intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu từ gốc Hán qua ngữ liệu trong sách Ngữ văn 9, bậc Trung học cơ sở

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

103
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành khảo sát các từ vựng gốc Hán xuất hiện trong các văn bản của sách Ngữ văn 9 bậc Trung học cơ sở nhằm để thấy được đặc điểm, vai trò cũng như thấy được sự hoạt động của lớp từ này trong quá trình giao tiếp khẩu ngữ cũng như thấy được sự hoạt động cụ thể và sự thay đổi của chúng trong tiếng Việt theo hướng Việt hóa; từ đó giúp giáo viên và học sinh bậc Trung học cơ sở có thể giảng dạy và học tập tốt về từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu từ gốc Hán qua ngữ liệu trong sách Ngữ văn 9, bậc Trung học cơ sở

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HIỆP NGHIÊN CỨU TỪ GỐC HÁN QUA NGỮ LIỆU TRONG SÁCH NGỮ VĂN 9, BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành : Hán Nôm Mã số: 60 22 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Trần Trọng Dƣơng HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Thị Hiệp LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS. Trần Trọng Dƣơng, nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, nhà trƣờng, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Hiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ VÀ TỪ GỐC HÁN .................................................................................................. 7 1.1. Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ ...................................... 7 1.2. Một số khái niệm ...................................................................................... 15 Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU CÁC TỪ GỐC HÁN THEO CHỦ ĐIỂM .......... 29 2.1. Nhóm từ gốc Hán liên quan đến cơ thể.................................................... 30 2.2. Nhóm từ gốc Hán chỉ quan hệ thân tộc .................................................... 34 2.3. Nhóm từ gốc Hán thuộc về kinh tế, chính trị, xã hội ............................... 37 Chƣơng 3: VẤN ĐỀ DẠY HỌC TỪ GỐC HÁN Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................................................................... 43 3.1. Những vấn đề lí thuyết cơ bản về giảng dạy từ gốc Hán ......................... 43 3.2. Phƣơng pháp so sánh từ Hán Việt đồng âm ............................................. 50 3.3. Phƣơng pháp giải nghĩa từ nguyên học.................................................... 55 3.4. Phƣơng pháp dạy một số chữ Hán đơn giản ............................................ 57 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ gốc Hán, trong đó có một bộ phận không nhỏ là từ Hán Việt, là một mảng quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ lâu dài trong lịch sử giữa hai nền văn hóa Hán- Việt đã để lại trong lịch sử tiếng Việt một lớp từ gốc Hán rất phong phú về số lƣợng, có giá trị về mọi mặt trong đời sống xã hội. Lớp từ này đã góp phần tích cực làm cho tiếng Việt thêm giàu có, trong sáng, tinh tế, chuẩn xác và đủ khả năng đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu do cuộc sống văn hóa - xã hội phát triển đề ra. Tuy nhiên từ gốc Hán nói chung và từ Hán - Việt nói riêng là một hiện tƣợng tƣơng đối phức tạp. Nó là kết quả của quá trình giao lƣu tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai dân tộc Việt– Hán trong nhiều thế kỉ, bằng nhiều con đƣờng tiếp xúc qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cuộc tiếp xúc ngôn ngữ của hai thứ tiếng này có những đặc trƣng riêng do những nguyên nhân lịch sử và địa lí đặc thù. Nét đặc trƣng ấy thể hiện trƣớc hết ở phƣơng diện, khối lƣợng từ gốc Hán trong kho từ vựng tiếng Việt là rất lớn (theo thống kê chƣa đầy đủ của các nhà ngôn ngữ học là khoảng 60 - 70%). Số lƣợng này cho ta thấy từ gốc Hán là một bộ phận quan trọng và gắn bó hữu cơ với tiếng bản ngữ, góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú và ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó, từ gốc Hán còn tham gia vào quá trình hình thành ngôn ngữ văn học đặc sắc, có mặt hầu hết trong tất cả các tác phẩm dân gian, cho đến những sáng tác bác học của các tác gia trung đại. Ngày nay, bên cạnh sinh hoạt khẩu ngữ, trong các văn bản hành chính hay trong các chuyên luận, công trình nghiên cứu và đặc biệt là trong các văn bản của sách giáo khoa Ngữ văn bậc phổ thông, số lƣợng từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng chiếm một số lƣợng khá lớn và tƣơng đối phức tạp. Do đó trong quá trình hành chức, trong môi trƣờng ngôn ngữ văn hóa hiện nay- nơi chữ Hán đã không còn đƣợc sử dụng nữa, từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng đã trở 1

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2