện, nắm bắt từng tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử. Thống kê tần số xuất hiện của các tƣ tƣởng ấy. Sau đó phân tích, tổng hợp và khái quát lý luận. Tóm lại quá trình vận dụng phối hợp bốn phƣơng pháp nêu trên đƣợc sơ đồ hóa nhƣ sau: Phỏng vấn Nghiên cứu lý thuyết chuyên gia Kết hợp với kỹ thuật thống kê Phân tích và Tổng hợp lý luận lịch sử
  14. 7 • Lƣợc khảo lịch sử nghiên cứu đề tài: Từ lâu, trong lịch sử thế giới, phƣơng Đông cũng nhƣ phƣơng Tây, Khổng tử đã trở thành đề tài vô tận cho các nhà nghiên cứu hàng nghìn năm qua. Với tƣ cách là nhà chính trị, chủ trƣơng đức trị, Khổng tử đã đƣợc giới Chính khách và các nhà nghiên cứu chính trị quan tâm tìm hiểu từ lâu dƣới nhiều góc độ khác nhau. Với tƣ cách là nhà đạo đức, Khổng tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà đạo đức học. Với tƣ cách là ngƣời sáng lập học thuyết Nho giáo, Khổng tử đã đƣợc các nhà nghiên cứu tôn giáo đi sâu phân tích đối chiếu. Với tƣ cách một bậc hiền triết, Khổng tử đã đƣợc các học giả dày công tìm hiểu, khai thác dƣới góc độ triết học. Với tƣ cách là một nhà tƣ tƣởng lớn, Khổng tử đã hấp dẫn nhiều cây bút với bút lực dồi dào khai thác qua nhiều khía cạnh khác nhau... Riêng với tƣ cách một nhà giáo dục, Khổng tử đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu dƣới nhiều phƣơng diện khác nhau : - Nhà giáo họ Khổng - Nguyễn Hiến Lê. - Tình thầy trò giữa Đức Khổng và các môn đồ. (Gƣơng thầy trò) - Hoàng Xuân Việt - Khổng tử - nhà giáo dục (Nói chuyện giáo dục thế giới đời xƣa) - Võ Quang Phúc. - Triết lý sƣ phạm - Phạm khắc Chƣơng - Tìm hiểu phƣơng pháp giáo dục của Khổng tử - (Luận văn tốt nghiệp Đại học của sinh viên Nguyễn Thụy Diễm Chi.)... Nhìn chung các tác giá đã quan tâm khai thác những đóng góp của Khổng tử về mặt giáo dục. Từ số năm dạy học và số môn sinh đã đƣợc ông đào tạo đến quan điểm và nguyên tắc giáo dục của Khổng tử và cách thức Khổng tử tác động đến học trò... Nhiều công trình đã dày công nghiên cứu sâu sắc với những phát
  15. 8 kiến mới mẻ, bổ sung vào "chân dung Khổng tử" để chân dung này ngày càng có nhiều chi tiết phong phú. Hầu hết các nhà nghiên cứu nêu trên đều thống nhất một nhận định chung là: Về mặt giáo dục, Khổng tử là một nhà giáo lớn không chỉ của Trung quốc mà còn của phƣơng Đông và của cả thế giới nữa; không chỉ của một thời, thời phong kiến, mà còn nhiều tƣ tƣởng mới mẻ, rất mới mẻ, xuyên suốt thời gian và hiện vẫn còn nguyên giá trị đối với thời đại chúng ta hôm nay. Các tác giả cũng dự báo rằng còn nhiều, rất nhiều tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử chƣa đƣợc khai thác. Đề tài này xin đƣợc tiếp bƣớc tìm hiểu một vài tƣ tƣởng trong số các tƣ tƣởng ấy, nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu Khổng tử - nhà giáo dục.
  16. 9 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I : KHỔNG TỬ TRONG HOÀN CẢNH VÀ THỜI ĐẠI CỦA ÔNG I. Hoàn cảnh và thời đại Miền Bắc Trung Hoa cổ đại có hai dòng sông nhỏ: Sông Thù và sông Tứ, chảy qua Khúc Phụ. Đó là nơi chôn nhau cắt rốn của Hoàng Đế, của Y Doãn ; nơi có lăng của Thiếu Hạo, có miếu của Chu Công; nơi Khổng Tử mở mắt chào đời, sinh sống thời thơ ấu, giảng dạy lúc trƣởng thành cho đến lúc tuổi già, sức yếu, yên nghỉ khi đã lìa đời. Bởi vậy nên nói đến dòng sông Thù, sông Tứ tức là ám chỉ Khổng học, Khổng môn. Nhìn lại bản đồ địa lý Trung Hoa, ta thấy có hai phần rõ rệt: - Một là phần cao nguyên rừng núi, nơi xƣng hùng, xƣng bá của các nƣớc Tấn, Tần, Tề. Sở ; đất sinh ra những chiến sĩ hùng cƣờng, nguyện da ngựa bọc thây nơi chiến địa. - Hai là phần đồn bằng quy tụ văn minh tinh thần Trung Hoa, nhƣng chỉ có những nƣớc nhỏ: Vệ, Trần, Tống, Trịnh, Lỗ - quê hƣơng của Khổng tử...
  17. 10 Nhìn chung toàn bản đồ địa lý Trung Hoa cổ đại, ta thấy thực là "giang sơn riêng chiếm một cảnh trời". Phía Đông là biển cả. Phía Bắc là Hoàng hà chín khúc cuồn cuộn chảy, dãy Thái hằng tuyết phủ mây che. Xa hơn nữa là Sa mạc Gobi với cát phủ quanh năm. Phía Tây là Tần Lĩnh và Côn Lôn, hai dãy núi trập trùng hiểm trở. Phía Nam là dãy Hy- mã- lạp - sơn hùng vĩ nhƣ những bức trƣờng thành ngăn cách Trung Hoa với các nƣớc miền Nam nhƣ Ấn Độ, Tây Tạng... Nhƣ vậy Trung Quốc cổ đại rất khó có đƣợc những thông tin liên lạc văn hóa với các nƣớc khác trên thế giới và ngay trong khu vực. - Về lịch sử, Khổng tử (551 TCN - 479 TCN) sinh ra và sống hết đời vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến quốc, tức là thời kỳ cuối nhà Chu (Chu mạt). ♦ Thời Xuân Thu là giai đoạn suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ: khoảng 770 TCN đến 475 TCN (có bản ghi từ 722 TCN - 481 TCN - theo Thông Giám Cƣơng mục sai biệt khoảng vài chục năm so với bản ghi theo Trúc thƣ Kỷ niên), bắt đầu từ khi Chu Bình Vƣơng dời đô về phía Đông (thuộc Lạc Ấp, Lạc Dƣơng - Hà Nam ngày nay) - nên còn đƣợc gọi là thời Đông Chu. ♦ Thời Chiến quốc nối tiếp thời Xuân Thu, bắt đầu từ năm 475 TCN đến 221 TCN (có bản ghi là 481 - 249 TCN), kết thúc bằng sự nghiệp thống nhất đất nƣớc của Tần Thủy Hoàng. Đây là thời kỳ trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng (Bách gia chƣ tử) . Nho giáo phải đấu tranh kịch liệt với Chủ nghĩa "Kiêm ái" của Mặc tử, Chủ nghĩa "Vị ngã" của Dƣơng Chu, Chủ nghĩa lập pháp và tập quyền của Thƣơng Ƣởng,
  18. 11 tƣ tƣởng "Vô vi" của Lão, Trang, Chủ nghĩa "Tham nghiệm" và thuyết "pháp, thuật, thế"(*) của Hàn Phi... Về phƣơng diện kinh tế, ở thời Xuân Thu, việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt và dùng bò kéo cày đã phổ biến, nên việc khai khẩn đất hoang đƣợc đẩy mạnh. Ruộng đất ngày càng mở rộng. Kỹ thuật canh tác, kỹ thuật "dẫn thủy nhập điền" đã hoàn thiện, góp phần nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Thủ công nghiệp cũng đạt mức phát triển nhất định, đã có phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất với nhiều ngành nghề mới ra đời bên cạnh những ngành nghề cổ truyền, nhƣ nghề luyện kim, nghề đúc, nghề mộc, nghề xây, nghề thuộc da, nghề nhuộm, nghề gốm ... Từ đó, thƣơng nghiệp cũng phát triển theo. Trên cơ sở phát triển sản xuất, đất do nông dân vỡ hoang thành ruộng tƣ ngày càng nhiều. Bọn quý tộc dựa vào quyền thế chiếm đoạt ruộng đất công ngày càng tăng. Chế độ sở hữu tƣ nhân về ruộng đất hình thành. Về chính trị, đây là thời kỳ "mâu thuẫn giai cấp trong xã hội đã trở nên sâu sắc: giai cấp chủ nô trong quá trình phân hóa thành địa chủ đã gây chiến, đánh nhau để giành giựt đất đai và cả sức lao động; còn giai cấp nô lệ thì đấu tranh chống lại chủ nô, chống lại sức bóc lột và á p bức đang đè nặng lên thân phận họ. Đây là giai đoạn tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ để hình thành chế độ phong kiến" [24, 15] - Thời Xuân Thu có khoảng 295 năm thì đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh [5, 80]. Những nƣớc chƣ hầu mạnh lên thay nhau làm bá thiên (*) Pháp: pháp luật do Thƣơng Ƣởng chủ xƣớng; Thuật: quyền thuật do Thân Bất Hại chủ xƣớng Thế: uy thế do Thận Đáo chủ xƣớng Hàn Phi (học trò của Tuân Tử) tổng hợp cả ba.
  19. 12 mô chém giết, giành giựt chính quyền, là thói cá lớn nuốt cá bé. Dân đã khổ, nghèo lại càng thêm nghèo, khổ. Tóm lại, về thời Xuân Thu, ta có thể rút ra mấy nhận định nhƣ sau: - Thế lực nhà Chu đã hết sức suy giảm. - Các nƣớc chƣ hầu xung đột, tranh chấp lẫn nhau gây ra nhiều cuộc chiến thƣờng xuyên. Thời Khổng Tử chính là thời Ngô, Việt tranh nhau, là thời Hạp Lƣ (514 - 496 TCN), Phù Sai (495 - 473 TCN) và Câu Tiễn (496 - 465 TCN) với bao cuộc tranh giành. - Nƣớc Sở ở phía Nam hiểm trở, nên các vua đều xƣng Vƣơng. - Nƣớc này bị nƣớc kia tiêu diệt. - Các nƣớc chƣ hầu không còn thần phục nhà Chu nhƣ xƣa. - Chu mạt là thời luân thƣờng đảo lộn, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi; cha chẳng ra cha, con chẳng ra con; anh em chẳng ra anh em... Giữa thời hỗn loạn ấy. Khổng tử ra đời. II. Tiểu sử Khổng Tử 1. Xuất thân: Khổng tử (551 - 479 TCN), sinh năm Canh Tuất, 551 trƣớc công nguyên, nhằm năm 21 đời Châu Linh Vƣơng, năm 22 đời Lỗ Tƣơng Công, vào khoảng cuối đời Hồng Bàng ở nƣớc ta, tức đồng thời với các nhà tiên tri nhƣ : Ezechiel, Daniel bên Do Thái, triết gia Zoiroastre bên Ba Tƣ, Pythagore (570 -496 TCN). Héraclite (530 - 470 TCN) và Salon bên Hy Lạp, Phật Thích Ca bên Ấn Độ, Lão tử ở Trung Hoa... Khổng tử sinh tại làng Xƣơng Bình, ấp Trâu, huyện Khúc Phụ nƣớc Lỗ. miền Bắc Trung Hoa. Cha là Thúc Lƣơng Ngột, mẹ là Nhan Thị. Họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2